Oppo N1 có kích thước lớn hẳn so với những chiếc điện thoại bình thường đang bán ngoài thị trường. N1 thuộc nhóm các máy như Xperia Z Ultra hay HTC One Max. Máy được thiết kế dạng nguyên khối nên rất chắc chắn. Ngoài 4 điểm đặc biệt là Camera có thể xoay được, cảm ứng sau lưng, phụ kiện O Click và ColorOS thì phiên bản đặc biệt này người mua được tặng thêm tai nghe không dây iLike và thêm 6 tháng bảo hành chính hãng. Hiện Oppo Việt Nam mới chỉ có bán ra 206 chiếc Oppo N1 này và họ gọi phiên bản này là phiên bản tiên phong (Pioneer Edition).
Điểm mà mình không thích ở Oppo N1 đó là máy có phần trên và dưới màn hình quá lớn làm cho tổng thể của máy to hơn khá nhiều. Nếu so với HTC One Max là máy có cùng kích thước màn hình thì HTC One Max gọn gàng hơn.
Oppo N1 sử dụng vi xử lý Snapdragon 600, 4 nhân, 1.7Ghz, Ram 2GB và bộ nhớ trong là 16GB. Giá bán cho bản này là 12,690,000đồng.
Phần cứng và thiết kế
Oppo N1 được hoàn thiện khá tốt với sườn kim loại và nguyên tắc nguyên khối, người dùng không thể mở máy ra dễ dàng được. Chầm N1 trên tay khá to và nặng nhưng chắc chắn. Hai phần trên và dưới màn hình khá dày và to nên máy trở nên to hơn khá nhiều.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Điểm đặc biệt nhất trên N1 đó là camera có thể xoay được từ trước ra sau. Tức là chỉ cần một camera và chúng ta có thể dùng làm camera trước hoặc sau và có thể quét luôn một vòng 206 độ. Oppo nói nhiều về cái số 206 độ này, họ cho rằng đó là khoảng đẹp nhất nhưng mình thì chẳng hiểu là tại sao.
Mặt lưng của Oppo N1 được trang bị một khu vực cảm biến nhận thao tác rê và chạm giống như là bàn rê chuột trên máy tính. Một số ứng dụng và thao tác chúng ta có thể thực hiện thông qua bàn rê này. Bàn rê khá lớn nhưng không có khu vực rõ ràng để rờ được nên đôi khi vẫn khó tiếp cận.
Oppo có kèm một phụ kiện đặc biệt cho N1 trên là O Click, thiết bị tròn tròn gồ hơn đồng tiền xu một chút và kết nối với máy thông qua Bluetooth, có hỗ trợ NFC. Ta có thể dùng O Click để báo động điện thoại và ngược lại, O Click cũng có thể dùng để nhấn và chụp hình khá tiện lợi. Thiết kế của O Click tròn tròn giống như Shine của Misfit nhưng to hơn và có móc để móc vào chìa khoá.
Trong phiên bản đặc biệt này thì Oppo tặng thêm một chiếc tai nghe iLike. Tai nghe thiết kế khá đẹp và hiện đại. Kết nối với điện thoại bằng Bluetooth và có hệ thống nút điều khiển ngay trên tai. Vì đây là bộ mình mượn nên không kết nối vào nghe thử.
Camera
Như nói bên trên, Camera xoay là điểm nổi bật nhất của N1. Cụp Camera gồm máy ảnh 13Mp cùng với đèn flash LED kép có thể xoay quanh trục ngang của máy một vùng 206 độ. Chúng ta có thể dùng Camera này để làm Camera sau cũng như Camera trước. Có vẻ như Oppo rất quan tâm đến việc chụp hình từ phía trước, họ từng bán ra điện thoại với camera trước 5Mp và bây giờ với khả năng xoay thì camera trước của N1 là 13Mp. Cảm biến mà Oppo dùng trên N1 là cảm biến 13Mp do Sony sản xuất.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Phần mềm Oppo N1
N1 chạy hệ điều hành Color OS 1.0. Color OS chạy dựa trên nền tảng Android 4.2.2 và được Oppo thiết kế lại khá nhiều. Trước tiên là anh em sẽ thấy giao diện của N1 khá nhẹ nhàng, chung chung. Nhưng điều quan trọng của Color OS đó là khả năng nhận dạng cử chỉ. Chúng ta có thể dùng cử chỉ để mở ứng dụng, thiết lập các chế độ. Mình đã dùng thử và khá hài lòng với hệ thống nhận dạng này của Oppo N1.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Thông số kỹ thuật
- Mạng: GSM 4 băng tần, WCDMA 5 băng tần
- Màn hình: IPS 5,9" Full HD 1920 x 1080 pixel, 377 ppi
- Máy chụp ảnh: 13 MP, Pure Image, 1/3.06", ống kính 6 thấu, f/2.0, LED kép
- Nền tảng: Qualcomm SnapDragon 600
- Cấu hình: CPU 4x 1.7 GHz, RAM 2GB, đồ hoạ Adreno 320
- Kết nối: Wi-Fi ac, Bluetooth 4.0, GPS
- Giao tiếp: microUSB (hỗ trợ OTG)
- Hệ điều hành: Android 4.2, ColorOS
- Pin: 3.610 mAh
- Kích thước: 17,07 x 8,26 x 0,9 cm
- Trọng lượng: 213 g
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013
Trên tay Oppo N1 phiên bản tiên phong, số 062
Trên tay Oppo N1 phiên bản tiên phong, số 062
Oppo N1 có kích thước lớn hẳn so với những chiếc điện thoại bình thường đang bán ngoài thị trường. N1 thuộc nhóm các máy như Xperia Z Ultra hay HTC One Max. Máy được thiết kế dạng nguyên khối nên rất chắc chắn. Ngoài 4 điểm đặc biệt là Camera có thể xoay được, cảm ứng sau lưng, phụ kiện O Click và ColorOS thì phiên bản đặc biệt này người mua được tặng thêm tai nghe không dây iLike và thêm 6 tháng bảo hành chính hãng. Hiện Oppo Việt Nam mới chỉ có bán ra 206 chiếc Oppo N1 này và họ gọi phiên bản này là phiên bản tiên phong (Pioneer Edition).
Điểm mà mình không thích ở Oppo N1 đó là máy có phần trên và dưới màn hình quá lớn làm cho tổng thể của máy to hơn khá nhiều. Nếu so với HTC One Max là máy có cùng kích thước màn hình thì HTC One Max gọn gàng hơn.
Oppo N1 sử dụng vi xử lý Snapdragon 600, 4 nhân, 1.7Ghz, Ram 2GB và bộ nhớ trong là 16GB. Giá bán cho bản này là 12,690,000đồng.
Phần cứng và thiết kế
Oppo N1 được hoàn thiện khá tốt với sườn kim loại và nguyên tắc nguyên khối, người dùng không thể mở máy ra dễ dàng được. Chầm N1 trên tay khá to và nặng nhưng chắc chắn. Hai phần trên và dưới màn hình khá dày và to nên máy trở nên to hơn khá nhiều.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Điểm đặc biệt nhất trên N1 đó là camera có thể xoay được từ trước ra sau. Tức là chỉ cần một camera và chúng ta có thể dùng làm camera trước hoặc sau và có thể quét luôn một vòng 206 độ. Oppo nói nhiều về cái số 206 độ này, họ cho rằng đó là khoảng đẹp nhất nhưng mình thì chẳng hiểu là tại sao.
Mặt lưng của Oppo N1 được trang bị một khu vực cảm biến nhận thao tác rê và chạm giống như là bàn rê chuột trên máy tính. Một số ứng dụng và thao tác chúng ta có thể thực hiện thông qua bàn rê này. Bàn rê khá lớn nhưng không có khu vực rõ ràng để rờ được nên đôi khi vẫn khó tiếp cận.
Oppo có kèm một phụ kiện đặc biệt cho N1 trên là O Click, thiết bị tròn tròn gồ hơn đồng tiền xu một chút và kết nối với máy thông qua Bluetooth, có hỗ trợ NFC. Ta có thể dùng O Click để báo động điện thoại và ngược lại, O Click cũng có thể dùng để nhấn và chụp hình khá tiện lợi. Thiết kế của O Click tròn tròn giống như Shine của Misfit nhưng to hơn và có móc để móc vào chìa khoá.
Trong phiên bản đặc biệt này thì Oppo tặng thêm một chiếc tai nghe iLike. Tai nghe thiết kế khá đẹp và hiện đại. Kết nối với điện thoại bằng Bluetooth và có hệ thống nút điều khiển ngay trên tai. Vì đây là bộ mình mượn nên không kết nối vào nghe thử.
Camera
Như nói bên trên, Camera xoay là điểm nổi bật nhất của N1. Cụp Camera gồm máy ảnh 13Mp cùng với đèn flash LED kép có thể xoay quanh trục ngang của máy một vùng 206 độ. Chúng ta có thể dùng Camera này để làm Camera sau cũng như Camera trước. Có vẻ như Oppo rất quan tâm đến việc chụp hình từ phía trước, họ từng bán ra điện thoại với camera trước 5Mp và bây giờ với khả năng xoay thì camera trước của N1 là 13Mp. Cảm biến mà Oppo dùng trên N1 là cảm biến 13Mp do Sony sản xuất.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Phần mềm Oppo N1
N1 chạy hệ điều hành Color OS 1.0. Color OS chạy dựa trên nền tảng Android 4.2.2 và được Oppo thiết kế lại khá nhiều. Trước tiên là anh em sẽ thấy giao diện của N1 khá nhẹ nhàng, chung chung. Nhưng điều quan trọng của Color OS đó là khả năng nhận dạng cử chỉ. Chúng ta có thể dùng cử chỉ để mở ứng dụng, thiết lập các chế độ. Mình đã dùng thử và khá hài lòng với hệ thống nhận dạng này của Oppo N1.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Thông số kỹ thuật
- Mạng: GSM 4 băng tần, WCDMA 5 băng tần
- Màn hình: IPS 5,9" Full HD 1920 x 1080 pixel, 377 ppi
- Máy chụp ảnh: 13 MP, Pure Image, 1/3.06", ống kính 6 thấu, f/2.0, LED kép
- Nền tảng: Qualcomm SnapDragon 600
- Cấu hình: CPU 4x 1.7 GHz, RAM 2GB, đồ hoạ Adreno 320
- Kết nối: Wi-Fi ac, Bluetooth 4.0, GPS
- Giao tiếp: microUSB (hỗ trợ OTG)
- Hệ điều hành: Android 4.2, ColorOS
- Pin: 3.610 mAh
- Kích thước: 17,07 x 8,26 x 0,9 cm
- Trọng lượng: 213 g
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Kết quả kiểm thử thời lượng pin của Google Nexus 5
Nexus 5 có nhiều thay đổi so với Nexus 4, máy hoạt động mượt mà hơn và có phần mát hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên về thời lượng pin thì có vẻ như không có khác biệt nhiều, nếu bạn mong chờ một sự đột phá ở yếu tố này từ Google thì rất tiếc là không có gì để mong đợi cả. Ở bài thử sức bền với việc coi film liên tục cho đến cạn nguồn thì Nexus 5 đang có điểm số thấp nhất trong các thiết bị mà mình thử nghiệm, tổng thời gian sáng màn hình chỉ được 4 tiếng 54 phút mà thôi. Android 4.4 với bộ nhân giải mã mới (ART) hứa hẹn sẽ mang lại thời lượng pin tốt hơn, trong tương lai khi các phần mềm cập nhật phiên bản mới tương thích thì chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn.
Nếu thời lượng pin không làm bạn hấp dẫn thì cũng đừng vội nhụt chí, Nexus 5 còn nhiều yếu tố hấp dẫn khác có thể giúp bạn quyết tâm hơn. Chắc chắn phải kể đến thiết kế nhỏ gọn giúp cho việc cầm máy sử dụng rất là thoải mái, trong suốt thời gian thử nghiệm thì mình cực thích việc cầm Nexus 5 vì nó không gây bất cứ khó chịu nào cả, cũng một phần nhờ nhiệt độ không quá cao của máy. Màn hình của Nexus 5 đã tốt hơn trên Nexus 4, tuy nhiên màu sắc vẫn hơi nhạt chứ chưa thật sự xuất sắc, so sánh với một chiếc khác đang dùng IPS (mà mình cũng đang dùng song song) thì màu sắc nhạt hơn khá rõ ràng, nhất là khi chơi Clash Of Clans.Dưới đây là các bài kiểm tra sẽ được thực hiện để đo mức độ tiêu thụ pin của máy trong các trường hợp khác nhau:
- Tham khảo quy trình: Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)