Ban tổ chức cuộc thi ảnh Red Bull Illume 2013 vừa mới công bố danh sách những người thắng giải. Trong đó có 1 người thắng giải chung cuộc, 10 người thắng giải ở 10 hạng mục khác nhau, cùng 50 tấm ảnh lọt vào vòng chung kết. Đây là một cuộc thi ảnh với các chủ đề thiên về thể thao và hành động như Energy, Illumination, Sequence và Experimental (cho phép sử dụng các hiệu ứng kỹ thuật số). Cuộc thi năm nay đã nhận được hơn 28.000 tác phẩm dự thi từ 6.417 tay máy đến từ 124 quốc gia khác nhau. Sau đây là các tác phẩm đoạt giải và một số tấm ảnh lọt vào vòng chung kết của cuộc thi năm nay.
Ảnh thắng giải chung cuộc của Red Bull Illume 2013, tác giả: Lorenz Holder. Địa điểm: Raisting, Đức.
Stuart Gibson chụp vận động viên Sean Woolnough trên một con sóng ở đảo Namotu, Fiji, là một bức ảnh được chọn vào danh sách cuối cùng ở hạng mục Spirit.
Ảnh lọt vào vòng chung kết, tác giả: Sterling Lorence.
Ảnh thắng giải ở hạng mục Close Up (cận cảnh), tác giả: Jeroen Nieuwhuis. Địa điểm: Denekamp, Hà Lan.
Scott Serfas giành chiến thắng ở hạng mục Illumination với tấm ảnh chụp vận động viên Travis Rice, ở ngọn núi Tordrillo, Alaska.
Trái: Ảnh lọt vào vòng chung kết, tác giả: Lorenz Holder. Địa điểm: Obersschhleissheim, Đức. Phải: Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả: Olaf Pignataro.
Ảnh lọt vào chung kết hạng mục Close Up, tác giả: Morgan Maassen.
Ảnh lọt vào vòng chung kết hạng mục Sequence, tác giả: Vince Perraud.
Ảnh lọt vào vòng chung kết hạng mục Illumination, tác giả: Jody MacDonald.
Ảnh lọt vào vùng chung kết, tác giả: Jussi Grznar.
Ảnh giành chiến thắng ở hạng mục Sequence của Zakary Noyle.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Ismael Ibanez Ruiz.
Ảnh đoạt giải ở hạng mục Lifestyle của tác giả Morgan Maassen.
Ảnh lọt vào vòng chung kết ở hạng mục Illumination, tác giả: Ryan Taylor.
Trái: Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Scott Serfas. Phải: Ảnh giành chiến thắng ở hạng mục Energy của tác giả Romina Amato.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Jimmy Wilson.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Theodore Van Orman, chụp ở Frisco, Colorado.
Ảnh lọt vào vòng chung kết ở hạng mục New Creativity của tác giả Juan Cruz Rabaglia ở Glaciar Perito Moreno, Patagonia, Argentina.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Florian Breitenberger.
Trái: Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Christian Pondella. Phải: Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Ray Demski.
Ảnh lọt vào vòng chung kết ở hạng mục Close Up của tác giả George Karbus.
Ảnh thắng giải ở hạng mục New Creativity của tác giả Daniel Vojtech, chụp vận động viên Tomas Slavik trong một studio ở Prague, CH Séc.
Ảnh thắng giải ở hạng mục Spirit của tác giả Chris Burkard, chụp ở Unstad, đảo Lofoten, Na Uy.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của David Carlier.
Ảnh lọt vào vòng chung kết của tác giả Benjamin Ginsberg, chụp vận động viên Bobby Okvist trên ngọn sóng ở Wedge, bãi biển Newport, California.
Ảnh lọt vào chung kết của tác giả Elias Kunosson.
Ảnh lọt vào vòng chung kết hạng mục Illumination của tác giả Nicolas Jutzi.
Trái: Ảnh lọt vào vòng chung kết của Dave Lehl. Phải: Ảnh lọt vào vòng chung kết hạng mục Spirit của Rafal Meszka.
Ảnh lọt vào vòng chung kết hạng mục Close Up của Stuart Gibson.
Xem thêm:
[The Big Picture] Cuộc thi ảnh Red Bull Illume 2013
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
[The Big Picture] Những bức ảnh thắng giải ở cuộc thi Red Bull Illume 2013
Đại học Monash tìm cách khắc phục đặc tính dễ ăn mòn của magiê
Khung Nikon D800 bằng hợp kim magiê.
Hợp kim magiê (Magesium - Mg) là một vật liệu thường được sử dụng trpmg các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu lực tốt. Magiê có cường độ chịu lực riêng rất cao, nhẹ hơn nhôm và đặc biệt được ưa chuông vì dễ gia công bằng máy và khả năng đúc khuông thành dạng lưới. Tuy nhiên, hợp kim magiê lại dễ bị ăn mòn. Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Monash (Úc) mới đây đã nghĩ ra một ý tưởng độc đáo và tiềm năng có thể giải quyết được vấn đề cố hữu của hợp kim magiê. Theo đó, họ sẽ làm nhiễm độc các phản ứng hóa học gây ăn mòn hợp kim magiê bằng cách bổ sung nguyên tố Asen (Arsenic - As).
Hợp kim magiê được xem là một giải pháp thay thế trọng lượng nhẹ đối với các thành phần bằng nhôm, titan và thép trong nhiều ứng dụng vận tải và hàng không. Tuy nhiên, hợp kim này dễ bị mòn và thường không thể được thay thế cho những kim loại không ăn mòn trong các ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy cao với nhiều điều kiện môi trường. Kết quả là hợp kim magiê chỉ được sản xuất khoảng 1 triệu tấn mỗi năm so với con số hơn 50 triệu tấn hợp kim nhôm.
Những nghiên cứu và phát triển được thực hiện trong thập kỷ trước đã giải quyết một số vấn đề nhất định của hợp kim magiê. Scandi (Scandium - Sc) và gadolini (Gadolinium - Gd) đã được bổ sung giúp kìm hãm khuynh hướng tăng nhiệt của magiê và đặc tính dễ cháy cũng được giảm thiểu bằng cách thêm canxi (Ca) vào hỗn hợp.
Thế nhưng, khả năng chống ăn mòn của magiê hợp kim vẫn không được cải thiện nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, sự hiện diện của sắt (Fe), nickel (Ni), đồng (Cu) và coban (Co) trong hợp kim magiê kích hoạt mạnh mẽ quá trình ăn mòn. Các kim loại này có giới hạn hòa tan rắn (có nghĩa trên một tỉ lệ rất nhỏ, chúng kết tủa như các hợp chất liên kết kim loại ngay bên trong cấu trúc hợp kim) và trên thực tế, chúng có đặc tính điện hóa phù hợp để hoạt động như các cathode hoạt hóa, làm mất nước và lượng magiê từ hợp kim.
Nếu hợp kim magiê có lượng các kim loại trên ít hơn, nó sẽ được cải thiện khả năng chống ăn mòn. Sự hiện diện của sắt có thể được giải quyết bằng cách thêm nhiều mangan (Manganese - Mn) vào hợp kim. Tuy nhiên, việc duy trì tỉ lệ chính xác các kim loại trong cấu trúc hợp kim magiê lại làm tăng giá trị vật liệu và không thật sự giải quyết được vấn đề ăn mòn.
Nhóm nghiên cứu tại đại học Monash dẫn đầu bởi giáo sư Nick Birbilis đã tìm cách bổ sung một loại chất gây ngộ độc cathode vào hợp kim magiê. Các chất ngộ độc cathode làm cản trở phản ứng khử cực âm, chiếm giữ nguyên tử hydro bên trong cấu trúc của một kim loại. Điều này ngăn cản sự hình thành của khí hydro tự do cần có để cân bằng quá trình ăn mòn hóa học. Những chất độc cathode gây ức chế phản ứng khử cực âm có thể kể đến như asen (As), antimon (Stibium - Sb), lưu huỳnh (S), selen (Selenium - Se) và telua (Tellurium - Te). Kết quả là khi thêm asen ở tỉ lệ 1/3% vào hợp kim magiê, tỉ lệ ăn mòn của hợp kim trong dung dịch muối đã giảm xuống gần 1/10.
Nghiên cứu đầu tiên của giáo sư Birbilis nhằm mục đích chứng minh nguyên lý của việc sử dụng chất ngộ độc cathode. Phòng thí nghiệm của giáo sư Birbilis hiện tại đang làm việc với các nhà tài trợ để phát triển một loạt các hợp kim magiê không ghỉ có thể thương mại hóa.
Birbilis nói: "Đây là một phát hiện quan trọng và kịp thời. Trong một thời đại khi yếu tố trọng lượng nhẹ góp phần làm giảm mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải, nhu cầu về các hợp kim magiê được sử dụng trong mọi thứ từ thiết bị điện tử cầm tay đến phương tiện vận tải hàng không và đường bộ ngày một tăng. Các sản phẩm magiê nhanh chóng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp nhưng vẫn gặp phải trở ngại bởi tỉ lệ ăn mòn cao. Phương pháp sử dụng asen mà chúng tôi khám phá giờ đây đang được thử nghiệm như một chất phụ gia chức năng bổ sung vào các hợp kim thương mại hiện có. Phát hiện của chúng tôi sẽ giúp phát triển thế hệ sản phẩm từ magiê tiếp theo với đặc tính không gỉ cao hơn."
Mặc dù thép không gỉ đang được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta nhưng magiê không gỉ rõ ràng vẫn có tiềm năng thay đổi cục diện.
Song song với đại học Monash, đại học Wales và CSIRO cũng tham gia vào quá trình nghiêm cứu. Một báo cáo về nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Electrochemistry Communications.
P/S: Hợp kim magiê được sử dụng khá phổ biến trong thế giới thiết bị số. Rất nhiều dòng laptop doanh nhân/doanh nghiệp với phần vỏ được làm bằng magiê. Toshiba Portege, HP EliteBook, Dell ATG và Panasonic ToughBook là những cái tên điển hình. Ngoài ra, các nhà sản xuất máy ảnh như Nikon, Canon, Pentax cũng thường sử dụng hợp kim magiê để chế tạo khung, vỏ máy để tăng khả năng chống va đập.Theo: Gizmag; Đại học Monash
Olympus hé lộ mẫu máy ảnh mirrorless mới: có thể là OM-D E-M1
Hãng máy ảnh Olympus vừa tiết lộ trên website của hãng về một mẫu máy ảnh mới sắp ra mắt tại IFA 2013. Thông qua những tin đồn chúng ta có thể thấy hãng sẽ ra mắt mẫu máy ảnh OM-D E-M1, phiên bản tiếp theo của dòng máy OM-D E-M5 rất được ưa chuộng đã ra mắt đầu năm 2012. E-M1 sẽ là mẫu máy ảnh cao cấp hơn E-M5 nhờ thiết kế hầm hố hơn, thông số kỹ thuật cũng cao hơn như cảm biến 16 MP, hệ thống lấy nét mới, đồng bộ flash 1/320 giây, tích hợp kết nối Wi-Fi. Ngoài ra máy cũng được giới thiệu cùng ống kính M.ZUIKO DIGITAL ED 12-40mm f/2.8 PRO. Mẫu ống kính có tầm tiêu cự tương đương 24-80mm f/2.8 trên khổ phim 35mm.
Olympus E-M1 được thiết kế mang phong cách vừa cổ điển và hiện đại với tay cầm máy lớn, hệ thống điều khiển đa dạng và nhiều tính năng. Theo hình rò rỉ thì máy có hệ thống điều khiển khá giống E-M5 nhưng được trải rộng ra khắp máy, phím bấm lớn hơn. Một bánh xe điều khiển thông số nằm xung quanh nút chụp, trong khi công tắc nguồn nằm ở phía bên trái kính ngắm EVF. Mặt sau chưa có hình ảnh tiết lộ nhưng chắc chắn máy sẽ có màn hình có khả năng lật đa chiều. Ngoài ra model này còn có một cổng kết nối đèn flash rời giống với các mẫu DSLR cao cấp.
Máy có thông số dự kiến bao gồm cảm biến CMOS 16 MP kích thước M4/3, màn hình 3" cảm ứng có khả năng lật đa chiều, kính ngắm EVF 2,36 triệu điểm ảnh, hỗ trợ tốc độ chụp 1/8000 giây với 10 fps tối đa, dải ISO lên đến 25.600. Máy có hệ thống lấy nét 81 điểm, đồng bộ đèn flash 1/320 giây và tích hợp kết nối Wi-Fi.
M.ZUIKO DIGITAL ED 12-40mm f/2.8 PRO là một mẫu ống kính đa năng có tiêu cự 24-80mm và khẩu độ f/2.8 được thiết kế cho nhiều tình huống chụp hàng ngày, độ mở lớn. Hình rò rỉ còn cho thấy ống kính có một phím bấm L-Fn. Rất có thể đây là một phím bấm bổ sung với tuỳ chọn tính năng tương tự như Samsung i-Fn trên dòng NX.
Mặc dù chưa rõ thời điểm giới thiệu chính xác nhưng máy sẽ có mặt tại IFA 2013 từ ngày 6/9 đến 11/9/2013.Nguồn: photographybay, photorumors
Nokia giới thiệu HERE Auto, nền tảng bản đồ và dẫn đường sẽ tích hợp sẵn lên xe hơi
Nokia cho biết họ đang phát triển HERE Auto, một nền tảng bản đồ và hệ thống dẫn đường có thể tích hợp sẵn lên chức năng định vị của xe hơi, cho phép người dùng tra bản đồ, tìm địa điểm cần đến cả khi có kết nối internet lẫn offline. HERE Auto có hướng dẫn bằng giọng nói, bản đồ hiển thị nhiều kiểu và cảnh báo những thông tin phụ như đường 1 chiều, tốc độ tối đa cho phép của đoạn đường đó cũng như tính toán quãng đường đi tối ưu. Nền tảng này trước mắt sẽ xuất hiện trên Windows Phone và trong tương lai sẽ có cả cho iOS lẫn Android.
Không những vậy, khi kết nối internet thì thông qua đám mây, Nokia HERE Auto còn có khả năng lưu trữ giúp người dùng những thông tin như: cài đặt điểm đến, điểm đi ưa thích và đồng bộ với các thiết bị khác, cập nhật bản đồ liên tục về tình trạng xe cộ, tìm điểm đổ nhiên liệu gần nhất, tìm nơi đậu xe, thậm chí là xem dự báo thời tiết. Sắp tới Nokia sẽ tung ra HERE Auto cho người dùng Windows Phone, hãng cho biết cũng đang hợp tác với Continental để đưa nền tảng này tích hợp sẵn lên những mẫu xe hơi ra mắt thị trường trong năm sau.HERE Auto hỗ trợ xem giá xăng ở Mỹ, Canada, Châu ÂuVideo về HERE Drive, dẫn đường cho xe hơi
Dùng Here Drive trên Lumia
Một trong những ứng dụng mà mình hay dùng mỗi khi dùng máy Lumia là ứng dụng dẫn đường Here Drive. Hôm nay mình xin chia sẻ với anh em để anh em có thể sử dụng hiệu quả hơn chiếc điện thoại của mình. Here Drive là ứng dụng dẫn đường offline và miễn phí hoàn toàn. Có nhiều bản đồ khác nhau trên thế giới dĩ nhiên là có bản đồ Việt Nam và giọng nói dẫn đường bằng Tiếng Việt. Mình nghĩ ứng dụng này sẽ rất hữu ích cho anh em khi đến một thành phố mới hoặc là muốn an tâm khi đi từ thành phố này qua thành phố khác.
Trong bài này sẽ có 3 phần. Phần đầu là nói về cách thức xác định một địa điểm để Here Drive dẫn chúng ta đến. Phần giữa là trải nghiệm dẫn đường bằng giọng nói của Here Drive và phần cuối là hướng dẫn cài đặt, tải bản đồ, tải giọng nói điều khiển trên Here Drive.
1 - Xác định vị trí
Chúng ta có thể tìm một địa điểm nào đó trực tiếp từ Here Drve. Các địa điểm nổi bật đã được Nokia tích hợp sẵn trong bản đồ nên chúng ta có thể dễ dàng tìm ra. Chúng ta cũng có thể tự lưu các địa điểm mà chúng ta hay lui tới như Nhà, Cty, quán nhậu... để mỗi lần từ vị trí nào đó chúng ta có thể quay về nhanh. Một cách không truyền thống là nếu chúng ta không tìm đc vị trí nào trên bản đồng của Here Drive thì chúng ta dùng Here Map và chỉ vào địa điểm đó và bắt Here Drive dẫn đến.
2 - Trải nghiệm dẫn đường với giọng nữ Việt
Sau khi chúng ta đã xác định được vị trí cần đi thì máy sẽ tính toán quãng đường và chỉ chúng ta đi từng ngõ một (turn by turn, cái này tự dịch). Nếu đoạn nào đó chúng ta biết hoặc vô tình vượt qua thì máy sẽ tính lại hướng khác. Trong quá trình sử dụng của mình đôi lúc máy cũng dẫn đi những đường xa hơn là mình biết. Cho nên anh em nên phối hợp cả kinh nghiệm và máy. Nhưng với anh em không biết đường thì đến đích là hạnh phúc.
3 - Tải phần mềm
Here Drive trước đây là Nokia Drive, được cài sẵn trên các máy Lumia. Việc chúng ta cần làm là tải bản đồ cần dùng và giọng điều khiển về. Bản đồ mới nhất (cập nhật cách đây khoảng 1 tháng) của Việt Nam có dung lượng 91Mb và giọng điều khiển nữ Việt có dung lượng khoảng 5Mb. Chúng ta cũng nên chọn đơn vị đo lường phù hợp với đường Việt Nam là M và Km.
Trải nghiệm nhanh camera trên Sony Xperia Z Ultra
Trong thời gian trải nghiệm Sony Xperia Z Ultra mình có chụp một số hình ảnh bằng chiếc điện thoại to này. Hôm nay xin chia sẻ với các bạn những bức ảnh gốc và có một số nhận xét về khả năng chụp ảnh của Z Ultra. Qua các bức ảnh này, các bạn cũng có thể tự đưa ra những nhận xét cho riêng mình về camera trên Z Ultra.
Có vẻ Sony không chú trọng chức năng chụp ảnh trên Z Ultra, nên chiếc máy không thực sự mang lại cảm giác ấn tượng về khả năng này. Cảm biến của Sony Xperia Z Ultra là Exmor RS for Mobile, độ phân giải 8MP. Ở điều kiện đủ sáng thì mọi việc có vẻ ổn, nhưng thiếu sáng là nhược điểm của Z Ultra sẽ bộc lộ khá rõ. Khó lấy nét, ảnh mờ và noise, ngoài ra thì chức năng zoom làm cho hình bị vỡ. Một yếu điểm khác của Z Ultra là không có đèn flash đi kèm cho nên việc chụp ảnh ban đêm rất khó.
Để bù lại, Sony trang bị cho Xperia Z Ultra rất nhiều tính năng tuỳ chỉnh mà bạn có thể tìm thấy trên những chiếc máy ảnh compact thông thường, chỉ duy nhất có thua một tính năng là không chỉnh được khẩu độ và tốc độ. Khi để máy ở chế độ Tự động cao cấp thì tất cả mọi thông số sẽ được máy quyết định, bạn chỉ phải lo canh bố cục và chọn điểm lấy nét mà thôi. Còn nếu muốn tuỳ chỉnh nhiều hơn, thì chuyển qua chế độ bình thường, tại đây các bạn có thể chỉnh lại EV, ISO, WhiteBlance, chế độ đo sáng, chế độ lấy nét, HDR… Z Ultra cũng cho lựa chọn nhiều chế độ chụp khác nhau như Soft Skin (dành cho chân dung), chụp đêm, chụp thú cưng, phong cảnh, đồ ăn, bãi biển… Bạn cũng có thể chọn chế độ chụp liên tục với 3 mức tốc độ khác nhau, chọn hiệu ứng về màu sắc hoặc ống kính, trong đó có cả Fisheye và Kaleidoscope (kính vạn hoa).
Z Ultra cho 4 tuỳ chọn độ phân giải khi quay video, gồm FullHD, HD, VGA và MMS. Khi quay phim bạn có thể chọn chế độ quay ở từng hoàn cảnh khác nhau, chỉnh được WhiteBlance hay EV,… Với màn hình 6,4", việc thao tác một tay để chụp ảnh hay quay phim hơi khó chịu, vì rất dễ rớt, ở chế độ chụp dọc thì còn có thể chứ quay ngang thì bạn nên cầm 2 tay.
Các bức ảnh dưới đây là ảnh gốc, mình chỉ giảm kích thước để có thể up lên web. Các bạn có thể tải về và xem ảnh đúng kính thước tại đây.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)