Bản quyền nói riêng và bản quyền sách là một vấn đề khá phức tạp ở Việt Nam. 2 năm trước Alezaa đã giới thiệu một hệ thống phân phối sách điện tử khá tốt nhưng họ vẫn chưa thành công. Trải qua bản 2.0 với khá nhiều thay đổi về tính năng nhưng lại làm người dùng rối, Alezaa quay trở lại với bản 3.0 đơn giản hơn rất nhiều, tập trung vào những gì cốt lõi nhất. Vậy liệu sự trở về của đứa con xa quê (làm sách giáo khoa ở Thụy Điển, mở kho sách quốc tế ở Nhật đầu tháng 7) có giúp chúng ta có được những trải nghiệm tốt hơn?
Giao diện:Nếu bạn nào từng dùng ứng dụng Alezaa trước kia sẽ thấy giao diện của Alezaa 3.0 đơn giản hơn trước rất nhiều, tất cả các yếu tố thừa đã bị loại bỏ khỏi màn hình, chỉ giữ lại những gì cơ bản và tối ưu nhất, sạch sẽ hơn rất nhiều. Ngay cả những thao tác thừa không cần thiết cũng bị loại bỏ, một ví dụ dễ thấy nhất là thay vì bắt người dùng phải chọn quyển sách nào, Alezaa 3.0 sẽ tự động mở lại quyển sách bạn đọc gần nhất, tiết kiệm cho chúng ta khá nhiều thao tác phức tạp.Các thanh này chỉ hiện lên khi được gọiCó thể nói Alezaa 3.0 đã giống như một người đọc sách viết cho người đọc sách hơn là một ứng dụng của lập trình viên tự tưởng tượng rồi viết ra. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy ứng dụng chia làm 3 mảng khác nhau một cách rõ ràng. Ở giao diện đọc, chúng ta chỉ thấy chữ và chữ, những đường viền, thanh menu bar... bị loại bỏ hoàn toàn. Chỉ khi nào bạn chạm vào trung tâm máy thì chúng mới hiện lên để người dùng chỉnh sửa. Các nút menu cũng được thiết kế lại thông minh hơn, không còn bị chuyển sang màn hình khác nữa mà hiển thị dưới dạng popup. Trong phần note, bạn có thể gõ trực tiếp tại màn hình đọc mà không phải chuyển qua trang khác như một số phần mềm trên thị trường.Alezaa cùng Kindle là 2 ứng dụng duy nhất cho phép highlight qua nhiều đoạnBạn có thể xem video để hiểu rõ hơn.Kho sách trong ứng dụng hoàn toàn mới:
Một trong những điểm cực kỳ khó chịu của app Alezaa cũ là nó hỗ trợ hệ thống mua sách cực kỳ tồi, sách thường xuyên không có (out of stock) và nếu có thì rất mắc so với việc mua trực tiếp trên website do tính bằng đô la Mỹ. Trên Alezaa 3.0, chúng ta có trang web di động m.alezaa.com và nó đã được tích hợp vào ứng dụng giúp cho chúng ta có trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Bạn sẽ không phải mua từng quyển sách bằng tiền nữa mà chuyển qua một hệ thống coins. Người dùng có thể mua coins bằng thẻ cào điện thoại hoặc dùng thẻ tín dụng, paypal hay hệ thống in-app purchase của iOS. Nếu dùng phương pháp cuối thì mỗi đô la sẽ tương ứng với 20 coins (20 ngàn đồng), tốt hơn hẳn so với việc phải trả quá nhiều tiền chêch lệch như hệ thống cũ.Nhân nói về website di động, trang web m.alezaa.com cũng đã được cải tiến triệt để. Trải nghiệm trên site giống hệt với trải nghiệm trên app, tức là bạn sẽ không bị bối rối giữa những phiên bản khác nhau. Tiên tiến hơn, website cũng đã nhúng những câu lệnh liên quan tới ứng dụng, khi bạn mua một quyển sách nào đó trên website thì chỉ cần bấm chữ “tải về”, ứng dụng sẽ tự động mở ra để chúng ta có thể đọc ngay lập tức.
Magic Eyes:
Tính năng mới và vui vẻ nhất trên Alezaa 3.0 vì nó cho phép chúng ta đọc sách miễn phí. Hãy tưởng tượng thế này:
Bạn đến một quán cafe ngồi chờ bạn gái. Xui làm sao hôm đó bạn bị bỏ bom, cafe đã kêu rồi đành ngồi uống cho đỡ lỗ! Báo thì lúc nào cũng đọc vì ngày ngày đến văn phòng có biết làm gì khác đâu, game thì chơi cũng chán! Khi này chúng ta mới nhớ tới sách, người bạn thân thiết. Mà đọc sách thì tốn tiền, ngoài việc dùng sách lậu thì bạn có thể dùng Magic Eyes của Alezaa để đọc sách bản quyền miễn phí trong khi lại có những quyển sách rất mới, sách lậu chưa có. Tuỳ vào quán cafe mà Alezaa sẽ cho chúng ta đọc những quyển sách khác nhau. Ví dụ như cafe Tinhte.vn là cafe công nghệ thì bạn có thể đọc sách về Google, Apple.... còn cafe mà giới doanh nhân hay ngồi thì chúng ta có thể đọc Quốc Gia Khởi Nghiệp hay các sách về kinh doanh, cafe cho teen hay trà sữa thì đọc sách ngôn tình....Magic Eyes sẽ giới hạn số lần bạn có thể đọc cuốn sách đó ở mỗi quán cafe (ví dụ 7 lần) hoặc thời gian đọc (ví dụ một lần 1 tiếng)... nhưng nó cũng giúp chúng ta giết thời gian và phần nào biết được nội dung của quyển sách.
Các tính năng khác:
Có một vài tính năng nhỏ cũng được Alezaa bổ sung vào phần mềm của họ, đó là những thứ như Both Margins Advance. Khi kích hoạt, dù bạn chạm vào viền trái hay phải thì ứng dụng cũng sẽ lật qua trang tiếp theo chứ không quay trở lại khi chạm viền trái và sang trang với viền phải. Để quay lại bạn sẽ dùng thao tác vuốt. Cá nhân mình đánh gia đây là một cải tiến tuyệt vời vì hầu hết chúng ta đều sang trang, ít khi quay lại nhưng rất nhiều phần mềm không cho phép tuỳ chỉnh điều này, người dùng phải với ngón tay rất khó chịu.
Tốc độ cũng là một điểm mạnh của Alezaa 3.0, không hiểu họ đã cải tiến điều gì nhưng ứng dụng này hoàn toàn nhanh hơn hẳn, thậm chí độ trễ khi lật trang còn thấp hơn iBooks và Amazon Kindle, cực kỳ ấn tượng. Điểm làm mình không hài lòng duy nhất về tốc độ là khi tải nhiều sách về cùng một lúc thì Alezaa 3.0 vẫn đơ đơ như bản cũ. Trên thực tế, chỉ trong những lần cài ứng dụng đầu tiên chúng ta mới phải tải liên tiếp nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng. Nếu không tính hình nền thì dung lương của Alezaa 3.0 khi tải về chỉ khoảng 1MB, rất nhẹ.
Trong trường hợp bạn đã đăng ký qúa 5 thiết bị và muốn xoá bớt để đọc trên máy khác thì Alezaa đã cho phép chúng ta thực hiện điều đó thông qua m.alezaa.com/resetdevices.php thay vì phải email nhờ hỗ trợ như trước kia.
Hiện tại bạn chỉ có thể tải phiên bản này cho iOS, bản Android vẫn là 2.1 và sẽ có nâng cấp trong 1-2 tháng tới.
Kết luận:
Khó có thể tìm được một giải pháp đọc sách bản quyền tiếng Việt nào tốt hơn Alezaa ở thời điểm này. Họ có một kho sách phong phú nhất và ứng dụng cũng thuận tiện nhất cho người đọc. Xét trên phạm vi thế giới thì giải pháp của Alezaa cũng đã đạt tầm quốc tế, điều đó đã được chứng minh qua việc gầy dựng kho sách bản địa trên 50.000 quyển ở Thuỵ Điện và đặc biệt là việc trình diễn sắp tới ở hội chợ sách điện tử Tokyo (eBooks Expo Tokyo), một trong những hội trợ sách điện tử lớn nhất thế giới.
Ngay tại Việt Nam thì có vẻ như Alezaa cũng đã có những phản hồi tích tực từ phía người dùng. Ở thời điểm mình viết bài này, họ đang đứng đầu trong top tải miễn phí ở hạng mục sách và đứng thứ nếu tính tất cả các ứng dụng & game trên iTunes Store Việt Nam.
Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm về Alezaa thì có thể đọc bài viết về nền tảng sách này của mình và một số tính năng nâng cao của bản A2.
Lưu ý: trong video có một số cảnh trên iPhone bị giựt còn iPad không bị vì iPhone của mình đang dùng iOS 7, iOS 6 hoạt động bình thường.
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013
Đánh giá Alezaa 3.0, nền tảng eBook đã trưởng thành
Nhãn:
alezaa
,
alezaa 3
,
Alezaa 3.0
,
đọc sách bản quyền
,
Máy đọc sách (eBook)
,
sách điện tử
,
Thiết bị công nghệ
Lidar, công nghệ quét laser từ trên không đang giúp cách mạng hóa ngành khảo cổ học
Tuần trước, một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học người Úc Damien Evans đã gây chấn động giới nghiên cứu khi khám phá ra Mahendraparvata, một thành phố bị chôn vùi với niên đại 1.200 năm nằm trong một khu rừng ở Campuchia. Địa điểm phát hiện ra Mahendraparvata cũng khá gần đền Angkor Wat nổi tiếng. Suốt hàng nghìn năm, di tích này nằm im lìm trong rừng cây và chỉ đến khi người ta sử dụng một công nghệ với tên gọi Lidar thì nó mới lộ diện. Lidar là hệ thống được dùng để vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser. Các nhà khảo cổ đã sử dụng nó để quét qua 37 nghìn hecta để rồi phát hiện ra nhiều đền đài được nối với nhau bằng một hệ thống đường xá mà nhìn từ vệ tinh hay đi địa sát thì không thấy gì. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi.
Lidar là gì?
Lidar (đọc là Lai-đa) là chữ viết tắt của Laser Imaging, Detection, and Ranging. Theo giải thích của Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, Lidar có thể phát ra tối đa 200.000 xung laser trong mỗi giây. Một bộ lidar cơ bản bao gồm một máy phát laser, một máy scan, một bộ thu nhận GPS được tùy biến. Máy bay và trực thăng là hai loại phương tiện có thể dùng lidar để quét một diện tích rộng. Có hai loại lidar: topographic và bathymetric. Lidar Topographic sử dụng các laser có màu cận với hồng ngoại để vẽ bản đồ mặt đất, trong khi Lidar Bathymetric sử dụng laser xanh lá có khả năng xuyên qua nước để đo tầng đáy biển cũng như lòng sông.
Vậy dữ liệu lidar được thu thập như thế nào? Khi một chùm laser được chiều vào một điểm trên mặt đất, chùm sáng này sẽ bị phản xạ lại. Một cảm biến sẽ thu nhận thông tin của chùm phản xạ để đo khoảng cách dựa theo thời gian di chuyển của xung laser. Kết hợp với dữ liệu về vị trí và phương hướng từ hệ thống GPS cũng như bộ đo quán tính, bộ quét góc, dữ liệu sẽ được đưa ra thành một tập hợp các điểm, gọi là "point cloud". Mỗi point cloud sẽ có tọa độ xác định trong không gian ba chiều (bao gồm kinh độ, vĩ độ và cao độ) tương ứng với vị trí của nó trên bề mặt Trái Đất. Các điểm này sau đó được đem đi dựng thành mô hình.
Thực chất Lidar đã được phát triển từ những năm 1960 và nó đã được dùng trong việc nghiên cứu khí quyển, khí tượng, địa chất bởi Hiệp hội khí tượng thủy văn Mỹ (NOAA) cũng như Tổ chức khảo sát địa lý Hoa Kì. Năm 1994, NASA cũng đã dùng các hệ thống lidar bay theo quỹ đạo nhằm giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự thay đổi của khí hậu cũng như để vẽ bản đồ địa hình của các hành tinh. Gần đây nhất, thành phố New York sử dụng lidar để tạo bản đồ 3D của khu Manhattan để phục vụ cho việc cải tiến kế hoạch chống ngập.Video NASA giải thích về Lidar, trong đó có đoạn mô tả đường đi của xung laser rất hay và dễ hiểu
Lidar cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân tạo với độ chính xác và độ linh hoạt cao. Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ còn dùng lidar để vẽ bản đồ đường bờ biển, cung cấp dữ liệu cho các hệ thống thông tin địa lý, trợ giúp cho những chiến dịch phản ứng nhanh...
Lidar và ngành khảo cổ học
Tuy nhiên, ứng dụng lidar vào ngành khảo cổ học chỉ mới bắt đầu được chú ý từ năm 2010 khi cặp vợ chồng khảo cổ Arlen/Diane Chase (đến từ Đại học Trung tâm Florida) sử dụng nó để nghiên cứu tàn tích của Caracol, một hành phố cổ của người Maya. Nhờ có lidar mà trong vòng 10 tiếng đồng hồ, ông bà Chase đã thu được nhiều dữ liệu địa hình hơn so với việc khám phá khu rừng trong vòng 3 thập kỉ. Từ năm 1983 đến năm 2000, các nhà khảo cỗ vẽ được bản đồ của khoảng 2 nghìn hecta đất. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Lidar, Chase đã vẽ xong bản đồ của 20 nghìn hecta.Bên phải là ảnh vẽ bằng Lidar, bên trái là không ảnh của Cana, một kiến trúc chính trong quần thể di tích Caracol được vẽ bởi vợ chồng nhà khảo cổ Chase
Thế nhưng lidar không chỉ có tiềm năng phát hiện ra những tòa nhà cỡ lớn. Nó còn có thể cung cấp manh mối về quy hoạch của cả một đô thị bằng cách khám phá những khu chợ, đấu trường, quảng trường cũng như những không gian mở khác. Trong một bài viết hồi năm 2011 cho tờ Journal of Archaeological Sciences, Chase và cộng sự của mình dự đoán rằng lidar sẽ thay thế cho phương pháp vẽ bản đồ khảo cổ truyền thống. "Công nghệ này cho phép những nhà khảo cổ ghi chú lại địa hình theo cùng cách mà con người thực hiện, trên nhiều phương diện cùng lúc". Nhóm này cũng từng phát biểu rằng "các nhà khảo cổ ở những vùng nhiệt đới không còn bị giới hạn bởi việc lấy mẫu một cách hạn chế trong bối cảnh bị các tầng cây dày đặc che khuất".
Arlen Chase nói với trang tin The Verge rằng "điều này thật sự là một bước tiến hóa cho ngành khảo cổ. Trong ngành này, không phải lúc nào bạn cũng có đủ hiểu biểu về kích thước mẫu mà bạn thu thập. Rất nhiều lần, bạn chỉ đơn giản là đưa ra những con số ước tính. Lidar cho phép chúng tôi tưởng tượng ra một không gian chính xác để xây dựng và phiên dịch mẫu".
Phát hiện về thành phố Caracol có được là nhờ sự trợ giúp của Trung tâm quốc gia về việc vẽ bản đồ từ trên không (NCALM). Được thành lập vào năm 2003, đây là tổ chức phi thương mại duy nhất cung cấp dịch vụ lidar cho cộng đồng khoa học. Ngoài việc hợp tác cùng với Chases, NCALM còn giúp phát hiện ra tàn tích của "Cuidad Blanca" - Thành phố Trắng huyền thoại ở Honduras. Bởi vì cả hai dự án nói trên đều thu được kết quả lớn, đại diện của NCALM nói rằng họ nhận thấy ngày càng có nhiều nhà khảo cổ tỏ ra hứng thú với lidar. William Carter, một giáo sư tại Đại học Houston và cũng là một nhà khảo sát ở NCALM nói: "Người ta không còn muốn hình ảnh chụp nữa, họ chỉ muốn xem ảnh lidar mà thôi. Thiên nhiên không tự tạo ra các hoa văn hình học trên mặt đất. Đó là những gì con người làm: họ xây nhà, trung tâm thương mại hay kim tự tháp. Khi lidar thu thập được những thứ đó, tự chúng sẽ nhảy về phía bạn".
Trở ngại trong việc sử dụng lidar
Đúng là giới khảo cổ đang rất quan tâm đến tiềm năng to lớn của lidar, tuy nhiên có một vài trở ngại đang ngăn cản việc áp dụng rộng rãi công nghệ này. Vấn đề đầu tiên: tiền đâu? Một hệ thống lidar khá đắt tiền, và một lần khảo sát bằng lidar có thể tiêu tốn đến 150.000$ (lúc nghiên cứu thành phố Caracol thì chi phí lên tới 170.000$). Mỗi năm, NCALM nhận được khoảng 750.000$ tiền tài trợ, do đó tổ chức này chỉ có thể đài thọ cho một vài dự án khảo sát.
Vậy còn kế hoạch dài hạn thì sao? Việc sử dụng lidar có thể rẻ tiền hơn bằng cách lắp đặt chúng lên những máy bay không người lái (UAV), vốn có khả năng hoạt động trong nhiều ngày liên tục và cũng có thể khám phá một diện tích rộng hơn so với việc sử dụng chiếc Cessna 337 mà NCALM đang áp dụng.Chiếc máy bay Cessna 337 được gắn hệ thống lidar vẫn còn tốn nhiều kinh phí để hoạt động
Một thách thức khác của lidar, lần này thì nghiên về phía kĩ thuật: lidar thu thập được một lượng lớn dữ liệu, và hầu hết các nhà khảo cổ học không có khả năng xử lí hết đống đó. Chase nói rằng "bạn cần phải biết cách viết ra những thuật toán để tìm kiếm một số dữ liệu nhất định trong đống này." Nhà khảo cổ này cho biết thêm rằng ông may mắn có người con trai học về khoa học máy tính lẫn khảo cổ học và anh ta đã viết cho Chase một thuật toán để tìm ra những hệ thống dẫn nước ở Caracol. Cùng với những thuật toán khác, ví dụ như cái được dùng để tìm kiếm hang động, nhóm của Chase đã dựng nên một bức ảnh "chân dung" cho thành phổ cổ đại này.
Tất nhiên, vai trò của lidar trong lĩnh vực khảo cổ chỉ mới ở giai đoạn đầu. Các nhà nghiên cứu đang phát triển những thuật toán mới và đa mục đích, còn ban lãnh đạo NCALM thì hi vọng sẽ thu thập được nhiều dữ liệu lidar hơn để có thể phân tích được cỏ ở khu vực khảo sát thuộc loại gì, thành phần đất ra sao. Chase hi vọng lidar sẽ là một cuộc cách mạng không chỉ trong cách mà các nhà khảo cổ thực hiện nghiên cứu mà còn hiển nhiều điều hơn từ các nghiên cứu đó. "Lidar cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, một kích thước thật của vũ trụ."
Nhãn:
Campuchia
,
khảo cổ
,
khảo cổ học
,
Khoa học
,
laser
,
lidar
,
Lidar Bathymetric
,
Lidar Topographic
Đánh giá Alezza 3.0, nền tảng eBook đã trưởng thành
Bản quyền nói riêng và bản quyền sách là một vấn đề khá phức tạp ở Việt Nam. 2 năm trước Alezaa đã giới thiệu một hệ thống phân phối sách điện tử khá tốt nhưng họ vẫn chưa thành công. Trải qua bản 2.0 với khá nhiều thay đổi về tính năng nhưng lại làm người dùng rối, Alezaa quay trở lại với bản 3.0 đơn giản hơn rất nhiều, tập trung vào những gì cốt lõi nhất. Vậy liệu sự trở về của đứa con xa quê (làm sách giáo khoa ở Thụy Điển, mở kho sách quốc tế ở Nhật đầu tháng 7) có giúp chúng ta có được những trải nghiệm tốt hơn?
Giao diện:Nếu bạn nào từng dùng ứng dụng Alezaa trước kia sẽ thấy giao diện của Alezaa 3.0 đơn giản hơn trước rất nhiều, tất cả các yếu tố thừa đã bị loại bỏ khỏi màn hình, chỉ giữ lại những gì cơ bản và tối ưu nhất, sạch sẽ hơn rất nhiều. Ngay cả những thao tác thừa không cần thiết cũng bị loại bỏ, một ví dụ dễ thấy nhất là thay vì bắt người dùng phải chọn quyển sách nào, Alezaa 3.0 sẽ tự động mở lại quyển sách bạn đọc gần nhất, tiết kiệm cho chúng ta khá nhiều thao tác phức tạp.Các thanh này chỉ hiện lên khi được gọiCó thể nói Alezaa 3.0 đã giống như một người đọc sách viết cho người đọc sách hơn là một ứng dụng của lập trình viên tự tưởng tượng rồi viết ra. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy ứng dụng chia làm 3 mảng khác nhau một cách rõ ràng. Ở giao diện đọc, chúng ta chỉ thấy chữ và chữ, những đường viền, thanh menu bar... bị loại bỏ hoàn toàn. Chỉ khi nào bạn chạm vào trung tâm máy thì chúng mới hiện lên để người dùng chỉnh sửa. Các nút menu cũng được thiết kế lại thông minh hơn, không còn bị chuyển sang màn hình khác nữa mà hiển thị dưới dạng popup. Trong phần note, bạn có thể gõ trực tiếp tại màn hình đọc mà không phải chuyển qua trang khác như một số phần mềm trên thị trường.Alezaa cùng Kindle là 2 ứng dụng duy nhất cho phép highlight qua nhiều đoạnBạn có thể xem video để hiểu rõ hơn.Kho sách trong ứng dụng hoàn toàn mới:
Một trong những điểm cực kỳ khó chịu của app Alezaa cũ là nó hỗ trợ hệ thống mua sách cực kỳ tồi, sách thường xuyên không có (out of stock) và nếu có thì rất mắc so với việc mua trực tiếp trên website do tính bằng đô la Mỹ. Trên Alezaa 3.0, chúng ta có trang web di động m.alezaa.com và nó đã được tích hợp vào ứng dụng giúp cho chúng ta có trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Bạn sẽ không phải mua từng quyển sách bằng tiền nữa mà chuyển qua một hệ thống coins. Người dùng có thể mua coins bằng thẻ cào điện thoại hoặc dùng thẻ tín dụng, paypal hay hệ thống in-app purchase của iOS. Nếu dùng phương pháp cuối thì mỗi đô la sẽ tương ứng với 20 coins (20 ngàn đồng), tốt hơn hẳn so với việc phải trả quá nhiều tiền chêch lệch như hệ thống cũ.Nhân nói về website di động, trang web m.alezaa.com cũng đã được cải tiến triệt để. Trải nghiệm trên site giống hệt với trải nghiệm trên app, tức là bạn sẽ không bị bối rối giữa những phiên bản khác nhau. Tiên tiến hơn, website cũng đã nhúng những câu lệnh liên quan tới ứng dụng, khi bạn mua một quyển sách nào đó trên website thì chỉ cần bấm chữ “tải về”, ứng dụng sẽ tự động mở ra để chúng ta có thể đọc ngay lập tức.
Magic Eyes:
Tính năng mới và vui vẻ nhất trên Alezaa 3.0 vì nó cho phép chúng ta đọc sách miễn phí. Hãy tưởng tượng thế này:
Bạn đến một quán cafe ngồi chờ bạn gái. Xui làm sao hôm đó bạn bị bỏ bom, cafe đã kêu rồi đành ngồi uống cho đỡ lỗ! Báo thì lúc nào cũng đọc vì ngày ngày đến văn phòng có biết làm gì khác đâu, game thì chơi cũng chán! Khi này chúng ta mới nhớ tới sách, người bạn thân thiết. Mà đọc sách thì tốn tiền, ngoài việc dùng sách lậu thì bạn có thể dùng Magic Eyes của Alezaa để đọc sách bản quyền miễn phí trong khi lại có những quyển sách rất mới, sách lậu chưa có. Tuỳ vào quán cafe mà Alezaa sẽ cho chúng ta đọc những quyển sách khác nhau. Ví dụ như cafe Tinhte.vn là cafe công nghệ thì bạn có thể đọc sách về Google, Apple.... còn cafe mà giới doanh nhân hay ngồi thì chúng ta có thể đọc Quốc Gia Khởi Nghiệp hay các sách về kinh doanh, cafe cho teen hay trà sữa thì đọc sách ngôn tình....Magic Eyes sẽ giới hạn số lần bạn có thể đọc cuốn sách đó ở mỗi quán cafe (ví dụ 7 lần) hoặc thời gian đọc (ví dụ một lần 1 tiếng)... nhưng nó cũng giúp chúng ta giết thời gian và phần nào biết được nội dung của quyển sách.
Các tính năng khác:
Có một vài tính năng nhỏ cũng được Alezaa bổ sung vào phần mềm của họ, đó là những thứ như Both Margins Advance. Khi kích hoạt, dù bạn chạm vào viền trái hay phải thì ứng dụng cũng sẽ lật qua trang tiếp theo chứ không quay trở lại khi chạm viền trái và sang trang với viền phải. Để quay lại bạn sẽ dùng thao tác vuốt. Cá nhân mình đánh gia đây là một cải tiến tuyệt vời vì hầu hết chúng ta đều sang trang, ít khi quay lại nhưng rất nhiều phần mềm không cho phép tuỳ chỉnh điều này, người dùng phải với ngón tay rất khó chịu.
Tốc độ cũng là một điểm mạnh của Alezaa 3.0, không hiểu họ đã cải tiến điều gì nhưng ứng dụng này hoàn toàn nhanh hơn hẳn, thậm chí độ trễ khi lật trang còn thấp hơn iBooks và Amazon Kindle, cực kỳ ấn tượng. Điểm làm mình không hài lòng duy nhất về tốc độ là khi tải nhiều sách về cùng một lúc thì Alezaa 3.0 vẫn đơ đơ như bản cũ. Trên thực tế, chỉ trong những lần cài ứng dụng đầu tiên chúng ta mới phải tải liên tiếp nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng. Nếu không tính hình nền thì dung lương của Alezaa 3.0 khi tải về chỉ khoảng 1MB, rất nhẹ.
Trong trường hợp bạn đã đăng ký qúa 5 thiết bị và muốn xoá bớt để đọc trên máy khác thì Alezaa đã cho phép chúng ta thực hiện điều đó thông qua m.alezaa.com/resetdevices.php thay vì phải email nhờ hỗ trợ như trước kia.
Hiện tại bạn chỉ có thể tải phiên bản này cho iOS, bản Android vẫn là 2.1 và sẽ có nâng cấp trong 1-2 tháng tới.
Kết luận:
Khó có thể tìm được một giải pháp đọc sách bản quyền tiếng Việt nào tốt hơn Alezaa ở thời điểm này. Họ có một kho sách phong phú nhất và ứng dụng cũng thuận tiện nhất cho người đọc. Xét trên phạm vi thế giới thì giải pháp của Alezaa cũng đã đạt tầm quốc tế, điều đó đã được chứng minh qua việc gầy dựng kho sách bản địa trên 50.000 quyển ở Thuỵ Điện và đặc biệt là việc trình diễn sắp tới ở hội chợ sách điện tử Tokyo (eBooks Expo Tokyo), một trong những hội trợ sách điện tử lớn nhất thế giới.
Ngay tại Việt Nam thì có vẻ như Alezaa cũng đã có những phản hồi tích tực từ phía người dùng. Ở thời điểm mình viết bài này, họ đang đứng đầu trong top tải miễn phí ở hạng mục sách và đứng thứ nếu tính tất cả các ứng dụng & game trên iTunes Store Việt Nam.
Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm về Alezaa thì có thể đọc bài viết về nền tảng sách này của mình và một số tính năng nâng cao của bản A2.
Lưu ý: trong video có một số cảnh trên iPhone bị giựt còn iPad không bị vì iPhone của mình đang dùng iOS 7, iOS 6 hoạt động bình thường.
Nhãn:
alezaa
,
alezaa 3
,
Alezaa 3.0
,
đọc sách bản quyền
,
Máy đọc sách (eBook)
,
sách điện tử
,
Thiết bị công nghệ
Kepler có thể tiếp tục săn tìm ngoại hành tinh nhờ hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn
Vào tháng trước, kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA đã bất ngờ gặp sự cố với bánh điều hướng khiến con tàu không thể duy trì trạng thái chính xác để tiếp tục sứ mạng săn tìm các ngoại hành tinh (exoplanet). Mọi chuyện tưởng chừng như đã chấm hết với Kepler thì mới đây, 2 nhà nghiên cứu Keith Horne tại trường đại học St. Andrews và Andrew Gould đến từ đại học bang Ohio cho rằng Kepler vẫn có thể tiếp tục sứ mạng bằng cách khai thác hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn.
Trước khi bị hỏng, Kepler đã phát hiện được hơn 3000 ngoại hành tinh và 132 trong số đó đã được xác nhận. Kepler săn tìm các ngoại hành tinh bằng cách đo nhưng thay đổi về độ sáng của một ngôi sao chủ khi có một hành tinh bay ngang (phương pháp qua mặt - transit method). Vì vậy, Kepler cần duy trì độ ổn định cực cao trên quỹ đạo và khả năng kiểm soát chính xác để ghi nhận sự dịch chuyển rất nhanh của ngoại hành tinh với ngôi sao chủ mà nó quay quanh. Với việc bánh điều hướng thứ 2 bị hỏng, Kepler không thể duy trì trạng thái cần thiết để tiếp tục nhiệm vụ. Con tàu hiện tại đang nằng trong chế độ nghỉ để tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống tên lửa đẩy và các tấm pin quang điện vẫn hướng trực diện về phía Mặt Trời.
Trở lại với Horne và Gould, ý tưởng của họ dựa trên thực tế rằng không chỉ có duy nhất một phương pháp để phát hiện các ngoại hành tinh. Kepler vẫn có thể tiếp tục sứ mạng dựa trên hiện tượng vi thấu kính hấp dẫn.
Thấu kính hấp dẫn là một sản phẩm từ thuyết tương đối rộng của Einstein. Theo đó, ánh sáng từ một ngôi sao hay một nguồn phát sẽ bị bẻ cong nếu trên đường đi ánh sáng gặp phải những vật thể có khối lượng lớn, tạo ra lực hút hấp dẫn đủ mạnh, làm méo không gian. Lúc này, hình ảnh của ngôi sao hay nguồn phát quan sát được sẽ bị thay đổi, chia làm nhiều phần hoặc được hội tụ làm cường độ ánh sáng tăng lên. Nếu vật thể có khối lượng càng lớn, hiệu ứng càng rõ ràng. Tuy nhiên, thấu kính gây ra bởi các ngôi sao nhỏ vẫn có thể đo được.Ánh sáng từ một nguồn phát ở xa bị bẻ cong khi đi qua một vật thể lớn. Mũi tên màu cam cho thấy vị trí biểu kiến của nguồn sáng phía sau. Trong khi mũi tên màu trắng cho thấy đường đi của ánh sáng từ vị trí thật của nguồn sáng.
Do thấu hính hấp dẫn trong vũ trụ thường bắt nguồn bởi các hố đen hoặc thiên hà nên những thấu kính có tỉ lệ nhỏ hơn được gọi là vi thấu kính. Nếu một hành tinh đang quay quanh một ngôi sao, khối lượng của hành tinh sẽ tạo ra hiệu ứng vi thấu kính và khi di chuyển, nó làm méo không gian. Hiện tượng này có thể đo được và từ những phép đo, nhiều đặc tính của hành tinh có thể được xác định.
Theo Horne và Gould, phương pháp đo vi thấu kính hấp dẫn không yêu cầu Kepler phải duy trì khả năng kiểm soát chính xác như phương pháp đo qua mặt. Hiện tượng hành tinh qua mặt sao chủ xảy ra rất nhanh, do đó Kepler phải liên tục thăm dò nhiều ngôi sao trong một thời gian dài để phát hiện khoảnh khắc này. Trong khi đó, hiện tượng vi thấu kính lớn hơn khoảng 10 lần so với hiện tượng qua mặt. Nó kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng thay vì chỉ trong vài giờ hay vài phút như hiện tượng qua mặt và sự bóp méo do thấu kính có thể được phát hiện trong suốt quá trình xảy ra.
Horne và Gould tính toán rằng từ vị trí trong không gian, Kepler có thể kết hợp với các kính thiên văn mặt đất để nghiên cứu về tất cả các hiện tương vi thấu kính hấp dẫn trong khu vực mà nó đang quang sát. Từ đó, Kepler sẽ cùng với các kính thiên văn mặt đất thực hiện một phép đo có tên "thị sai vi thấu kính" - thực hiện một chuỗi các hình ảnh lập thể để phát hiện các hiệu ứng mà thông thường sẽ rất khó để nhận biết. Nó giống như việc thử xác định khoảng cách đến một vật thể bằng cách nhắm một mắt và nhìn bằng mắt còn lại.
Nếu Kepler được tái định hướng sử dụng, Horne và Gould cho biết nó có thể được dùng để khám phá một loại ngoại hành tinh khác. Phương pháp qua mặt được khai thác tốt nhất đối với những hành tinh quay gần ngôi sao chủ của chúng. Trong khi đó, phương pháp vi thấu kính lại rất phù hợp để tìm kiếm các hành tinh xa hơn. Vì vậy, Kepler có thể phát hiện những hành tinh lạnh, giống Trái Đất bên ngoài vành đai băng - nơi nước có thể hiện diện dưới dạng băng tuyết. Đồng thời, Kepler cũng có thể cung cấp dữ liệu có giá trị về các hệ hành tinh.
Một khi được tìm thấy, phương pháp vi thấu kinh sẽ giúp xác định nhiều đặc tính của hành tinh, chẳng hạn như khối lượng và khoảng cách, vị trí tương quan của nó với ngôi sao chủ và vị trí trong ngân hà. Thêm vào đó, phép đo cũng cho phép phát hiện các hành tinh quay quanh các sao lùn nâu, hố đen vũ trụ và các hệ sao lùn đôi.
Cho đến hiện tại, việc sử dụng Kepler để nghiên cứu về các vi thấu kính hấp dẫn vẫn là một ý tưởng. Nếu NASA quan tâm thì vấn đề còn lại sẽ là những câu hỏi như về mặt kỹ thuật thì liệu có khả thi, chi phí sẽ là bao nhiêu, tái sử dụng Kepler hay chế tạo một tàu vũ trụ mới rẻ hơn và liệu có thể viết lại phần mềm cho Kepler để thực hiện sứ mạng này hay không?
Theo: Gizmag
Nhãn:
Andrew Gould
,
exoplanet
,
Keith Horne
,
Kepler
,
Khoa học
,
kính thiên văn vũ trụ Kepler
,
ngoại hành tinh
,
phương pháp qua mặt
,
transit method
,
vi thấu kính hấp dẫn
Lidar, công nghệ quét laser từ trên không đang giúp cách mạnh hóa ngành khảo cổ học
Tuần trước, một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học người Úc Damien Evans đã gây chấn động giới nghiên cứu khi khám phá ra Mahendraparvata, một thành phố bị chôn vùi với niên đại 1.200 năm nằm trong một khu rừng ở Campuchia. Địa điểm phát hiện ra Mahendraparvata cũng khá gần đền Angkor Wat nổi tiếng. Suốt hàng nghìn năm, di tích này nằm im lìm trong rừng cây và chỉ đến khi người ta sử dụng một công nghệ với tên gọi Lidar thì nó mới lộ diện. Lidar là hệ thống được dùng để vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser. Các nhà khảo cổ đã sử dụng nó để quét qua 37 nghìn hecta để rồi phát hiện ra nhiều đền đài được nối với nhau bằng một hệ thống đường xá mà nhìn từ vệ tinh hay đi địa sát thì không thấy gì. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi.
Lidar là gì?
Lidar (đọc là Lai-đa) là chữ viết tắt của Laser Imaging, Detection, and Ranging. Theo giải thích của Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, Lidar có thể phát ra tối đa 200.000 xung laser trong mỗi giây. Một bộ lidar cơ bản bao gồm một máy phát laser, một máy scan, một bộ thu nhận GPS được tùy biến. Máy bay và trực thăng là hai loại phương tiện có thể dùng lidar để quét một diện tích rộng. Có hai loại lidar: topographic và bathymetric. Lidar Topographic sử dụng các laser có màu cận với hồng ngoại để vẽ bản đồ mặt đất, trong khi Lidar Bathymetric sử dụng laser xanh lá có khả năng xuyên qua nước để đo tầng đáy biển cũng như lòng sông.
Vậy dữ liệu lidar được thu thập như thế nào? Khi một chùm laser được chiều vào một điểm trên mặt đất, chùm sáng này sẽ bị phản xạ lại. Một cảm biến sẽ thu nhận thông tin của chùm phản xạ để đo khoảng cách dựa theo thời gian di chuyển của xung laser. Kết hợp với dữ liệu về vị trí và phương hướng từ hệ thống GPS cũng như bộ đo quán tính, bộ quét góc, dữ liệu sẽ được đưa ra thành một tập hợp các điểm, gọi là "point cloud". Mỗi point cloud sẽ có tọa độ xác định trong không gian ba chiều (bao gồm kinh độ, vĩ độ và cao độ) tương ứng với vị trí của nó trên bề mặt Trái Đất. Các điểm này sau đó được đem đi dựng thành mô hình.
Thực chất Lidar đã được phát triển từ những năm 1960 và nó đã được dùng trong việc nghiên cứu khí quyển, khí tượng, địa chất bởi Hiệp hội khí tượng thủy văn Mỹ (NOAA) cũng như Tổ chức khảo sát địa lý Hoa Kì. Năm 1994, NASA cũng đã dùng các hệ thống lidar bay theo quỹ đạo nhằm giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự thay đổi của khí hậu cũng như để vẽ bản đồ địa hình của các hành tinh. Gần đây nhất, thành phố New York sử dụng lidar để tạo bản đồ 3D của khu Manhattan để phục vụ cho việc cải tiến kế hoạch chống ngập.Video NASA giải thích về Lidar, trong đó có đoạn mô tả đường đi của xung laser rất hay và dễ hiểu
Lidar cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường nhân tạo với độ chính xác và độ linh hoạt cao. Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ còn dùng lidar để vẽ bản đồ đường bờ biển, cung cấp dữ liệu cho các hệ thống thông tin địa lý, trợ giúp cho những chiến dịch phản ứng nhanh...
Lidar và ngành khảo cổ học
Tuy nhiên, ứng dụng lidar vào ngành khảo cổ học chỉ mới bắt đầu được chú ý từ năm 2010 khi cặp vợ chồng khảo cổ Arlen/Diane Chase (đến từ Đại học Trung tâm Florida) sử dụng nó để nghiên cứu tàn tích của Caracol, một hành phố cổ của người Maya. Nhờ có lidar mà trong vòng 10 tiếng đồng hồ, ông bà Chase đã thu được nhiều dữ liệu địa hình hơn so với việc khám phá khu rừng trong vòng 3 thập kỉ. Từ năm 1983 đến năm 2000, các nhà khảo cỗ vẽ được bản đồ của khoảng 2 nghìn hecta đất. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Lidar, Chase đã vẽ xong bản đồ của 20 nghìn hecta.Bên phải là ảnh vẽ bằng Lidar, bên trái là không ảnh của Cana, một kiến trúc chính trong quần thể di tích Caracol được vẽ bởi vợ chồng nhà khảo cổ Chase
Thế nhưng lidar không chỉ có tiềm năng phát hiện ra những tòa nhà cỡ lớn. Nó còn có thể cung cấp manh mối về quy hoạch của cả một đô thị bằng cách khám phá những khu chợ, đấu trường, quảng trường cũng như những không gian mở khác. Trong một bài viết hồi năm 2011 cho tờ Journal of Archaeological Sciences, Chase và cộng sự của mình dự đoán rằng lidar sẽ thay thế cho phương pháp vẽ bản đồ khảo cổ truyền thống. "Công nghệ này cho phép những nhà khảo cổ ghi chú lại địa hình theo cùng cách mà con người thực hiện, trên nhiều phương diện cùng lúc". Nhóm này cũng từng phát biểu rằng "các nhà khảo cổ ở những vùng nhiệt đới không còn bị giới hạn bởi việc lấy mẫu một cách hạn chế trong bối cảnh bị các tầng cây dày đặc che khuất".
Arlen Chase nói với trang tin The Verge rằng "điều này thật sự là một bước tiến hóa cho ngành khảo cổ. Trong ngành này, không phải lúc nào bạn cũng có đủ hiểu biểu về kích thước mẫu mà bạn thu thập. Rất nhiều lần, bạn chỉ đơn giản là đưa ra những con số ước tính. Lidar cho phép chúng tôi tưởng tượng ra một không gian chính xác để xây dựng và phiên dịch mẫu".
Phát hiện về thành phố Caracol có được là nhờ sự trợ giúp của Trung tâm quốc gia về việc vẽ bản đồ từ trên không (NCALM). Được thành lập vào năm 2003, đây là tổ chức phi thương mại duy nhất cung cấp dịch vụ lidar cho cộng đồng khoa học. Ngoài việc hợp tác cùng với Chases, NCALM còn giúp phát hiện ra tàn tích của "Cuidad Blanca" - Thành phố Trắng huyền thoại ở Honduras. Bởi vì cả hai dự án nói trên đều thu được kết quả lớn, đại diện của NCALM nói rằng họ nhận thấy ngày càng có nhiều nhà khảo cổ tỏ ra hứng thú với lidar. William Carter, một giáo sư tại Đại học Houston và cũng là một nhà khảo sát ở NCALM nói: "Người ta không còn muốn hình ảnh chụp nữa, họ chỉ muốn xem ảnh lidar mà thôi. Thiên nhiên không tự tạo ra các hoa văn hình học trên mặt đất. Đó là những gì con người làm: họ xây nhà, trung tâm thương mại hay kim tự tháp. Khi lidar thu thập được những thứ đó, tự chúng sẽ nhảy về phía bạn".
Trở ngại trong việc sử dụng lidar
Đúng là giới khảo cổ đang rất quan tâm đến tiềm năng to lớn của lidar, tuy nhiên có một vài trở ngại đang ngăn cản việc áp dụng rộng rãi công nghệ này. Vấn đề đầu tiên: tiền đâu? Một hệ thống lidar khá đắt tiền, và một lần khảo sát bằng lidar có thể tiêu tốn đến 150.000$ (lúc nghiên cứu thành phố Caracol thì chi phí lên tới 170.000$). Mỗi năm, NCALM nhận được khoảng 750.000$ tiền tài trợ, do đó tổ chức này chỉ có thể đài thọ cho một vài dự án khảo sát.
Vậy còn kế hoạch dài hạn thì sao? Việc sử dụng lidar có thể rẻ tiền hơn bằng cách lắp đặt chúng lên những máy bay không người lái (UAV), vốn có khả năng hoạt động trong nhiều ngày liên tục và cũng có thể khám phá một diện tích rộng hơn so với việc sử dụng chiếc Cessna 337 mà NCALM đang áp dụng.Chiếc máy bay Cessna 337 được gắn hệ thống lidar vẫn còn tốn nhiều kinh phí để hoạt động
Một thách thức khác của lidar, lần này thì nghiên về phía kĩ thuật: lidar thu thập được một lượng lớn dữ liệu, và hầu hết các nhà khảo cổ học không có khả năng xử lí hết đống đó. Chase nói rằng "bạn cần phải biết cách viết ra những thuật toán để tìm kiếm một số dữ liệu nhất định trong đống này." Nhà khảo cổ này cho biết thêm rằng ông may mắn có người con trai học về khoa học máy tính lẫn khảo cổ học và anh ta đã viết cho Chase một thuật toán để tìm ra những hệ thống dẫn nước ở Caracol. Cùng với những thuật toán khác, ví dụ như cái được dùng để tìm kiếm hang động, nhóm của Chase đã dựng nên một bức ảnh "chân dung" cho thành phổ cổ đại này.
Tất nhiên, vai trò của lidar trong lĩnh vực khảo cổ chỉ mới ở giai đoạn đầu. Các nhà nghiên cứu đang phát triển những thuật toán mới và đa mục đích, còn ban lãnh đạo NCALM thì hi vọng sẽ thu thập được nhiều dữ liệu lidar hơn để có thể phân tích được cỏ ở khu vực khảo sát thuộc loại gì, thành phần đất ra sao. Chase hi vọng lidar sẽ là một cuộc cách mạng không chỉ trong cách mà các nhà khảo cổ thực hiện nghiên cứu mà còn hiển nhiều điều hơn từ các nghiên cứu đó. "Lidar cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, một kích thước thật của vũ trụ."
Nhãn:
Campuchia
,
khảo cổ
,
khảo cổ học
,
Khoa học
,
laser
,
lidar
,
Lidar Bathymetric
,
Lidar Topographic
Sơ lược nội dung cuộc phỏng vấn giữa trang Engadget và giám đốc sáng tạo HTC, Daniel Hundt
Ngày hôm qua trang tin công nghệ Engadget đã có dịp trò chuyện và đưa ra một số câu "hỏi ngắn đáp nhanh" với vị giám đốc sáng tạo của HTC, ông Daniel Hundt. Tất nhiên nội dung của buổi nói chuyện này sẽ chỉ xoay quanh công nghệ, sở thích của Hundt và những ý kiến của ông về xu hướng về xu hướng phát triển của smartphone hiện nay. Ngoài ra, Hundt cũng đưa ra một vài dự đoán về thế giới công nghệ trong tương lai. Cụ thể như thế nào, mời các bạn xem phần hỏi đáp dưới đây:
1. Engadget: Món đồ công nghệ nào mà anh sử dụng nhiều nhất?
Daniel Hundt: Không nghi ngờ nào cả, chắc chắn là smartphone của tôi.
2. Engadget: Thiết bị công nghệ nào trong quá khứ mà anh cảm thấy trân trọng nhất?
Daniel Hundt: Là chiếc iPod Touch thế hệ đầu tiên. Đó là món quà mà tôi đã nhận được sau khi kết thúc kỳ thực tập đầu tiên của tôi (ngành thiết kế) tại Phần Lan. Quả thật iPod Touch đã cho tôi một cái nhìn khác về việc thưởng thức và quản lý âm nhạc, tất nhiên cũng không thể nào phủ nhận đó là một chiếc máy nghe nhạc với thiết kế rất đẹp. Tôi nhớ lại rằng lúc đó tôi rất lo sợ về việc mình có thể sẽ làm trầy xước lớp vỏ bằng thép không gỉ của nó (iPod Touch), bởi chiếc máy này rất quý giá với tôi vào thời điểm đó.
3. Engadget: Theo anh, công ty nào đã có những đóng góp lớn nhất trong việc thúc đẩy toàn ngành công nghiệp di động?
Daniel Hundt: Tôi nghĩ đó là Google - một tập đoàn đã phổ cập công nghệ đến với rất nhiều người tiêu dùng. Chúng tôi (HTC) đã sử dụng những dịch vụ của Google và đặc biệt là công cụ tìm kiếm Google một cách vô thức, bởi chúng dường như đã ăn sâu vào trong cách làm việc, cách sống của chúng tôi. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó HTC cũng sẽ làm được điều tương tự với quy mô nhỏ hơn, cụ thể là trong phạm vi trải nghiệm người dùng và thiết kế.
4. Engadget: Anh yêu thích hệ điều hành nào?
Daniel Hundt: Android
5. Engadget: Tên của những thiết bị công nghệ nào mà anh cảm thấy thích thú nhất?
Daniel Hundt: Tôi sẽ nói đó là Walkman, Infobar và Instamatic.
6. Engadget: Nêu những thứ mà anh không thực sự cảm thấy yêu thích?
Daniel Hundt: Bất cứ thứ gì có chữ viết tắt và các con số.
7. Engadget: Ứng dụng nào anh sử dụng nhiều nhất?
Daniel Hundt: Bên cạnh Email, tôi còn sử dụng ứng dụng định vị vị trí và Yelp. Đó là những ứng dụng tốt nhất, bạn sẽ không thực sự cảm thấy trân trọng chúng nếu như bạn đang có chúng, nhưng khi bạn không còn các app đó, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nhớ chúng.
8. Engadget: Đặc điểm gì trên smartphone mà anh cảm thấy khó chịu nhất?
Daniel Hundt: Smartphone đang ăn sâu vào mỗi chúng ta và đã trở thành một thói quen thường ngày. Có một câu hỏi rất cơ bản được đặt ra ở đây là: Liệu được kết nối với mạng xã hội mọi lúc mọi nơi sẽ thực sự sẽ khiến bạn và người thân trở nên gần nhau hơn? Liệu gõ một dòng tin nhắn, đăng một câu status hay nhấn nút "Like" sẽ thực sự hiêu quả hơn một cuộc gọi điện thoại trực tiếp?
9. Engadget: Bạn khâm phục nhất điều gì?
Daniel Hundt: Chính là những gì thể hiện khả năng vô tận, vượt lên trên sức tưởng tượng của con người. Bằng sự sáng tạo của người dùng và những nhà phát triển, smartphone có thể trở thành bất cứ điều gì mà bạn mong muốn - đó cũng là lý do tại sao tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được làm việc trong ngành công nghiệp này.
10. Engadget: Anh có thể cho biết đâu là một thiết bị công nghệ hoàn hảo?
Daniel Hundt: Một thiết bị công nghệ hoàn hảo phải là một chiếc máy không hề có phần cứng - tức là cong người giao tiếp với nhau thông qua một màn hình hiển thị kiểu mới và thông qua các công nghệ giao tiếp tiên tiến.
11. Engadget: Thiết bị lưu trữ đầu tiên của anh là gì?
Daniel Hundt: Có lẽ đó là chiếc máy ghi âm của bố mẹ tôi, tôi đã thực sự bị cuốn hút và chơi với nó như một đứa trẻ. Từng đường nét, phần cứng, khía cạnh của nó đã có một sức hấp dẫn rất lớn đối với tôi. Thật tiếc là tuổi thọ của nó lại quá ngắn ngủi!
12. Engadget: Những tiến bộ công nghệ nào khiến anh cảm thấy ngưỡng mộ nhất?
Daniel Hundt: Đó là các mạng xã hội và tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó đến xã hội và chính trị. Nhờ có chúng, tự do thông tin đã xuất hiện ở những nơi mà trước đây đó là một khái niệm hoàn toàn xa xỉ. Nhìn chung, mạng xã hội là một điều vô cùng tuyệt vời, nhưng cũng chính vì sự bùng nổ của nó, chúng ta cần phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc truyền tải và chuyển tiếp thông tin.
13. Engadget: Điều gì khiến anh cảm thấy căm ghét nhất?
Daniel Hundt: Chính là sự bùng nổ thông tin trong vòng 10 năm qua. Chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều thứ vô nghĩa hằng ngày.
14. Engadget: Khiếm khuyết nào trên thiết bị công nghệ không làm anh cảm thấy khó chịu?
Daniel Hundt: Có lẽ từ "khiếm khuyết" không phù hợp lắm, nhưng tôi cảm thấy ổn khi phải hy sinh một số chức năng nhất định nhằm nâng cao và hoàn thiện hai chức năng chính của một thiết bị công nghệ: giao tiếp và vận hành.
15. Engadget: Điều gì khiến anh cảm thấy không thể chấp nhận nhất?
Daniel Hundt: Tôi là một chàng trai chuyên làm phần cứng, chính vì thế tôi sẽ cực kỳ khó chịu khi tạo một sản phẩm với chất lượng nghèo nàn, với thiết kế vô nghĩa hoặc cẩu thả. Nếu như những điều trên xảy ra, bạn sẽ cảm thấy rằng công ty không đi đúng con đường trong việc tạo cho bạn một trải nghiệm tốt nhất có thể.
16. Engadget: Trong thời điểm nào thì thiết bị công nghệ của anh trở nên hữu dụng nhất?
Daniel Hundt: Đó là khi tôi đi cắm trại, chiếc smartphone đã kiêm luôn vai trò của một chiếc đèn pin. Công nghệ đơn giản nhưng vô cùng tiện ích.
17. Engadget: Hiện anh đang mơ ước thiết bị nào?
Daniel Hundt: Hiện tại thì tôi không có ước mong một thiết bị nào một cách dữ dội cả, tuy nhiên nếu như có một chiếc Leica M8 màu trắng thì thật là tuyệt.
18. Engadget: Nếu anh có thể thay đổi một thứ trong chiếc điện thoại của anh, anh sẽ thay đổi điều gì?
Daniel Hundt: Pin có thể xài được 1 tuần, mà không gây ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của một chiếc điện thoại. Thật không may mắn khi công nghệ pin hiện nay không cho phép chúng ta làm điều này.
19. Engadget: Được kết nối có ý nghĩa gì đối với anh?
Daniel Hundt: Công việc hiệu quả, nhiều tiện ích giải trí.
20. Engadget: Thời điểm nào anh ít trả lời email nhất?
Daniel Hundt: Khi tôi đang chơi game Niners
21. Engadget: Anh đã không "kết nối" lần cuối từ khi nào?
Daniel Hundt: Trên máy bay hoặc bị hết pin, tôi không nhớ chính xác là khi nào. Dẫu vậy, tôi cũng nên chuẩn bị một kỳ nghỉ với smartphone với Internet.
Nhãn:
Daniel Hundt
,
Engadget
,
iPod Touch
,
Leica M8
,
phỏng vấn
,
smartphone
,
Thiết bị công nghệ
,
Tin tức - Sự kiện
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)