Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

[Infographic] Lịch sử chế biến cà phê

header.

Bạn có thói quen uống cà phê vào lúc nào? Trong bữa ăn hay khi cảm thấy mệt mỏi, cần sự hưng phấn tỉnh táo? Người ta ước tính có khoảng 1,6 tỉ ly cà phê được uống mỗi ngày, thế nên hiện tại chắc chắn rằng sẽ có 1 người nào đó đang thưởng thức cà phê đấy. Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.

Trước khi được phổ biến rộng rãi đến tay người tiêu dùng, cà phê phải trải qua 1 quá trình trồng, thu hoạch, phân loại và chế biến rất phức tạp. Trong infographic này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn lịch sử của cà phê cũng như các phương pháp chế biến từ xưa đến nay để tạo ra được tách cà phê thơm ngon.

Lich-su-che-bien-cafe.


[The Big Picture] Kiểm tra dân số các loài chim và động vật khác trên quần đảo Farne

bp11.

Quần đảo Farne nằm ở ngoài khơi ở vùng biển phía Bắc nước Anh, đây là nơi sinh sống của nhiều loài chim. Quần đảo này thuộc sở hữu và bảo vệ bởi tổ chức bảo tồn Anh, National Trust. Họ cho biết quần đảo này có khoảng 23 loài chim biển, ngoài ra còn là nơi sinh sản của loài hải cẩu xám vào mùa Thu. Mỗi 5 năm, National Trust thực hiện hiện một cuộc “tổng kiểm tra dân số” của loài chim hải âu rụt cổ, cũng như các loài chim khác trên quần đảo Farne. Năm nay có khoảng 40.000 tổ chim được làm trên đảo này - tăng khoảng 8% so với năm 2008.

[IMG]
Nhân viên kiểm lâm bắt một con chim hải âu cổ rụt từ hàng của nó trên quần đảo Farne, ngoài khơi Northumberland, miền Bắc nước Anh, 15/05/2013.

[IMG]
Một nhân viên kiểm lâm đo kích thước của chú chim yến Bắc cực (Artic Tern) non trên quần đảo Farne, 08/07/2013.

[IMG]
Một chú chim yến Bắc cực “thả bom” lên trên chiếc nón của nhân viên kiểm lâm.

[IMG]
Một chú chim yến Bắc cực mớm mồi cho đứa con của nó.

[IMG]
Một chú chim yến Bắc cực hạ cánh xuống mặt đất.

[IMG]
Chú chim hải âu cổ rụt ngậm vài con cái chình cát trong mỏ của nó.

[IMG]
Một chú chim hải âu cổ rụt lắc mình để làm rớt nước mưa trên người nó.

[IMG]
Nhân viêm kiểm lâm thả những con chim cốc mào non sau khi gắn vòng nhận dạng cho chúng.

[IMG]
Một chú chim cốc mào bảo vệ các con non của nó.

[IMG]
Một nhân viên kiểm lâm bắt chú chim cốc mào con để gắn vòng nhận dạng.

[IMG]
Hải cẩu xám chơi đùa dưới nước.

[IMG]
Một chú hải cẩu xám nằm nghỉ trong vũng nước.

[IMG]
Hải cẩu xám đực đánh nhau để giành lãnh thổ và con cái.

[IMG]
Một con hải cẩu xám cái “hôn” đứa con mới sinh của nó.

[IMG]
Nhân viên kiểm lâm phun nước màu lên trên con hải cẩu mới sinh để có thể thực hiện việc kiểm tra “dân số” trên đảo Brownsman, thuộc quần đảo Farne.

[IMG]
Hải cầu nằm trên bãi biển thuộc đảo Brownsman.

[IMG]
Một góc ở Inner Farne, thuộc quần đảo Farne, nhìn ra bờ biển Northumberland, Bắc nước Anh, 19/07/2013.

[IMG]
Một chú chim Uria (Guillemot) bơi dưới dòng nước ở quần đảo Farne.

Xem thêm: [The Big Picture] Tổng kiểm kê số lượng chim hải âu rụt cổ trên quần đảo Farne


ESA sẽ thực hiện sứ mạng eLISA nghiên cứu về sóng hấp dẫn trong không gian vào năm 2034

elisa.
Hình ảnh mô phỏng eLISA đang bay qua gợn sóng hấp dẫn.

Vào năm 2034, cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ chính thức thực hiện sứ mạng eLISA. Theo đó,bộ 3 tàu vũ trụ sẽ được phóng lên quỹ đạo theo đội hình và chúng sẽ nghiên cứu về sóng hấp dẫn nhằm một ngày nào đó có thể mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Sóng hấp dẫn được dự đoán lần đầu tiên theo thuyết tương đối rộng của Albert Einstein cách đây gần một thế kỷ. Về cơ bản, sóng hấp dẫn khá giống với sóng âm thanh nhưng thay vì được truyền đi trong không khí, sóng hấp dẫn lại gợnsóng trong cấu trúc không gian/thời gian. Mặc dù đã được dự đoán và tìm kiếm trong nhiều thập kỷ qua nhưng chưa ai được tận mắt quan sát sóng hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng sóng hấp dẫn được tạo ra bởi tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, chẳng hạn như sự sáp nhập của các hố đen, các ngôi sao khổng lồ và tiểu hành tinh xô đẩy lẫn nhau và thậm chí là vụ nổ Big Bang.

Điều khiến sóng hấp dẫn được các nhà khoa học quan tâm là không giống như ánh sáng, điện tử hay các loại lực khác, sóng hấp dẫn di chuyển mà không bị giao thoa. Bụi, khí và vệt sáng không tác động đến chúng, điều này có nghĩa các nhà thiên văn có thể sử dụng sóng hấp dẫn để tìm kiếm những thứ xa xăm hơn trong không gian sâu hay thậm chí trở về khoảng thời gian xa nhất có thể.

elisa-1.
Lịch sử của vũ trụ theo hiểu biết của chúng ta.

Nhóm nghiên cứu eLISA cho biết việc phát hiện và nghiên cứu về sóng hấp dẫn còn có thể mở ra những hiểu biết mới về năng lượng tối, các di vật của vũ trụ non trẻ (còn gọi là dây vũ trụ), các chuẩn tinh, cấu trúc của thiên hà Milky Way (thiên hà của chúng ta) và giúp mô tả chi tiết về lịch sử của các hố đen. Đây là một điều quan trọng bởi các nhà thiên văn tin rằng tất cả các thiên hà sáng đều sở hữu những hố đen siêu lớn tại tâm của chúng, vì vậy tìm hiểu về hố đen sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự tiến hoá của chính các thiên hà. Sóng hấp dẫn còn có thể mở rộng hằng số Hubble - một hằng số mô tả sự dãn nở của vũ trụ và cho phép thực hiện các nghiên cứu mới về thuyết tương đối rộng.

Vấn đề với sóng hấp dẫn là việc phát hiện các gợn sóng trong không gian-thời gian đòi hỏi những thiết bị có độ nhạy cực cao. Phương pháp được đưa ra là máy đo giao thoa laser, theo đó một tia laser sẽ được làm giao thoa với chính nó khi được truyền đi trong khoảng cách xa. Hình ảnh giao thoa sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một công cụ để đo đạt những dịch chuyển trong không gian dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật đòi hỏi cự ly tính toán xa và độ ổn định gần như tuyệt đối.

eLISA-1.
Giao thoa kế laser trên eLISA.

Những nổ lực trước đây nhằm thăm dò sóng hấp dẫn từ Trái Đất không mang lại hiệu quả bởi đường cơ sở không đủ lớn và đặc biệt có quá nhiều chấn động xung quanh gây cản trợ hoạt động thăm dò. Vì vậy, sứ mạng eLISA sẽ bao gồm một phi đội 3 tàu vũ trụ và thực hiện hoạt động thăm dò từ không gian. 3 con tàu sẽ bay theo một đội hình chính xác để tạo nên một chiếc giao thoa kế Michelson khổng lồ trôi trong không gian với đường cơ sở lên đến 1 triệu km. Hệ thống này hoạt động bằng cách nhân biết sự thay đổi vi phân về chiều dài của các đường cơ sơ khi những gợn sóng hấp dẫn kéo dãn và thu hẹp không gian-thời gian.

Những "con tàu khoa học" (theo cách gọi của nhóm nghiên cứu) và tải trọng của chúng được thiết kế đặc biệt để hoạt động của mỗi tàu không ảnh hưởng lẫn nhau. Mặc dù phải đến 20 năm nữa thì phi đội eLISA mới được phóng lên quỹ đạo nhưng thiết kế của hệ thống đo giao thoa, kính thiên văn và cảm biến tham chiếu hấp dẫn đã được lên kế hoạch và chuẩn bị trong suốt 1 thập kỷ qua.

eLISA sẽ bay quanh Mặt Trời tại điểm Lagrange 1 (L1 - điểm giữa Mặt Trời và Trái Đất nơi lực hấp dẫn được cân bằng, cho phép các vật thể đứng yên tại chỗ). Các tàu sẽ duy trì vị trí của chúng theo một đội hình tam giác gần đều, khoảng cách giữa các tàu từ 1 đến 5 triệu km. Qua đó, phi đội sẽ bay theo một quỹ đạo được gọi là "Cartwheel" xung quanh một tâm chung. Tàu có thể được giữ ở một khoảng cách không đổi so với Trái Đất và cho phép di chuyển ra xa tối đa 70 triệu km theo giới hạn giao tiếp giữa các tàu của eLISA.

Bên trong mỗi tàu được ổn định nhiệt là các khối lượng thử nghiệm. Đây là các khối lập phương, kích thước 46 mm, được chế tạo từ hợp kim vàng-platinum đặc, không từ tính. Chúng trôi tự do trong các buồng chân không. Điều này nghe có vẻ hơi thừa trong không gian nhưng các tàu liên tục nhả khí khi vận hành, do đó các khối lượng thử nghiệm cần được bảo vệ. Thêm vào đó, tia cực tím sẽ phát sáng trong buồng chân không theo định kỳ để giải phóng electron và giữ cho môi trường bên trong buồng chân không trung hòa về điện trước khả năng bị bắn phá bởi các tia vũ trụ.

eLISA-2.
Mô phỏng về hệ thống đẩy micro của eLISA.

Toàn bộ hệ thống eLISA sẽ tự di chuyển để duy trì vị trí trung tâm của các khối thử nghiệm. Mỗi buồng chân không có các cảm biến điện dung giám sát những thay đổi tương quan của khối thử nghiệm đối với tàu và giao thoa kế laser sẽ đo sự thay đổi giữa các khối thử nghiệm với nhau. Nếu khối thử nghiệm rời khỏi tâm, hệ thống đẩy micro của tàu sẽ tự động được kích hoạt để điều chỉnh vị trí của chúng.

Hoạt động đo đạt của eLISA được thực hiện qua một chiếc kính thiên văn đường kính 20 cm. Kính thiên văn sẽ phóng ra một tia laser Nd:YAG dọc theo chiều dài đường cơ sở (Nd:YAG là loại laser rắn sử dụng thể pha lê Yttrium-Aluminum-Garnet (ngọc hồng lựu) được phủ nguyên tố hiếm Neodymi của vỏ Trái Đất để làm môi trường kích hoạt. Bước sóng của Nd:Yag là 1064 nm thuộc phổ cận hồng ngoại). Nếu xuất hiện hiện tượng uốn cong quang học, ánh sáng nhận được sẽ giao thoa với ánh sáng của tia laser ban đầu. Sự giao thoa cho phép hệ thống tính toán thời khắc chuyển động của các khối thử nghiệm với độ nhạy cực cao. Trên eLISA thậm chí còn có một hệ thống để khử nhiễu laser.

Với việc sử dụng giao thoa kế laser, eLISA có thể sử dụng các khối lượng thử nghiệm để đo đạt chính xác khoảng cách với tỉ lệ dưới picomet (chưa đến 1/31 kích thước nguyên tử Helium). Điều này cho phép eLISA phát hiện sóng hấp dẫn ở tần số từ 0,1 mHz đến 100 mHz và có thể xác định tần số, pha và độ phân cực của sóng. Thêm vào đó, eLISA có thể quan sát toàn bộ bầu trời và phân tích/phân biệt các tín hiệu chồng chéo.

elisa-4.
Ảnh mô phỏng về 1 trong 3 tàu vũ trụ eLISA.

Mục tiêu đầu tiên của eLISA sẽ là các ngôi sao đôi cỡ nhỏ. Chúng sẽ đóng vai trò như một công cụ hiệu chuẩn bởi vị trí và chu kỳ của các sao đều đã được xác định. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu áp dụng phép ngoại suy và tạo nên độ tin cậy cho hoạt động thăm dò trong tương lai.

Time Sumner - giáo sư vật lý dẫn đầu nhóm nghiên cứu eLISA tại học viện hoàng gia London cho biết: "Sứ mạng này sẽ cho phép chúng tôi nghiên cứu về vũ trụ theo một phương pháp hoàn toàn mới - chúng tôi sẽ được 'lắng nghe' cũng như nhìn thấy. Trải qua nhiều thế kỷ, thiên văn học đã vén bức màn bí ẩn của quang phổ điện từ với ánh sáng, hồng ngoại, tia X v.v… Với sóng hấp dẫn, chúng tôi sẽ có một phương pháp thu thập thông tin khác biệt hoàn toàn. Cũng giống như trước đây chúng ta xem TV không có tiếng, giờ thì có cả tiếng lẫn hình để cảm nhận rõ hơn những gì đang xảy ra. Những khả năng của sóng hấp dẫn thực sự mê hoặc chúng tôi. Chúng tôi sẽ có thể giải quyết những thắc mắc về lỗ đen, quan sát hoạt động của lực hút một cách chính xác hơn trước đây và thậm chí có thể biết được những gì xảy ra trong vài giây sau vụ nổ Big Bang."

eLISA-3.
LISA Pathfinder trong khoang vũ trụ cùng các nhà khoa học tại ESA.

Để thử nghiệm công nghệ eLISA, ESA sẽ phóng tàu LISA Pathfinder (LPF) vào năm 2015 theo một sứ mạng kéo dài 6 tháng nhằm kiểm tra các hệ thống sẽ được sử dụng trên eLISA, hiệu quả của các phương pháp đo đạt quang học và những giới hạn công nghệ.

eLISA được ESA xếp vào lớp sứ mạng L3 (Large) và sẽ được thực hiện sau sứ mạng L2 - nghiên cứu mở rộng về tia X vào năm 2028 của ESA.


Rò rỉ ảnh chụp màn hình của cụm phím chức năng ảo trên Windows Phone 8.1

phim_ao_Windows_Phone_8_1.
Ảnh minh hoạ: Cụm phím ảo rò rỉ nằm ở dưới cùng, mình ghép vào màn hình Start của Windows Phone để giúp các bạn dễ hình dung hơn

Tài khoản Twitter @evleaks mới đây đã cho đăng tải một phần ảnh chụp màn hình của Windows Phone 8.1, trong đó có sự xuất hiện của ba nút ảo Back, Home và Search. Ba nút này từ trước đến nay chỉ xuất hiện dưới dạng phím cảm ứng nằm ở cạnh dưới của máy chứ không phải là trên màn hình. Đây dường như là ảnh chụp từ một bản build đang thử nghiệm trong nội bộ Microsoft nên không rõ liệu hãng có thật sự tích hợp nó lên Windows Phone 8.1 chính thức hay không. Phiên bản hệ điều hành di động này được cho là sẽ trình làng tại hội nghị BUILD 2014 diễn ra vào tháng 4 năm sau.

Trước đây chúng ta cũng nghe được tin đồn rằng Microsoft đang thử nghiệm nút ảo cho Windows Phone và bây giờ chúng đã lộ diện. Lúc đó, nguồn tin nói rằng việc xài cụm phím chức năng trên màn hình là nhằm giảm giá thành cho các công ty sản xuất thiết bị, ngoài ra còn để giúp họ dễ dàng đưa Windows Phone lên thiết kế của điện thoại Android sẵn có.

phim_ao_Windows_Phone_8_1_goc.


[Tin vui] TP HCM đã cho Thí điểm thi bằng lái A2, không cần điều kiện đi kèm (có cập nhật)

bang-lai-a2 (4).

Cập nhật: bên trường đã gọi điện thoại thông báo là sáng 23, 24 tháng này đến trường học lý thuyết...

Như chúng ta đã biết, cách đây khoảng vài tháng thì có tin đồn không chính thức rộ lên rằng, từ 1/3/2014 mọi công dân Việt Nam đủ sức khỏe sẽ được phép đăng kí thi bằng lái A2, để điều khiển xe mô tô trên 175 phân khối. Hôm nay, trường dạy lái xe Tiến Bộ ở 111 Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú (TP HCM) đã treo bảng Tuyển sinh thí điểm thi bằng lái A2, không cần điều kiện đi kèm, chỉ cần nộp hồ sơ và đóng lệ phí là được. Sáng nay, mình cũng đã đi nộp hồ sơ dự thi để xác nhận với anh em về thông tin này. Theo đó, hồ sơ dự thi gồm có: giấy đăng kí thi A2, giấy khám sức khỏe (phí khám là 40k), 6 hình 3x4 (nền xanh dương), 1 photo CMND và lệ phí 2,35 triệu đồng.


Như vậy thông tin được tự do thi bằng lái A2 là chính xác, chúng ta đã không còn bị giới hạn điều kiện hội viên đội mô tô, vận động viên thể thao. Chúc mừng anh em sắp được thoải mái có bằng lái A2.

bang-lai-a2 (1).
Trường Tiến Bộ đang nhận hồ sơ thi bằng lái A2

bang-lai-a2 (2).
Anh em Tinh Tế đã có giấy hẹn thi A2

WP_20131214_09_16_21_Pro__highres.
Anh @cuhiep đang rất vui vì sắp được lái xe pkl chính chủ

Rinspeed XchangE: Ý tưởng khoang cabin độc đáo cho xe tự hành

rinspeedxchange.

Rinspeed là hãng xe có rất nhiều ý tưởng cách tân, một trong những ý tưởng mới nhất của họ có liên quan tới thiết kế khoang cabin của xe tự hành. Chiếc xe ý tưởng mới được Rinspeed ra mắt với tên gọi XchangE có thiết kế khoang cabin độc đáo và tận dụng tối đa tính năng tự hành, không cần lái xe và khoang lái riêng biệt. Hãy bỏ qua thiết kế bên ngoài của XchangE mà tập trung vào nội thất bởi đây là chi tiết đáng nói nhất, thể hiện những cách tân táo bạo của hãng sản xuất.

Khoang nội thất của Rinspeed XchangE vẫn có hai hàng với mỗi hàng hai ghế thông thường. Nhưng việc loại bỏ bảng điều khiển trung tâm, hộp số… giúp họ có thể gia tăng tối đa không gian cho tổng thể. Ngoài khả năng ngả dài theo chiều dài của xe thì hai ghế phía trước có thể xoay ngược lại với hai ghế phía sau để ngồi trong tư thế đối mặt. Những chiếc ghế này còn rất thoải mái và có thể điều chỉnh được, tương tự như ghế trên khoang hạng sang của máy bay.


Ngoài ra, XchangE còn có hệ thống giải trí đa phương tiện cho phép người ngồi bên trong có thể nghe nhạc, lướt web, xem video hay chơi game, tất cả nhằm tạo nên một phòng khách di động nhỏ gọn bên trong xe tự hành. Dù là xe tự hành với mục đích đưa con người từ điểm này tới một điểm thiết lập trước nhưng XchangE vẫn có vô-lăng để dùng trong những trường hợp đặc biệt.

rinspeedxchange-0.


Google mua lại Boston Dynamics, công ty sản xuất ra những robot với các tính năng đáng kinh ngạc

Robot_Boston_Dynamics_Google.gif.
AlphaDog, một chú robot di chuyển được trên nhiều địa hình do Boston Dynamics sản xuất

Thông báo nói trên được tờ New York Times đăng tải. Trong những năm gần đây, Boston Dynamics được biết đến nhiều với dòng robot BigDog có khả năng đi trên tuyết và băng, robot Cheetah chạy ở tốc độ 46km/h, hay như người máy PETMAN có hình dáng và khả năng di chuyển rất giống một con người bình thường. Động thái này là một nước đi mới nhất của Google trong việc phát triển nên "thế hệ robot kế tiếp", dự án mà Andy Rubin - vị cha đẻ của hệ điều hành Android - đang dẫn dắt kể từ đầu năm nay. Rubin bình luận về thương vụ mua lại Boston Dynamics như sau: "tương lai trông có vẻ sẽ rất tuyệt vời".

Google và Boston Dynamics không tiết lộ về các điều khoản cũng như giá trị thương vụ này. Họ chỉ tiết lộ rằng những hợp đồng - trong đó có một thỏa thuận trị giá 10,8 triệu USD giữa Cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA) kí với Boston Dynamics - sẽ được tính vào việc mua lại. Google nhấn mạnh rằng họ không có ý định trở thành một nhà thầu quân sự mặc dù hiện là chủ sở hữu của dự án với DARPA. Được biết Boston Dynamics ra đời từ năm 1992 sau khi một nhóm thành viên của viện MIT tách ra riêng. Công ty đã nhanh chóng làm việc với các dự án liên quan đến quân sự.

Video robot PETMAN đi thử nghiệm


Ford giới thiệu xe tự hành đầu tiên của mình dựa trên mẫu Fusion Hybrid

01-fusion-hybrid-autonomous.

Cùng với Google, Volvo hay Nissan… Ford là hãng xe mới nhất đưa ra mẫu xe tự hành cho riêng mình dựa trên chiếc Fusion Hybrid. Xe tự hành của Ford được gọi là Automated Fusion Hybrid Research Vehicle, rõ ràng đây là chiếc xe dành cho mục đích nghiên cứu và phát triển, nó là bước đầu tiên trong dự án vận chuyển tới năm 2025 của hãng xe Mỹ. Ford đã hợp tác cùng với Đại học Michigan và State Farm để chế tạo xe tự hành cho mục đích thử nghiệm độ ổn định và tính hiệu quả của hệ thống.

Ford không phải là hãng xe đầu tiên đưa ra xe tự hành mà trước họ đã có nhiều hãng tham gia, công nghệ của Ford cũng khác khi họ kết hợp những công nghệ có sẵn với hệ thống quét và phân tích mới. Ngoài ra, mục đích của Ford trong dự án xe tự hành còn là thử nghiệm giới hạn của tự động hóa và đánh giá mức khả thi để triển khai trong ngắn và trung hạn.

Một công nghệ tiên phong mà Ford trang bị cho xe tự hành của mình đó là hệ thống liên lạc giữa các xe với nhau nhằm cảnh báo cho tài xế về tình trạng tắc đường, tai nạn hay thông tin thời tiết… Ford kỳ vọng hệ thống này sẽ cho phép nhiều xe tự hành có thể tham gia di chuyển trên một con đường, họ muốn tạo ra những chiếc xe tự hành tiên tiến hơn là xe không người lái đơn thuần.


Valve đã cho tải về hệ điều hành chơi game SteamOS

[IMG]

Valve hôm nay đã chính thức cho tải về SteamOS, hệ điều hành được thiết kế cho việc chơi game. Nó được thiết kế để chạy trên những chiếc máy thuộc dòng Steam Machine nhưng Valve nói rằng sản phẩm của mình vẫn có thể hoạt động tốt trên những PC bình thường. Hãng có cảnh báo thêm rằng chỉ nên cài SteamOS nếu bạn đã là một người rành và có kinh nghiệm với Linux, còn không thì "chúng tôi khuyên bạn nên chờ đến năm 2014 để thử nghiệm nó". Nếu quan tâm, bạn có thể tải về Steam OS tại liên kết này, còn hướng dẫn cài đặt thì xem ở đây. Hiện server của Valve đang bị quá tải nên việc download có thể không thành công, nếu gặp trường hợp này thì bạn cần thử lại vào lúc khác.

Một số lưu ý khác từ Valve:
  • SteamOS được xây dựng dựa trên Debian Linux, phiên bản hiện tại đang là Debian 7.1
  • SteamOS chỉ hoạt động tốt với card đồ họa NVIDIA, còn driver cho card AMD hay GPU tích hợp của Intel thì vẫn đang được phát triển
  • SteamOS hỗ trợ cả CPU AMD lẫn Intel
  • SteamOS có khả năng tự động cập nhật

Apple được cấp bằng sáng chế về việc sử dụng thiết bị di động để cải thiện việc gọi món, đặt bàn ăn

Do_an_ban_quyen_Apple_dat_hang.

Văn phòng Bản quyền Mỹ (USPTO) mới đây đã cấp phép cho một bản quyền của Apple liên quan đến việc gọi món ănđặt bàn. Hãng nói trong hồ sơ rằng việc gọi thức ăn hiện nay phải phụ thuộc hoàn toàn vào người phục vụ. "Họ có thể không tiếp cận với những khách hàng đã ngồi trong khoảng 5-10 phút bởi vì bận bịu với những bàn ăn khác,... chính vì thế cần phải có những kĩ thuật mới để cải thiện quá trình gọi món và đặt bàn tại nhà hàng".

Apple đề suất sử dụng thiết bị di động để khắc phục vấn đề nói trên. Hãng muốn dùng một giải pháp đám mây để giúp chủ nhà hàng quản lý tốt hơn danh sách những "nguồn lực vật lý", như bàn ăn chẳng hạn, trên smartphone hoặc tablet của họ. Khi thực khách gọi món, thời gian chờ đợi cho từng bàn sẽ được cập nhật dựa theo món ăn. Người quản lý thậm chí còn có thể dự đoán được khoảng thời gian mà người ta sẽ ngồi ăn để phân bố nhân viên của mình cho phù hợp.

Giải pháp do Apple đưa ra cũng hỗ trợ việc dự đoán quãng thời gian cần để đặt món, nấu đồ ăn, đưa món ăn đến cho khách nữa. Khách hàng đang ngồi trong nhà hàng sẽ được thông báo khi một món ăn nào đó được đưa ra trễ hơn dự định hoặc khi bàn ăn đã sẵn sàng, tất nhiên là thông báo sẽ được đẩy sang smartphone hay tablet của thực khác rồi.

Ban_quyen_Apple_do_an_2.
Thông báo gửi cho thực khác trên thiết bị di động

Về việc đặt bàn ăn, bản quyền của Apple ghi rằng người dùng có thể tìm kiếm các nhà hàng trong khu vực của mình dựa theo thời gian, sở thích, địa điểm, khoảng cách... Khi đã tìm được nhà hàng mong muốn, thiết bị di động sẽ được tận dụng để đặt bàn như mong muốn (giống một dịch vụ mang tên OpenTable hiện đang được triển khai ở vài nước trên thế giới), và nó thậm chí còn có thể được dùng để thanh toán tiền "đặt cọc" trước khi chúng ta đến ăn. Người dùng được phép soạn thảo hồ sơ cá nhân riêng. Apple đưa ra ví dụ rằng hồ sơ này sẽ có thông tin về những món ăn mà bạn bị dị ứng để các món này không hệ xuất hiện trên thực đơn.

Ngoài khả năng ứng dụng hệ thống nói trên cho nhà hàng, Apple còn muốn đưa nó vào rạp chiếu phim, garage sửa xe, câu lạc bộ thể thao, tiệm cắt tóc và cả bảo tàng nữa. Nhìn chung, Apple muốn giảm thời gian chờ đợi và tăng sự hài lòng của khách hàng với bằng sáng chế này. Hiện chưa rõ bao giờ (và liệu có bao giờ) Apple hiện thực hóa bản quyền nói trên hay không.

Ban_quyen_Apple_do_an_1.
Sơ đồ về cách tương tác để xử lí và đưa ra dự đoán về thời gian chờ đợi có món ăn


[Video] Michael Schumacher thử nghiệm những tính năng an toàn cùng Mercedes-Benz C-Class 2015

michael-schumacher-tests-new-assistance-systems-on-the-2015-mercedes-benz-c-class_100449226_l.

Micheal Schumacher - tay đua F1 đã 7 lần vô địch thế giới và là tay lái chính hiện tại của đội Mercedes AMG - đã và đang hợp tác cùng hãng xe Đức để phát triển những dòng xe thương mại thế hệ tiếp theo. Dòng xe đầu tiên được phát triển với sự hợp tác cùng Schuey chính là C-Class 2015 hoàn toàn mới. Dòng xe này sẽ được chính thức ra mắt tại Detroit Auto Show 2014 diễn ra vào tháng tới và sẽ có mặt tại các showroom vào mùa thu năm 2014.

Kỷ lục gia của giải đua F1 vừa mới có mặt tại thành phố Sindelfingen, Đức để chia sẻ kinh nghiệm và khảo sát các hệ thống an toàn trên chiếc C-Class mới. Những công nghệ này nằm trong nhóm Intelligent Drive mới được phát triển bởi Mercedes-BenzMicheal Schumacher chính là đại sứ của nó. Intelligent Drive sẽ là gói trang bị tiêu chuẩn của tất cả những chiếc Mercedes trong tương lai. Nó bao gồm hàng loạt các hệ thống hỗ trợ an toàn có thể giúp người lái giảm bớt áp lực điều khiển xe và cải thiện độ an toàn khi lưu thông trên đường.

Gói công nghệ Intelligent Drive trang bị trên Mercedes-Benz C-Class phiên bản 2015 bao gồm một hệ thống ngăn cản va chạm CPS (Crash Prevention System) mới với phanh xe tự đáp ứng, hệ thống Cruise Control tiên tiến với chức năng hỗ trợ đánh lái tự động, hệ thống quản lý điểm mù, hệ thống cảnh báo vật thể băng ngang đường và cuối cùng là hệ thống hỗ trợ giữ làn đường. Tất cả các hệ thống tiên tiến nêu trên đều hoạt động dựa vào thông tin nhận được từ một chiếc camera lập thể và hàng loạt các cảm biến và radar đa tầng bố trí khắp nơi chung quanh xe.

michael-schumacher-tests-new-assistance-systems-on-the-2015-mercedes-benz-c-class_100449227_l.
michael-schumacher-tests-new-assistance-systems-on-the-2015-mercedes-benz-c-class_100449228_l. michael-schumacher-tests-new-assistance-systems-on-the-2015-mercedes-benz-c-class_100449226_l. 2015-mercedes-benz-c-class-tech-features_100443853_l. 2015-mercedes-benz-c-class-spy-shots_100446179_l.

Một điều đáng lưu ý là Mercedes-Benz vẫn muốn người lái can thiệp vào chiếc xe nhiều nhất có thể. Vì vậy trong hầu hết các tình huống, người lái sẽ nhận được những "cảnh báo" kịp thời và rõ ràng trước khi có bất kì một sự can thiệp tự động nào diễn ra, ví dụ như việc tự dộng phanh và đánh lái khi va chạm sắp xảy ra.

Khi thử nghiệm những công nghệ an toàn mới này, Schumacher đã đặt ra những câu hỏi cho các nhà nghiên cứu như:
  • Những cảnh báo bằng hình ảnh sẽ hiện ra nhanh như thế nào và chúng kéo dài trong bao lâu?
  • Những cảnh báo bằng âm thanh có độ lớn ra sao?
  • Những hệ thống can thiệp tự động sẽ thực thi tại thời điểm nào?
  • v.v...
Những hệ thống này có hoạt động hiệu quả và chúng sẽ được trang bị trên những chiếc C-Class mới hay không? Chúng ta sẽ có câu trả lời trong thời gian sắp tới khi triển lãm Detroit được khai màn.

--//--


2015-mercedes-benz-c-class_100443710_l.1153344_2015-Mercedes-C-Class-Interior-22. 1153345_2015-Mercedes-C-Class-Interior-32. 1153346_2015-Mercedes-C-Class-Interior-42. 1153347_2015-Mercedes-C-Class-Interior-52. 1153348_2015-Mercedes-C-Class-Interior-62. 1153352_2015-Mercedes-C-Class-Interior-103.