Khi ra mắt Lumia 1020, Nokia có giới thiệu một ứng dụng chụp ảnh khá hay mang tên Pro Camera, và sau này hãng cũng đã phân phối nó cho Lumia 920 cũng như 925. Phần mềm này cho phép chúng ta chỉnh rất nhiều thông số khi chụp, chẳng hạn như chế độ cân bằng trắng, khả năng bù sáng, ISO, và đặc biệt là có thể chỉnh tốc độ màn trập nữa. Pro Camera mang đến một trải nghiệm nhiếp ảnh di động khá mới mẻ và chuyên nghiệp bởi chúng ta có thể nắm trong tay hầu hết các thông số để tạo ra một bức ảnh như ý muốn.
Lưu ý: để có thể sử dụng được Pro Camera, chiếc Lumia 920 của bạn buộc phải nâng cấp lên phiên bản Windows Phone 8 GDR2 + Amber. Còn đối với 925 thì khi máy đến tay bạn đã cài sẵn bản update này rồi.Trên 920 và 925 thì Pro Camera không được cài sẵn, bạn có thể nhấn vào đây để cài nó trên kho Windows Phone Store hoặc scan mã QR bên dưới để tải về.Để quét mã này, bạn nhấn phím tìm kiếmtrên máy, nhấn tiếp vào biểu tượng con mắt
trong app Bing mới mở ra. Đưa camera của điện thoại lên để quét mã. Nokia Pro Camera cho phép chúng ta tinh chỉnh 5 thông số chính trong việc chụp ảnh, và mình sẽ lần lượt nói về từng thứ một.
Cách sử dụng Nokia Pro Camera
Giao diện tổng quang của Nokia Pro Camera1. Flash:
Tính năng này thì khá dễ hiểu. Các chế độ mà bạn có thể sử dụng bao gồm2. White Balance (WB):
- Tự động đánh flash hay không thì tùy thuộc hoàn toàn vào máy, máy sẽ quyết định dựa theo hoàn cảnh
- Tắt hẳn flash
- Luôn bật flash
- Chỉ đèn lấy nét: trước khi bấm nút chụp ảnh, máy sẽ đánh flash để thắp sáng chủ thể và lấy nét chính xác hơn, nhưng khi chụp thì đèn flash sẽ không nháy.
- Không có đèn lấy nét: không nháy flash để lấy nét, chỉ khi nào chụp thì mới nhá đèn thôi.
Mục này cho phép chúng ta tinh chỉnh cân bằng trắng cho bức ảnh của chúng ta. Nói một cách đơn giản, white balance sẽ quyết định xem bức ảnh của bạn có đúng mà hay không, màu có giống thực hay không. Hay nói cách khác, màu trắng trong ảnh có thực sự là trắng hay không. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời các bạn xem qua video hướng dẫn [Camera] Hiểu và cân chỉnh cân bằng trắng. Trong bài này mình chỉ nói sơ lược với các chế độ có trong Pro Camera mà thôi.
Trước hết, để chỉnh white balance, bạn hãy chạm vào biểu tượng WB. Một nửa vòng tròn sẽ xuất hiện với nhiều biểu tượng khác nhau. Đây chính những chế độ WB có sẵn, và bạn có thể chuyển giữa chúng bằng cách di chuyển nút hình tròn nhỏ nhỏ đến vị trí mong muốn. Các bạn lưu ý vòng tròn với thao tác xoay xoay này cũng sẽ là cách sử dụng để chỉnh thông số cho những thông số khác trong Pro Camera luôn đấy nhé.
- Auto White Balance: máy tự chỉnh cân bằng trắng, và theo mình thấy thì Pro Camera tự cân màu đúng khoản 80-90% các trường hợp sử dụng thông thường. Những môi trường phức tạp như chụp ảnh triển lãm, chụp bữa tiệc,... thì có thể bạn sẽ cần phải chỉnh tay.
- Biểu tượng đám mây: dùng khi chụp dưới trời nhiều mây.
- Biểu tượng mặt trời: chụp ngoài trời, khi có nhiều nắng.
- Biểu tượng hình bóng đèn huỳnh quang: dùng chụp trong nhà khi đang mở đèn neon, hay đèn huỳnh quang.
- Biểu tượng bóng đèn dây tốc: dùng chụp trong nhà khi đang mở đèn dây tóc, hoặc đèn compact vàng.
Nếu không rõ môi trường hiện tại nên dùng chế độ WB gì, bạn cứ xoay xoay đến khi cảm thấy màu vừa ý và gần giống thật nhất là được, nếu không thì chọn Auto White Balance nhé.
3. Lấy nét:
Mặc định, Nokia Pro Cam sẽ tự động quyết định xem nên lấy nét vào chỗ nào trong khung cảnh mà chúng ta đang chụp. Nếu máy lấy nét không đúng ý bạn, bạn có thể chạm tay lên màn hình ngay đúng đối tượng cần focus, như vậy việc lấy nét sẽ trở nên chính xác hơn.
Bên cạnh đó, Pro Cam còn cung cấp cho chúng ta công cụ để lấy nét tay nữa, rất chuyên nghiệp. Tính năng này sử dụng dễ lắm, bạn chỉ việc di chuyển nút tròn nhỏ dọc theo hình vòng cung trên màn hình cho đến khi nào đối tượng trở nên rõ ràng, không bị mờ là ổn, sau đó chỉ việc nhấn nút chụp để ghi lại hình ảnh.
Gợi ý cho các bạn, đó là khi ra đường vào buổi tối, bạn có thể lấy nét tay hướng về phía những bóng đèn đường thì sẽ có được hiệu ứng mờ mờ ảo ảo rất đẹp. Nếu các bóng nằm gần gần nhau thì càng ấn tượng hơn nữa. Người ta gọi đây là bokeh.
4. ISO và Tốc độ
ISO quy định khả năng nhạy sáng của cảm biến, con số ISO càng cao (trên Lumia 925 thì mức tối đa là 3200) thì cảm biến càng dễ bắt ánh sáng hơn, đồng nghĩa với việc ảnh của chúng ta sẽ sáng hơn. Tuy nhiên, khi ISO bị đẩy lên quá cao, ảnh của chúng ta sẽ bị nhiễu hạt (noise) khiến ảnh trở nên xấu hơn. Các bạn hãy lưu ý điều này nhé. Mình không nói là ảnh noise quá nhiều thì luôn xấu, có những trường hợp mà chúng ta buộc phải đẩy ISO lên để có được một bức ảnh rõ chi tiết, còn hơn là chỉ có một tấm ảnh mờ nhòe. Nhiều khi noise cũng là một dạng nghệ thuật nữa đấy nhé. Tùy tình huống mà bạn có thể thiết lập ISO cho phù hợp. Thông thường, ngoài trời nắng sáng thì ISO 100-400 là ổn, còn trong nhà hoặc ban đêm thì bạn có thể đẩy lên 400-800.
Một thứ khác trong Pro Camera cũng có liên quan mật thiết tới ISO đó là tốc độ. Tốc độ ở đây là tốc độ của màn trập, được đo theo đơn vị giây. Ví dụ, 1/400 nhanh hơn là 1/20 giây, 1/20 giây nhanh hơn 1 giây, và 1 giây nhanh hơn 4 giây. Chụp càng nhanh thì bạn càng dễ bắt dính chuyển động, nhưng bù lại ảnh sẽ tối hơn (vì màn trập đóng nhanh tức thời gian ánh sáng được phép đi vào cảm biến ít đi, và lượng ánh sáng cũng giảm theo). Còn chụp càng chậm thì ảnh sáng hơn, bạn cũng có thể tạo ra hiệu ứng một vệt sáng của đèn xe kéo dài. Bù lại, bạn phải đối mặt với tình trạng nhòe bởi vì tốc độ chậm khiến việc hậu quả của việc rung tay phản ánh rõ ràng hơn. Bạn có thể thử ngay, lấy 925 ra, chạy Pro Camera lên, chụp 1 tấm ở 1/400 giây, và 1 tấm ở 1/10 giây là sẽ rõ những gì mình đang nói.
Các bạn lưu ý rằng, nếu bạn chỉ xoay bánh xe tốc độ thì máy sẽ tự chỉnh ISO cho bạn, và nếu bạn chỉ chỉnh tay ISO thì máy sẽ tự canh tốc độ cho phù hợp. Trong trường hợp bạn chỉnh tay cả hai cái, tức không để bất kì thông số ISO hay tốc độ ở mức tự động, bạn sẽ có gần như toàn quyền kiểm soát việc phơi sáng của máy. Lúc này thì chiếc Lumia 925 (hoặc 920, 1020) trong tay bạn cũng có thể xem là ngang ngửa với máy DSLR hay mirrorless rồi đấy. Chỉ tiếc cái là Nokia chưa cho chúng ta chỉnh khẩu độ mà thôi.Để có được giao điện điều khiển dạng tổng quát như thế này, bạn nhấn nút chụp ảnh và kéo nó hướng ra ngoài
5. Bù sáng (EV)
EV - Exposure Value (Exposure Compensation) tính năng bù trừ sáng khi chụp ở chế độ tự động hoàn toàn (hay bán phần) là một tính năng hay. Trong nhiều trường hợp ánh sáng / bối cảnh phức tạp như con mèo đen đứng trên đống than hay con gấu trắng ngồi trên tuyết, hay gặp nguồn sáng mạnh chiếu thẳng vào máy, thì máy ảnh cho dù là máy xịn hay điện thoại đều có khả năng đo sáng sai (tối quá hay sáng quá mức mong muốn). Công cụ bù trừ EV làm rất tốt chức năng điều chỉnh lại. Cực kỳ đơn giản, thấy sáng hơn mức mong muốn thì xoay nút xuống bên dưới để chọn các mức TRỪ (-1, -2, -2.3...), thấy tối hơn mức mong muốn thì xoay nút lên trên để hiện các mức CỘNG (+1, +2, +2.3...). Xin cảm ơn Dr.Thanh @starnt vì lời gợi ý dễ hiểu này.
6. Một số tùy chọn khác của Pro Camera ở nút menu
- Sử dụng camera trước
- Độ trễ màn trập: máy sẽ chờ 3 giây sau khi bạn nhấn nút chụp thì mới thật sự ghi hình
- Chụp liên tục: cho bạn phép chụp liên tiếp 3 ảnh với ba mức bù sáng khác nhau (có thể lựa chọn giữa các mức)
Cách chọn ứng dụng camera mặc định
Bình thường, khi mới mua máy về, app camera mặc định là app của Windows Phone do Microsoft làm, và khi chúng ta nhấn giữ phím chụp ảnh thì app này được chạy lên. Tuy nhiên, nó có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. Với 925 và 920 (đã cài bản cập nhật phần mềm mới nhất GDR2) bạn hoàn toàn có thể chuyển sang một ứng dụng camera khác làm mặc định, trong tình huống này là Nokia Pro Camera. Cách làm như sau:
Vào Settings của máy > chuyển qua trang "Ứng dụng" > chọn "ảnh + máy ảnh" > tìm mục "Nhấn nút máy ảnh sẽ mở ra", và chọn app bạn mong muốn (Nokia Pro Camera).
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Hướng dẫn sử dụng Nokia Pro Camera - ứng dụng chụp ảnh cho Lumia 920/925/1020 với nhiều tùy chỉnh
Rò rỉ hình ảnh Kindle Fire mới, thiết kế không thay đổi nhiều so với năm ngoái
Tài khoản Twitter evleaks mới đây đã cho đăng tải hình ảnh báo chí của chiếc Kindle Fire thế hệ mới. Nhìn vào ảnh thì chúng ta có thể thấy rằng ngoại hình của máy không mấy thay đổi so với model tiền nhiệm ra mắt hồi năm ngoái, trừ phần viền màn hình trái phải (khi xoay ngang) đã cân bằng và đồng đều hơn. Do trong hình không có camera trước xuất hiện nên nhiều khả năng đây là chiếc Kindle Fire thường, không phải dòng Kindle Fire HD. Tin đồn trước đây nói rằng Kindle Fire 2013 sẽ xài tấm nền độ phân giải 1280 x 800, cao hơn so với mức 1024 x 600 hiện nay, kèm theo đó là hệ điều hành Android 4.2.2 được Amazon tùy biến. Hãng được cho là sẽ ra mắt thế hệ tablet mới của mình trong khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.Nguồn: Twitter
OHSU phát triển vác-xin tiêu diệt hoàn toàn SIV trên khỉ, mở ra tiềm năng phòng chống HIV trên người
Viện liệu pháp gene và vác-xin thuộc đại học khoa học và sức khỏe Oregon (OHSU), Hoa Kỳ, đã vừa công bố một loại vác-xin có khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus gây suy giảm hệ miễn dịch của khỉ (SIV) - một dạng HIV gây bệnh AIDS trên khỉ và các loài linh trưởng. Loại vắc-xin này đã phát huy hiệu quả trên 50% vật chủ được thí nghiệm và tiềm năng mở ra một loại vác-xin tương tự giúp phòng chống HIV/AIDS trên người và thậm chí chữa trị cho những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng retrovirus.
Các loại thuốc kháng retrovirus và vác-xin chống HIV từng được đề xuất trước đây thường nhằm vào mục tiêu cải thiện hệ miễn dịch dài hạn. Tuy nhiên, chúng không bao giờ tiêu diệt hoàn toàn virus từ cơ thể. Trên thực tế, bên cạnh một số trường hợp ngoại lệ thì các nhà nghiên cứu từ lâu tin rằng HIV/AIDS không thể được chữa trị hoàn toàn.
Nhóm nghiên cứu tại OHSU dẫn đầu bởi tiến sĩ Louis Picker đã tìm cách phát triển loại vác-xin của riêng mình từ 10 năm trước và ông cho rằng phản ứng miễn dịch có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể một cách có hệ thống.
Đối với hầu hết các vác-xin chống HIV trước đây, nghiên cứu đều xoay quaynh SIV. SIV hung hăn hơn so với HIV: nó sao chép nhanh hơn 100 lần và nếu không kiểm tra, nó có thể dẫn đến AIDS trong chỉ 2 năm. Khi được điều trị với vác-xin của OHSU, một nửa số khỉ ban đầu cho thấy các dấu hiệu lây nhiễm nhưng những dấu hiệu này giảm dần trước khi biến mất hoàn toàn.
Tiến sĩ Picker cho biết: "Virus xâm nhập, chúng lây nhiễm một số tế bào, lây lan đến nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng sau đó bị tiêu diệt và 2 đến 3 năm sau, những con khỉ nhiễm SIV đã bình thường trở lại. Không có bằng chứng cho thấy SIV vẫn tồn tại trong cơ thể chúng dù đã kiểm tra lại nhiều lần với các phép thử nhạy cảm nhất."Giáo sư Louis Picker.
Các nhà khoa học tại OHSU đã tạo ra vác-xin trên bằng việc khai thác Cytomegalovirus (CMV) - một loại virus thuộc họ Herpesvirus rất bền nhưng không gây bệnh. Trên thực tế, một nửa dân số Mỹ và 99% dân số tại các nước đang phát triển đều mắc loại virus này.
Vắc-xin của OHSU đã cho thấy khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch rất giống với phản ứng miễn dịch của CMW với độ bền cao. Tế bào T có thể tìm diệt các tế bào mục tiêu được sản sinh và duy trì trong hệ thống. Những tế bào nhiễm SIV liên tục bị loại bỏ cho đến khi biến mất hoàn toàn. Theo tiến sĩ Picker, sự kiên định của tế bào T cho phép phản ứng miễn dịch hoạt động bền bỉ và tập trung vào virus, sau đó tiêu diệt nó hoàn toàn khỏi cơ thể. Đây là một ưu điểm so với các vác-xin trước đây bởi phản ứng miễn dịch của chúng thường yếu đi qua thời gian.
"Chúng tôi có thể sử dụng vác-xin này để phòng chống lây nhiễm hoặc tiềm năng hơn là áp dụng chữa trị cho các bệnh nhân đang bị nhiễm và dùng liệu pháp chống retrovirus. Vác-xin có thể giúp loại bỏ lây nhiễm và cuối cùng họ có thể ngưng dùng thuốc," Picker nói.
Nhóm nghiên cứu OHSU hiện tại đang tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao một số khỉ được tiêm vác-xin không phản hồi tích cực với hy vọng tăng tỉ lệ hiệu quả của liệu pháp.
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Kết quả benchmark Sony Xperia Z1 C6903 bản thử nghiệm
Xperia Z1 là mẫu smartphone chiến lược của Sony ra mắt tại IFA 2013 và được hãng định vào dòng sản phẩm cao cấp nhất trong năm theo tên mã. Nếu như Xperia Z ra mắt đầu năm có thể coi là một phiên bản thử nghiệm thăm dò người dùng về thiết kế thì Z1 lại là một sản phẩm ra đời hoàn thiện của Sony và là con át chủ bài đánh dấu việc áp dụng rất nhiều công nghệ của hãng vào trong một thiết bị: camera cảm biến Exmor RS 20.7 MP 1/2.3" với chip BIONZ for mobile, màn hình Triluminos với X-Reality for mobile... Trước khi đến với bài viết về camera của chiếc máy này thì hãy cùng điểm qua về hiệu suất hoạt động của Xperia Z1 cùng với một số máy có cấu hình tương đương gần đây.
Chiếc máy Xperia Z1 được thử nghiệm là phiên bản thử nghiệm gần như hoàn thiện của Sony chưa được bán ra thị trường mang số hiệu C6903, hỗ trợ mạng 4G LTE. Máy chạy Android 4.2.2 với số bản dựng 14.1.G.1.518. Nhìn chung đây là một phiên bản firmware hoạt động khá ổn định dù máy có hơi nóng khi hoạt động ở công tần suất cao.
Đầu tiên là bảng điểm số các ứng dụng benchmark phổ biến so sánh cùng với 2 sản phẩm có cùng chip SnapDragon 800 là Xperia Z Ultra và Samsung Galaxy S 4 LTE-A. Hai sản phẩm còn lại là HTC One dùng SnapDragon 600 và thế hệ đầu tiên của Xperia Z để bạn thấy được sự chênh lệch sức mạnh so với Xperia Z1. Không thể phủ nhận sự vượt trội của chip SnapDragon 800 trên Xperia Z1, tuy nhiên kết quả cho thấy Xperia Z Ultra vẫn nhỉnh hơn một chút.Ngoài việc vươn lên dẫn đầu trong phép thử nghiệm Geekbench 2 (3845 điểm), XPERIA Z1 đều theo sau XPERIA Z Ultra một chút trong hai phép thử nghiệm còn lại. Điểm Quadrant và Geekbench 2 cho thấy sự vượt trội gấp đôi của XPERIA Z1 so với thế hệ XPERIA Z dùng SnapDragon S4 Pro.
- Các phép thử phổ biến (Antutu, Quadrant, Geekbench)
Trong phép thử Billion Counter, XPERIA Z1 vượt lên so với phiên bản XPERIA Z Ultra, tuy nhiên phép thử còn lại là Vellamo (Metal) thì vẫn chưa vượt qua.
- Các phép thử sức mạnh tính toán của CPU
Với điểm số Nenamark 2 đồng đều cho tất cả các thiết bị thử nghiệm (60 fps), sự hơn kém giữa các máy sẽ thể hiện qua ứng dụng 3DMark Ice Storm. Có thể thấy XPERIA Z1 chưa được tối ưu hoặc cũng có thể Sony dồn hết sức mạnh vào trong XPERIA Z Ultra vì đó mới thực sự là cỗ máy dành cho giải trí. Sự chênh lệch điểm số trong phép thử Ice Storm giữa XPERIA Z Ultra và XPERIA Z1 là khá cao: 18.123 so với 14.813.
- Phép thử sức mạnh đồ hoạ GPU
Ảnh chụp màn hình kết quả các phép benchmark:
]
Đánh giá sơ bộ:
Với điểm số gần tương đương so với Xperia Z Ultra, có thể xem đây là một sản phẩm chiến lược của Sony trong dịp cuối năm nay. Firmware thử nghiệm cho thấy hiệu suất đồ hoạ có điểm hơi chênh lệch so với Xperia Z Ultra. Nếu vậy thì rất có thể mẫu điện thoại màn hình 6,4" sẽ hướng nhiều đến giải trí hơn là Xperia Z1. Bù lại thì lợi thế của Z1 lại là thiết kế và camera.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)