[QC] Hơn 80% TV của LG “xài” công nghệ IPS
Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, TV LCD sử dụng công nghệ đèn nền LED (TV LED) đã vươn lên mạnh mẽ và thống trị thị trường TV màn hình phẳng, gần như xóa sổ Plasma và đẩy lùi những dòng TV LCD thế hệ cũ sử dụng đèn nền CCFL (TV LCD). Tuy vậy, ít ai biết rằng, TV LED đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tồn tại với nhiều công nghệ trước khi đạt được vị thế chín muồi như hiện nay.
Đối với màn hình tinh thể lỏng LCD LED, chất lượng panel là yếu tố quyết định chính đến khả năng hiển thị hình ảnh của TV. Vì vậy cơ bản, công nghệ màn hình LCD LED có 3 sự khác biệt nhờ vào cấu tạo của các panel màn hình, bao gồm: TN (Twister Nematic - Nematic dạng xoắn), VA (Vertical Alignment - Liên kết theo chiều dọc) và IPS (In-Plane Switching - chuyển hướng trong mặt phẳng).
TN là loại cấu trúc panel LCD ra đời sớm nhất và cũng đơn giản nhất. Trong khi đó, panel VA là công nghệ phát triển dựa trên cấu trúc panel TN nhưng các tinh thể lỏng được xếp dọc và ánh sáng nền được kiểm soát bới trục đứng. Rất nhiều mẫu TV LCD LED của Samsung, Toshiba hay Sony đang sử dụng công nghệ VA này. Tuy nhiên, việc sắp xếp theo dạng đứng lại khiến cho góc nhìn của cấu trúc panel này chưa rộng.
IPS là cấu trúc panel LCD tiên tiến nhất. Thậm chí, nhà sáng lập quá cố của Apple, Steve Jobs từng nhận xét khi sử dụng công nghệ IPS trên các mẫu iPhone, iPad của mình rằng: "chưa bao giờ có hình ảnh hiển thị thế này trên một chiếc điện thoại. Công nghệ IPS dược sử dụng trên màn hình hiển thị mới còn tốt hơn cả OLED".
Được phát triển bởi LG Display, IPS được coi là cuộc cách mạng về công nghệ panel hiển thị trên LCD khi cho phép các tinh thể lỏng được sắp xếp theo chiều ngang, thay vì dọc như VA. Nhờ vậy, hình ảnh được hiển thị với góc nhìn rộng hơn và độ tương phản lớn hơn, không bị biến đổi màu sắc khi xem ở các góc khác nhau.
Những so sánh trực tiếp trên TV, công nghệ panel IPS mang lại nhiều lợi thế so với panel VA. Nó ổn định và bền hơn, cho tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Khi gõ hoặc ấn vào màn hình LCD LED IPS, điều dễ nhận thấy là màn hình không bị lóe sáng hay lưu lại hình ảnh như VA. Vì thực tế, cấu trúc tinh thể lỏng VA có khả năng hồi phục chậm hoặc không thể phục hồi sau các va chạm.
Với những đòi hỏi khắt khe khi thưởng thức phim ảnh, hình ảnh trên màn hình TV, IPS cũng tạo ra được lợi thế. Đây là loại panel tinh thể lỏng duy nhất thể hiện sự nhất quán về độ tương phản và màu sắc ở mọi góc độ xem. Bên cạnh đó, thời gian đáp ứng của màn hình IPS nhanh hơn hẳn VA, giúp cho hình ảnh chuyển động ở tốc độ cao không bị mờ. Sự khác nhau này có thể thấy rõ rệt phi thưởng thức các bộ phim hành động, hay một trận đấu thể thao như bóng đá.
Lợi thế về chất lượng hiển thị của IPS so với các công nghệ Panel cũ như TN và VA được minh chứng khi không những được Apple sử dụng trên iPhone, Ipad, mà còn được ứng dụng trên nhiều sản phẩm hiển thị khác nhau ở lĩnh vực đồ họa, thiết kế, y tế, hay quảng cáo.... “Các công thi sản xuất thiết bị Y học lớn như GE Medical và PhillipsMedical National Display ưa thích IPS vì các Bác sĩ cần một màn hình hiển thị màu ổn định với mọi góc nhìn”, chủ tịch BSI nhận xét.
Trong khi đó, ở lĩnh vực rộng lớn nhất là TV màn hình phẳng, công nghệ tấm nền màn hình (panel) IPS cũng đang dần chiếm lĩnh nhờ vào những ưu thế có được. LG Electronics đã đang và sẽ tích cực đầu tư để dịch chuyển hoàn toàn 100% sang công nghệ IPS trên các sản phẩm TV LCD LED của hãng.
Năm ngoái, LG đã tung ra tới 25 mẫu TV LCD LED sử dụng panel IPS, trải dài từ phân khúc phổ thông, giá thấp kích thước32 inch cho tới các model 3D cao cấp, đắt tiền kích thước 65, 72 hay thậm chí 84 inch. Trong năm nay 2013, lại một lần nữa trên 80% các dòng TV LED thế hệ mới (trừ 1 số dòng có kích thước “lạ” như 26 inch, 39 inch) của nhà sản xuất tới từ Hàn Quốc này đều sử dụng công nghệ màn hình IPS và bạn sẽ chắc chắn sẽ nhận thấy những ưu điểm khác biệt giữa IPS nếu bạn là người yêu công nghệ, thích so sánh, khám phá và khắt khe trong việc thưởng thức hình ảnh.