Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

[Tổng hợp] Các bàn phím tiếng Việt tốt cho thiết bị Android

2467756_Ban_phim_tieng_Viet_Android.

Bàn phím tiếng Việt là một trong những ứng dụng quan trọng nhất mà anh em cần phải cài đặt và thiết lập sau khi sắm cho mình một thiết bị Android hoặc sau khi reset lại máy. Trong bài viết ngày hôm nay mình xin tổng hợp lại một số bàn phím tiếng Việt tốt để anh em tham khảo. Thực chất thì trước đây mình cũng từng nói về vụ này rải rác trong một số bài viết rồi, còn bây giờ tập hợp nó vào một chỗ và phân tích chi tiết hơn về tính năng để anh em dễ theo dõi.

1. Bộ gõ tiếng Việt mặc định của các hãng sản xuất

Hiện nay HTC, Samsung, Sony và LG đều đã có tích hợp bàn phím tiếng Việt của riêng họ lên các máy chính hãng bán ra tại Việt Nam. Hầu hết những bàn phím này đều cho phép chúng ta nhập liệu theo kiểu TELEX. Mặc định những bàn phím này sẽ xuất hiện sẵn và bạn có thể xài thử chúng, nếu cảm thấy thích và phù hợp thì tiếp tục sử dụng, còn không thì đổi sang các giải pháp thay thế mà mình giới thiệu ở bên dưới nhé.

2468072_2467961_Bo_go_theo_may.

Tóm tắt lại thì:
  • Bộ gõ của Samsung: ngoài kiểu TELEX thì còn hỗ trợ thêm cả VNI nữa. Ưu điểm là các phím tách biệt và dễ gõ. Cơ chế dự đoán từ cũng khá thông minh và chính xác, cho phép đổi theme sáng/tối. Nhược điểm của bàn phím này đó là vẫn để lại phím dấu của cách gõ cũ, gây lệch bàn phím, phải mất thời gian làm quen.
  • Bộ gõ của HTC: hỗ trợ TELEX và VNI, giao diện đồng nhất với hệ thống, tuy nhiên các phím quá to lại dính liền với nhau nên dễ gõ sai, độ nhạy chỉ ở mức bình thường.
  • Bộ gõ của Sony: cho phép đổi theme, hỗ trợ gõ TELEX, độ nhạy rất tốt, tuy nhiên phím hơi nhỏ nên gõ chưa được thoải mái lắm. Riêng với bộ gõ này thì các bạn có thể flash nó vào thiết bị không phải do Sony sản xuất để trải nghiệm. Cách làm chi tiết thì mời xem bài này.

2. Laban Key

Đây là một trong những bàn phím tiếng Việt tốt nhất cho Android mà mình từng thử qua. Nó được phát triển dựa trên bàn phím gốc từ Google nhưng đã được chỉnh sửa lại để tương thích với cả kiểu gõ VNI lẫn kiểu TELEX thông dụng hiện nay. Kích thước phím hợp lý, khoảng cách giữa các phím vừa đủ, tốc độ phản hồi nhanh, hỗ trợ multitouch là những điểm mạnh của bàn phím này. Thông qua đó thì việc nhập liệu của chúng ta cũng được chính xác hơn. Nói riêng về TELEX thì Laban hỗ trợ tốt kiểu bỏ dấu cuối chữ. Ví dụ như khi mình cần viết chữ Trường thì Laban cho phép gõ theo kiểu truongwf, hoặc chữ Cuộc thì gõ được kiểu cuocoj. Trong khi đó, một số bàn phím tiếng Việt khác cho Android bắt buộc phải bỏ dấu ngay sau kí tự, mình cảm thấy không thoải mái lắm.

2467797_Laban.

Laban hỗ trợ chúng ta thay đổi giao diện của bàn phím nên không lo nhàm chán. Bạn có thể xem theme của Android 4.0 Ice Cream Sandwich, theme trắng của KitKat, bàn phím xám hoặc tối màu theo kiểu truyền thống, thậm chí còn có cả theme iOS 6, iOS 7, màu hồng (rất hợp với nam), màu trắng đủ cả. Nếu thích thì bạn cũng có thể chỉnh lại kích thước phím khi dùng máy ở chế độ màn hình dọc hoặc màn hình ngang riêng lẻ, khoảng trống giữa hai phím là bao nhiêu, thiết lập bảng gõ tắt cũng như kích cỡ kí tự in trên từng phím.

Một thông tin thú vị mà mình biết được từ một người bạn thì Laban Key do Phạm Kim Long viết ra. Anh Long cũng chính là tác giả của bộ gõ Unikey nổi tiếng trên các máy Windows mà chúng ta vẫn còn dùng đến tận bây giờ.

Tải về bộ gõ Laban Key (miễn phí)

3. GoTiengViet

Bộ gõ này thì khá nổi tiếng trong thế giới Android rồi. Cũng như Laban Key, GoTiengViet cung cấp cho chúng ta cả kiểu gõ TELEX, VIQR lẫn VNI, có một số tùy chỉnh về theme (nhưng ít hơn Laban) cũng như cho phép cài đặt kích cỡ phím. Sẵn đây cũng chia sẻ luôn với anh em đó là trên những màn hình lớn thì chúng ta nên tăng kích cỡ phím (khoảng 110% hoặc 120% tùy sở thích), nhất là khi sử dụng máy theo chiều dọc, chứ nếu để mặc định thì việc gõ hơi khó. GoTiengViet do tác giả Trần Kỳ Nam viết ra, người cũng là lập trình viên của bộ gõ tiếng Việt cùng tên xuất hiện trên cả Windows lẫn OS X.

Tương tự như LabanKey, GoTiengViet cũng hỗ trợ gõ tắt để tiết kiệm thời gian nhập liệu. Ngoài ra nó còn có thêm chế độ tùy chọn bản mã Unicode hoặc VIQR. Mình biết là hiện nay hầu hết các cơ quan, tổ chức đều đã chuyển sang xài Unicode nhưng nếu khi cần VIQR thì anh em cũng có giải pháp để sử dụng đó là GoTiengViet.

2467796_Gotiengviet.

Tốc độ hoạt động của GoTiengViet khá tốt, thời gian phản hồi nhanh và chạy ổn định, tuy nhiên có một điểm mình chưa hài lòng đó là bộ gõ này xài trên tablet chưa ngon, kích thước phím bị nhỏ lại nhìn vừa kì cục vừa không còn dễ dùng như trên điện thoại nữa. Tương tự khi xoay ngang bàn phím trên điện thoại cũng thế. Nếu bạn đang dùng máy tính bảng Android thì mình đề xuất xài Laban Key hoặc Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB mà mình giới thiệu bên dưới.

Tải về GoTiengViet (miễn phí)

4. Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB

Lại thêm một bộ gõ nữa được phát triển dựa trên bàn phím gốc của Android. Tuy nhiên, không như Laban Key, bàn phím này không có nhiều tùy chỉnh mà chỉ tập trung vào trải nghiệm gõ. Tốc độ của bàn phím này cực kì nhanh, độ phản hồi rất tốt và hỗ trợ gõ TELEX. Kích thước phím và những thứ liên quan đến bàn phím thì giống với Laban nên mình sẽ không nhắc lại.

2467794_BoGoICS.

Điểm hạn chế của Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB đó là khi bạn gõ tiếng Anh, có một số chữ bộ gõ này không nhận ra nên vẫn tiếp tục để bạn gõ có dấu theo kiểu TELEX, trong khi với Laban Key hay GoTiengViet thì mình không gặp tình trạng này. Nếu bạn muốn một bộ gõ đơn giản, nhẹ nhàng và ngon thì đây cũng là một lựa chọn rất phù hợp.

Tải về Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB (miễn phí)

5. Swiftkey

Đây là một bộ gõ quốc tế được một công ty cùng tên xây dựng. Thực chất Swiftkey đã có mặt từ lâu trên Android nhưng mãi đến năm 2012 thì kiểu gõ TELEX cùng ngôn ngữ Việt mới được tích hợp dưới dạng beta vào bàn phím này (chưa có VNI). Đến nay thì mặc dù ngôn ngữ Việt cũng vẫn còn được Swiftkey thử nghiệm nhưng mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều.

Swiftkey nổi bật với 2 khả năng chính: trượt ngón tay để nhập liệu và dự đoán trước nội dung chuẩn bị nhập. Bình thường chúng ta sẽ gõ từng phím từng phím riêng biệt, còn với Swiftkey thì bạn có thể lướt ngón tay của mình từ ký tự đầu cho đến ký tự cuối của cụm từ. Khi đã hoàn tất chữ nào thì nhấc ngón tay ra, bàn phím sẽ tự động dự đoán chữ rồi nhập vào cho bạn. Mình thử nghiệm thì thấy tính năng trượt này khá thú vị nhưng xài vẫn chưa ngon với tiếng Việt, hầu hết các lần Swiftkey dự đoán sai nên mình phải nhập lại thủ công, mất thêm thời gian nữa.

2467798_Swiftkey.

Còn nếu bạn nhập liệu bằng cách gõ từng phím như bình thường thì khả năng tiên đoán chữ của Swiftkey sẽ làm bạn hài lòng. Trong hầu hết các trường hợp thì Swiftkey biết chính xác những gì mình chuẩn bị nhập nên mình chỉ cần chạm vào từ gợi ý là xong, không phải viết hết từ nên tốc độ gõ rất nhanh. Theo thời gian, Swiftkey sẽ học hỏi việc sử dụng bàn phím của bạn để tự cải tiến cơ sở dữ liệu dự đoán của mình, đồng thời truy cập vào Facebook, Gmail, Google+, Twitter cùng một số dịch vụ online khác để phân tích thói quen ngôn ngữ của chúng ta. Nếu xét về mặt dự đoán từ tiếng Việt thì Swiftkey có lẽ xứng đáng đứng số một hiện nay trên thị trường Android.

Một điểm khác biệt lớn giữa Swiftkey so với các bộ gõ tiếng Việt ở trên đó là Swiftkey có thu phí. Bạn sẽ phải chi 98.000 đồng để sở hữu bộ gõ này. Trước khi quyết định có nên mua hay không thì bạn nên cài thử bản Trial miễn phí, nếu thấy thích thì hãy chi tiền.

Riêng cho các bạn xài tablet: Swiftkey hỗ trợ chia đôi bàn phím để các bạn có thể dễ dàng gõ chỉ bằng hai ngón tay cái trên màn hình lớn. Bạn cũng có thể thu nhỏ và di chuyển bàn phím để nó nổi lên giữa màn hình chứ không bắt buộc phải gắn cố định nó ở cạnh dưới màn hình.

Tải về Swiftkey Trial (miễn phí)
Tải về Swiftkey bản đầy đủ (giá 98.000 đồng)

6. Google Voice Input

Vâng, bạn không đọc nhầm đâu. Mình đang nói đến Google Voice Input, tính năng nhập liệu bằng giọng nói của Google và nó có hỗ trợ tiếng Việt, mà lại hỗ trợ rất tốt nữa đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là mở khung nhập liệu lên, nhấn vào biểu tượng micro trên bàn phím và bắt đầu nói. Bạn sẽ cần đến kết nối Internet để nhận biết chữ, nhưng đừng quá lo lắng bởi tốc độ nhận chữ rất nhanh. Điều mình ấn tượng nhất nằm ở độ chính xác cao, ngay cả khi bạn nói hơi nhỏ hoặc hơi khó nghe thì Google vẫn trả về kết quả một cách ấn tượng.

2467795_Google_Voice.

Các bước để kích hoạt Google Voice Input:
  • Vào trình cài đặt của máy > Ngôn ngữ & Bàn phím > Nhập giọng nói của Google (Google Voice Input)
  • Ở dòng Chọn ngôn ngữ nhập (Input language), chọn Tiếng Việt
  • Thoát ra ngoài, thử mở một ứng dụng bất kì có chỗ gõ chữ. Ví dụ: app nhắn tin
  • Tìm biểu tượng hình chiếc micro trên bàn phím ảo của bạn. Có thể bạn sẽ phải nhấn giữ một phím nào đó để chạy Google Voice Input
  • Khi thấy có hình tròn màu đỏ kêu bạn nói là ổn, bạn chỉ việc nói đến đâu thì chữ sẽ nhảy ra đến đó.
Vậy là xong phần. Anh em có sử dụng bàn phím tiếng Việt nào khác những thứ trên đây thì hãy cùng chia sẻ với mọi người bằng cách bình luận vào ngay trong topic này nhé. Cảm ơn anh em và chúc mọi người vui vẻ.

Mời anh em khoe màn hình Start trên Windows Phone 8.1

Start_screen_Windows_Phone.

Như anh em đã biết thì Windows Phone 8.1 có một tính năng rất hay đó là nó cho phép chúng ta chọn một hình nền cho khu vực Start. Điểm thú vị đó là khi chế độ này đã được kích hoạt lên thì một số ô Live Tile sẽ trở nên trong suốt để chúng ta thấy được ảnh nền bên dưới, không giống với khái niệm wallpaper thường thấy ở các OS di động khác. Hôm nay mình lập topic này để mời anh em khoe giao diện màn hình Start của mình. Nếu anh em có nguồn lấy hình nền đẹp hay các cách sắp xếp Live Tile sáng tạo thì cũng chia sẻ luôn nhé.
  • Cách đổi hình nền Start: Vào Settings > Start + theme (dòng đầu tiên) > chọn nút Choose Photo. Xong!
  • Cách chụp màn hình: Nhấn nút nguồn + nút tăng âm lượng cùng lúc, nghe tiếng "chạch" và màn hình chớp một cái là được
  • Trên Windows Phone 8.1, anh em có thể đính kèm hình ảnh và tải lên Tinh tế ngay từ trong Internet Explorer 11. Nút Đính kèm ảnh xuất hiện ngay trong khung post bài của anh em
Mình sẽ bắt đầu trước tiên nhé.

wp_ss_20140419_0002.

Phân tích cấu hình: "HTC One M8" và "Samsung Galaxy S5"

tinhte.vn-s5-m8.

S5 và M8 chính là hai hình ảnh đối nghịch nhau trong ngôn ngữ thiết kế điện thoại, một chiếc có vỏ nhựa luôn bị nhiều chỉ trích còn một chiếc thì vỏ nhôm nguyên khối, đáp ứng chính xác nguyện vọng của một đại bộ phận người dùng. Nhưng mà cái quan trọng nhất vẫn là cảm giác sử dụng trong thực tế. Vậy vỏ nhôm có tốt hơn vỏ nhựa một cách toàn diện không? Còn cấu hình, chip Exynos 5 so với Snapdragon 801 ra sao? Mời các bạn cùng xem và phân tích.

Thiết kế, chất liệu vỏ máy
M8 cho cảm giác cầm thích hơn do có mặt lưng làm bằng nhôm nguyên khối, người cầm dễ dàng có được cảm giác chắc chắn, sang trọng pha lẫn sự cao cấp của một chiếc máy. Lớp vỏ này được bọc hết sang cả bốn cạnh tạo cảm giác liền lạc rất hiện đại. Tuy vậy đôi lúc nó hơi bẩn một tí. Máy dễ dàng nóng lên khi chạy các ứng dụng nặng, chất liệu nhôm giúp tản nhiệt tốt nhưng tay của chúng ta lại phải hứng chịu cái nhiệt được tản ra đó, dễ làm cho ta đổ mồ hôi tay và sau một lúc sử dụng sẽ để lại những vệt bẩn do mồ hôi để lại.

untitled-7.

Còn S5 tuy vẫn dùng vỏ nhựa nhưng đã có một sự cải thiện "nhỏ mà lớn". Cụ thể: bề mặt tấm lưng không còn phẳng như những sản phẩm trước, thay vào đó nó được gia công gồ ghề với nhiều rãnh nhỏ nằm chi chít, sau cùng là hàng trăm cái lỗ nằm lõm xuống bề mặt nắp lưng. Kết quả: chúng ta có một cái vỏ tuy nhựa mà không phải nhựa vì nó khác hẳn so những chiếc máy khác, cảm giác sần sùi giống như da. Vấn đề vệ sinh của S5 cũng đỡ hơn một chút vì nó không bám dấu tay vì nhờ có mặt lưng lồi lõm, khó bám vết bẩn. Tuy nhiên, các cạnh của S5 lại không đẹp bằng M8. Cạnh của S5 có hai cái rãnh khá lớn và được gia công giống như là có một lớp xi kim loại ở bên trên. Mình chưa sử dụng S5 đủ lâu để biết cái viền này có bền hay không nhưng nó luôn làm cho mình một cảm giác là viền dễ bị bong tróc.

untitled-5.
Phím Home cứng của S5 có chất lượng khá bèo, có lẽ việc ôm đồm thêm cảm biến vân tay đã làm cho nút Home không còn ngon như những sản phẩm trước. Cảm giác bấm không còn êm. Còn M8 thì không sử dụng phím cứng, toàn bộ 3 phím ảo đều được đặt lên trên màn hình.

Chất liệu nhựa cũng giúp S5 nhẹ hơn đối thủ sử dụng vỏ nhôm, 145 gram so với 160 gram mặc dù S5 là chiếc máy có màn hình to hơn. Còn kích thước thì cũng không có nhiều khác biệt, S5 bè hơn còn M8 thì cao hơn một chút nên cũng không có gì nghiêm trọng để phán xét cả.

Cảm giác nhìn (màn hình)
S5 là chiếc có màn hình to hơn: 5,1" so với 5" của M8. S5 lùn hơn M8 một chút nhưng bè hơn về chiều ngang. Ở đây mình cộng cho S5 một điểm, lý do:
  • Chiều ngang rộng hơn sẽ hiển thị được nhiều thông tin hơn trong cùng một dòng, trang web hay cửa sổ văn bản nhờ đó sẽ ngắn đi và chúng ta ít phải cuộn màn hình hơn.
  • Thân thiện với mắt người vì mắt chúng ta ưa nhìn chiều ngang hơn là chiều dọc. Bề ngang màn hình càng rộng thì chúng ta càng dễ đọc, số lần đưa mắt nhìn lên xuống khi hết dòng sẽ bớt đi nên chúng ta sẽ cảm thấy đỡ mỏi mắt hơn. Viết đến đây mình cảm thấy nhớ lại những chiếc Optimus VU của LG với màn hình tỷ lệ 4:3 gần như vuông vức, đọc chữ rất là thích.
Màn hình M8 thon hơn theo chiều dọc nên khi nhìn ở tư thế nằm ngang sẽ thích hơn, và nó cũng có một số ưu điểm nhất định:
  • Xem ảnh phong cảnh rất thích vì nó cho cảm giác dài và rộng, thể hiện được nhiều chi tiết của một bức ảnh.
  • Chụp hình tự sướng ngon hơn vì chụp được nhiều người hơn.
Thực tế thì chúng ta sử dụng máy ở tư thế đứng nhiều hơn chứ ít khi phải cầm ngang máy. Do đó màn hình của S5 mang lại nhiều hiệu quả sử dụng hơn.

Màn hình
Màn hình S5 to hơn M8 chỉ 0,1", một cái lùn bè còn một cái thì thon dài, tùy sở thích mỗi người mà bạn hãy tự đánh giá cho mình, tuy nhiên đừng quên đọc lại những đánh giá của mình ở phần trên. Do cùng có độ phân giải là Full-HD mà kích thước màn hình lại nhỏ hơn nên mật độ điểm ảnh (PPI) của M8 cao hơn S5. Tuy nhiên cả hai chỉ số PPI này đều cao quá 400 điểm nên chúng ta không thể phân biệt được sự khác nhau này đâu. Hình ảnh của cả hai máy đều rất mịn, cho cảm giác nhìn mềm mại rất thích mắt.

Về chất lượng hiển thị: S5 cho hình ảnh sáng hơn, rực rỡ hơn, màu sắc rất sống động nhưng dễ bị cháy hình và màu trắng hơi ngả sang màu xanh. Còn M8 cho màu sắc trung thực hơn, màu trắng ít bị ngả màu. Còn xét kỹ đến mức độ cơ bản nhất giữa Super AMOLED và Super LCD3 thì các bạn có thể đọc lại đoạn so sánh dưới đây:

Ưu và nhược điểm của Super AMOLED:
  • Có thể phát sáng rất nhanh từng điểm ảnh một trên màn hình, nhanh hơn khoảng 1.000 lần so với màn hình LCD nên nó phù hợp với các thiết bị có màn hình lớn ví dụ như tablet hoặc phablet vì hình ảnh có thể được hiển thị nhanh và chính xác trên toàn bộ màn hình.
  • Có thể phát sáng hoặc tắt từng điểm ảnh đơn lẻ nên màu đen được hiển thị đẹp nhất (vì đơn giản là nó không phát sáng điểm ảnh màu đen đó). Màu đen sẽ đen đúng như bản chất của đen, giúp tạo ra độ tương phản tốt giữa các mảng màu.
  • Có gam màu rộng, thể hiện được nhiều dải màu khác nhau nhưng lại có nhược điểm là màu sắc thường bị đẩy lên quá nhiều, quá sặc sỡ so với thực tế.
  • Tích hợp luôn lớp màn hình cảm ứng vào lớp nền màn hình nên loại bỏ được khoảng trống giữa 2 lớp này, giúp màn hình mỏng hơn, nhẹ hơn, cảm ứng nhạy hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và dễ nhìn hơn dưới trời nắng do ít bị hiện tượng phản chiếu.
  • Màu sắc ít tươi tắn hơn màn hình LCD.
Ưu và nhược điểm của Super LCD3:
  • Cũng tích hợp hai lớp màn hình và lớp cảm ứng lại làm một như Super AMOLED nên có các ưu điểm tương tự đó là màn hình mỏng hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm pin, cảm ứng nhạy hơn và ít bị phản chiếu nên có thể nhìn rõ dưới điều kiện ánh sáng mạnh.
  • Tiết kiệm pin nhiều nhất khi thể hiện màu trắng do nó sử dụng đèn nền chiếu sáng toàn bộ màn hình (ví dụ như lướt web vì đa số các trang web đều dùng màu nền này). Trái ngược với Super AMOLED là màu đen sẽ tiết kiệm được pin nhất.
  • Màu đen không đẹp như Super AMOLED vì nó vẫn được chiếu sáng chứ không phải tắt hoàn toàn.
  • Super LCD3 là sự cải tiến so với Super LCD2 và Super LCD, màn hình sáng hơn, góc nhìn rộng hơn và có tần số quét nhanh hơn, giúp ảnh không bị mờ trong các cảnh chuyển động nhanh ví dụ như chơi game hoặc xem phim.
Bảng so sánh cấu hình giữa Galaxy S5 và HTC One (M8)
tinhte.vn-s5-m8.
Camera
Tinh Tế đã có nhiều bài trải nghiệm camera của S5 lẫn M8. Mời các bạn xem:​
Camera của S5 có ưu điểm là quay được phim 4K mượt mà với tốc độ 30 khung hình/giây, có nhiều tính năng phụ trợ như tăng cường xóa phông (Selective Focus), quay và chụp HDR theo thời gian thực (chưa bấm nút chụp), tốc độ lấy nét nhanh... M8 cũng không hề thua kém với hệ thống camera kép 4MP dùng để tăng cường hiệu ứng xóa phông.

Hiệu năng
Bên dưới là bảng so sánh điểm số benchmark của S5 và M8 thông qua 3 phần mềm AnTuTu, Geekbench 3 và Quadrant Advanced.
tinhte.vn-bench-s5-m8.
S5 bản thương mại ở Việt Nam sử dụng chip Exynos 5 tám nhân còn M8 dùng chip bốn nhân Snapdragon 801 của Qualcomm. Chip Exynos thường có hiệu năng kém hơn so với Snapdragon và điểm số benchmark đã cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Hình ảnh
Samsung Galaxy S5

HTC One (M8)