Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Đánh giá camera Gionee Elife E7 - Hiệu quả trong sự đơn giản

"Made for Shooting" là khẩu hiệu mà hãng điện thoại Gionee đặt cho chiếc điện thoại Elife E7 - ngụ ý tính năng chụp hình được nhấn mạnh. Cũng vì lẽ đó mà tính năng này sẽ được "mổ xẻ" khá kĩ trong bài viết này, ngõ hầu cung cấp cho các bạn những điểm cần lưu ý khi nói về chiếc camera - một thiết bị ngày càng được sử dụng với tần suất cao - của chiếc smartphone Gionee E7.

Bài viết sẽ bao gồm 7 phần theo thứ tự như sau:
  1. Thiết kế và phần cứng
  2. Tính năng và menu
  3. Thực thi và chất lượng hình
  4. Các tính năng đặc biệt
  5. Quay phim
  6. Phần mềm chỉnh sửa
  7. Nhận định
IMG_20140308_175328.

1. Thiết kế và phần cứng

Tinh tế đã có một bài đánh giá chi tiết về E7 (tuy dành phần camera lại cho bài viết này) vì vậy các bạn có thể tham khảo về thiết kế tổng quan cũng như phần cứng của chiếc điện thoại này.

Xét về phần cứng máy ảnh, Gionee đã trang bị cho E7 phụ tùng của những hãng tương đối tiếng tăm, trong đó có thể kể đến
  • Ống kính khẩu độ f/2.2 sản xuất bởi LARGAN với hệ thống 5 thấu kính. - khẩu độ 2.2 là đủ lớn để có thể chụp tốt trong các bối cảnh thông thường và thiếu sáng (theo thông tin không chính thức thì chống rung quang sẽ có ở phiên bản nâng cấp còn E7 thì chưa được trang bị)
  • Cảm quang camera sau 16PM từ OmniVision kích thước 1/2.3 inch tương đương với các máy ảnh compact phổ thông và chiếc Sony Xperia Z - và lớn hơn tương đối so với nhiều chiếc smartphone camera hiện hành. Số điểm ảnh 16MP vừa phải để duy trì được kích thước điểm ảnh tương đối lớn ở những chiếc smartphone (1,34µm) có lợi hơn khi thiếu sáng. Gionee không nói nhiều về cam trước ngoài số MP khá tốt là 8MP thuật lợi cho việc chụp selfie
Với cảm quang sau tương đối lớn, cụm camera buộc phải nhô ra trước một chút, và dễ bị dính vân tay, người chụp cần rất lưu ý giữ vệ sinh, hình sẽ bị giảm độ tương phản rõ nếu kính bị dơ và chụp hướng về nguồn sáng mạnh

Thế cầm chụp: E7 có gờ vuông góc giúp cầm tốt hơn khi chụp, ít bị cảm giác trơn trượt, đáng tiếc là nó không được trang bị phím chụp cứng. Đây là một đặc điểm quan trọng mà nếu hãng nhắm vào chụp hình thì nên trang bị cho phiên bản nâng cấp.

2. Tính năng và menu

E7 cung cấp cho người dùng 2 ứng dụng chụp để người dùng lựa chọn, CharmCam và Camera trong đó
CharmCam mang tính vui vẻ với các tùy chọn như chụp khuôn mặt đẹp nhất, chụp trang điểm, chụp khuôn mặt, áp hiệu ứng màu và khung viền .....

Screenshot_2014-03-13-11-08-04.Screenshot_2014-03-15-11-19-26.
Trang Menu (trái) và ứng dụng CharmCam (phải)

Ứng dụng Camera là ứng dụng chính, không màu mè mà tập trung vào tùy chỉnh các thông số thiết yếu cho quay và chụp. Ở tùy chọn chụp: có 2 menu cơ bản và nâng cao theo đó người dùng có thể tùy chỉnh được bù trừ sáng, cân bằng trắng, iso, kích thước ảnh cũng như các tính năng hữu ích khác như hẹn giờ
Một số tính năng đặc biệt như chụp nhận diện nụ cười, tay chữ V, HDR, Panorama sẽ nói kỹ hơn ở phần dưới

Screenshot_2014-03-15-11-35-29.Screenshot_2014-03-15-11-20-10.
Menu cơ bản (trái) và menu nâng cao (phải)

Elife E7 không cho phép lấy nét tay và chỉnh phơi sáng tay hoàn toàn. Hầu hết người dùng không cần tới chức năng này, tuy nhiên ở trong một số bối cảnh phức tạp thì sẽ có lợi hơn nếu có thể can thiệp tối đa.

3. Thực thi và chất lượng hình

3.1 Lấy nét và tốc độ chụp:

E7 có thể lấy nét tại một điểm trong khung hình bằng cách chạm vào đó, độ chính xác nét tốt, tốc độ lấy nét trung bình (tương đương Nokia và chậm hơn Iphone một chút), điều này cũng dễ hiểu bởi cảm quang càng lớn thì càng cẩn trọng với khu vực nét rõ. Tuy nhiên, ở chế độ chạm chụp liền, máy không lấy nét tại điểm chạm mà luôn lấy nét điểm giữa - có lẽ Gionee nên bổ sung trong firmware nâng cấp để thuận tiện hơn cho người dùng khi muốn khống chế khu vực nét ngay khi chụp

Chụp liên tiếp nhanh: trong menu không có chế độ chụp liên tiếp nhanh, người dùng có thể khởi động chế độ này bằng cách bấm giữ nút chụp - máy có thể chụp được tối đa 40 kiểu liên tục với tốc độ khoảng 8fps

3.2 Chất lượng hình ảnh

Nhìn chung, Gionee E7 cho chất lượng hình tốt, Màu sắc khá trung thực, không bị rực hay tương phản quá - đây là điểm tôi ưa thích bởi nếu cần rực rỡ hơn thì chỉ chỉnh sửa đôi chút ngay trong máy là xong. Trong một vài bối cảnh ánh sáng phức tạp (tương phản cao và cảnh vật sẫm màu nhiều) thì máy có xu hướng đo sáng hơi lệch về phía dư sáng nên người dùng có thể thấy một vài hình hơi nhợt; tuy nhiên có thể sửa sai bằng cách điều chỉnh bù trừ sáng (EV) xuống là vấn đề có thể giải quyết

IMG_20140306_103237.

ISO nền cho tới 800: độ bão hòa, chi tiết tốt, dãy tương phản tốt. ISO 1600: có thể nhận ra bão hoà màu giảm khá rõ so với ISO thấp, tuy nhiên không thấy nhiễu đáng kể mà thay vào đó là cảm giác hơi bệt màu nước nếu coi ở độ phóng đại 100% do E7 áp dụng khử nhiễu và làm nét khá mạnh. Tuy nhiên với những ứng dụng chia sẻ thông thường trên fb thì vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được.

iso1600.IMG_20140313_115636.
Crop 100% của hình trên - ISO 1600

Cân bằng trắng: tốt ở hầu hết điều kiện ánh sáng thông thường, với ánh sáng vàng của đèn sợi đốt thì hơi vàng quá, công bằng mà nói thì hầu như máy nào cũng hay đo sai như vậy, kể cả DSLR, nhưng may mắn là E7 trang bị khả năng chỉnh WB nên cũng không phải vấn đề lớn.

IMG_20140309_161041.IMG_20140309_161143.
Hình trên WB tự động, hình dưới đã chỉnh qua bóng đèn sợi đốt để khử vàng - cả 2 hình đều zoom số 3x

Với flash: Cũng không kỳ vọng gì nhiều ở đèn flash LED, tuy nhiên cường độ sáng và màu sắc như vậy cũng là chấp nhận được

IMG_20140313_110037.

4. Các tính năng đặc biệt
  • Đêm: mở ống kính lâu hơn, cần có chân máy
  • Thể thao: máy sẽ focus trước vào khu vực cách máy vài mét để có thể chụp lập tức ngay khi bấm nút, không sợ bị mất khoảnh khắc
  • Panorama: hoạt động mượt mà, cho hình có mức phơi sáng tương đối cho dù chênh sáng khá trong bối cảnh quét
IMG_20140308_072642.
  • HDR: ở chế độ này máy sẽ chụp 2 tấm, một tấm ở chế động thông thường và một tấm được xử lý tăng sáng vùng tối quá tối và làm sẫm lại ở vùng quá sáng, đảm bảo "sáng mặt ăn tiền" khi chụp thời sự trong bối cảnh chênh sáng mạnh.
GioneeE7.

Chế độ tự chụp khi phát hiện nụ cười và dấu tay chữ V - khá vui vẻ khi tự sướng. Một chi tiết thú vị là máy chỉ chụp khi nhìn thấy lòng bàn tay chứ không phải là .. bàn tay. Camera trước cho chất lượng rất tốt hoàn toàn đủ cho việc tự sướng.

IMG_20140313_101540.
Camera trước với chế độ tự chụp khi thấy tay chữ V

5. Video
Có thể quay FullHD và chỉnh một số thông số cơ bản,


6. Phần mềm chỉnh sửa

Sẵn sàng các tùy chỉnh cơ bản như chỉnh đường chân trời, xoay, crop, lật, tăng giảm sáng tối, tương phản, sắc nét, đen trắng, ngoài ra còn có vài hiệu ứng đặt sẵn khá thú vị chỉ với một chạm.

Screenshot_2014-03-15-14-56-57.

7. Nhận định:

Những điểm ưa thích
  • Cảm giác cầm máy trên tay tốt,
  • Chất lượng hình tốt, có thể sử dụng cho tới ISO 1600
  • Cho phép điều chỉnh EV, WB, ISO - thuận lợi trong những bối cảnh ánh sáng phức tạp
  • Tính năng HDR và Panorama hoạt động mượt mà
  • Phần mềm chỉnh sửa đơn giản dễ sử dụng
Những điểm mong muốn
  • Có phím cứng để chụp và có chống rung quang học
  • Đo sáng chính xác hơn ở bối cảnh tương phản mạnh nhiều vùng sẫm
  • Chức năng chạm chụp có thể lấy nét tại điểm chạm
  • Có thể chỉnh tay hoàn toàn và có thể chỉnh các thông số về khử nhiễu, làm nét
Nhìn chung, ,máy ảnh Gionee Elife E7 có phần cứng tốt, cho hình đẹp ở phần lớn bối cảnh, không có nhược điểm gì trầm trọng. Công cụ tuỳ chỉnh vừa phải và đủ các hiệu ứng thú vị. Nếu có cần cải thiện gì đó thì là thêm nút chụp cứng, chống rung quang học và cải thiện phần mềm điều khiển giúp nó vận hành tốt hơn nữa, Hi vọng Gionee sẽ có nâng cấp firmware trong tương lai gần để đáp ứng nhu cầu nâng cao của người sử dụng, còn với đa số các bối cảnh thông thường thì người dùng chắc hẳn sẽ hài lòng

Vài hình ảnh chụp bởi E7


[Tại sao] Anh và nhiều quốc gia khác trên thế giới lại lái xe bên trái?

LHT.

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta thắc mắc tại sao Anh và một số nước trên thế giới, người ta lại lái xe bên trái thay vì bên phải như Việt Nam và hầu hết các quốc gia khác? Lái xe bên trái khác gì bên phải và luật này bắt nguồn từ đâu? Hôm nay chuyên mục giải đáp "Tại sao" sẽ mang lại câu trả lời cho bạn.

Những nơi áp dụng luật lái xe bên trái (Left-hand Traffic - LHT):

LHT-RHT.PNG
Các nước lái xe bên trái (màu xanh).

Không chỉ Anh, rất nhiều quốc gia khác trên thế giới bắt buộc tài xế phải lái xe bên trái. Dưới đây là danh sách các nước và vùng lãnh thổ áp dụng luật lái xe bên trái. Trong đó có không ít vùng lãnh thổ của Anh và một số nước từng là thuộc địa hoặc vùng tự trị thuộc khối liên hiệp Anh.
  • Vùng lãnh thổ của Anh và vùng tự trị thuộc Anh: đảo Anguilla, đảo British Virgin, đảo Cayman, đảo Falkland, đảo Isle of Man, đảo Montserrat, đảo St. Helena, quần đảo Turks & Caicos.
  • Châu Á: Bangladesh, Bhutan, Brunei, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Japan, Macau, Malaysia, Nepal, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand.
  • Châu Âu: Cyprus, Ireland và Bắc Ireland, Malta, Scotland, Wales.
  • Châu Phi: Botswana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Surinam, Swaziland, Tanzania, Tonga, Trinidad & Tobago, Rwanda, Zambia, Zimbabwe.
  • Châu Mỹ: Antigua & Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts & Nevis, St. Lucia, quần đảo US Virgin, St. Vincent & Grenadines.
  • Châu Đại Dương: Australia, Fiji, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon.

Vô-lăng trên xe bên phải hay bên trái?

BMW-640i-Cabrio.
Vô-lăng bên phải của một chiếc BMW 640i.

Do lái xe bên trái nên những chiếc xe hơi cũng bắt buộc phải có thiết lập vô-lăng phù hợp, tức bên phải (Right-hand Drive - RHD). Tuy nhiên, một số nơi trong danh sách trên mặc dù lái xe bên trái nhưng vẫn sử dụng những chiếc xe có ghế tài bên phải (LHD). Cụ thể tại đảo British Virgin, đảo US Virgin, đảo Cayman, quần đảo Turks & Caicos và Bahamas, hầu hết các phương tiện vận chuyển đều được trang bị vô-lăng bên trái bởi chúng được nhập khẩu từ Mỹ và Brazil.

Vậy lái xe bên trái là như thế nào?

Left-hand_traffic.
Hướng đi của phương tiện chạy bên trái tương ứng với các tình huống rẽ.
  • Tất cả phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều phải đi bên trái đường, trừ khi vượt xe thì mới lấn phải;
  • Phương tiện đi hướng ngược lại sẽ nằm bên phải đường;
  • Hầu hết tín hiệu giao thông như đèn đường, biển báo được đặt bên trái đường;
  • Phương tiện đi vòng bùng binh theo chiều kim đồng hồ;
  • Người đi bộ sang đường tại một con đường 2 chiều đầu tiên phải quan sát dòng xe bên tay phải;
  • Làn xe cho phương tiện di chuyển bình thường sẽ nằm bên trái khi xe rẽ trái;
  • Hầu hết các đường cao tốc chia làn đều có đường thoát bên trái;
  • Các phương tiện vượt nhau về bên phải, trong một số trường hợp vượt trái vẫn được cho phép;
  • Hầu hết phương tiện đều có ghế tài xế bên phải;
  • Khi đèn đỏ sáng, phương tiện có thể được phép rẽ trái.
Lái xe bên trái và bên phải, bên nào an toàn hơn?

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1969 bởi giáo sư J. J. Leeming, các quốc gia áp dụng luật lái xe bên trái có tỉ lệ va chạm giao thông thấp hơn so với các quốc gia áp dụng luật lái xe bên phải. Nghiên cứu của ông gợi ý rằng mắt phải của người thường chiếm ưu thế hơn so với mắt trái. Khi lái xe bên trái, mắt phải với năng lực tốt hơn được sử dụng nhiều hơn để giám sát chiều giao thông ngược lại và kính chiếu hậu gần tài xế. Thêm vào đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng lái xe bên trái an toàn hơn đối với người cao tuổi bởi có vẻ như sự lão hóa khiến khả năng tập trung thị lực về bên trái giảm sút và đặc biệt là khả năng quan sát các phương tiện đang tiến đến bên trái tại các nút giao nhau. Hơn nữa, đối với những chiếc xe có thiết lập vô-lăng bên phải dùng số sàn, tài xế sẽ dùng tay phải để kiểm soát xe nhiều hơn bởi đây thường là tay thuận và dùng tay trái để sang số cũng như thực hiện các chức năng khác.

Look-right.
Cảnh báo quan sát bên phải khi sang đường tại Anh.

Đối với người đi xe đạp, xe máy và cưỡi ngựa, hầu hết đều leo lên xe từ bên trái, chân chống xe cũng luôn được đặt bên trái. Vì vậy, khi lái xe bên trái, việc lên xe và xuống xe sẽ được thực hiện an toàn hơn. Tuy nhiên, đối với người đi bộ, đặc biệt là những khách du lịch đến từ một quốc gia lái xe bên phải thì họ sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc định hướng khi băng qua đường bởi thay vì quan sát xe bên tay trái, họ sẽ phải chuyển sang nhìn bên tay phải.

Lái xe bên trái và bên phải, bên nào có trước?

Vào năm 1998, các nhà khảo cổ đã tìm ra một con đường mòn dẫn đến một mỏ đá của người La Mã, gần Swindon, Anh. Các vết bánh xe bên phía trái (nhìn từ hướng mỏ đá đi ra) sâu hơn so với các vết bánh xe bên phải. Những dấu vết này gợi ý rằng người La Mã từ xưa đã đi bên trái đường, ít nhất là tại khu vực này bởi những chiếc xe ngựa kéo vận chuyển đá từ mỏ đi ra sẽ nặng hơn, do đó tạo ra vết bánh xe sâu hơn. Và khi đi vào, xe trống không nên vết bánh xe nông hơn.

Một số nhà sử học như C. Northcote Parkinson tin rằng những người du hành thời xưa trên những chiếc xe ngựa thường chạy bên trái con đường. Bởi lẽ hầu hết mọi người đều thuận tay phải, một người cưỡi ngựa sẽ có thể cầm cương bằng tay trái và để tay phải tự do để chào hỏi người đi ngược lại hoặc bảo vệ chính mình với một thanh kiếm nếu cần thiết.

Lịch sử về việc đi bên trái xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập và La Mã cổ đại và được ứng dụng rộng rãi hơn so với bên phải. Người Hy Lạp cổ, người Ai Cập và La Mã thường hành quân bên trái đường. Nếu 2 kỵ binh lao vào đánh nhau, mỗi người sẽ tiếp cận nhau về phía phải của mình. Do đó, họ có thể rút kiếm từ bên phải và giữ vị trí phòng thủ. Từ một thói quen, đi bên trái trở thành một truyền thống và sau đó thành luật. Luật đi bên trái được thiết lập rất tốt thời La Mã bởi các thành phố luôn có mật độ giao thông đông đúc. Trong một thành phố La Mã, các xe ngựa kéo và xe ngựa chở người bị cấm trong suốt cả ngày; một số nơi khác, các phương tiện có bánh xe bị cấm sử dụng trong suốt đêm để không làm phiền đến giấc ngủ của người dân. Những người hành hương muốn trở về thăm thành phố của mình được hướng dẫn đi bên trái đường. Trong thời gian này, giáo hoàng đã yêu cầu đưa ra các chỉ thị đi bên trái đường và luật này đã được sử dụng rộng rãi và thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều quốc gia áp dụng.

The Straight Dope - một trang hỏi đáp uy tín có từ năm 1973 đã giải đáp câu hỏi "Tại sao người Anh lại lái xe bên trái?" như sau:

"Thời trung cổ, bạn đi bên trái đường bởi một lý do đơn giản là bạn sẽ không biết được người mình gặp trên đường như thế nào. Bạn muốn đảm bảo rằng một người lạ vượt qua mình ở bên phải để có thể kịp thời tuốt gươm trong trường hợp người đó có hành vi đe dọa đến mình.

Phong tục này được phê chuẩn vào năm 1300 trước công nguyên khi giáo hoàng Boniface VIII phát minh ra mô hình kiểm soát giao thông hiện đại bằng việc bắt buộc tất cả những người hành hương đến La Mã đều phải đi bên trái đường.

Left-riding.

Hệ thống quy tắc giao thông này vẫn được duy trì cho đến cuối thế kỷ 18 khi những người đánh xe ngựa tại Mỹ và Pháp bắt đầu sử dụng những chiếc xe được kéo bởi nhiều cặp ngựa để vận chuyển nông sản. Những chiếc xe này không có ghế cho người cầm cương. Thay vào đó, người điều khiển ngồi trên lưng của con ngựa cuối cùng bên trái để tay phải có thể tự do quất roi (hình trên). Do ngồi bên trái, một cách tự nhiên bạn sẽ muốn người đi theo chiều ngược lại cũng đi về phía trái của mình để bạn có thể nhìn xuống và đảm bảo rằng dưới các bánh xe của họ không có điều gì khả nghi. Vì lý do này, bạn buộc phải đi bên phải đường. Bộ luật bắt buộc người tham gia giao thông đi bên phải đầu tiên tại Mỹ được ban hành ở bang Pennsylvania vào năm 1792 và trong nhiều năm sau, rất nhiều bang khác cũng như các quận của Canada cũng áp dụng luật này.

Tại Pháp, phong tục đi bên phải cũng được hình thành theo cách tương tự. Tuy nhiên, có một yếu tố thúc đẩy khác là kể từ khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra, tầm ảnh hưởng của giáo hoàng đã bị suy yếu và người dân bắt đầu không tuân theo các yêu cầu của giáo hoàng. Sau đó, Napoleon đã ban hành luật đi bên phải trên tất cả các quốc gia có quân đội của ông chiếm đóng như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha. Phong tục này vẫn được duy trì ngay cả khi đế chế Napoleon sụp đổ.

Left-hand-driving.
Một bức tranh cổ cho thấy những cỗ xe ngựa đi bên trái đường.

Tại Anh, đối với những tay lái xe ngựa, họ ngồi trên một băng ghế phía sau thay vì trên lưng ngựa và thông thường là bên phải để khi quất roi, dây roi sẽ không vướng vào phía sau. Đến nay, người Anh vẫn lái xe bên trái và những chiếc xe hơi hiện đại cũng được thiết kế chỗ ngồi cho tài xế bên phải. Bộ luật bắt buộc lái xe bên trái đầu tiên được ban hành tại Anh năm 1756. Mặc dù đi ngược với xu hướng chung của thế giới nhưng lái xe bên trái không chỉ là một điều bắt buộc mà còn là truyền thống của xứ sở sương mù. Các thuộc địa cũ của Anh như Ấn Độ, Indonesia vẫn giữ truyền thống này kể thế kỷ 19."

Sự chuyển đổi từ lái xe bên phải sang bên trái tại một số nước:

Keep-left.

Tại châu Phi, Mozambique - cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha vẫn giữ phong tục lái xe bên trái đến nay mặc dù Bồ Đào Nha đã chuyển sang lái xe bên phải vào những năm 1920. Một trong những lý do khiến quốc gia này giữ nguyên luật lái xe bên trái kể từ thời thực dân là tất cả các nước giáp biên giới đều là cựu thuộc địa Anh và bị ảnh hưởng bởi kiểu lái xe của người Anh. Namibia - một cựu thuộc địa của Đức từ năm 1884 đến chiến tranh thế giới thứ I vẫn có phong tục lái xe bên phải. Tuy nhiên, sau khi bị Nam Phi chiếm đóng năm 1918, nước này chuyển sang lái xe bên trái. Khi giành độc lập vào năm 1990, Namibia vẫn giữ kiểu lái xe bên trái tương tự 2 người hàng xóm là Nam Phi và Botswana.

Một quốc gia khác tại châu Đại Dương là Samoa cũng vừa thay đổi luật giao thông sang lái xe bên trái vào tháng 9 năm 2006. Chính phủ nước này ban hành luật mới để thích ứng với các quốc gia thuộc Nam Thái Bình Dương khác đồng thời khuyến khích hơn 170.000 người Samoa sinh sống tại Úc và New Zealand đem xe về quê hương. Tương tự, Rwanda - cựu lục địa của Bỉ trước đây áp dụng luật lái xe bên phải đã phải chuyển sang trái để thích ứng với các quốc gia khác thuộc cộng đồng đông Phi (EAC).



Tham khảo: Wikipedia; Straight Dope

SARAS - hệ thống tăng tốc và mở rộng tầm thu nhận tín hiệu từ vệ tinh

SARAS.

Việc thu nhận một tín hiệu từ một vệ tinh đang bay ở tốc độ trên 28.000 km/h là một vấn đề không đơn giản. Và để cải thiện gấp đôi phạm vi hiệu quả của các chảo ăng-ten thu nhận, giúp bắt được tín hiệu nhanh hơn, một công ty có trụ sở chính tại Tây Ban Nha mới đây đã giới thiệu một hệ thống mới có tên gọi SARAS.

Khi một vệ tinh bắt đầu truyền tín hiệu sau khi phân tách từ tên lửa đẩy, trạm nhận tín hiệu trên mặt đất cần phải hướng chính xác về phía vệ tinh để bắt chùm tín hiệu hẹp, có độ tập trung cao được gởi về từ vệ tinh đang bay rất nhanh.

"Nếu ăng-ten không được định vị một cách hoàn hảo hay vệ tinh bay ra khỏi trường quan sát trước khi bắt kịp tín hiệu, tín hiệu có thể bị bỏ lỡ. Thông thường, ngay cả với những trạm radar tốt nhất với các chảo ăng-ten có đường kính 15 m và 35 m thì chúng chỉ nhạy nhất trên đường cong vài độ dọc theo lòng chảo," Magdalena Martinez de Mendijur - kỹ sư hệ thống tại trung tâm điều hành của ESA tại Đức cho biết.

Hệ thống SARAS mới được phát triển bởi công ty Isdefe (Tây Ban Nha) với sự hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ công nghệ tổng quát của ESA. Hệ thống bao gồm 8 cảm biến tần số vô tuyến nhỏ được đặt quanh viền của các chảo ăng-ten.

Magdalena nói: "Tín hiệu nhận được bởi các cảm biến này được kết hợp và hệ thống có thể ước lượng hướng đến của các chùm tín hiệu vô tuyến đồng thời chảo ăng-ten có thể được tái định hướng theo vệ tinh với độ chính xác cao hơn, ngay cả khi tín hiệu đến khá yếu hoặc bị nhiễu."

Klaus Juergen Schulz - giám sát kỹ thuật các trạm theo dõi mặt đất cho biết hệ thống còn có thể tăng gấp đôi trường quan sát của chảo ăng-ten và có thể thu được một tín hiệu từ một vệ tinh mới trong vòng chưa đến 12 giây. Các phiên bản tiếp theo của hệ thống được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu năng, rút ngắn thời gian này xuống còn 2 giây."

Hệ thống SARAS đã được lắp trên các chảo ăng-ten đường kính 15 m tại trung tâm thiên văn vũ trụ của ESA ở Tây Ban Nha hồi năm ngoái và đang được thử nghiệm thu nhận tín hiệu từ nhiều vệ tinh bao gồm CryoSat-2, XMM, GOCE và SWARM.

Kế hoạch tiếp theo của Isdefe là biến hệ thống trở thành một sản phẩm thương mại. SARAS hiện đã được đăng ký sáng chế tại Tây Ban Nha và cũng vừa được cấp bằng sáng chế tại châu Âu. Dưới đây là video mô tả quá trình lắp đặt và vận hành SARAS.


Nguồn: ESA