Ngày nay, khi nhu cầu chụp ảnh, chia sẻ ảnh trên các mạng xã hội tăng cao, thì tính năng chụp hình trên smartphone ngày càng được xem trọng. Chất lượng camera trên điện thoại đã trở thành tiêu chí quan trọng trong việc chọn mua điện thoại. Có trong tay một chiếc điện thoại với camera tốt, chúng ta sẽ kịp lưu giữ lại những khoảng khắc diễn ra bất chợt, và chia sẽ ngay lập tức lên mạng xã hội, điều mà những chiếc DSRL không làm được.
Bài viết này sẽ chia sẻ cảm giác sử dụng và cung cấp hình ảnh chụp bởi 3 chiếc điện thoại mới nhất (Galaxy S4, LG G2, SKY A880) của 3 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Hàn Quốc Samsung, LG và Pantech.
Cả 3 chiếc điện thoại Galaxy S4, G2 và Sky A880 đều đựơc trang bị camera 13PM, đèn flash LED. Camera của Galaxy S4 được trang bị khá nhiều tính năng thú vị như chụp cùng lúc 2 camera trước và sau, xóa đối tượng thừa, chụp kèm âm thanh... Tuy nhiên những tính năng này chủ yếu là để vọc và chụp vài lần đầu, về sau chúng ta chắc chắn sẽ không thường xuyên sử dụng.
Camera trên LG G2 13MP, không đổi so với những chiếc điện thoại thế hệ trước như LG Optimus G, GK hay G pro, tuy nhiên LG nói rằng G2 là chiếc điện thoại tốt nhất của hãng hiện nay, camera của G2 có tích hợp chế độ chống rung quang học OIS.
Chiếc điện thoại còn lại là SKY A880 vừa ra mắt cách đây 1 tuần tại thị trường nội địa Hàn Quốc. Camera trên điện thoại Pantech chưa bao giờ được đánh giá cao, mặc dù hãng đã trang bị số điểm ảnh 13MP từ khá lâu (điện thoại A840 đã sở hữu camera 13MP).
Cảm giác chụp Cả 3 chiếc điện thoại điều không được trang bị nút cứng chụp hình, đây có lẽ là xu hướng chung của các điện thoại hiện nay. Số lượng phím cứng được tinh giản 1 cách tối đa. Đối với LG G2 thậm chí không còn phím cứng nào trên thân máy.
Giao diện S4 và A880 bố trí nút chụp hình và nút quay phim đồng thời. Sau khi kích họat camera chúng ta có thể chụp hình hoặc quay phim chỉ bằng 1 thao tác nhấn. Trong khi đó G2 bố trí 1 nút chuyển giữa chụp hình và quay phim. Để bắt đầu quay phim sau khi kích hoạt camera chúng ta phải thao tác 2 lần. Chuyển qua chế độ quay phim và nhấn nút quay, sau đó muốn chuyển qua chế độ chụp hình chúng ta phải thao tác ngược lại. Tất nhiên cả 3 camera đều được trang bị tính năng chụp hình và quay phim đồng thời.
Cả 3 camera đều đựơc tích hợp sẵn khá nhiều hiệu ứng. S4 được trang bị rất nhiều các chế độ chụp, trong đó các tính năng được cho là mới mẻ như Dual shot (chụp ảnh cùng lúc với 2 camera), Eraser (xóa đối tượng thừa trong ảnh), Drama (chụp ảnh chuyển động liên tục), Sound & shot (chụp hình kèm âm thanh). Camera của G2 cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi cũng được trang bị những tính năng tương tự như trên, các chế độ chụp tương tự của G2 như Dual Camera (chụp ảnh cùng lúc với 2 camera), Shot & Clear (xóa đối tượng thừa trong ảnh)... Trong khi đó giao diện và tính năng camera trên SKY A880 có vẻ không đổi so với các thế hệ trước.
Thời gian chụp Chúng ta không cần phải lăn tăn và so sánh về thời gian chụp, vì cả 3 chiếc điện thoại đều có thời gian chụp khá nhanh. Đủ để chúng ta lưu giữ lại những khoảnh khắc xảy ra bất chợt.
Tốc độ lấy nét Tốc độ lấy nét của G2 là nhanh nhất. SKY A880 đã cải thiện đáng kể về tốc độ lấy nét so với các thế hệ trước, nhưng vẫn là chậm nhất so với S4 và G2.
Ổn định trong lúc chụp hình Đúng như quảng cáo, G2 là chiếc điện thoại cho chất lựơng ảnh tốt nhất nhất trong lúc rung. S4 có lẽ là yếu thế nhất, chỉ cần rung nhẹ bức ảnh chụp từ S4 sẽ bị nhòe. Các bức ảnh sau được chụp chủ yếu về thiên nhiên, cảnh vật... ở chế độ Normal và Auto – một kiểu chụp chủ yếu của các bạn sở hữu điện thoại để chia sẽ trên trang mạng xã hội.
Chi tiết về các kiểu chụp khác như zoom, HDR, chụp hình động panorama... có lẽ chỉ để khám phá về camera trong thời gian đầu, chúng ta không thường xuyên dùng đến, nên trong bài so sánh này không đề cập.
Các bức ảnh sau được chụp theo thứ tự bởi Galaxy S4 – LG G2 – Sky A880. Việc đánh giá chất lựơng mỗi camera dành cho bạn đọc. Dưới đây là hình đã resize chiều ngang lại còn 1024 pixel, bạn có thể tải toàn bộ ảnh gốc full size tại đây: http://www.fshare.vn/file/CSE35BAF0F.
Một số nguồn tin thân cận với bộ phận Windows của Microsoft mới đây đã tiết lộ với trang The Verge rằng, bản cập nhật Windows 8.1 đã được hoàn thiện và chính thức kết thúc quá trình phát triển vào đầu tuần này. Theo đó, bản Windows 8.1 hoàn chỉnh này được cho là mang mã build 9600, và Microsoft dự kiến sẽ phân phối phiên bản này đến các nhà sản xuất thiết bị phần cứng trong thời gian ngắn tới, nhằm cho họ thời gian để thực hiện quá trình kiểm tra của riêng mình, đồng thời cập nhật driver nhằm chuẩn bị phân phối Windows 8.1 đến khách hàng. Đối với những người dùng Windows 8 hiện tại, họ sẽ phải chờ đến thời điểm 18h ngày 17/10 (múi giờ Việt Nam) để nâng cấp lên Windows 8.1 trực tiếp thông qua Windows Store.
Như vậy sau một thời gian khá dài phát triển và thử nghiệm, cuối cùng Microsoft đã hoàn tất bản cập nhật Windows 8.1. Rõ ràng đây là một thông tin rất tích cực đến với khách hàng lẫn các hãng OEM, bởi họ sẽ biết được rằng Microsoft đã giữ đúng tiến độ và không gây ra bất kỳ sự chậm trễ nào. Được biết, bản Windows 8.1 build 9600 trên sẽ không còn những lỗi đặc biệt nghiêm trọng nữa, và từ cuối tháng này cho đến ngày 17/10, Windows 8.1 sẽ được các OEM lẫn Microsoft cùng nhau kiểm tra lại nhằm tung ra các bản vá lỗi kịp thời trước khi đưa đến tay khách hàng cuối.
Một nhân viên quản lý chất lượng (QC) của Pegatron vừa đăng tải một bức hình trên tài khoản Weibo của cô ấy cho thấy hàng loạt chiếc iPhone 5C đang được thử nghiệm tại nhà máy của hãng này tại Thượng Hải. Trông có vẻ buồn cười nhưng Engadget cho biết họ đã từng thấy kiểu thử nghiệm sản phẩm này trong lần thăm nhà máy trước kia nên hoàn toàn có thể tin vào mức độ xác thực của nó. Chú thích kèm theo tấm hình, cô nhân viên quản lý cho biết:
Không rõ cô nhân viên này có bất mãn gì không nhưng nhiều khả năng cô ấy sẽ bị cho nghỉ việc sau bức ảnh này.
Toshiba Kirabook là một chiếc máy tính xách tay thể hiện được sự thay đổi của Toshiba về phong cách thiết kế. Nó khác rất nhiều so với những chiếc máy truyền thống của Toshiba trước đây, không còn những đường nét phức tạp mà thay vào đó là sự đơn giản, tinh tế và hiện đại. Toshiba sử dụng chất liệu hợp kim magiê mà họ cho biết là nó bền hơn 100% so với chất liệu nhôm. Toshiba gọi màn hình của Kirabook là PurePixel và độ phân giải của nó lên tới 2560 x1440 px, có thể cạnh tranh trực tiếp với Apple Macbook Pro Retina 13" hay là Chromebook Pixel.
Về tổng thể, Kirabook có thiết kế đẹp, cứng cáp và chất liệu kim loại giúp nó sang trọng hơn. Toshiba đã vát phần đáy máy để tạo cảm giác máy mỏng, mà sự thật cũng đúng như vậy. Kirabook mỏng hơn so với Macbook Pro Retina 13" và chỉ dày hơn Chromebook Pixel 1,5mm, tuy nhiên vẫn nhẹ hơn. Trọng lượng của Kirabook là 1,17kg và độ mỏng là 17,78mm. Chất liệu hợp kim magiê có màu bạc nhưng đậm và tối hơn so với hợp kim nhôm mà Apple sử dụng trên các máy tính của mình. Màu bạc hơi tối của Kirabook cho cảm giác mạnh mẽ và cứng cáp hơn so với màu bạc sáng của Macbook, cái này thì tuỳ theo cảm giác của mỗi người mà sẽ thích màu nào.
Xuyên suốt từ ngoài vào trong, Kirabook thể hiện một sự đơn giản tối đa. Mặt ngoài màn hình chỉ có mỗi logo Toshiba được đặt ở góc phải, còn bên trong, bên cạnh bàn phím và bàn rê chuột, chỉ có nút nguồn nằm ngoài khung bàn phím và có thêm 2 chữ "KIRA" và "Harman Kardon". Bàn phím có thiết kế nhỏ gọn và vuông vắn, cho cảm giác bấm phím mềm mại và thoải mái. Bàn rê to và rộng về hai bên, 2 nút chuột trái/phải được phân biệt bằng một đường kẻ nhỏ khá tinh tế.
Ngoài tuỳ chọn về cấu hình thì Toshiba còn cung cấp cho Kirabook 2 loại màn hình là có cảm ứng và không cảm ứng. Phiên bản mà mình trên tay là có cảm ứng và nó cho cảm giác rất tốt. Màn hình PurePixel 13,3" với độ phân giải 2560 x 1440 px hỗ trợ 10 điểm cảm ứng, kính Gorilla Glass, thể hiện hình ảnh sắc nét và màu sắc rực rỡ, ngon hơn so với nhiều máy Ultrabook Windows hiện tại.
Toshiba Kirabook có tất cả 3 phiên bản, trong đó chỉ có một phiên bản màn hình không có cảm ứng và nó dùng chip i5-3337U, RAM 8GB, ổ SSD 256GB và có giá 1.300 USD. Chênh lệch giá giữa bản này với bản có màn hình cảm ứng là 200 USD. Còn phiên bản cao nhất của Kirabook chỉ có khác biệt về CPU, nó sử dụng chip Core i7-3537U, tốc độ 2GHz và giá là 1.800 USD.
Màn hình: 13,3" PixelPure, độ phân giải 2560 x 1440, mật độ 221ppi, có kính bảo vệ Gorilla Glass, tùy chọn cảm ứng 10 ngón tay
CPU: Intel Core i5-3337U (1,8GHz) hoặc Core i7-3537U (2GHz)
GPU: Intel HD 4000
RAM: 8GB DDR3 xung 1600MHz
Pin: Li-Po
Hệ điều hành: Windows 8
Tính năng đặc biệt: loa Harman Kardon, đi kèm bản quyền phần mềm Adobe PhotoshopElements 11 and Premiere Elements 11, vỏ bằng hợp kim ma-giê AZ91, gia cường "tổ ong" ở các điểm quan trọng (như chiếu nghỉ tay) để tăng độ bền, hệ thống tản nhiệt đa quạt AirFlow II, bàn phím có đèn nền
Trong những thông số cơ bản nhất của một động cơ đốt trong, công suất và mô-men xoắn là hai thông số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt "sức mạnh" của chiếc xe. Hai thông số này quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng của chiếc xe trong từng điều kiện vận hành cụ thể.
Các loại xe như xe ben, xe off-road, xe thể thao hay siêu xe… đều được sinh ra với một mục đích cụ thể và không giống nhau. Việc so sánh công suất và mô-men xoắn giữa các động cơ với nhau có thể là một vấn đề khiến cho nhiều người sử dụng xe còn mơ hồ. Ví dụ, nếu ta nói một chiếc Lamborghini có công suất 700 mã lực là "mạnh" hơn một chiếc xe tải Hyundai có công suất 200 mã lực thì đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Bởi "sức mạnh" của chiếc xe không chỉ thể hiện ở một đại lượng là công suất mà nó còn thể hiện ở một đại lượng quan trọng khác, đó chính là mô-men xoắn.
Căn nguyên của sự rối rắm này là ở chỗ khi các nhà sản xuất cải tiến hay cho ra đời một loại động cơ mới nào đó thì họ đã biết mình theo đuổi những đặc điểm kỹ thuật nào để đạt được sự tối ưu về trọng lượng, kích cỡ cũng như mục đích sử dụng của chiếc xe. Giá trị của công suất và mô-men xoắn biến thiên rất khác nhau trong dải vòng tua của động cơ và thông thường thì các nhà sản xuất chỉ công bố giá trị cực đại của hai thông số này. Điều đó rất dễ gây nên nhầm lẫn về "sức mạnh" của một chiếc xe. Chúng ta sẽ cùng xem công suất cũng như mô-men xoắn thực sự là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào đối với một chiếc xe.
Thông thường, khi "nói chuyện" về xe cộ với nhau, người ta hay nói về công suất của chiếc xe mà ít ai nói về mô-men xoắn bởi họ thường nghĩ rằng họ không hiểu nhiều về mô-men xoắn, hoặc là cho rằng mô-men xoắn không quan trọng cho lắm. Thật ra, mô-men xoắn mới là thứ "dễ hiểu" hơn so với công suất. Chính vì vậy, đầu tiên mình xin nói về mô-men xoắn, chúng ta cần hiểu rõ về nó trước khi hiểu về công suất.
Ngay ở cái tên của nó, mô-men xoắn đã thể hiện ý nghĩa thực sự là gì. Mô-men xoắn chính là lực sinh ra khi xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục và nó có nguồn gốc từ những thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng Archimede về đòn bẩy. Khi có một lực tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, mô-men xoắn sẽ xuất hiện. Nói một cách nôm na, mô-men xoắn chính là lực xoay của trục khuỷu và nếu "tưởng tượng" ra xa hơn thì nó tượng trưng cho lực quay của bánh xe.
Một chiếc xe có mô-men xoắn càng lớn thì lực quay của bánh xe càng mạnh, xe càng có khả năng chở hay kéo vật nặng và do đó càng "đề pa" nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, chiếc xe có đạt được tốc độ cao hay không thì phụ thuộc một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ.
Xong, bây giờ thì các bạn đã hiểu về mô-men xoắn, mình sẽ nói qua công suất của động cơ. Trong thiết kế của động cơ đốt trong, công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm mà không tượng trưng cho lực hay "sức mạnh" của chiếc xe. Nói một cách chính xác, công suất tượng trưng tốc độ sinh công, hay nôm na là tốc độ sinh ra mô-men xoắn của động cơ.
Nếu một chiếc xe có công suất càng lớn, nó có thể đạt được vận tốc rất cao nhưng chưa chắc nó có "sức mạnh" nếu mô-men xoắn cực đại của nó thấp. Ví dụ, một chiếc xe thể thao có thể chạy nhanh đến 350 km/h nhưng chưa chắc nó có thể kéo được một chiếc xe... hũ lô hạng nặng. Tuy nhiên một chiếc xe ben hạng nặng của Caterpillar chỉ chạy được tối đa 150km/h thì lại hoàn toàn có khả năng này.
Qua hai định nghĩa trên, ta có thể thấy được bản chất thực sự của công suất và mô-men xoắn là gì và sự khác nhau giữa chúng ra sao. Từ nhu cầu thực tế, chúng ta có thể nhận thấy những loại xe cần mô-men xoắn lớn chính là xe tải, xe lu, xe địa hình, xe quân sự... và những loại xe cần công suất cao là xe đua, xe thể thao... Như vậy, một chiếc xe có cả hai thông số công suất và mô-men xoắn vào loại "cực cao" thì nó sẽ hoạt động tựa tựa như một chiếc xe hũ lô kéo theo một chiếc container và chạy với vận tốc 300km/h.
Như đã đề cập ở những phần trên, công suất và mô-men xoắn đều biến thiên liên tục trong dải vòng tua hoạt động của động cơ. Chính vì thế, một động cơ được cho là "hoàn hảo" nếu nó đạt được những tiêu chí sau:
Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh
Mô-men xoắn cực đại phải đạt được ở vòng tua thấp => tăng tốc nhanh, tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu
Mô-men xoắn cực đại phải đạt được tại một dải vòng tua dài => kéo dài khả năng tải nặng và tăng tốc độ của xe
Dưới đây là biểu đồ mình họa mối tương quan giữa công suất, mô-men xoắn tại dải vòng tua hoạt động của động cơ V8 4.0L TFSI trên Audi RS7 2014, một mẫu xe thể thao mà mình từng chia sẻ với các bạn trong một bài viết trước đây. Động cơ này cho công suất cực đại 560 mã lực tại 5.700 - 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 700Nm tại dải vòng tua 1.750 - 5.500 vòng/phút. Đây chính là một động cơ hiện đại và mạnh mẽ, thỏa mãn tương đối tốt 4 tiêu chí trên.
Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta có thể thấy mô-men xoắn cực đại 700Nm của động cơ đạt được tại vòng tua rất sớm: 1.750 vòng/phút và kéo dài đến tận 5.500 vòng/phút - những con số mà hầu như tay lái nào cũng ao ước. Những đường gạch chấm chấm dốc lên rất nhanh từ vòng tua 1.000 vòng/phút cho đến 1.750 vòng/phút, điều này cho thấy rằng mô-men xoắn của chiếc xe đã tăng lên rất nhanh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Khi xe mới khởi động, vòng tua máy sẽ nằm ở mức từ 800 vòng/phút đến 1000 vòng/phút, chỉ cần mớm nhẹ ga, vòng tua máy của hầu hết các xe sẽ lên đến 2.000 vòng/phút rất dễ dàng.
Về công suất, do bản chất là một đại lượng tượng trưng cho tốc độ sinh công nên công suất sẽ tỷ lệ thuận với vòng tua máy (tốc độ quay của trục khuỷu). Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đồ thị của công suất có hình dốc xéo, giá trị của nó tăng lên rất nhanh theo số vòng tua và đạt cực đại tại số vòng tua khá sớm - 5.700 vòng/phút. Đặc biệt tại giai đoạn 1.000 vòng/phút cho đến 1.750 vòng/phút, giai đoạn mà mô-men xoắn đi từ giá trị thấp nhất cho đến cao nhất, thì công suất có độ dốc cao hơn so với phần còn lại của biểu đồ. Điều này chứng tỏ tốc độ của chiếc xe có thể tăng lên nhanh nhất là trong giai đoạn ban đầu này.
Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy động cơ V8 của Audi RS7 là một cỗ máy gần như hoàn hảo và là ao ước của các tính đồ tốc độ. Chiếc xe này sẽ có một khả năng vận hành khá đáng nể với khả năng tốc rất nhanh cùng tốc độ tối đa đạt được sẽ là rất lớn nếu không có hệ thống giới hạn tốc độ điện tử. Trong bài viết trước đây, mình cũng đã so sánh về thông số công suất với 2 đối thủ lớn nhất của Audi RS7 là BMW M6 Gran Coupe và Mercdes-Benz CLS AMG. Với cùng kết cấu kiểu V8, động cơ V8 BiTurbo 5.5L của Mercedes-Benz CLS63 AMG sản sinh ra công suất tối đa 518 mã lực. Trong khi đó, mặc dù cho ra công suất tối đa 560 mã lực giống như Audi RS7 nhưng động cơ V8 của BMW M6 Gran Coupe lại có dung tích lớn hơn, 4,4 lít
Vài dòng chia sẻ, xin kết thúc tại đây. Chúc các bạn luôn vui với niềm đam mê xe của mình.