Độ cong và cách cong của LG G Flex mang lại hiệu quả thực sự cho trải nghiệm nội dung trên điện thoại. Một lần nữa cám ơn công nghệ viền màn hình mỏng của LG mà chúng ta có một chiếc điện thoại màn hình 6" nhưng có thể cầm và sử dụng thoải mái hơn nhiều so với những chiếc có màn hình lớn khác như HTC One Max hay Oppo N1. Cụm phím điều khiển phía sau được LG trang bị trên G Flex tương tự như là trên G2. LG trang bị hệ thống biểu tượng mới trên G Flex khá màu sắc và đơn giản hy vọng nó sẽ sớm được cập nhật trên các máy LG khác thay cho hệ thống biểu tượng khá nặng và hơi quê hiện tại.
Cong hiệu quả
Độ cong và chiều cong của G Flex giúp việc thao tác trên màn hình như vuốt từ trên xuống để mở phần thông báo hay gõ bàn phím có hiệu quả vì nó gần tay chúng ta hơn, thật tuyệt vời là nó ảnh hưởng theo hướng tích cực. Còn về nội dung hiển thị thì chúng ta có cảm giác rõ rệt về nội dung được hiển thị cong. Khi duyệt Tinhte.vn hay Facebook thì các bạn thấy nội dung co, khá là ấn tượng. Khi mở video coi hay xem hình toàn màn hình chúng ta có thể thấy hiệu qủa rất cao. Có thể nói là nhờ vào màn hình cong và viền màn hình to với viền mỏng. Kết luận là màn hình cong theo kiểu của LG khá hiệu quả.
Các đặc điểm khác
Mình thấy trên G Flex là hệ thống icons mới của LG, khá màu sắc và đơn giản. Hy vọng là LG sớm mang hệ thuống icons này lên các máy của họ khi nâng cấp phần mềm.
G Flex được trang bị cụm phím điều khiển từ phía sau tương tự như là trên G2. Khi màn hình cong thì việc chúng ta tiếp cận các phím này có vẻ đơn giản hơn là G2. Tuy nhiên nó vẫn khá khó để mà sử dụng vì chúng ta phải chú ý nhiều hơn và thao tác. Rất may là LG còn có tính năng nhấn đúp vào màn hình để khoá và mở máy, nó giúp cho chúng ta không cần phải đụng đến nút khoá/mở màn hình phía sau
Màn hình của G Flex là màn hình OLED và LG gọi nó là POLED. Tinhte.vn sẽ chia sẻ với các bạn về POLED sau nếu nó có gì đó cần phải chi tiết hơn. Còn về cảm nhận thực tế thì màn hình G Flex không mịn như các máy Android cao cấp vì độ phân giải 720 trên màn hình 6" là quá sức, tuy nhiên nó cũng không quá tệ. Màu sắc của G Flex đậm đà nhưng không tươi, màn hơi ngả theo xanh dương trong khi màn hình OLED của Samsung thì hay nghả theo xanh lục.
Máy được hoàn thiện tốt, cứng cáp, tuy màn hình to nhưng cầm trên tay thấy khá thoải mái, không to như One Max, N1 hay Z Ultra.
Cấu hình cơ bản
- Màn hình: OLED cong 6" độ phân giải 720 x 1280
- CPU: Snapdragon 800 bốn nhân 2,26GHz
- GPU: Adreno 330
- RAM: 2GB
- Camera chính: 13 megapixel
- Camera phụ: 2,1 megapixel
- Pin: 3500mAh, thiết kế cong
- Hệ điều hành: Android 4.2.2 Jelly Bean
- Kết nối: NFC, Bluetooth 4.0, Wi-Fi a/b/g/n/ac, bắt sóng TV Hàn Quốc, GPS
- Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 32GB, hỗ trợ thẻ microSD
- Kích thước: 160.5 x 81.6 x 7.9 ~ 8.7 mm
- Trọng lượng: 177g
Cám ơn Xtmobile.vn đã cho mình mượn G Flex làm trên tay.
Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013
Trên tay LG G Flex: cong hiệu quả, viền mỏng
Đánh giá iPad mini Retina (2013): tốt nhưng vẫn còn hạn chế
Trong vòng một năm, iPad mini đã lột xác từ một thiết bị với màn hình và hiệu năng trung bình khá trở thành một chiếc máy có màn hình xuất sắc hơn và mạnh mẽ hơn gấp 5 lần về CPU hay thậm chí là 8 lần về đồ họa trong khi thời lượng pin vẫn dy trì ở mức 10 tiếng sử dụng liên tục. Để đạt được những thay đổi đó, người dùng cũng phải chấp nhận đánh đổi khi mini Retina nặng, dày hơn phiên bản cũ đồng thời có giá cao hơn 70$.
Thiết kế:
Mình sẽ không nói nhiều về thiết kế iPad mini Retina vì nó gần như không khác biệt so với bản cũ, bạn có thể đọc đoạn quote phía dưới để biết thêm chi tiết. Chúng ta chỉ nhắc về trọng lượng cũng như độ dày của máy cũng như một vài điểm khác biệt nhỏ mà thôi.Như đã nói, iPad mini Retina gần như không khác biệt so với iPad mini. Để phân biệt, bạn cần nhìn vào phần mặt lưng của máy, vị trí song song với camera. Tại đây, iPad mini Retina sẽ xuất hiện thêm một lỗ nhỏ đóng vài trò microphone thứ 2 bên cạnh microphone chính ở đỉnh máy. Ngoài ra, một vài người bạn của mình cho biết logo Apple ở mặt sau bóng hơn, sáng hơn để các bạn gái dễ soi gương! Mình đã che logo này ngay từ ngày đầu và cũng không quan tâm nhiều đến nó.
iPad mini Retina dày hơn iPad mini cũ 0,3g và nặng hơn gần 30g. Với sự khác biệt này thì rất khó để một người bình thường có thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 máy. Đặt iPad mini cạnh mini Retina, ta sẽ thấy phiên bản nâng cấp dày hơn nhưng có lẽ chỉ những “thánh soi” mới có thể biết được máy nào là mini, máy nào là mini Retina nếu ta đặt chúng một mình.
Tương tự như vậy, trọng lượng mini Retina cũng có thể nhận ra nếu bạn cầm cả 2 máy lên cùng lúc nhưng nếu đặt một chiếc ra bàn và bắt đoán, có lẽ hầu hết sẽ không thể nhận biết máy nào với máy nào.
Nhìn chung, thiết kế iPad mini Retina không có sự khác biệt nhiều so với đời cũ. Chúng ta vẫn có thể sử dụng chúng bằng một tay rất thoải mái. Mình vẫn mong Apple sẽ loại bỏ phần phiền màn hình quá dày phía trên và dưới đi để thiết kế máy cân bằng hơn.Màn hình:
Chúng ta đã rất hy vọng vào màn hình của iPad mini Retina nhưng có vẻ như nó chưa hoàn hảo như mong đợi. iPad mini Retina sở hữu màn hình 7,9” 2048 x 1536, tức độ phân giải ngang bằng iPad Air. Do những khác biệt về kích cỡ màn hình, rõ ràng iPad mini Retina sẽ sắc nét hơn Air, xét riêng về các con số. Trên thực tế, trừ khi bạn đưa sát mát vào màn hình và soi, iPad Air không có bất cứ thua kém gì so với mini Retina.
So với iPad mini năm ngoái, sự khác biệt là rất lớn. Những dòng chữ mờ mờ đã được khắc phục hoàn toàn, hoàn hảo hơn rất nhiều. Nếu bạn nào dùng iOS 7 sẽ nhận ra sự khác biệt lớn nhất. Hệ điều hành di động mới nhất của Apple sử dụng rất nhiều những đường kẻ, những font mảnh mai thật đẹp mà chỉ màn hình độ phân giải cao mới thể hiện rõ nhất.
Vào năm ngoái, mình đã nói "Thử nghiệm thực tế cho thấy không chỉ giống độ phân giải mà tất cả các chi tiết kỹ thuật khác của iPad mini cũng rất giống với iPad 2 hơn là iPad 3. Khi mới cầm lên mình thấy máy có xu hướng ngả vàng, các màu sắc trắng vẫn khá đúng nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy sắc vàng trong đó. Hơn thế nữa, khi so sánh cùng môt hình thì iPad 3 luôn cho màu sắc trung thực, sâu hơn rất nhiều so với iPad mini. Có cảm giác dải màu color gamut của iPad mini không được rộng như iPad 3, vào khoảng 60-70% chứ chưa đạt tới mức 100% sRGB. Tất nhiên, với hầu hết người dùng bình thường thì ít khi để ý đến điều này nhưng nó khá khó chịu với những ai thích xem ảnh trên iPad.”.
Thât buồn là tình trạng năm nay lại tiếp tục như vậy so với iPad Air. Có vẻ như Apple không muốn tốn quá nhiều thời gian cân chỉnh màn hình như họ phải làm trên iPad Air. Màu trên mini Retina giống hệt mini thường và có xu hướng ngả vàng hơn, tương phản thấp hơn. Đây là hậu quả của việc dùng panel giá rẻ hơn với color gamut không rộng bằng Air với độ phủ 100% dải màu sRGB.iPad Air, iPad mini Retina và iPhone 5s. Độ sáng màn hình 100% sẽ làm lộ rõ nhất các khác biệt, thực tế sử dụng sẽ tí hơnCó một sự khác biệt nhỏ về độ nổi màn hình chúng ta cần nhắc tới ở đây: phiên bản màu xám sẽ cho cảm giác nổi hơn so với màu bạc. Lý do là phần khung viền màu đen sẽ làm cho máy liền mạch hơn, che giấu phần lõm giữa màn hình và tấm kính bảo vệ phía trên. Thật buồn là Apple lại tiếp tục không sử dụng in-cell trên iPad mini Retina. Cũng giống như iPad Air, việc tách riêng tấm kính và panel màn hình sẽ giúp giảm chi phí sửa chữa rất nhiều nhưng hậu quả là độ tương phản sẽ giảm và cảm giác màn hình chìm hơn.
Tình trạng lưu ảnh cũng là cái chúng ta cần nhắc tới. Có một số báo cáo cho biết iPad của họ bị lưu ảnh khi thể hiện một nội dung trong thời gian quá dài. Mình đã thử máy của mình và một người bạn nhưng không bị. Các bạn có thể dùng trang web này để thử nghiệm.
Vậy kết luận có phải màn hình iPad mini Retina xấu? Thành thật mà nói, iPad mini Retina vẫn sở hữu một màn hình xuất sắc mà không nhiều máy tính bảng có được. Điểm yếu của nó chỉ xuất hiện khi chúng ta so với các thiết bị cao cấp hoặc những chiếc máy có panel xịn hơn. Nếu bạn đang sử dụng Kindle Fire HDX hay Nexus 7 thì có thể an tâm là màn hình của nó tốt hơn iPad mini Retina, ít nhất là về độ tương phản.
Có một điều vẫn cần phải nhắc lại vào năm nay:
Diện tích sử dụng:
Ngoài độ phân giải màn hình, vấn đề chúng ta cần quan tâm nhất là diện tích hiển thị thực tế của màn hình. Khi mới ra mắt iPad, Apple đã bị chỉ trích rất nhiều vì tỷ lệ màn hình 4:3 nhưng nó là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thành công của sản phẩm này, tuy chỉ 9,7" nhưng diện tích sử dụng thực tế lớn hơn nhiều so với các máy 10". Khi lên iPad mini, ưu thế này lại tiếp tục được phát huy. Có diện tích màn hình chỉ 7,9", tức lớn hơn một chút so với 7" của Google Nexus 7 nhưng diện tích hiển thị thực tế của iPad mini lại lớn hơn rất nhiều, bạn có thể xem hình ảnh minh hoa dưới đây để thấy được sự khác biệt đó theo cả chiều ngang và chiều dọc.Diện tích hiển thị nhiều hơn 49% so với Nexus 7 khi ở chiều dọcVà ngang là 67% dù màn hình chỉ lớn hơn 0,9"Sức mạnh:
Năm ngoái Apple sử dụng con chip A5 trên iPad mini, thua kém rất nhiều so với iPad 4. Năm nay, họ đã sử dụng A7 kết hợp cùng chip phụ M7 trên mini Retina, nâng RAM lên gấp đôi thành 1GB. Thử nghiệm bằng các bài benchmark cho thấy chip A7 trên mini Retina có thể mạnh gấp 5 lần so với iPad mini. Chip A7 của mini Retina giống iPhone với xung nhịp 1,3GHz và RAM 1GB bắn thẳng vào SoC so với iPad Air 1,4GHz và RAM tách riêng. Lý do iPad Air được tách riêng là vì nó không cần phải quan tâm đến diện tích nhiều như mini hay iPhone 5s, Apple giảm bớt được chi phí chế tạo đồng thời có thể tản nhiệt tốt hơn. Chính vì RAM tích hợp trên SoC mà xung nhip của iPad mini Retina và iPhone 5s phải giảm xuống.
Tương tự như vậy, phép thử đồ họa cũng chứng tỏ con chip Rouge mạnh hơn 8 lần xét về năng lực xử lý đơn thuần so với chip A5 cũ (tắt màn hình). Nếu kết hợp với độ phân giải cao hơn 4 lần thì năng lực xử lý của mini Retina vẫn mạnh hơn 2-3 lần so với mini.
iPad mini Retina cũng được trang bị ang-ten kép như iPad Air và cho băng thông tối đa 300Mbps. Tuy vẫn thua kém so với các máy dùng ac nhưng nó cũng là một cải tiến khá lớn. Tầm thu sóng của iPad mini gần như không khác biệt nhiều so với Air và mạnh mẽ hơn mini năm ngoái.
Tổng kết lại, sự khác biệt của iPad mini Retina và iPad Air là không lớn, rất khó để bạn có thể nhận thấy trong thực tế. Trừ một vài ứng dụng đặc biệt thì iPad Air mới tốt hơn, hoàn toàn khác biệt so với năm ngoái.
Nhiệt độ:
Cũng như Air, mini Retina bị ấm lên ở bên phải máy khi hoạt động liên tục. Nhiệt độ này hơi cao hơn Air một chút, chỉ một chút thôi và cũng không làm chúng ta phải khó chịu nhiều.
Pin:
Pin vẫn là điểm yếu của các thiết bị di động, dù tối ưu hóa hệ điều hành và chip xử lý thế nào đi nữa thì vẫn có những giới hạn vật lý chưa thể vượt quá. Nhằm khắc phục, các nhà sản xuất buộc phải nâng cao dung lượng pin, qua đó làm cho máy dày hơn và nặng hơn.
iPad mini Retina sở hữu viên pin lớn gấp rưỡi máy cũ: 6471mAh so với 4440mAh. Mình dùng iPad mini Retina 4 ngày trước khi viết xong bài review này, trước đó thì dùng iPad Air khoảng 1 tuần nên có thể bảo đảm thời lượng sử dụng của mini Retina gần như không khác Air, tốt bằng hoặc hơn mini năm ngoái. Công bố của Apple cho biết mini Retina dùng được 10 tiếng.
Bạn @vuhai6 sẽ đưa ra những kết quả chi tiết hơn trong một bài viết khác. Chúng tahãy cứ yên tâm về pin của iPad mini.
Nhân nói về pin, Apple cũng đã dùng sạc 10W (giống iPad 1, 2, 3) trên iPad mini Retina, hơi yếu hơn một chút so với sạc 12W trên Air nhưng có dòng lớn gấp đôi sạc 5W năm ngoái của mini. Tổng thời gian dùng để sạc pin với cục sạc này vào khoảng 4 tiếng. Mình có thử dụng sạc 12W để sạc cũng tốn thời gian tương đương, như vậy là khả năng nạp dòng của iPad mini Retina sẽ kém hơn Air một chút.
Kết luận:
Không giống như Air có thay đổi lớn về thiết kế và trọng lượng, mini Retina chỉ có nâng cấp lớn về CPU và màn hình cùng một vài thay đổi ít người quan tâm như camera hay microphone phụ. Thế nhưng những nâng cấp đó lại mang tính đột phá hơn rất nhiều: năng lực xử lý mạnh hơn 5 lần, màn hình nét gấp đôi. Có thể nói nếu bạn vẫn đang chờ đợi một chiếc tablet nhỏ gọn có thể mang đi bất cứ nơi đâu mà không gặp nhiều giới hạn thì iPad mini Retina sẽ là một lựa chọn rất tốt.
Tuy vậy, iPad mini Retina không còn ở cái vị thế mà Apple có năm ngoái. Chúng ta đã có rất nhiều tablet Android cỡ nhỏ giá tốt với cấu hình cao, màn hình đẹp trên thị trường để cạnh tranh với iPad mini. Mình đã dùng rất nhiều tablet Android và có thể khẳng định trải nghiệm của tablet Android chưa bao giờ bằng Apple, đặc biệt là giao diện người dùng, ứng dụng và games nhưng chúng lại có ưu điểm về giá. Hơn thế nữa, sự khác biệt về ứng dụng cũng đã phần nào được khắc phục theo thời gian. Nếu như năm ngoái, Android không có những thứ tốt như Clash of Clans, Manga Rock…. thì năm nay khoảng cách đã được rút ngắn lại. Nếu Android chịu khó đầu tư thêm các ứng dụng chất lượng cao và yêu cầu các nhà phát triển lớn làm bản riêng cho tablet như Apple thực hiện thì iPad mini sẽ bị đe dọa rất lớn khi mà giá của nó có thể mua được gần 2 chiếc Nexus 7.
Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại thì iPad vẫn sẽ mang lại những thứ tốt nhất cho người dùng, nhất là khi các công ty lớn như Facebook và Twitter chưa hề có dấu hiệu cho thấy họ quan tâm đến tablet Android như từng làm với điện thoại Android.
Ưu điểm:Nhược:
- Màn hình sắc nét hơn
- Trải nghiệm xuất sắc
- WiFi mạnh mẽ hơn
- Chip mạnh mẽ nhất trong số các tablet loại nhỏ.
Cấu hình cơ bản của iPad Mini với màn hình Retina
- Dày và nặng hơn
- Màn hình không in-cell, không dùng loại panel tốt nhất.
- Giá hơi cao.
- Màn hình: LCD 7,9", độ phân giải 2048 x 1536, 326ppi, tấm nền IPS
- CPU: Apple A7 hai nhân.
- RAM: chưa biết
- Camera chính: 5 megapixel
- Camera phụ: 1,2MP, FaceTime HD, quay video 720p.
- Pin: 10 tiếng
- Hệ điều hành: iOS 7
- Kết nối: Bluetooth 4.0, Wi-Fi a/b/g/n, GPS, Lightning, tùy chọn 4G LTE
- Kích thước: 200 x 134.7 x 7.5mm
- Nặng: 331g bản WiFi, 341g bản WiFi + 4G LTE
- Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 16GB, 32GB, 64GB, 128GB
Tìm hiểu thêm về Android Runtime (ART) trong Android 4.4 và lợi ích của nó khi thay thế Dalvik
Trong suốt 5 năm ra đời và phát triển, hầu hết mọi thành phần của Android đều đã ít nhiều được thay thế, cập nhật mới hay thậm chí là thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên, có một thứ cực kì quan trọng, đó là bộ máy ảo Dalvik dùng để chạy ứng dụng Android thì vẫn được giữ nguyên gần như so với ban đầu. Giờ đây, trong Android 4.4 KitKat, Google đã ra mắt một giải pháp thay thế cho anh chàng Dalvik già cỗi, đó chính là Android Runtime (ART). Trong bài này, mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn những thông tin về ART và lợi ích của nó với Android là gì.
Dalvik và ART là gì?
Hiện nay, các ứng dụng Java sau khi viết xong chỉ được biên dịch (compile) một phần bởi lập trình viên. Phần mã biên dịch này sau đó sẽ phải đi qua một trình phiên dịch (interpreter) để trở thành mã máy (native code) phù hợp với CPU và thiết bị của người dùng. Quá trình này tốn thời gian hơn và không thực sự hiệu quả, nhưng bù lại lập trình viên có thể viết app chỉ một lần và đem nó lên nhiều máy để chạy.
Trên Windows, Mac hay Linux, chúng ta có một thứ gọi là Java Virtual Machine để thực hiện công việc trên. Còn với Android, Dalvik chính là trình phiên dịch và nó đã có mặt từ những buổi đầu mà hệ điều hành này ra đời. Dalvik do kĩ sư Dan Bornstein làm ra và nó được đặt tên theo một làng chài ở Iceland. Đây thực chất là một phần mềm mã nguồn mở và nó nằm ở trong khu vực bao gồm các thư viện cốt lõi cần để Android chạy. Ngoài ứng dụng thì vài thành phần khác của Android cũng phải dùng đến Dalvik.
Chính nhờ Dalvik mà chúng ta chỉ có một app duy nhất nhưng vẫn có thể chạy trên smartphone, tablet, Smart TV, thiết bị nhúng... với nhiều loại CPU khác nhau và từ các hãng khác nhau (tất nhiên việc tối ưu hóa giao diện, tính năng là câu chuyện khác, nhưng cơ bản là chạy được).
Vấn đề với việc phiên dịch bằng Dalvik đó là nó chậm! Chính sự xuất hiện của interpreter thường làm cho hiệu năng ứng dụng thấp hơn so với các phần mềm dùng trực tiếp mã đã được biên dịch sẵn. Trước đây người ta từng thử nghiệm rằng một phần mềm được viết bằng JavaScript (cần phải được phiên dịch trước khi xử lí) thì chậm hơn khoảng 20 lần so với một phần mềm được viết bằng mã native. Trong nhiều trường hợp, nhất là với những CPU hiện đại có sức mạnh xử lí tốt thì sự khác biệt này không đáng kể. Tuy nhiên, với những phần mềm nặng thì chúng ta sẽ thấy nó một cách rõ rệt. Android hiện nay chậm chạp cũng một phần là do Dalvik. Và việc bắt vi xử lí chạy lâu hơn cũng là nguyên nhân khiến hệ thống tiêu thụ nhiều điện hơn.
Android Runtime – ART
Google biết về Dalvik, tất nhiên, đó là lý do mà hãng đã phát triển nên một giải pháp thay thế mang tên Android Runtime (ART) trong suốt hai năm vừa qua. Một phiên bản thử nghiệm của ART đã được nhúng trong Android 4.4 và bạn có thể tìm thấy nó ở trong phần Settings > Developer Options > Select Runtime (một số máy dùng ROM cook có thể không có, và việc kích hoạt nó lên có thể khiến hệ thống và ứng dụng gặp lỗi đấy nhé).
ART sử dụng một cách xử lí rất khác so với Dalvik. Hiện nay, các ứng dụng Android được phiên dịch ra mã máy ở thời điểm mà chúng ta chạy chúng lên. Dalvik thực hiện điều này bằng một bộ máy gọi là "Just-In-Time" (JIT). Chữ Just-In-Time dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là "vừa kịp lúc", tức là chỉ đoạn mã nào cần thiết mới được dịch và chỉ dịch khi cần.
Còn với ART, nó xài bộ máy "Ahead-Of-Time" (AOT) để phiên dịch mã bytecode của ứng dụng thành mã máy ở thời điểm bạn cài nó vào thiết bị. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn chạy app lên, nó đã tồn tại sẵn ở dạng mã máy và thiết bị của chúng ta cứ thế mà thực thi app.
Lợi ích của ART
Lợi ích lớn nhất của ART đó là nó cho phép lập trình viên Android tiếp tục viết phần mềm theo như cách mà họ đã làm từ trước đến nay, phần mềm của họ cũng vẫn có thể chạy trên nhiều loại CPU và thiết bị khác nhau, nhưng với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Cảm giác máy sẽ mượt mà hơn. Với các phần mềm cần nhiều sức mạnh tính toán, ví dụ app chỉnh sửa ảnh hay video thì lợi ích sẽ càng rõ ràng hơn nữa. Chưa hết, hiện nay hầu hết thiết bị Android đều sử dụng vi xử lí đa nhân (hai, bốn, tám...). Sự có mặt của ART có thể giúp ứng dụng cần phải kích hoạt ít nhân hơn Dalvik lúc phiên dịch, từ đó dẫn đến việc tiết kiệm pin hơn.
Chúng ta cũng có thể thấy được ART là một trong những lý do mà Google tuyên bố là Android 4.4 có thể dùng tốt cho những thiết bị với RAM chỉ 512MB. Vì đã được phiên dịch trước nên không còn hiện tượng Dalvik chiếm lấy RAM và bộ nhớ này sẽ được sử dụng hoàn toàn cho các ứng dụng.
Hạn chế của ART
Tất nhiên, ART sẽ cần thời gian lâu hơn để dịch lúc mà chúng ta mới vừa cài ứng dụng xong, tuy nhiên lợi ích lâu dài đó là ứng dụng sẽ tải và chạy nhanh hơn. Bạn hãy thử nghĩ xem, chúng ta chỉ cần app có một lần nên chờ lâu hơn hồi trước một chút thì cũng không vấn đề gì, trong khi tốc độ dùng app về sau nhanh hơn thì cũng đáng để bù đắp. Thực chất, với những ứng dụng nhỏ thì khoảng thời gian để ART dịch cũng rất ngắn, chỉ với những app lớn thì chúng ta mới thấy rõ sự khác biệt. Hiện nay, với những chiếc Nexus, lúc bạn chuyển từ Dalvik sang ART thì toàn hệ thống cũng chỉ mấy có vài phút để dịch sẵn hết toàn bộ app đã cài trong máy.
Ngoài ra, một hạn chế khác đó là mã máy sau khi được dịch sẵn sàng thì sẽ chiếm dung lượng lưu trữ lớn hơn là mã bytecode. Lý do đó là vì một kí tự trong bytecode thực chất được biểu diễn bằng nhiều lệnh của mã máy nên to hơn là chuyện dễ hiểu. Mức độ lớn hơn thì cao nhất là khoảng 10-20% tùy app. Con số này nghe có vẻ lớn nhưng tập tin thực thi lại không chiếm dung lượng lớn trong app nên việc tăng lên như thế sẽ không gây nhiều ảnh hưởng. Ví dụ, cả file APK của ứng dụng Google+ mới có dung lượng đến 28,3MB, nhưng phần mã chạy chỉ là 6,9MB mà thôi.Sự chênh lệch về dung lượng ứng dụng giữa Dalvik và ART
ART hiện chỉ mới là bản thử nghiệm sơ khai
Xin nói lại rằng bản ART đang có mặt trong Android 4.4 KitKat chỉ mới là bản thử nghiệm, do đó tốc độ chưa thật sự ngon như bản chất của nó. Theo bài kiểm tra của anh @vuhai6 thì ART thậm chí còn chậm hơn Dalvik khi mở một số ứng dụng, nhưng đây chỉ mới là những buổi đầu mà thôi.
Chưa rõ bao giờ thì Google sẽ ra mắt chính thức ART, nhưng trong bối cảnh hãng đã phát triển nó hàng năm trời và đã thử nghiệm trên Android 4.4, có thể chúng ta sẽ sớm thấy nó được áp dụng rộng rãi. Nhiều khả năng là trong Android 4.5 hay 5.0 thì Google sẽ tích hợp ART.
Vậy tôi có nên chuyển sang dùng ART ở thời điểm hiện tại hay không?
Theo khuyến cáo của Google thì không. Như đã nói ở trên, do ART mới là bản thử nghiệm dành cho lập trình viên trên Android 4.4 nên có một số ứng dụng có thể không tương thích với trình phiên dịch này. Ví dụ: Titanium Backup, WhatsApp, Call of Duty: Strike Force. Bạn có thể chuyển lại Dalvik khi cần xài các app này, nhưng điều đó lại quá bất tiện cho bạn so với những gì mà ART mang lại. Nếu muốn trải nghiệm thì bạn có thể thử đổi sang ART, nhưng nếu cần sự ổn định thì hãy cứ dùng Dalvik nhé.
Nói tóm lại, ART tuy là giải pháp mới nhưng về cơ bản thì Android vẫn cần phải thông qua bộ máy phiên dịch trước khi chạy ứng dụng nên khó có thể là giải pháp lâu dài nếu muốn hệ thống thật sự ngon lành như các nền tảng đối thủ. Trong tương lai, Google vẫn cần một thứ gì đó đủ khả năng tăng tốc độ hệ thống lên cao hơn nữa, ví dụ như thay toàn bộ phần nhân hệ thống chẳng hạn. Chúng ta hãy chờ xem sao.
Công nghệ mới giúp cung cấp năng lượng cho xe điện từ các trạm bên đường
Phạm vi hoạt động của phương tiện chạy điện thường bị hạn chế dưới 100 dặm (161 km) và do các trạm sạc điện vẫn chưa xuất hiện phổ biến cùng với thời gian sạc lâu khiến hành trình của xe điện không được xa như các phương tiện chạy xăng dầu. Trong một nổ lực tìm kiếm giải pháp mở rộng tầm hoạt động cho xe điện, năm ngoái đại học Stanford đã phát triển một công nghệ sạc không dây cho phép phương tiện lấy năng lượng từ mặt đường khi nó di chuyển dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ tính. Thế nhưng phương pháp này đòi hỏi phải xới mặt đường lên để lắp đặt các cuộn dây từ. Hôm nay, các nhà khoa học tại đại học Bắc Carolina đã phát triển một hệ thống thực tiễn hơn, đó là sử dụng các trạm điện tĩnh đặt 2 bên đường để cung cấp năng lượng cho cuộn thu (receiver coil) lắp trong xe khi xe đi ngang qua.
Phương pháp của đại học Bắc Carolina không mới và trước đây đã có nhiều thử nghiệm tương tự. Trong một số trường hợp, cuộn phát (transmit coil) bên ngoài được làm lớn hơn cuộn thu trong phương tiện nhằm mục đích truyền tải nhiều năng lượng hơn. Thế nhưng "cách tiếp cận này tạo ra một từ trường rất mạnh và không chính xác, có thể tác động lên khung sườn xe hay các vật thể kim loại khác đi qua từ trường," các nhà khoa học giải thích. Và điều này có nghĩa hệ thống không chỉ thiếu hiệu quả mà bức xạ điện từ phát ra xung quanh có thể gây nguy hiểm đến người điều khiển phương tiện.
Trong trường hợp khác, người ta sử dụng nhiều cuộn phát dẫn kích thước nhỏ hơn. Phương pháp này tăng độ hiệu quả và giảm thiểu các nguy cơ nhưng lại khiến các trạm phát 2 bên đường trở nên phức tạp và đắt tiền. Ngoài ra, các cuộn phát cũng cần phải được bố trí cẩn thận và chính xác.
Nhận thấy những hạn chế trên, đại học Bắc Carolina đã sử dụng các cuộn dây có khích thước bằng nhau để đạt hiệu quả truyền tải năng lượng cao nhất. Khi không có sự hiện diện của cuộn thu, cuộn phát sẽ giải phóng một trường điện từ an toàn, công suất thấp. Khi cuộn thu nằm trong phạm vi truyền tải, nó sẽ kích hoạt cuộn phát để tạm thời tăng điện năng đầu ra lên 400%. Một khi cuộn thu rời khỏi tầm phát, năng lượng đầu ra sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
Khi được lắp đặt trên đường, hệ thống sẽ tự động cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện khi đi ngang qua. Hiện tại, phiên bản trình diễn của hệ thống có thể phát ra nguồn điện có công suất 0,5 kW. Theo tiến sĩ Srdjan Lukix, nhóm của ông đang phát triển một phiên bản lớn hơn với công suất 50 kW.Theo: GizmagNguồn: Đại học Bắc Carolina
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)