Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Tản mạn về K-01 - chiếc máy ảnh Mirrorless giá "bèo" của Pentax

IMGP3258 copy.

Kiểu dáng khác biệt, kích thước to, cân nặng "vô đối", pin trâu... đó dường như là chưa đủ khi nói về độ đặc biệt của K-01 - chiếc máy ảnh ống kính rời không gương lật của Pentax, chiếc máy đã tạo nên rất nhiều cảm xúc khác nhau cho bản thân tôi khi quyết định sử dụng nó như là một thiết bị chụp hình "vui vẻ". Thông qua bài viết này, mình hướng đến mục đích chia sẻ với các bạn những cảm nhận cá nhân về chiếc máy ảnh này. Mục tiêu cụ thể là phân tích một vài ưu-nhược điểm chính và lý do vì sao mình chọn nó chứ không nhằm vào mục đích đánh giá, "review" hay đi sâu vào chuyên môn, bởi bản thân tui cũng không phải là dân chơi nhiếp ảnh chuyên nghiệp. :D "I'm not a photographer, but a photography lover, simply" - một câu nói mà tui đã đọc được ở đâu đó.

Mình đến với nhiếp ảnh như là một sự tình cờ, một thú vui tao nhã giúp mình thả hồn vào cuộc sống thường nhật vốn luôn vội vã, khắt nghiệt và đầy màu sắc... Ban đầu do không có điều kiện kinh tế nên tôi chọn mua một chiếc Nex 5D "xi cằn hen" của Sony thông qua lời giới thiệu một anh bạn làm trong hãng này. Lúc đó thì cũng chưa biết nhiều về nhiếp ảnh, chỉ biết được rằng mình rất thích chụp hình và lý do duy nhất mình chọn chiếc máy này là vì nó gọn nhẹ và nhìn cũng khá "pro". Sau đó, cũng từ anh bạn này, những lời "thuốc" ngọt nào đã lôi kéo mình tậu hẳn bộ Sony A77 và ống G 16-50mm F2.8.

IMGP3272.
Tất nhiên, lúc đó cầm hẳn một chiếc máy to và hầm hố nên cũng thấy oai oai. :D Mặc dù vậy, trọng lượng nặng nề của nó và nhất là số tiền bỏ ra hơi "khủng" để sở hữu những ống G, Carl Zeiss chất lượng cao đã làm nguôi ngoai tình yêu của mình dành cho em nó. Và lần này tui lại mon men dự định đổi qua một dòng máy khác, có lẽ mình hơi đa tình nhưng vẫn phải chấp nhận do lúc đó mình đã nhận một gói "thuốc" còn ngọt ngào thơm tho hơn thế nữa - gói thuốc đó mang tên Pentax K5...

Đây có lẽ là cơ duyên thật sự với Pentax khi mình vô tình xem được một đoạn video trên Youtube về khả năng chống bụi và nước của K5. Tui đã há hốc mồm ra khi xem mấy chú lính Mỹ ở Afghanistan hốt từng đống cát rải lên thiết bị chụp ảnh của họ và sau đó đem mấy thứ đồ điện tử này vô toilet xối nước rửa như rửa giày... :eek:


Sau sự kiện "há mõm" đó, mình đã chú ý đến thương hiệu máy ảnh lâu đời của Nhật này và bắt đầu tìm hiểu về chúng. Khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chất ảnh cho ra rất riêng với 2 gam màu xanh lá & xanh da trời trong trẻo và nhất là hệ ống kính ngàm K rất đa dạng "tự cổ chí kim" với giá thành khá bình dân... đó chính là những lý do khiến mình quyết định chuyển qua Pentax K5 và giờ đây là Pentax K-01 như một chiếc máy "vui vẻ" dự phòng cho những chiếc DSLR khác.

Lần đầu tiên nhìn thấy Pentax K-01, cảm giác lúc đó là vừa thích vừa không ưa. Thích là thích cái thiết kế không giống ai của nó, bởi vì mình luôn thích cái gì đó khác biệt, không ưa nổi chính là cái cảm giác cầm như cầm một cục gạch của nó. K-01 hầu như đã loại bỏ cái báng tay cầm bên phải, nó trơn lùi và phẳng phiu, tóm lại cảm giác đầu tiên khi cầm K-01 là khá thất vọng vì đã quá quen với K-5 rồi. Tuy nhiên, cảm giác cầm cục gạch đó cũng gợi nhớ cho mình về cảm giác "trên tay" những chiếc máy phim dạng cơ ngày nào, có chút gì đó hoài cổ và sâu lắng khi cầm cục gạch này...

inhand.
Cảm giác cầm K-01 hơi bị "ức chế" một tí, không khác gì một cục gạch, tuy nhiên lại có một cái gì đó rất hoài cổ...
inhandtop.
Báng tay cầm bên phải hầu như được "gọt" nhẵn, chỉ có một chút gợn nhẹ, do nặng hơn nửa kí nên nó khá là trơn, bạn nên dùng dây đeo cho chắc ăn.

Các máy ảnh mirrorless không gương lật ngày nay luôn đặt ra mục tiêu giảm kích thước thân máy nhỏ nhất và mỏng nhất có thể. Tuy nhiên, K-01 là máy ảnh không gương lật nhưng lại giữ nguyên cái khoang gương lật để sử dụng được các ống kính DSLR, SLR mà không cần ngàm chuyển đổi. Điều này khiến nó dày nhất trong các máy không gương lật hiện nay, theo cảm nhận của mình là dày gần bằng K5. Việc giữ nguyên khoang gương lật sẽ làm cho máy dày hơn, nhưng bù lại nó có thể sử dụng được hàng nghìn ống kính ngàm K của họ nhà Pen, đồng thời bụi cũng khó có thể bám vào sensor và mình cũng dễ vệ sinh nó hơn.

Hình ảnh chi tiết về K-01

allroundview.
Kích thước tổng thể của Pentax K-01

IMGP3268.
Cảm biến CMOS APS-C của K-01 lấy từ K5 qua, máy không có gương lật, nhìn vô là thấy luôn màn trập và sensor, rất dễ vệ sinh

IMGP3275.
Mặt sau của K-01 và K5, hai máy không chênh lệch nhiều, K-01 không hề nhỏ

IMGP3277.
Về độ dày cũng ngang nhau, K5 có viewfinder và cái báng cầm nên nhìn hơi dày hơn 1 tí

IMGP3269.
Cục pin khủng của K-01 thửa từ K5, chụp được khoảng 500 shots, với người chụp chậm rãi như mình thì chụp liên tục 3 ngày mới hết.

Screen Shot 2014-01-22 at 15.25.05.
K-01 vô địch về thời lượng pin so với các máy mirrorless khác


IMGP3273.
Flash cóc tích hợp trên máy, nhô hơi cao nên đánh xa khá tốt

K01_DAlens_a1_gallery_post.
Dàn lens mới nhất hiện tại của Pentax, do xài ngàm K nên K-01 có thể gắn được với hàng ngàn ống kính tự cổ chí kim của hãng này như DA, DA*, DFA, FA, FA*, F, M, A, K.v.v...

Pentax K-01 có lẽ là chiếc máy ảnh phù hợp nhất với cách chụp ảnh hầu như là tự nhiên nhất của tôi, đơn giản chỉ là ngắm, bố cục và chụp. Nhu cầu chụp ảnh thường xuyên nhất của mình chính là chụp thể loại ảnh đời thường, do đó dù có cầm một chiếc DSLR xịn cỡ nào đi nữa, điều duy nhất mình quan tâm khi chụp ảnh đó là bố cục khung hình và độ sâu trường ảnh. Đối với mình, nhiếp ảnh đơn giản là một thú vui và K-01 hầu như trả lại cho tôi tất cả những gì tự nhiên nhất, những gì làm tôi say mê và yêu thích kể từ khi biết đến thú vui nhiếp ảnh. Không viewfinder, không EVF thời thượng, chỉ có một màn hình LCD dành cho tất cả mọi thứ: ngắm, chỉnh thông số, chụp và xem lại...

Screen Shot 2014-01-22 at 15.26.59.
Màn hình LCD là bộ phận hoạt động nhiều nhất trên K-01, giao diện tùy chỉnh khá rõ ràng và đơn giản

Theo quan điểm của riêng tôi, K-01 đơn giản là một chiếc máy ảnh là dùng để... chụp hình, nó không thích hợp để làm một công cụ làm việc, ví dụ như chụp mẫu hay chụp cưới chẳng hạn. Nó không phải là cái máy tốt để chụp phong cảnh, chân dung hay macro, càng không phải tốt nhất để chụp thể thao và sự kiện, nó là một chiếc máy ảnh có thể chụp mọi thứ. K-01 là chiếc máy có thể chụp ra ảnh, có thể nghiền ngẫm trên tay, có đủ các thứ hỗ trợ để chụp được ảnh. Còn chụp được hình đẹp hay không hoàn toàn là do bản thân người chụp.

_IGP3082.
Nghiền ngẫm, bố cục và chụp. K-01 đơn giản chỉ là cho ra ảnh...

Trên thị trường máy ảnh hiện nay có rất nhiều chiếc máy ảnh đáng giá, đáng mơ ước và theo đuổi, tuy nhiên cũng có những chiếc máy ảnh bình thường một cách đặc biệt, Pentax K-01 là một ví dụ điển hình. Nếu bạn tìm được một chiếc máy ảnh có thể mang lại cảm xúc khi cầm nó trên tay, có thể đáp ứng đầy đủ nhất cho nhu cầu và sở thích của bạn, đó là chiếc máy ảnh "tốt nhất" dành cho bạn.

Và dưới đây là những hình ảnh "bình thường" tạo ra từ chiếc máy ảnh đặc biệt này, body used mình mua với giá 6tr... Lúc mới ra thì K-01 có giá đến 749USD nếu mua riêng thân máy.

PNTX7795.JPG
Hình ảnh khá chi tiết và trong trẻo. Chụp ở chế độ JPEG fine. F8, 1/500s, ISO 100.

PNTX7832.JPG
Màu xanh da trời là một "đặc sản" của Pentax. Chụp ở chế độ JPEG fine. F8, 1/800s, ISO 100.

_IGP3074.

Và màu xanh lá ngọt ngào cũng là điểm mà mình ưng ý.

Ưu điểm và nhược điểm của Pentax K-01
  • Ưu điểm
    • Thân máy thiết kế chắc chắn, chống chọi tốt với thời tiết, bụi bẩn
    • Chất lượng ảnh tốt với cảm biến APS-C thửa từ K5, màu xanh lá và xanh da trời lên rất ngọt
    • Khử nhiễu tốt, chụp tối ở ISO 1.600 vẫn rất ít noise
    • Khoang gương lật được giữ nguyên nên dễ dàng vệ sinh sensor
    • Sử dụng ngàm K nên tương thích với rất nhiều ống kính của Pentax
    • Có hệ thống chống rung thân máy SR
    • Sử dụng pin của K5, dung lượng cao nhất trong phân khúc mirrorless
    • Có chức năng điều chỉnh ảnh RAW ngay trên máy
    • Có chế độ chụp HDR
    • Có chức năng Focus Peaking khi lấy nét tay
    • Giao diện điều khiển thân thiện, dễ dùng
    • Màn hình LCD khá đẹp và rõ
    • Flash cóc khá là mạnh
  • Nhược điểm
    • Body nặng hơn 560g, cộng với mấy cái lens tele nữa thì nặng không thua DSLR
    • Báng tay cầm phẳng phiu, dễ bị trượt máy nếu dùng lens to
    • Lấy nét chậm, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu
    • Không có viewfinder nên sẽ bị chói nếu trời nắng gắt
    • Không có chức năng xóa hiện tượng mắt đỏ
    • Lẫy nguồn ON/OFF hơi nhẹ nên dễ bị tắt/mở bất tử
    • Phần cao su che các cổng kết nối và thẻ nhớ hơi bị lằn nhằn, khó mở/đóng

Thông số kỹ thuật cơ bản của Pentax K-01
  • Thân máy bằng hợp kim ma-giê và nhôm
  • Cảm biến CMOS 16.28 megapixel kế thừa từ Pentax K-5
  • Bộ xử lý hình ảnh mới Prime M
  • Màn trập dạng cơ thế hệ mới
  • Tùy chọn quay video định dạng H.264
  • Chế độ chụp HDR
  • Quay video Full-HD và 720p với tốc độ tối đa 60fps (lần đầu tiên trên máy ảnh Pentax)
  • Ngàm KAF2/KAF3 có thể tương thích với hàng ngàn ống kính tự cổ chí kim
  • Hệ thống lấy nét 81 điểm, Contrast detect
  • Màn trập 6fps có thể đạt tốc độ tối đa 1/4000s
  • ISO 100-25.600
  • Flash cóc tích hợp
  • Chống rung thân máy Shake Reduction (SR)
  • Ổn định hình ảnh Sensor-Shift
  • Cơ chế chống bụi siêu âm (DR)
  • Màn hình TFT LCD 3 inch cố định với góc nhìn 170 độ (921.000 điểm ảnh)
  • Hỗ trợ thẻ SD/SDHC/SDHX
  • Có 3 màu: màu bạc - đen, màu đen, màu đen - vàng
  • Trọng lượng 561g (có pin)
  • Pin Li-ion D-LI90 dung lượng 1.860mAh giống hệt Pentax K5
  • Kích thước: 12,2 x 7.9 x 5,8 cm (Rộng x Cao x Sâu)
Một số hình ảnh tham khảo từ DPReview

Thay đổi kích thước phím cảm ứng (softkey) trên Xperia Z2

Tinhte_z2.
Màn hình của Xperia Z2 có kích thước 5.2" với độ phân giải FullHD, trên lý thuyết thì đây là kích thước khá lớn, giúp bạn sử dụng máy thoải mái. Tuy nhiên cảm giác thực tế khi sử dụng màn hình này lại hơi khó chịu, tù túng một tý. Do Z2 được trang bị phím điều hướng ảo (softkey) trên màn hình, khu vực softkey này và khu vực notification bar có kích thước khá lớn làm cho phần diện tích sử dụng thực tế bị giảm đi đáng kể. Trong bài viết này mình sẽ thử nghiệm một số giải pháp để khắc phục chuyện này.

Lưu ý:
  • Do chắc chắn phải can thiệp hệ thống nên bạn buộc phải unlock bootloader -> cài recovery mod -> root máy. Như chiếc Z2 trong bài mình đã root và cài CWM recovery.
  • Do z2 chính hãng sắp được bán ra nên mình sẽ đợi mua được 1 chú chính hãng rồi làm bài hướng dẫn root sau.
  • Các giải pháp trong bài viết này về cơ bản là cũng áp dụng được cho các điện thoại Android 4.4 khác, nếu thích bạn có thể thử.
Giải pháp:
  1. Unlock Bootloader -> Root máy
  2. Cài Xposed framework. Tham khảo thêm: Xposed framework, cài các bản mod phần mềm/tính năng/giao diện cho Android một cách dễ dàng.
  3. Sử dụng add-on GravityBox để tuỳ chỉnh các thành phần giao diện (add-on này chạy trên nền Xposed nên phải cài Xposed trước). Tham khảo thêm: [App]GravityBox - Bản mod không thể thiếu.
Bên trái là navigation bar kích thước nhỏ - bên phải là ẩn hết trên dưới
Tinhte_z2 1.

Kết quả:

Thực ra GravityBox có rất nhiều những tuỳ chỉnh khác nhau nhưng trong bài viết này thì mình chỉ quan tâm đến mục đích chính là thay đổi kích thước của khu vực softkey (các phím điều hướng). Nên mình chỉ quan tâm đến 2 tuỳ chỉnh trong GravityBox mà thôi.

1 - Navigation bar tweaks - Thay đổi kích thước phím cảm ứng

Trong mục này thì ở dưới cùng có lựa chọn "Navigation bar height" - chiều cao của khu vực phím ảo. Như trong hình là mình đã giảm chiều cao xuống chỉ còn 60% và nhờ thế khu vực này đã gọn đi khá nhiều.

Tinhte_z2 2.

2 - Display tweaks - Ẩn toàn bộ notification bar và navigation bar

Trong Display tweaks có lựa chọn đầu tiên là Expanded desktop mode -> mở rộng màn hình, khi tính năng này được kích hoạt thì thanh trên và dưới của máy sẽ ẩn đi. Nếu muốn chúng hiện lại thì bạn vuốt từ cạnh màn hình (trên hay dưới đều được) vào trong.

Lưu ý là sau khi kích hoạt trong Display tweaks rồi thì bạn cần kích hoạt tính năng này bằng cách nhấn giữ phím Power cho hiện menu ra và chọn Expanded desktop.

Tinhte_z2 3.

Tham khảo thêm:

Sau khi bạn đã ẩn thanh trên và dưới đi thì nảy sinh vấn đề cần quản lý thông báo cũng như làm sao để chuyển qua lại giữa các phần mềm đang chạy được tốt hơn. Khi này bạn có thể tham khảo 2 bài viết dưới đây để sử dụng thêm một số phần mềm khác:

[Thủ thuật WP8.1] Cách nhận diện nhạc bằng Cortana, thiết lập im lặng, truy xuất Action Center

Top.

Bản cập nhật Windows Phone 8.1 làm thay đổi khá nhiều về giao diện, nâng cấp tính năng và cách chúng ta thao tác với máy. Vì vậy, không ít bạn đã cài đặt WP8.1 qua Preview for Developers vẫn còn bỡ ngỡ khi sử dụng. Dưới đây là một vài thủ thuật nho nhỏ mình muốn chia sẻ theo yêu cầu của các anh em đang dùng WP8.1.

Làm sao để nhận diện nhạc bằng Cortana:

Kể từ WP8.1, Bing Search đã được nâng cấp với sự xuất hiện của cô trợ lý ảo Cortana. Giờ đây khi bạn nhấn nút Search thì giao diện tìm kiếm mới của Bing cũng như Cortana sẽ hiện ra (nếu thiết lập vùng tại Mỹ). Thông thường với Bing Search trước đây, bạn có thể nhận diện một bài hát bằng nút Music trên thanh Menu. Và trên WP8.1, chức năng này không mất đi mà chỉ đơn thuần là nằm ở một vị trí khác. Bạn có thể kích hoạt theo hướng dẫn bằng hình ảnh bên dưới.

Bing_Music.

Tính năng tìm nhạc tích hợp này khá hay và có thể so sánh tương đương với các phần mềm chuyên dụng như SoundHound hay Shazam.

Làm thế nào để thiết lập chế độ im lặng (Silent):

Vibrate_Silent.
Vibrate (chỉ rung) bên trái và Silent (im lặng) bên phải.

Trước đây để thiết lập Silent trên WP8, bạn phải nhấn giữ nút Volume Down để âm lượng giảm xuống 0 và phải vào Settings > Ringtones + Sounds > tắt Vibrate (rung). Thao tác này khá rườm rà và mất thời gian. Trên WP8.1, bạn vẫn chưa có một nút riêng để chuyển sang Silent nhưng cách làm đơn giản hơn:

1. Đầu tiên là nhấn nút Volume bất kì để mở khu vực tùy chỉnh âm thanh. Tại đây có 2 thanh điều chỉnh âm lượng, thanh ở trên điều chỉnh cho nhạc chuông và âm báo (Ringer + Notifications), thanh dưới điều chỉnh cho nội dung đa phương tiện và ứng dụng (Media + Apps).

2. Để thiết lập Silent cho phần nhạc chuông và âm báo, bạn chỉ việc kéo thanh ở trên về 00/10. Tương tự nếu bạn muốn ứng dụng không phát âm thanh, bạn kéo thanh ở dưới về 00/10.

3. Để tắt hẳn tính năng rung, bạn nhấn vào nút Vibrate ON > OFF. Lúc này điện thoại của bạn hoàn toàn im lặng.

Không hiển thị Action Center khi màn hình đang khóa:

Action_Center.

Action Center hay trung tâm thông báo là một bổ sung đầy giá trị trên WP8.1. Đây là nơi chứa các thông báo, tin nhắn, email, cuộc gọi đến, cập nhật Facebook, v.v… của cá nhân bạn. Bạn có thể truy xuất nhanh các thông báo này trực tiếp từ màn hình khóa mà không cần mở khóa. Thế nhưng nếu không muốn để người khác mở ra xem trong khi màn hình vẫn đang khóa thì bạn có thể thiết lập lại như sau:

Vào Settings > Notifications + Actions > bỏ chọn ô "Show notifications in action center when my phone is locked". Sau khi thiết lập, Action Center chỉ hiển thị các thiết lập kết nối và trạng thái điện thoại khi bạn mở từ màn hình khóa, các thông báo khác sẽ hiện khi đã mở khóa điện thoại.

Công nghệ làm lạnh giúp giảm chi phí trong việc thu thập và lưu trữ carbon

Sintef.

Trong nhiều năm qua, việc thu thập và lưu trữ carbon (CCS) đã được xem là một bước tiến mặc dù tốn kém nhưng rất cần thiết để giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức SINTEF (Na Uy) đã cho thấy công nghệ làm lạnh CO2 có thể giảm chi phí đến 30% và có thể áp dụng nhanh hơn vào các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Vậy công nghệ này hoạt động như thế nào? Làm lạnh khí thải từ ống khói của các nhà máy điện lớn và khu công nghiệp sẽ khiến hợp chất CO2 cô đọng thành dạng lỏng. Chất lỏng này sau đó có thể được vận chuyển qua đường ống, trong thùng chứa hoặc trên tàu biển. Nghiên cứu gợi ý rằng công nghệ có thể sử dụng ít năng lượng hơn so với phương pháp xử lý bằng hóa học hoặc các vật liệu tiên tiến để chiết xuất CO2 và tiềm năng sẽ làm giảm chi phí vận chuyển carbon.

Kristin Jordal - nhà khoa học tại SINTEF cho biết: "CO2 dạng lỏng có thể được đưa lên khoang chứa của một con tàu biển và vẩn chuyển đến các khu vực lưu trữ ngoài khơi trước khi đường ống được lắp đặt. Nếu những phát hiện của chúng tôi mở ra tiềm năng thu thập CO2 lạnh, những khu lưu trữ CO2 bên dưới biển Bắc có thể được xây dựng."

Sintef_02.
Các nhà nghiên cứu tham gia dự án Cold CO2 Capture - từ trái sang là giám đốc khoa học Petter Nekså, Kristin Jordal và David Berstad, tất cả đều thuộc SINTE Energy Research.

Bên dưới biển Bắc có một khu vực được gọi tên là Sleipner. Đây là một khu vực chứa 11 triệu tấn CO2 kể từ khi loại chất thải này được thu thập vào năm 1996 và rất có tiềm năng lưu trữ một lượng CO2 cực lớn. Cơ quan thăm dò địa chất Anh (BGS) ước lượng dung tích chứa tại Sleipner có thể lên đến 6 x 1011 m3 và mỗi 1% không gian có thể chứa lượng khí thải tương đương 50 năm hoạt động của 20 nhà máy dùng nhiên liệu than đá.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn e ngại rằng điều gì sẽ xảy ra nếu CO2 bị rò rỉ? Nếu CO2 bị hấp thụ vào nước, nó sẽ tăng tính axit và tiềm năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Trước mối nguy hại này, đã có 6 cuộc thăm dò địa chất 3 chiều được thực hiện và lần thăm dò gần đây nhất là vào năm 2008. Tất cả kết quả thăm dò đều cho thấy CO2 vẫn đang được lưu trữ an toàn trong lớp đá phiền sét bên dưới đại dương.

Các nhà khởi xướng cho rằng công tác thu thập và lưu trữ carbon có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon và hiệu ứng nhà kính. Trong một báo cáo được công bố ngày 13 tháng 4 vừa qua, Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã nhấn mạnh rằng việc triển khai thu thập và lưu trữ carbon ở quy mô toàn cầu là một bước tiến toàn diện nhằm bảo vệ bầu khí quyển của chúng ta. IPCC khẳng định rằng nhằm tạo ra một kịch bản vào năm 2100 khi chúng ta có thể giữ mức biến đổi nhiệt độ dưới 2 độ C, việc thu thập và lưu trữ carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải toàn cầu từ 25 đến 55% so với mức khí thải năm 2010.

Tuy nhiên, ngay ở những điều kiện lý tưởng nhất, việc thu thập và lưu trữ carbon không thể giải quyết những thách thức về khí hậu dài hạn. Là một phần của công nghệ giảm khí thải, CCS đã thành công khi kịp thời loại bỏ lượng carbon đủ để trung hòa các hoạt động gây ô nhiễm của chúng ta. Nhưng cuối cùng, carbon thu được sẽ không còn nơi để chứa. Nếu chúng ta không khai thác các nguồn năng lượng tái tạo theo quy mô lớn, chúng ta sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

Thêm nữa, công nghệ CCS cần được triển khai đúng thời điểm. Theo viện Global CCS, sẽ mất từ 5 đến 10 năm để chuẩn bị cho một khu vực lưu trữ carbon như đã nêu. Điều này có nghĩa nếu một dự án thương mại được khởi động ngay từ hôm nay, nó sẽ cần được xúc tiến mạnh mẽ để sẵn sàng lưu trữ carbon trước năm 2020. Nhà nghiên cứu Kyle Sherer cũng từng đặt ra câu hỏi về công nghệ CCS vào năm 2008 rằng nếu như chúng ta có đủ thời gian để áp dụng một cách hiệu quả công nghệ này cách đây 6 năm, và hôm nay chúng ta có 12 hệ thống CCS vận hành theo quy mô công nghiệp thì con số này vẫn quá nhỏ so với 2300 nhà máy điện dùng than đá theo thống kê của IEA Clean Coal Centre.

Tiềm năng của công nghệ làm lạnh trong việc thu thập và lưu trữ carbon là một bước tiến quan trọng để khắc phục vấn đề về chi phí và năng lượng theo khía cạnh áp dụng và triển khai nhưng nó chỉ hữu ích nếu các công ty và chính phủ cùng liên kết với nhau để nhanh chóng xây dựng các hạ tầng cần thiết. Qua đó, các nhà nghiên cứu mới có thể bước thêm một bước nữa để đi đến các giải pháp dài hạn hơn.

Xem thêm:

Nguồn: SINTEF

Công nghệ làm lạnh giúp giảm chi phí trong việc thu thập và lưu trữ carbon

Sintef.

Trong nhiều năm qua, việc thu thập và lưu trữ carbon (CCS) đã được xem là một bước tiến mặc dù tốn kém nhưng rất cần thiết để giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức SINTEF (Na Uy) đã cho thấy công nghệ làm lạnh CO2 có thể giảm chi phí đến 30% và có thể áp dụng nhanh hơn vào các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Vậy công nghệ này hoạt động như thế nào? Làm lạnh khí thải từ ống khói của các nhà máy điện lớn và khu công nghiệp sẽ khiến hợp chất CO2 cô đọng thành dạng lỏng. Chất lỏng này sau đó có thể được vận chuyển qua đường ống, trong thùng chứa hoặc trên tàu biển. Nghiên cứu gợi ý rằng công nghệ có thể sử dụng ít năng lượng hơn so với phương pháp xử lý bằng hóa học hoặc các vật liệu tiên tiến để chiết xuất CO2 và tiềm năng sẽ làm giảm chi phí vận chuyển carbon.

Kristin Jordal - nhà khoa học tại SINTEF cho biết: "CO2 dạng lỏng có thể được đưa lên khoang chứa của một con tàu biển và vẩn chuyển đến các khu vực lưu trữ ngoài khơi trước khi đường ống được lắp đặt. Nếu những phát hiện của chúng tôi mở ra tiềm năng thu thập CO2 lạnh, những khu lưu trữ CO2 bên dưới biển Bắc có thể được xây dựng."

Sintef_02.
Các nhà nghiên cứu tham gia dự án Cold CO2 Capture - từ trái sang là giám đốc khoa học Petter Nekså, Kristin Jordal và David Berstad, tất cả đều thuộc SINTE Energy Research.

Bên dưới biển Bắc có một khu vực được gọi tên là Sleipner. Đây là một khu vực chứa 11 triệu tấn CO2 kể từ khi loại chất thải này được thu thập vào năm 1996 và rất có tiềm năng lưu trữ một lượng CO2 cực lớn. Cơ quan thăm dò địa chất Anh (BGS) ước lượng dung tích chứa tại Sleipner có thể lên đến 6 x 1011 m3 và mỗi 1% không gian có thể chứa lượng khí thải tương đương 50 năm hoạt động của 20 nhà máy dùng nhiên liệu than đá.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn e ngại rằng điều gì sẽ xảy ra nếu CO2 bị rò rỉ? Nếu CO2 bị hấp thụ vào nước, nó sẽ tăng tính axit và tiềm năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Trước mối nguy hại này, đã có 6 cuộc thăm dò địa chất 3 chiều được thực hiện và lần thăm dò gần đây nhất là vào năm 2008. Tất cả kết quả thăm dò đều cho thấy CO2 vẫn đang được lưu trữ an toàn trong lớp đá phiền sét bên dưới đại dương.

Các nhà khởi xướng cho rằng công tác thu thập và lưu trữ carbon có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon và hiệu ứng nhà kính. Trong một báo cáo được công bố ngày 13 tháng 4 vừa qua, Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã nhấn mạnh rằng việc triển khai thu thập và lưu trữ carbon ở quy mô toàn cầu là một bước tiến toàn diện nhằm bảo vệ bầu khí quyển của chúng ta. IPCC khẳng định rằng nhằm tạo ra một kịch bản vào năm 2100 khi chúng ta có thể giữ mức biến đổi nhiệt độ dưới 2 độ C, việc thu thập và lưu trữ carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải toàn cầu từ 25 đến 55% so với mức khí thải năm 2010.

Tuy nhiên, ngay ở những điều kiện lý tưởng nhất, việc thu thập và lưu trữ carbon không thể giải quyết những thách thức về khí hậu dài hạn. Là một phần của công nghệ giảm khí thải, CCS đã thành công khi kịp thời loại bỏ lượng carbon đủ để trung hòa các hoạt động gây ô nhiễm của chúng ta. Nhưng cuối cùng, carbon thu được sẽ không còn nơi để chứa. Nếu chúng ta không khai thác các nguồn năng lượng tái tạo theo quy mô lớn, chúng ta sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

Thêm nữa, công nghệ CCS cần được triển khai đúng thời điểm. Theo viện Global CCS, sẽ mất từ 5 đến 10 năm để chuẩn bị cho một khu vực lưu trữ carbon như đã nêu. Điều này có nghĩa nếu một dự án thương mại được khởi động ngay từ hôm nay, nó sẽ cần được xúc tiến mạnh mẽ để sẵn sàng lưu trữ carbon trước năm 2020. Nhà nghiên cứu Kyle Sherer cũng từng đặt ra câu hỏi về công nghệ CCS vào năm 2008 rằng nếu như chúng ta có đủ thời gian để áp dụng một cách hiệu quả công nghệ này cách đây 6 năm, và hôm nay chúng ta có 12 hệ thống CCS vận hành theo quy mô công nghiệp thì con số này vẫn quá nhỏ so với 2300 nhà máy điện dùng than đá theo thống kê của IEA Clean Coal Centre.

Tiềm năng của công nghệ làm lạnh trong việc thu thập và lưu trữ carbon là một bước tiến quan trọng để khắc phục vấn đề về chi phí và năng lượng theo khía cạnh áp dụng và triển khai nhưng nó chỉ hữu ích nếu các công ty và chính phủ cùng liên kết với nhau để nhanh chóng xây dựng các hạ tầng cần thiết. Qua đó, các nhà nghiên cứu mới có thể bước thêm một bước nữa để đi đến các giải pháp dài hạn hơn.

Xem thêm:

Nguồn: SINTEF