Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Hình ảnh offline Mac Pro chiều nay (anh em có hình thêm vào nhé)

Tinhte_offline_macpro_ copy.
Mình đang có một chiếc Mac Pro và dĩ nhiên là không thiếu màn hình 4K, ổ Thunderbolt Raid... Mọi thứ đang được thiết lập để anh em có thể đến và xem. Mac Pro là một trong những tác phẩm tuyệt vời của Apple cho những người làm việc thực sự nhưng không hy sinh về kiểu dáng, không gian, tiếng ồn. Cho dù bạn chẳng phải là người làm phim, làm hình làm gì đó chuyên nghiệp thì bạn vẫn có thể đến để xem một thiết kế tuyệt vời. Cafe Tinh tế ở 390/7 đường 3 Tháng 2, Quận 10, vào cafe.tinhte.vn để xem bản đồ.

untitled-2.untitled-3.untitled-4.untitled-5.untitled-6.untitled-7.untitled-8.untitled-9.untitled-10.untitled-11.untitled-12.untitled-13.untitled-14.untitled-15.untitled-16.untitled-17.untitled-18.untitled-19.untitled-20.untitled-21.untitled-22.

X-36 - Mẫu UAV tuyệt vời trong lịch sử hàng không do Boeing sản xuất

tinhte_UAV_X-36.

Máy bay không người lái (UAV) đã trở nên phổ biến và được áp dụng không chỉ trong quân sự mà còn nhiều lĩnh vực khác phục vụ con người. Trong quá trình phát triển UAV có sự phát triển thầm lặng của chiếc máy bay X-36, kết quả của 1 dự án máy bay tiêm kích không thành công. Dù dự không được chính thức chế tạo và đưa vào sử dụng rộng rãi, nhưng các nhà nghiên cứu gọi đây chính là chiếc máy bay không người lái thú vị nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới.

Vào năm 1989, các hãng sản xuất máy bay Phantom Works, McDonnell Douglas (sau đó được sáp nhập vào Boeing) và NASA đã bắt đầu phát triển máy bay X-36. Đây là máy bay tiêm kích được trang bị những công nghệ tiên tiến, vượt trội vào thời điểm bấy giờ với thiết kế không đuôi và khả năng tăng tốc cực kỳ nhanh có thể so sánh với dòng máy bay MiGs do Liên Xô chế tạo.

Tuy nhiên, do những yếu tố như thời gian, chi phí chế tạo, nhu cầu sử dụng và chưa được kiểm định chính thức nên cuối cùng cả NASA và Boeing đã không sản xuất một mô hình hoàn chỉnh cũng như chính thức đưa vào biên chế sử dụng. Thay vào đó, nhóm phát triển đã chọn phát triển bộ đôi máy bay không người lái UAVs với kích thước nhỏ hơn 28% trong dự án khác mang tên "X-36 Tailless Fighter Agility Research Aircraft vehicles”

Được chế tạo trong vòng 28 tháng dựa trên kỹ thuật của mô hình cũ, và tiêu tốn khoảng chi phí 17 triệu đô la, các mẫu UAV mang tên X-36 ra đời với kích thước nhỏ, trọng lượng 870 kg lúc đầy nhiên liệu, chiều dài thân 5,79 mét, cao 0,91 mét, chiều dài sải cánh 3 mét và được điều khiển bởi 1 phi công tại trạm mặt đất. Mẫu UAVs trên tương tự như các thế hệ drone hiện nay và được trang bị hệ thống fly-by-wire của Boeing cho phép điều khiển động cơ phản lực cánh quạt Williams International F112 đặt phía sau với lực đẩy 949 J.

X-36 không sử dụng đuôi định hướng như các thế hệ máy bay khác. Thay vào đó, X-36 được trang bị 2 cánh phụ gần mũi máy bay và sử dụng vòi phun định hướng đẩy đặt phía sau nhằm điều khiển máy bay chuyển hướng.

X-36 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 17 tháng 5, 1997 và 31 chuyến bay thành công trong 25 tuần sau đó với tổng cộng 16 giờ bay trên không bằng 4 phiên bản phần mềm điều khiển khác nhau. Kết quả cho thấy X-36 có khả năng điều khiển tuyệt vời và vượt trội hơn so với các dự án trước đó. X-36 đã đặt được độ cao hơn 6500 mét với góc tấn tối đa là 40 độ và đạt tốc độ tối đa là 105 m/s. Chương trình đã đạt được mục tiêu đề ra và đạt được thành công ngoài sự mong đợi của các nhà nghiên cứu.

Mặc dù đã thực hiện hết sức thành công và an toàn những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nhưng cuối cùng dự án nghiên cứu đã bị hủy bỏ và âm thầm chấm dứt vào tháng 11 năm 1997. Nguyên nhân được đưa ra đơn giản chỉ vì X-36 đã vượt xa công nghệ tại thời điểm bấy giờ. Hiện tại, các mẫu máy bay không người lái X-36 đang được trưng bày tại Viện bảo tàng không quân quốc gia Hoa Kỳ.

Đoạn video ngắn một chiếc UAV X-36 tailless đang cất cánh



Theo Gizmodo
Tham khảo NASA, WiKi, NAFM, FAS, MF

Nghiên cứu lý giải nguyên nhân một số người không hề có cảm xúc khi nghe nhạc

mat_cam_xuc_nghe_nhac.

Đôi khi bạn mời một người nào đó nghe bài hát rất hay mà bạn yêu thích nhưng người đó lại không hề có một cảm xúc gì khi nghe nó. Bạn cho rằng có thể bài hát đó không thuộc thể loại mà người đó thích? Tuy nhiên, vẫn còn có 1 trường hợp khác xảy ra.

Mới đây, nhà thần kinh học Josep Marco-Pallerés tại đại học Barcelona cùng với các nhà nghiên cứu thực hiện công trình nghiên cứu khám phá lý do tại sao một số người lại lãnh đạm với âm nhạc. Josep cho biết: “Đối với một số người, âm nhạc không phải là một thứ để họ thưởng thức. Âm nhạc không thể tác động gì đến cảm xúc của những người này.”

Để giải đáp nguyên nhân vấn đề, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 30 sinh viên đại học và cho họ làm 1 bài kiểm tra đáng giá tâm lý nhằm chia ra làm các nhóm: rất nhạy cảm với âm nhạc, nhạy cảm mức vừa phải và hoàn toàn không nhạy cảm.

Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, các nhà khoa học đã đảm bảo rằng những đối tượng tham gia vẫn trong tình trạng sức khỏe tâm lý bình thường và không bị mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hoặc bị lãng tai. Tất cả những chứng bệnh trên đều tác động không nhỏ với cảm xúc của người nghe đối với âm nhạc.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi nhịp tim và tuyến mồ hôi của các sinh viên trong suốt quá trình nghe nhạc. Các bản nhạc được chọn theo tiêu chí quen thuộc với người nghe do theo một nghiên cứu trước đó, người ta sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với những bản nhạc mà mình từng nghe.

Marco-Pallerés cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu họ nghe những bản nhạc mà họ yêu thích và hầu hết mọi người đều làm theo. Thậm chí, chúng tôi phải tìm các bản nhạc mà họ yêu cầu tại nhà riêng của họ do trong phòng thí nghiệm không đáp ứng được.”

Kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên đã được công bố trên tạp chí Current biology. Một số người tham gia đã không có bất cứ biểu hiện gì về thể chất cũng như cảm xúc mặc dù họ đã nghe những bài hát buồn hoặc hạnh phúc. Họ không hề thoáng buồn mặc dù ca sĩ đã trình bày ca khúc vô cùng sầu thảm và nhịp tim của họ cũng không có bất cứ phản ứng nào.

Để kiểm chứng, nhóm nghiên cứu dùng 1 mẹo: cho các sinh viên chơi 1 trò chơi có liên quan đến âm nhạc và người thắng cuộc sẽ được 1 số tiền rất lớn. Những người không phản ứng với âm nhạc lại có cảm xúc rất mạnh mẽ với trò chơi được bày ra với biểu hiện là nhịp tim tăng mạnh. Sau 1 năm, những sinh viên trên được thực hiện thử nghiệm lại 1 lần nữa và kết quả vẫn không đổi.

Kết quả trên không hề nhầm lẫn với sở thích về âm nhạc. Trong bài kiểm tra, các sinh viên được yêu cầu đánh giá tác động của âm nhạc đối với họ theo thang điểm từ 1 đến 10. Những người không phản ứng với âm nhạc đều có xu hướng chọn đánh giá ở mức 5 điểm.

Các nhà nghiên cứu gọi tên trường hợp này là “sự mất khoái cảm âm nhạc đặc thù.” (specific musical anhedonia). Trên quan điểm tâm lý học, thuật ngữ “mất khoái cảm” (anhedonia) được dùng để diễn tả những người không có khả năng nhận biết niềm vui từ những hoạt động nào đó trong khi hầu hết mọi người đều có cảm xúc ngược lại.

Biện pháp kiểm chứng bằng mẹo tiền thưởng cho thấy “sự mất khoái cảm” trong âm nhạc thuộc về phần tiềm thức của con người. Marco-Pallerés cho biết: “Bây giờ chúng ta đã biết được có tồn tại chứng “mất khoái cảm trong âm nhạc”. Giờ đây là dùng bộ môn thần kinh học để lý giải vấn đề trên.”

Nhóm nghiên cứu dự định sẽ thực hiện thử nghiệm mới sử dụng ảnh chụp cộng hưởng từ để nghiên cứu hệ thống não của những người lãnh cảm với âm nhạc.

Thí nghiệm đầu tiên của các nhà nghiên cứu đã chứng thực được có tồn tại chứng “mất khoái cảm với âm nhạc.” Tuy nhiên vẫn chưa thể tìm hiểu căn nguyên của vấn đề và câu hỏi vẫn còn để ngỏ. Thậm chí các nhà nghiên cứu dự đoán rằng triệu chứng trên còn được chia thành nhiều hình thức khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng triệu chứng trên có liên quan đến những quan điểm về tiến hóa của con người.

Tuy các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng trên. Nhưng kết quả nghiên cứu đầu tiên đã phần nào giải thích được một số câu hỏi của chúng ta đặt ra. Đồng thời, chúng ta đã hiểu được “tại sao người ta lại bỏ tiền ra để đi tới một buổi trình diễn ca nhạc?”

Theo Theverge

Những đặc điểm tạo nên một Ferrari 458 Speciale thật đặc biệt

video.

Speciale trong tiếng Ý có nghĩa là "đặc biệt", đó là tên gọi cho phiên bản cao cấp của dòng xe 458 Italia mà Ferrari ra mắt cuối năm ngoái. Không như F430 với bản đặc biệt là 430 Scuderia, lần này Ferrari chỉ đơn thuần lấy tên gọi Speciale cho bản đặc biệt của 458 Italia, chiếc xe thể thao hai cửa với động cơ 4.5L V8. 458 Speciale hầu như không khác 458 Italia về thiết kế nhưng Ferrari đã thành công khi làm cho xe mạnh mẽ hơn, tăng tốc nhanh hơn, dừng lại cũng nhanh hơn và đắt hơn so với 458 Italia bản tiêu chuẩn.

Ferrari-458-Speciale-1[2].458 Speciale như tên gọi là phiên bản đặc biệt của dòng 458 Italia. Trước đây, phiên bản đặc biệt của F430 có tên Scuderia và với 458 Italia thì nó đơn giản chỉ là Speciale (tiếng Ý có nghĩa là đặc biệt) mà thôi.

23948_orig.458 Speciale có nhiều nâng cấp để giúp nó mạnh mẽ hơn 458 Italia, điển hình như việc sử dụng động cơ 4.5L V8.

Ferrari-458-Speciale-5[2].Không chỉ tăng sức mạnh về động cơ, chiếc 458 "Đặc biệt" này còn sử dụng nhiều vật liệu nhẹ như sợi carbon hay nhôm.

FFBD4DC8C3273033C8D2843EF5F298.Động cơ của 458 Speciale cho công suất 597 mã lực (458 Italia là 562 mã lực). Xe có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong 2,8 giây, tốc độ tối đa 325km/h.

2014-ferrari-458-speciale-45-liter-v-8-engine-photo-551831-s-986x603.Tỉ số nén cao lên tới 14:1, cao nhất trong ngưỡng những động cơ V8 đã giúp 458 Speciale có được công suất gần 600 mã lực trong khi dung tích động cơ chỉ 4.5L.

2014-ferrari-458-speciale-wheel-and-brake-caliper-photo-551815-s-1280x782.Ferrari trang bị hệ thống phanh Extreme Design như trên chiếc LaFerrari 1,3 triệu đô Mỹ cho 458 Speciale. Đây là phanh đĩa gốm carbon mà Brembo làm riêng cho Ferrari, nó cho phép chiếc xe dừng lại trong quãng đường ngắn hơn.

19f9xj8bdot5d.
Cận cảnh đĩa phanh gốm - carbon kích thước lớn của xe.

ferrari-458-speciale-designboom03.
Michelin Pilot Sport Cup2 kích thước 20” là lốp tiêu chuẩn.

Ferrari-458-Speciale-3[2].
Speciale có dải sơn chạy dọc thân xe, cái mà Italia không có được. Đây là màu sắc quen thuộc của đội đua Bắc Mỹ Ferrari, bất kỳ chiếc 458 Speciale nào cũng có dải màu này.

Ferrari-458-Speciale-7[2].
Một số công nghệ xe đua F1 được Ferrari ứng dụng trên 458 Speciale như kiểm soát lực kéo F1-Trac, ly hợp kép F1, hộp số tự động 7 cấp, khóa vi sai e-Diff…

2014-ferrari-458-speciale-tachometer-photo-551827-s-1280x782.
Hộp số mới cho phép Speciale lên số nhanh hơn 20% so với 430 Scuderia và về số 44% nhanh hơn.

Untitled-1.
458 Speciale (màu đỏ) sở hữu mặt trước thể thao hơn nhờ cụm ba-đờ-sốc mới so với 458 Italia (màu vàng).

2014-Ferrari-458-Speciale-rear-view.
Hai ống xả lớn trên Speciale, nó cho ra thứ âm thanh phấn khích khác thường. Không chỉ là âm thanh từ động cơ V8 đơn thuần, nó được làm để tạo ra sự khác biệt so với Italia hay Spider.

2014-ferrari-458-speciale-interior-photo-551817-s-1280x782.
Nội thất của 458 Speciale có nhiều chi tiết làm tự sợi carbon như ốp cửa, bệ trung tâm, vô-lăng. Phần còn lại là sự pha trộn giữa da và nhựa, nỉ… Những chi tiết màu đen được khâu chỉ viền đỏ nổi bật.

2014-ferrari-458-speciale-interior-photo-551818-s-1280x782.
Ghế ngồi kiểu thể thao với hai đai dây bảo hiểm, logo ngựa chồm màu đỏ nổi bật phía trên.

2014-ferrari-458-speciale-instrument-cluster-photo-551819-s-986x603.
Bảng đồng hồ trung tâm với cụm đồng hồ đo vòng tua ở giữa và đồng hồ tốc độ lệch về phía phải.

2014-Ferrari-458-Dashboard.
Vô-lăng đúng chất xe đua F1 với nút khởi động, các nút chỉnh chế độ, chức năng lái.

Thông số kỹ thuật Ferrari 458 Speciale:
  • Động cơ 4.5L V8
  • Công suất 597 mã lực
  • Hộp số 7 cấp tự động
  • Thời gian tăng tốc 0 - 100km/h trong 2,8 giây
  • Tốc độ tối đa 325km/h
  • Dẫn động cầu sau
  • Dài x rộng x cao: 4571mm x 1951mm x 1203mm
  • Trục cơ sở dài 2650mm
  • Trọng lượng khô 1290kg
  • Giá tiêu chuẩn 298.000 USD
Nguồn: Tổng hợp