Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ thay đổi cách các bác sĩ làm việc trong tương lai?

K3_07734.

Trong quá khứ, chiếc ống nghe đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc bác sĩ tương tác với bệnh nhân giúp công tác chẩn đoán tình hình sức khỏe trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Vậy còn trong tương lai thì sao? Một điều tất yếu rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ thay đổi hoàn toàn cách bác sĩ tương tác với bệnh nhân, không chỉ là điều trị từ xa hay các cỗ máy hiện đại trong bệnh viện mà cả những công cụ túi bác sĩ cũng đã được "tiến hóa" ngay từ hôm nay.

Có thể nói, khi nhắc đến các thầy thuốc thì ngoài hình ảnh một người mặc áo blouse trắng, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến chiếc ống nghe, công cụ gắn liền với mỗi người thầy thuốc. Một người bạn của mình đang công tác trong ngành y cho biết: "Mỗi sinh viên trường y đều ghi nhớ khoảng khắc lần đầu tiên được chạm vào chiếc ống nghe của riêng họ. Họ nhớ tên gọi, nhãn hiệu, xuất xứ, màu sắc và cả kích thước của chiếc ống nghe đầu tiên. Đơn giản vì đây sẽ là vật dụng sẽ gắn với họ suốt đời." Vậy nếu như trong tương lai hình thức khám chữa bệnh mà không cần chạm vào được áp dụng rộng rãi thì suy nghĩ về tầm quan trọng của chiếc ống nghe - vật gắn liền với các bác sĩ - liệu có còn tồn tại?

Câu chuyện của chiếc ống nghe

Nihoyannopoulos, bác sĩ khoa tim mạch thuộc bệnh viện Hammersmith, nước Anh cho biết rằng sự hiện diện của chiếc ống nghe truyền thống đang bị đe dọa bởi "một chiếc hộp nhỏ màu trắng". Đó là chiếc máy quét siêu âm cầm tay, được kết nối bằng dây với một chiếc que thăm dò và đặt trên ngực bệnh nhân. Khi mở màn hình của máy quét lên, hình ảnh đen trắng về hoạt động tim của bệnh nhân sẽ được hiển thị một cách sinh động và đầy đủ. Bằng các thao tác sử dụng đơn giản với các nút bấm, bác sĩ có thể dễ dàng biết được thông tin vè huyết áp, lưu lượng máu qua tim. Màn hình sẽ hiển thị vòng tuần hoàn máu qua tim với 2 màu xanh, đỏ và các dấu hiệu bất thờng sẽ được biểu thị bằng màu xanh lá hay màu vàng tùy mức độ.

Vscan2-e1408376144322-699x527.
Thiết bị quét siêu âm cầm tay, một ứng cử viên sáng giá thay thế cho ống nghe?​

Bác sĩ Nihoyannopoulos cho biết: "Đây là thiết bị đã trở nên thông thuộc trong công tác khám chữa bệnh của tất cả các bác sĩ tại bệnh viện Hammersmith. Khi chiếc máy này bị hư hoặc thất lạc sẽ là một thảm họa trong công việc tại bệnh viện. Nó giống như việc một sinh viên y làm mất đi chiếc ống nghe của họ vậy." Trên thực tế, bệnh viện Hammersmith là nơi đầu tiên tại Anh trang bị cho các bác sĩ thiết bị nói trên. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện khác tại Anh và trên thế giới đã áp dụng nó cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại khác.

Dù vậy, vị bác sĩ này cho biết thêm rằng vẫn còn phải sử dụng ống nghe trong một số trường hợp đặc biệt, như nghe tiếng phổi. Đồng thuận với ý kiến trên, một bác sĩ gia đình tai London, Graham Easton cho biết: "Tôi vẫn luôn dùng ống nghe để khám cho các đứa trẻ bị hen suyễn. Bạn không thể nào dùng máy quét siêu âm để nghe được tiếng khò khè bên trong lồng ngực hay dùng nó để chẩn đoán dấu hiệu của nhiễm trùng phổi. Chiếc ống nghe vẫn còn hữu dụng để nghe âm thanh của ruột và chẩn đoán bệnh có liên quan đến vị tràng."

_77854336_child_check_getty624.

Do đó, những chiếc ống nghe vẫn còn hiện diện và các bác sĩ vẫn còn sử dụng nó trong công việc hiện tại của họ. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học không chỉ tạo ra máy quét siêu âm mà còn có nhiều thiết bị khác đã và đang được sử dụng hiện nay. Mark Hochberg, một bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Đại học New York cho biết rằng họ đang bắt đầu sử dụng kính soi mắt, một công cụ phát ra ánh sáng để quan sát mắt bệnh nhân. Ông cho biết rằng một số bác sĩ đã sở hữu riêng thiết bị này cho công việc của họ, một số khác vẫn còn dùng chung tại phòng khám của bệnh viện nhưng rõ ràng nó sẽ dần phổ biến hơn trong tương lai.

Dù vậy, ống nghe dường như đã gắn liền với các bác sĩ và việc khám bệnh trong thời gian quá dài. Bác sĩ Graham Easton cho biết: "Chúng tôi đã gắn chặt với hình tượng bác sĩ cùng với chiếc ống nghe. Bệnh nhân nhìn vào vật dụng này như một biểu tượng của y học và của sự chữa bệnh. Suy nghĩ này như một mối dây liên kết hình thành giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sự xuất hiện của ống nghe dường như tượng trưng cho sự chuyên nghiệp của bác sĩ. Thường thì các bác sĩ chỉ đặt tay trực tiếp lên bệnh nhân trong các kỳ thi, nhằm cho họ thấy sự ân cần của bạn và dĩ nhiên, điều này cũng rất có ích cho việc chữa bệnh."

Thời kỳ sơ khai của y học

Cho đến khi những chiếc ống nghe đầu tiên xuất hiện, vào nửa đầu thế kỷ 19, các bác sĩ vẫn rất ít khi chạm trực tiếp vào người bệnh nhân bằng tay và họ sử dụng một công cụ rất khác, một chiếc gậy. Nhà sử học Berwyn Kinsey cho biết: "Các bác sĩ bấy giờ thường mang theo một chiếc gậy với lý do đây được cho là một biện pháp tâm lý y học quan trọng tương tự như ống nghe hiện nay. Tuy nhiên đây không phải là một chiếc gậy bình thường. Một đầu gậy thường có chứa dầu thơm. Mùi hương thoát ra từ đó được cho là sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Một số quan niệm cũ thời bấy giờ còn cho rằng các bác sĩ thường có một cây gậy chứa mùi thơm giúp họ tránh lây bệnh hoặc "mùi xấu" từ bệnh nhân."

_77854335_physicians_canes464.
Cây gậy mà các bác sĩ thời xưa hay dùng, một đầu có chứa nước hoa và được cho là có thể bảo vệ khỏi lây bệnh từ bệnh nhân​

Các bác sĩ đầu tiên tại châu Âu thường cũng là cử nhân thần học và thường mặc áo dòng đen như những linh mục, giáo sĩ. Bấy giờ, họ ngửi thậm chí là nếm các mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh nhưng không bao giờ chạm trực tiếp vào bệnh nhân. Y học vẫn còn chìm vào trong bóng tối thiếu hiểu biết với các giả thuyết cổ xưa về 4 thể dịch được cho là tồn tại bên trong cơ thể mỗi cá nhân nhằm tạo sự cân bằng sống như mật, máu và đờm. Chính vì thế, sự hiểu biết về tiền sử, hoàn cảnh của bệnh nhân quan trong hơn là trực tiếp quan sát cơ thể họ. Khi đó, việc chẩn đoán bệnh từ xa đối với các bác sĩ đương thời là việc hoàn toàn khả thi. Mặc dù một số người có điều kiện vẫn mời bác sĩ đến tận nơi để chữa bệnh nhưng họ vẫn chủ yếu dựa vào lời kể của bệnh nhân hơn là những biểu hiện tận mắt chứng kiến.

Sự hiểu biết của con người cũng dần tiến bộ, từ thế kỷ 17 trở đi, khi có những bệnh nhân tử vong do các vấn đề liên quan tới nội tạng trong cơ thể, các bác sĩ bắt đầu khám nghiệm tử thi để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết. Cho tới thời điểm này, các bác sĩ đã bắt đầu có nhận thức khác về nội quan của con người. Bác sĩ người Áo, Leopold Auenbrugger (1722-1809) đã bắt đầu phát triển các kỹ thuật gõ lên ngực và nghe tiếng vang để chẩn đoán bệnh tình.

Đối với các bác sĩ thật sự quan tâm đến kỹ thuật khoa học y khoa mới, việc chạm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong một thời gian dài xã hội vẫn chưa thể chấp nhận được nhu cầu này. Constance Classen, tác giả của quyển sách y học The Deepest Sense: A Cultural History of Touch đã viết: "Ý thức về của việc trực tiếp chạm vào bệnh nhân đã vấp phải 2 luồng ý kiến phản đối. Thứ nhất, ý kiến cho rằng đây là một loại hình lao động chân tay, mang ý nghĩa thấp theo truyền thống. Đó cũng là lý do vì sao có quãng thời gian trong quá khứ, các bác sĩ ngoại khoa bị đánh giá thấp hơn so với những thầy thuốc nội khoa mặc dù rõ ràng là họ được thực hành nhiều hơn. Ý kiến phản đối thứ 2 có phần quan trọng hơn, cho rằng việc chạm vào người khác có liên quan tới các suy nghĩ không lành mạnh, là đồi trụy. Đây chính là rào cản lớn nhất trong quá khứ khiến việc chạm vào bệnh nhân trở nên khó được chấp nhận."

_77854334_diagnostic-doll624.
Mô hình búp bê sứ giúp các thầy thuốc có thể chẩn bệnh mà không chạm vào người bệnh nhân​

Vào thời điểm bấy giờ, để khảm bệnh cho nữ giới, các bác sĩ phải thao tác trên một con búp bê bằng gốm mô tả cơ thể người, bệnh nhân sẽ chỉ ra những chỗ mà họ cảm thấy đau và khó chịu bằng con búp bê này.

Mọi chuyện cứ thế cho đến năm 1816, một thầy thuốc người pháp là Rene Laennec (1781-1826) đã cuộn một tờ giấy để có thể nghe được nhịp tim của bệnh nhân nữ khi đặt một đầu cuộn giấy lên ngực họ. Lịch sử đã công nhận ông chính là người đầu tiên đã sáng chế ra ống nghe, một phát minh vĩ đại góp phần thay đổi cách mà các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Theo lời kể từ một người bạn của Laennec là Lejumeau de Kergaradec, ông đã lấy cảm hứng từ một trò chơi của trẻ em, áp sát tai vào 2 đầu của 1 ống gỗ để truyền âm thanh.

_77854333_wooden-monaural_464.
Nguyên mẫu chiếc ống nghe bằng gỗ của Laennec​

Rất nhanh chóng sau đó, Laennec đã chuyển sang thử nghiệm sử dụng ống gỗ thay cho ống giấy ban đầu. Sau nhiều tinh chỉnh từ nguyên mẫu ban đầu, ông cho ra mắt một chiếc ống nghe có hình dạng thẳng đứng. Ông đặt tên cho thiết bị này là stethoscope (ống nghe), bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp của nghĩa là "khám phá ngực". Ống nghe hoàn thiện đầu tiên là một ống gỗ dài 45cm, rộng 4cm và ở hai đầu có gắn thêm 2 chiếc trống nhỏ, một chiếc để nghe được nhịp đập từ tim bệnh nhân, 1 chiếc còn lại để khuyếch đại âm thanh khi người thầy thuốc áp tai vào.

Theo các nhà sử học, trong suốt 10 năm tiếp theo, Laennec đã tặng các thầy thuốc khác chiếc ống nghe do chính tay ông chế tạo kèm với một quyển sách hướng dẫn kỹ thuật lắng nghe cơ thể người gọi là chẩn thính. Chiếc ống nghe này đã nhanh chóng được các thầy thuốc khác chấp nhận do nó có thể phục vụ đắc lực cho công việc, đồng thời ít họ bị điều tiếng vì phải chạm vào người bệnh nhân.

_77854773_binaural_1870.

Đến những năm 1830, chiếc ống nghe đã trở nên linh hoạt hơn so với phiên bản ban đầu chỉ bằng 1 chiếc ống gỗ. Các bác sĩ cũng bắt đầu sử dụng chiếc ống nghe và nhiều công cụ hỗ trợ khác nhằm có thể hiểu rõ hơn về cơ thể con người. Khi y học ngày càng phát triển cho tới ngày nay, hình ảnh chúng ta thường thấy nhất chính là các bác sĩ, mặc áo blouse trắng và mỗi người sở hữu riêng một chiếc ống nghe cùng với nhiều công cụ khác như kim tiêm, ống chích, búa gõ, dao, kéo, chỉ khâu, dụng cụ đo huyết áp,... Đó là tất cả những gì đang hiện diện trong chiếc túi của các bác sĩ.

Tương lai của những công cụ hỗ trợ

Ống nghe và các công trụ chẩn đoán khác đã trở thành tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán bệnh của các bác sĩ trong nhiều năm qua. Các bác sĩ gọi đây là một "kiểu tiếp xúc đặc biệt", một chiếc cầu nối giữa bàn tay của người thầy thuốc và cơ thể bệnh nhân. Sau một thế kỷ rưỡi phát triển, giờ đây bệnh nhân đã được sự trợ giúp của các công cụ tưởng chừng bình thường như đèn soi mắt, tai,... để thầy thuốc có thể dễ dàng chẩn bệnh hơn.

_77854329_bag_sciencemuseum624.
Một chiếc túi bác sĩ vớ nhiều công cụ khám chữa bệnh bên trong (ảnh chụp tại Anh vào những năm 1890-1930)​

Bjorn Hofmann, nhà triết học y khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe và phổ cập khoa học Dartmouth cho biết: "Laenec đã giải quyết vấn đề đạo đức y học bằng giải pháp công nghệ. Nhưng điều đó chưa dừng lại và sẽ vẫn còn tiếp diễn trong tương lai. Trước khi có ống nghe, cách tiếp cận duy nhất tới bệnh tình là thông qua câu chuyện của bệnh nhân, nhưng sau đó bác sĩ đã tin tưởng nhiều hơn vào các công cụ và trang thiết bị tối tân."

Trớ trêu thay, trong khi ống nghe giúp đỡ các bác sĩ trở nên hiểu về bệnh nhân hơn, chiếc ống nghe đã dần gắn kết mật thiết với hình ảnh của người bác sĩ. Có nhiều chứng bệnh mà chỉ cần bác sĩ nghe âm thanh của cơ thể hoặc cơ quan đó là có thể dự đoán được. Đó có thể là điều đơn giản đối với các bác sĩ lành nghề nhưng lại là một điều kỳ diệu đối với bệnh nhân, những người không hề có kiến thức chuyên môn y khoa. Nhưng điều đó có thể được giải quyết bằng công nghệ hiện đại? Không giống như ống nghe, màn hình siêu âm cầm tay có một màn hình hết sức trực quan cho phép người bệnh thấy được cơ thể của chính họ bằng những hình ảnh, thông tin dễ hiểu.

_77854773_binaural_1870.

Shiv Gaglani, một sinh viên y khoa và là biên tập viên của tạp chí y học MedGadget chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng các thiết bị và cách tương tác truyền thống mà bác sĩ đang sử dụng là một điều gì đó bí ẩn đối với phần lớn bệnh nhân. Họ không thể thật sự hiểu được bác sĩ đang nghe âm thanh gì với chiếc ống nghe hay những thông số trên màn hình." Rõ ràng, nếu dưới góc độ là bệnh nhân thuần túy, chúng ta sẽ không thể nào hiểu được những thông số in trên tờ kết quả xét nghiệm đang nói lên điều gì về chính chúng ta.

Gaglani là một trong những người sáng lập ra Quantified Care, công ty phát triển máy dò siêu âm kết nối với điện thoại thông minh, biến smartphone trở thành một chiếc ống nghe, hiển thị tình hình huyết áp và mô phỏng lại chức năng các công cụ khác của bác sĩ. Trong tương lai, hãng này còn có kế hoạch phát triển một đầu búa gõ thông minh và hiển thị kết quả một cách dễ hiểu lên màn hình điện thoại. Gaglani chia sẻ: "Một trong những mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người có thể hiểu được, thực chất dụng cụ mà các bác sĩ vẫn thường đeo trên cổ hoàn toàn không thần bí. Nhưng nếu tất cả mọi người đều sử dụng thiết bị siêu âm này thì làm sao có thể phân biệt được đâu là bác sĩ?"

Không chỉ Gaglani mà còn có nhiều hãng công nghệ khác đang phát triển và bán ra thị trường những công cụ theo dõi sức khỏe thông minh, cho phép hiển thị được những thông tin mà trước đây, chỉ các bác sĩ mới có thể thu thập được. Không những vậy, những thông tin về tình hình sức khỏe của người bệnh còn được lưu trữ, phân tích cho các mục đích khác nhau. Giờ đây, không chỉ có bệnh viện mới là nơi lưu trữ thông tin của bệnh nhân mà điện thoại, đồng hồ thông minh, bàn chải thông minh và nhiều thiết bị khác vẫn đang ngày ngày thực hiện công việc thu thập và lưu trữ thông tin sức khỏe con người.

Đây được xem như cuộc cách mạng mà Leannec đã từng thực hiện với chiếc ống nghe. Tuy nhiên, cuộc cách mạng y học hiện nay đang một lần nữa thay đổi cách mà bác sĩ tương tác với bệnh nhân: sẽ không còn va chạm vật lý nào diễn ra? Giờ đây, các cảm biến đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó, các bác sĩ không cần quan sát nhiều những vẫn có một khối lượng thông tin khổng lồ xoay quanh tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Thậm chí là đêm qua họ ăn gì, họ ngủ có đủ giấc không,...

2599155_Moto360-13.
Liệu các thiết bị thông minh có thể thay thế được vai trò chẩn đoán của bác sĩ​

Một số dự đoán còn cho rằng trong tương lai bệnh nhân sẽ hoàn toàn hiểu được tình hình sức khỏe của chính họ mà không cần nhờ tới các bác sĩ. Một bác sĩ cho biết: "Y học đang quay ngược trở lại thời điểm xuất phát, nơi mà bệnh tình được chẩn đoán bằng câu chuyện của bệnh nhân. Nhưng "câu chuyện" ở đây đang được ghi nhận và theo dõi một cách chính xác bởi hàng loạt thiết bị công nghệ cao. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như hệ thống thiết bị công nghệ cao ngày càng trở nên chuyên nghiệp, lúc đó bác sĩ sẽ có vai trò gì?"

Mark Hochberg, giáo sư tại Đại học y New York cho biết: "Vai trò của bác sĩ là hỏi đáp, lắng nghe bệnh nhân để điều trị chứ không phải xem họ như các đối tượng vô tri. Vai trò của bác sĩ, trớ trêu thay, phải là đứng nơi đầu giường bệnh. Bác sĩ phải là một thông dịch viên, đọc ngôn ngữ các triệu chứng và dịch cho người bệnh hiểu." Nhưng sẽ ra sao nếu người bệnh có thể nhập các triệu chứng, cảm giác của họ vào ứng dụng trên iPad, thiết bị sẽ kết hợp thông tin đó với dữ liệu từ cảm biến và sự hỗ trợ của siêu máy tính để liệt kê tất cả các chẩn đoán tiềm năng thậm chí là dự đoán được chính xác căn bệnh? Đó sẽ là một câu hỏi lớn trong tương lai.

 

Tại sao con người có xu hướng nhảy múa khi nghe các giai điệu âm nhạc?

dancing.

Thưởng thức âm nhạc là một thú vui không thể thiếu trong cuộc sống. Nó giúp xoa dịu căng thẳng, cải thiện tâm trạng, thư giãn đầu óc sau thời gian làm việc mệt mỏi đồng thời giúp những công việc tẻ nhạt trở nên sinh động và bớt buồn chán hơn. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thấy người khác hoặc thậm chí là chính bạn vừa thưởng thức âm nhạc, vừa lắc lư hoặc nhảy nhót theo những giai điệu trong bài hát? Âm nhạc tác động đến con người như thế nào? Vậy tại sao chúng ta thường có xu hướng vừa nghe nhạc vừa chuyển động hay nhảy múa? Tại sao đôi khi chúng ta lại rùng mình khi nghe được 1 bản nhạc? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé.

Âm nhạc dưới góc nhìn khoa học

Trong cuộc sống, con người thường xuyên bắt gặp nhiều hình ảnh, âm thanh khiến cơ thể họ có xu hướng tạo ra những chuyển động. Hãy thử tưởng tượng ban đang nghe một bài hát sôi động đầy những tiếng bass, chắc hẳn có đôi lần bạn sẽ lắc lư đầu theo điệu nhạc một cách hoàn toàn tự nhiên. Thậm chí, những cảnh rượt đuổi xe hơi hay đánh nhau trên màn ảnh khiến tay, chân bạn dường như muốn chuyển động cùng với nhân vật trong phim.

thuong_thuc_am_nhac_04.

Trên thực tế, mối liên hệ giữa tác nhân bên ngoài và chuyển động vô thức của con người luôn là đề tài nghiên cứu dường như vô tận của các nhà khoa học. Thậm chí, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được tường tận tại sao con người lại có xu hướng thực hiện các chuyển động đó nhưng rõ ràng, chúng vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống quanh ta và việc lắc lư theo giai điệu âm nhạc là minh chứng rõ ràng nhất cho mối quan hệ này.

Về mặt thần kinh học, âm nhạc được biết tới như một "liều thuốc" kích thích sự hứng thú và niềm vui sướng. Nó có tác động trực tiếp tới những vùng hưởng thưởng trên não như vỏ não trán ổ mắt (Orbitofrontal Cortex) và thể vân bụng (Ventral Striatum). Đặc biệt, phản ứng của các vùng não này tương ứng với cường độ vui sướng của con người trước những giai điệu nghe được. Ngoài ra, âm nhạc còn kích hoạt tiểu não, một bộ phận của trung ương thần kinh nằm trong sọ, phía sau và bên dưới đại não có nhiệm vụ phối hợp và điều hòa các chuyển động của cơ thể.

Một số lập luận cho rằng âm nhạc là một loại hình nghệ thuật tương tự như vẽ tranh. Vậy tại sao không ai vừa vẽ tranh hoặc ngắm tranh lại vừa nhún nhảy, lắc lư? Nhưng nhiều người lại có hành động tương tự khi nghe nhạc?

Tại sao con người nhảy múa theo điệu nhạc?

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các công cụ tạo ra âm thanh có nhịp điệu để thưởng thức. Khi được mang ra nơi công cộng, các cuộc biểu diễn, lễ hội,... âm nhạc luôn đi kèm với các màn nhảy múa theo giai điệu. Dù đó là những bản disco sôi động, những bản valse lãng mạng của người hiện đại hay thậm chí chỉ là tiếng trống của các thổ dân,... con người luôn có xu hướng muốn nhảy múa theo giai điệu âm thanh.

nhay_am_nhac.

Để lý giải cho hiện tượng trên, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ra 3 tác động chủ yếu. Đầu tiên, người ta suy đoán rằng âm nhạc được tạo thành bởi một chuỗi những chuyển động nhịp nhàng theo giai điệu: cụ thể là hành động nhịp chân của con người. Thứ hai, vùng hưởng thưởng âm nhạc trên não có liên kết với vùng vận động. Thứ ba, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người rất nhạy cảm và có xu hướng hòa nhịp cùng với những chuyển động cơ thể của người khác. Nguyên nhân là do việc quan sát và thực hiện chuyển động sẽ kích hoạt cùng một vùng trên não. Ví dụ điển hình như, vùng vận động của trên não của 1 vũ công chuyên nghiệp sẽ được kích thích mạnh mẽ hơn khi họ thấy những vũ công khác đang khiêu vũ mặc dù họ không thực hiện điều đó.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã kết luận rằng các tế bào thần kinh phản chiếu (Mirror Neuron, được tìm thấy trong vỏ não) sẽ được kích hoạt trong cả 2 tình huống: khi cơ thể đang thực hiện 1 chuyển động và khi nhìn thấy người khác làm điều đó. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây thì những trải nghiệm giác quan có mối liên hệ trực tiếp tới cơ chế vận động của cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân được đề xuất để lý giải mối liên hệ giữa âm nhạc và chuyển động theo nhịp điệu của các bộ phận trên cơ thể.

Nói cách khác, khi bạn đang xem ai đó nhún nhảy, vùng vận động trên não của bạn sẽ được kích hoạt. Hệ quả là trong vô thức, bạn sẽ dự đoán và có xu hướng chuẩn bị cho các chuyển động tiếp theo của người vũ công dựa trên ý thức của bạn. Và cũng một cách hoàn toàn vô thức, con người có xu hướng quên đi vai trò hiện tại của mình và thực hiện các thao tác nhỏ để thể hiện suy đoán của mình.

Tại sao chúng ta vẫn có những cử chỉ đầu, tay, chân,... khi nghe nhạc dù không nhìn thấy ai nhảy múa?

thuong_thuc_am_nhac_01.

Theo một nghiên cứu được công bố hồi năm 2012 trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc và nhảy múa là những nhân tố cùng được dùng để thể hiện cảm xúc. Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học tại Đại học Dartmouth đã xây dựng một chương trình máy tính cho phép thực hiện các thí nghiệm thể hiện mối liên hệ giữa âm nhạc và chuyển động cơ thể.

Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu chế tạo một bảng chứa 5 thanh trượt có khả năng điều khiển các trạng thái hạnh phúc, buồn, tức giận, yên bình và sợ hãi của một quả bóng trên màn hình hiển thị. 50 sinh viên đầu tiên được yêu cầu trượt các thanh trượt để diễn tả các cung bậc cảm xúc của quả bóng theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu. Một nhóm 50 sinh viên khác được cho nghe nhạc và cũng được cho sử dụng bảng trượt tương tự nhưng để mô tả nhịp điệu, độ cao của âm, sự hài hòa, sôi động và tần số của một bản nhạc.

Kết quả cho thấy tất cả các sinh viên đều trượt thanh trượt đến các vị trí tương tự nhau dù là để thể hiện cảm xúc của quả bóng hay mô tả lại đặc trưng của bài hát. Để tăng độ tin cậy của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu còn thực hiện thử nghiệm tương tự trên những cư dân thuộc bộ lạc Kreung nằm ở một khu vực hẻo lánh, tách biệt với cuộc sống bên ngoài thuộc Campuchia. Kết quả thu được cũng hoàn toàn tương tự cho thấy sự khác biệt về văn hóa không có ảnh hưởng tới kết luận trên.

Thí nghiệm trên cho thấy âm nhạc đã tác động vào vùng não mà chúng ta dùng để hiểu cảm xúc ẩn chứa trong hành động của cơ thể. Từ đó, chúng ta có thể thấy được âm nhạc có sức mạnh khiến người nghe thực hiện các chuyển động cơ thể.

Maria_Witek.
Maria Witek, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Aahus nhằm lý giải tại sao con người dùng các cử chỉ cơ thể khi nghe nhạc​

Để lý giải rõ hơn nguồn gốc của mối liên hệ trên, các nhà thần kinh học tại Đại học Aarhus, Đan Mạch đã công bố nghiên cứu và đề xuất rằng nguyên nhân của các chuyển động cơ thể chính là cách để con người lấp đầy khoảng trống những các nốt nhạc trong nhịp điệu của bản nhạc. Người dẫn đầu nghiên cứu, Maria Witek cho biết: "Chính những khoảng trống trong cấu trúc của nhịp điệu, những khoảng trống trong âm nhạc đã cho con người cơ hội dùng những hành động vật lý để lấp đầy nó. Và dĩ nhiên, khoảng trống đó được lấp đầy bằng chuyển động của cơ thể con người."

Để củng cố cho lập luận trên, Witek đã thực hiện một cuộc khảo sát cho các tình nguyện viên nghe những tiếng trống. Đầu tiên tình nguyện viên chỉ được nghe những nhịp điệu đơn giản và được lặp lại thường xuyên. Sau đó họ được cho nghe những giai điệu hết sức phức tạp với nhiều khoảng trống trong mà lẽ ra phải được lấp đầy như ở thí nghiệm đầu. Cuối cùng, các tình nguyện viên nhanh chóng nhận ra được những khoảng trống trong nhịp điệu và dự đoán sự xuất hiện của khoảng trống.

Sau đó, Witek tiếp tục thực hiện những thí nghiệm với các loại nhạc cụ khác thậm chí là những bản nhạc hòa tấu đầy đủ và cũng nhận được những kết quả tương tự. Nhóm nghiên cứu lập luận rằng trong vô thức, não luôn đưa ra dự đoán và có xu hướng muốn dùng các chuyển động cơ thể nhằm khỏa lấp khoảng trống trong giai điệu. Bài hát càng phức tạp thì nhiều bộ phận khác nhau càng dễ có điều kiện tham gia chuyển động hơn. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng những bài nhạc phải đảm bảo nhịp điệu đủ đều đặn để chúng ta có thể xác định được nó. Mặt khác, nó phải có đủ các khoảng trống hoặc ngắt quãng để mời gọi con người tham gia hòa mình vào âm nhạc.

Các nghiên cứu trên đã phần có thể được dùng để lý giải cho câu hỏi tại sao chúng ta thường có xu hướng nhịp chân, gật đầu hay búng tay khi nghe nhạc? Tuy nhiên, một hiện tượng khác cũng khá thú vị là đôi khi, 1 bài hát lại khiến cho người nghe rùng mình và nổi da gà. Tại sao vậy? Do âm thanh ghê rợn hay lạnh lẽo chăng?

Tại sao một số đoạn nhạc hay có thể khiến người nghe rùng mình?

thuong_thuc_am_nhac_03.

Thông thường, chúng ta thường rùng mình và bị nổi da gà khi cảm thấy lạnh hoặc sợ hãi. Nhưng một nguyên nhân khác cũng khiến chúng ta có phản ứng tương tự là khi nghe được các đoạn nhạc hay. Đó có thể là tiếng hát cao vút của một giọng tenor, đoạn cao trào của bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ Op. 67 Định Mệnh của Beethoven hay lúc tiếng violin dồn dập của nghệ sĩ Samvel Yervinyan,... tất cả điều tạo sự phấn khích cho người nghe và có thể khiến họ bất giác rùng mình.

Khi thưởng thức các đoạn nhạc hay, cơ thể con người sẽ chìm vào trong cảm giác phấn khích và thích thú. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng, đồng tử giãn ra, nhiệt độ cơ thể tăng lên, máu dồn về các chân và tiểu não sẽ hoạt động mạnh hơn. Đồng thời, não bộ sẽ ngập tràn dopamin và một cảm giác lạnh sẽ chạy dọc sống lưng của bạn. Theo thống kê, 50% số người cảm thấy rùng mình khi nghe được các đoạn nhạc hay. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân là do âm nhạc đã kích thích hoạt động của chuỗi hoạt động của hệ thống hưởng thưởng trên não, tăng cường sản sinh lượng lớn dopamin trong thể vân. Ảnh hưởng này tương tự như cảm giác khi sex, cờ bạc và các loại hình hưởng thụ cảm giác khác.

Điều đáng chú ý ở đây là nồng độ dopamin tăng đột biến vài giây trước khi đoạn cao trào trong bài hát diễn ra. Đó là do, não bộ luôn theo dõi bài hát và liên tục đưa ra dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là một khả năng có được ở con người từ quá trình tiến hóa lâu dài nhằm đưa ra các dự báo cần thiết đảm bảo sự sống còn.

thuong_thuc_am_nhac_02.

Tuy nhiên, âm nhạc lại khó dự đoán hơn thậm chí là không thể đoán trước. Do đó, âm nhạc khiến não luôn có xu hướng nghĩ rằng "sắp có nguy hiểm" và giữ cho lượng dopamin luôn trong trạng thái sẵn sàng. Khi cuối cùng thì bạn cũng nghe được đoạn cao trào sau thời gian não chờ đợi, lúc này não sẽ biết rằng "chỉ nhạc thôi mà, không có gì nguy hiểm hết" thể vân sẽ phản hồi bằng lượng lớn dopamin và chính sự mâu thuần này khiến bạn rùng mình.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của vấn đề vẫn còn gây tranh cãi. Điển hình như nhà thần kinh học Jaak Panksepp đã phát hiện ra rằng những bài hát buồn sẽ khiến người nghe ớn lạnh nhiều hơn so với những bản nhạc vui vẻ, hạnh phúc. Ông lập luận rằng những giai điệu ưu sầu đã kích hoạt một cơ chế cổ xưa còn sót lại ở con người bao gồm cả việc nổi da gà. Đó là phản ứng của tổ tiên chúng ta khi cảm thấy bị bỏ rơi và lạc lõng.

Dù vậy, một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng bị nổi da gà khi nghe nhạc buồn không hẳn khiến con người buồn bã. Ngược lại, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo đã chứng minh rằng nhạc buồn lại gợi nên những cảm xúc tích cực cho người nghe. Theo nhóm nghiên cứu, nỗi buồn được truyền tải bằng nghệ thuật vẫn dễ chịu hơn so với nỗi buồn từ thực tế cuộc sống,

Kết

viloin.

Đến đây thì có lẽ các câu hỏi đặt ra ở đầu bài đã phần nào được giải quyết, tất cả đều được các nhà thần kinh học nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, tương tác giữa âm nhạc, cảm xúc và hành vi cơ thể vẫn là đề tài tranh cãi nóng bỏng của các nhà nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu sẽ còn tiếp tục được thực hiện nhằm đưa ra lý giải cuối cùng giúp con người có thể hiểu được chính mình hơn và có được cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc vui vẻ và hẹn gặp lại ở thắc mắc lần sau.

Tham khảo Telegraph, In-mind, LS, SA (1), (2), Time, HSW, NPR, SD, Mental, Denver
 

Cách cài và sử dụng nhiều ROM trên một máy HTC One M8

HTC_One_M8_Multi_ROM_TOP.

Từ trước đến nay trên HTC One M8 cũng như phần lớn các thiết bị Android khác, chúng ta chỉ có thể flash 1 ROM duy nhất. Nếu bạn muốn sử dụng một bản ROM khác thì flash đè lên cái hiện có nên không tiện dụng chút nào. Giải pháp MultiROM đã khắc phục được điều này, nó cho phép bạn cài nhiều ROM lên một chiếc HTC One M8 duy nhất và khi khởi động thì chúng ta có thể chọn bản mà mình muốn sử dụng, giống như các phương pháp dualboot hay tripleboot trên máy tính vậy. Điều tuyệt vời nhất đó là MultiROM không đòi hỏi chúng ta phải dùng dòng lệnh gì phức tạp, chỉ chạm và chọn là xong.

Video

Lưu ý:

Hạn chế của MultiROM đó là chúng ta không có được một phân vùng dữ liệu chung giữa các ROM với nhau. Nói cách khác, mỗi bản ROM bạn cài vào One thì sẽ trở thành một "chiếc máy" riêng biệt. Điều này có nghĩa là nếu bạn download phần mềm ở ROM A thì sẽ phải tải lại nó khi chuyển sang ROM B. Hoặc nếu như bạn chơi game bên ROM A xong rồi qua bên B chơi thì sẽ không có save game, tương tự cho tin nhắn, lịch sử cuộc gọi... trừ khi bạn sao chép nó thủ công. Còn với danh bạ, Gmail, bookmark cho Chrome hay lịch thì chúng ta đã đồng bộ bằng tài khoản Google nên không có vấn đề gì.

Anh em nào xài One M7 thì MultiROM cũng có hỗ trợ, xem thêm tại đây.

Yêu cầu:
Cách cài MultiROM
  1. Tải về ứng dụng MultiROM Manager
  2. Chạy ứng dụng này lên, tích vào ba dòng "MultiROM", "Recovery" và "Kernel"
  3. Nhấn nút Install để app tự tải về và cài đặt những phần mềm cần thiết.
  4. Sau khi ứng dụng tải về hết, bạn sẽ được yêu cầu khởi động lại thiết bị. Nhấn Reboot và chờ cho máy khởi động lên là xong những bước đầu tiên.
Cách flash thêm ROM thứ hai, thứ ba, thứ tư...
  1. Truy cập vào recovery của HTC One M8 bằng cách tắt máy, nhấn giữ hai phím nguồn + giảm âm lượng, chọn "Recovery"
  2. Tiếp tục nhấn nút Advanced > MultiROM > Add ROM
    Multi_ROM_1..
  3. Flash tập tin ROM thứ hai theo ý muốn của bạn. Bạn cũng có thể flash nó vào bộ nhớ ngoài và lúc khởi động thì nhớ cắm thẻ nhớ/bộ nhớ USB vào máy
  4. Khởi động lại máy, khi máy boot lên sẽ cho phép bạn chọn khởi động vào ROM chính (Internal) hoặc ROM phụ (sẽ có tên hiển thị)
  5. Chọn lấy bản ROM muốn khởi động và xài thôi
    Multi_ROM_1.
Cách chuyển giữa các ROM với nhau:
  1. Chạy ứng dụng MultiROM Manager mà bạn đã tải về lúc đầu
  2. Trượt ngón tay từ trái sang phải, chọn "Manage ROMs"
  3. Ở đây bạn sẽ thấy ROM "Internal", đó là ROM chính có sẵn trong máy bạn, còn bên dưới là các ROM do bạn cài thêm
  4. Chạm vài tên ROM để khởi động lại và chạy ROM đó lên
  5. Bạn cũng có thể đổi tên ROM lại bằng cách nhấn vào biểu tượng cây bút
Cách cập nhật hoặc thay đổi ROM:
  • Với ROM chính
    1. Vào recovery, chọn nút "Install" rồi flash tập tin ZIP của ROM như bình thường. Nếu cần thì xóa bộ nhớ dalvik (nói chung là thực hiện y như ROM thông thường thôi). Bước này sẽ không gây ảnh hưởng đến ROM phụ của bạn.
    2. Sau khi flash xong, nhớ nhấn nút "Inject curr. boot sector" (nút này có thể tìm thấy trong Advanced -> MultiROM).
    3. Khởi động lại HTC One M8 là xong.
  • Với ROM phụ
    1. Vào recovery, chọn nút Advanced > MultiROM > List ROMs, chọn tiếp bản ROM bạn muốn cập nhật
    2. Chọn Flash ZIP rồi flash tập tin zip của nó
    3. Khởi động máy lại rồi sử dụng
Để gỡ MultiROM ra khỏi máy

Flash tập tin này: multirom_uninstaller.zip
 

Skype sẽ cải tiến chất lượng cuộc gọi dựa trên điều kiện kết nối giữa người dùng

Skype.

Trên trang blog chính thức, nhóm phát triển Skype đã vừa công bố sẽ thực hiện một loạt cải tiến nhằm tăng cường chất lượng cuộc gọi video và cuộc gọi âm thanh trong mọi điều kiện thực hiện hội thoại. Những cải tiến này sẽ có trên các phiên bản Skype mới nhất.

Karlheinz Wurm - quản lý sản phẩm bộ phận Skype Real-time cho biết: "Lợi thế mà chúng tôi đang có là con số chính xác về thời lượng cuộc gọi được xử lý mỗi ngày và điều này giúp chúng tôi đảm bảo chất lượng cuộc gọi."

Theo Wurm, Skype có thể biết được các điều kiện khi người dùng thực hiện cuộc gọi và dựa trên thông tin này, bộ phận phát triển có thể tối ưu hóa phần mềm để chất lượng cuộc gọi luôn được đảm bảo trong mọi điều kiện. Ông đưa ra ví dụ: "Chẳng hạn như tại Mỹ, chúng tôi biết được một cuộc Skype đang được thực hiện giữa 2 người dùng trên cùng một dịch vụ Internet hoặc chúng tôi có thể phân tích cuộc gọi giữa bạn đang ở Mỹ và tôi đang ở Đức và dựa trên dữ liệu về băng thông hoặc chất lượng kết nối không dây, chúng tôi tối ưu Skype nhằm đảm bảo người dùng luôn có được chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt nhất. Ngoài ra, cũng dựa trên thông tin này, chúng tôi cũng đang tiến hành cập nhật và thay đổi thuật toán khi chúng ta nói chuyện qua Skype và trong vài tháng tới, bạn sẽ thấy những cải tiến đáng chú ý về chất lượng cuộc gọi."

Wurm nhấn mạnh rằng nhóm phát triển Skype vẫn đang làm việc chăm chỉ nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể. Trong 9 tháng qua, số lượng cuộc gọi HD được người dùng Skype thực hiện đã tăng đáng kể. Trong đó các cuộc gọi chất lượng HD 720p được người dùng thực hiện qua Skype Modern trên Windows 8 tăng 900% trong khi ứng dụng Skype Desktop cũng tăng 500%.

Nguồn: Skype
 

Google phát triển màn hình dạng mô đun, có thể ghép lại thành màn hình lớn với hình dạng linh hoạt

google_sign_mountain_view.
Ảnh minh họa
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, Google đang phát triển màn hình thế hệ mới có thể ghép lại với nhau tạo thành một màn hình có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần nhưng vẫn không để lộ ra các đường ghép làm gián đoạn hình ảnh. Những chiếc màn hình nhỏ sẽ được hoàn thiện dưới dạng mô đun tương tự như những khối lego và người dùng có thể ghép lại thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý muốn.

Điểm đáng chú ý là chiếc màn hình lớn sau khi tạo thành sẽ cho hình ảnh liền lạc và không bị gián đoạn như các thế hệ màn hình trước đây. Do đó, chúng ta có thể dự đoán rằng những mô đun màn hình sẽ có viền rất mỏng hoặc thậm chí là không có viền màn hình. Bên cạnh đó, người dùng có thể tạo hình cho chiếc màn hình lớn một cách dễ dàng và linh hoạt từ những mô đun màn hình nhỏ hơn. Một số ý kiến cho rằng đây có thể là công nghệ màn hình sẽ áp dụng cho dự án điện thoại lắp ghép Ara của hãng vốn vẫn còn đang trong quá trình phát triển.

Đây là một trong số những dự án của tương lai do phòng thí nghiệm Google X thực hiện. Một số chuyên gia cho rằng nếu tạo ra được thế hệ màn hình trên, thì thách thức cuối cùng đối với Google chỉ là tìm cách để những mô đun màn hình có thể phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả bằng một phần mềm điều khiển đặc biệt nhằm tạo ra chất lượng hình ảnh tổng thể tốt nhất. Cho tới hiện tại, Google vẫn chưa tiết lộ thông tin chi tiết về thế hệ màn hình dạng mô đun nói trên, tuy nhiên rõ ràng đây là một dự án đầy hứa hẹn, không chỉ có thể trang bị cho điện thoại, màn hình sự kiện cỡ lớn mà còn có thể phục vụ cho nhiều nhu cầu khác trong tương lai.

Tham khảo WSJ, Theverge
 

Đập hộp Samsung Galaxy Alpha bản Hàn Quốc

Galaxy Alpha mình mượn được của Mobileworld.com.vn là chiếc máy xách tay từ Hàn Quốc về, chưa phải là máy chính hãng. Galaxy Alpha xách tay đang được bán với giá 11 triệu đồng cho những thiết bị đầu tiên, khá là tốt so với những máy đối thủ khác. Alpha là sản phẩm smartphone thể hiện xu hướng thiết kế mới của Samsung với khung kim loại chưa nguyên khối. Một số tin đồn cho biết Galaxy Alpha sẽ không được bán chính hãng ở Việt Nam và năm sau thì họ sẽ đưa ra các máy nguyên khối hoàn toàn.

Galaxy Alpha có màn hình 4.7” AMOLED HD, độ phân giải 720p. Máy khá nhỏ gọn so với kích cỡ màn hình đó và mình có thể dùng một bàn tay thao tác trên toàn bộ thiết bị một cách dễ dàng. Galaxy Alpha cũng là một trong hai thiết bị mạnh mẽ nhất của Samsung với 8 nhân, 4 nhân 1.8GHz và 4 nhân 1.3GHz. Tuy nhiên thì RAM sẽ ít hơn một chút so với Note 4, đạt 2GB RAM và bộ nhớ trong 32GB, không dùng khe cắm thẻ nhớ ngoài.

Bạn có thể xem lại bài trên tay Galaxy Alpha ở đây để biết rõ hơn.​

Video đang xử lý Samsung_Galaxy_Alpha-14. Galaxy Alpha đi kèm 2 viên pin và sạc rời, Samsung vừa tặng sạc rời vừa tặng dây USB Samsung_Galaxy_Alpha. Máy rất gọn và mình có thể điều khiển toàn bộ bằng một tay Samsung_Galaxy_Alpha-3. Cũng như Note, khung máy hơi nổi hơn màn hình Samsung_Galaxy_Alpha-2. Phím home kiểm cảm biến vân tay, được Paypal xác nhận dùng với các giao dịch của họ Samsung_Galaxy_Alpha-4. Phong cách mới của Samsung Samsung_Galaxy_Alpha-5. Ở góc này thì Alpha và Note là như nhau Samsung_Galaxy_Alpha-6. Mình thích loa ngoài của Alpha hơn là Note, đẹp và kín đáo hơn Samsung_Galaxy_Alpha-7.Samsung_Galaxy_Alpha-8.Samsung_Galaxy_Alpha-9. Camera 12MP, có cảm biến đo nhịp tim Samsung_Galaxy_Alpha-10. Chỉ có logo Samsung, không bị khoét loa ngoài ở đây Samsung_Galaxy_Alpha-11.Samsung_Galaxy_Alpha-12.Samsung_Galaxy_Alpha-13.

 

Windows 10 sẽ thay đổi rất nhanh, và nó được xây dựng từ chính ý kiến của người dùng

Windows_10_update.

Sự kiện ra mắt Windows 10 của Microsoft không có những đoạn video hấp dẫn, cũng không có những tính năng bóng bẩy. Thay vào đó, công ty tập trung vào hai thứ: những bước cải tiến nhanh chóng, và phản hồi từ phía người dùng. Rõ ràng những thành phần mới như Start Menu, chế độ Task View, hỗ trợ nhiều desktop ảo... đã cho chúng ta thấy Windows 10 sẽ trông như thế nào, nhưng vẫn còn một điều quan trọng hơn thế: Windows 10 sẽ thay đổi rất nhanh.​

Trong thời gian gần đây Microsoft đã âm thầm tái cấu trúc Windows để hệ điều hành có thể nhận những bản cập nhật nhanh hơn và thường xuyên hơn (Windows 8.1 hiện đã được update định kỳ hằng tháng). Hãng cũng mở chương trình Windows Insider để người dùng trên khắp thế giới tham gia thử nghiệm, góp ý về các bản cập nhật hằng tuần hoặc hằng tháng của Windows 10. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn thay vì chỉ kiểm tra trong nội bộ như những gì Microsoft từng làm với các thế hệ Windows trước. Nói cách khác, Microsoft đã nhấn nút tăng tốc cho Windows, và nó sẽ thay đổi nền tảng này mãi mãi.

Windows 10 Technical Preview quả thật rất ấn tượng, chúng ta có giao diện desktop quen thuộc, Start Menu vừa mới lạ vừa cổ điển cùng hàng loạt tính năng giúp cải thiện việc sử dụng PC. Tuy nhiên, theo nguồn tin của The Verge thì tất cả những thứ đó chỉ chiếm chưa đến 10% tính trên tổng số các tính năng mà Windows 10 bản hoàn chỉnh sẽ sở hữu. Windows 10 sẽ thay đổi rất nhanh chóng, và cũng như các phiên bản tiền nhiệm, sản phẩm cuối cùng có thể trông sẽ rất khác so với những gì công ty giới thiệu 2 hôm trước.

Quay trở lại với việc Microsoft tái kiến trúc lại Windows 10, theo lời của phóng viên kì cựu Jo Foley đến từ trang ZDNet, Windows giờ đây được Microsoft xem như một dịch vụ của mình, và Windows 10 Technical Preview chính là một bài thử nghiệm khổng lồ cho mô hình này. Nếu mọi thứ đi theo kế hoạch, Microsoft có thể đưa ra các bản cập nhật hệ điều hành trong chỉ vài ngày. Ngay cả bản Technical Preview chưa chính thức cũng sẽ được nâng cấp thường xuyên, và tốc độ update sẽ phụ thuộc vào những tính năng nào Microsoft muốn kiểm tra.

Tuy nhiên, nhanh chưa hẳn là tốt. Có thể người tiêu dùng phổ thông rất thích update, nhưng các doanh nghiệp thì không. Cứ mỗi lần cập nhật, họ phải đối mặt với nỗi lo các phần mềm chuyên dụng của mình bị hỏng hoặc xung đột, từ đó dẫn đến việc đình trệ trong sản xuất, kinh doanh, thế nên những doanh nghiệp thường đánh giá rất cẩn trọng mọi thứ trước khi quyết định cập nhật Windows. Nếu Microsoft giải quyết tốt vấn đề trên, tương lai của Windows sẽ rất giống Chrome: cập nhật nhanh, không phô trương và mang trong mình nhiều cải tiến.

Terry Myerson, một trong những người giám sát việc phát triển Windows, giải thích thêm: "Chúng tôi đang lên kế hoạch để chia sẻ nhiều hơn những gì chúng tôi từng làm, và sớm hơn nhiều so với trước đây". Trong khi đó, Joe Belfiore chia sẻ: "Khi chúng tôi thay đổi giao diện của Windows 8, chúng tôi theo đuổi ý tưởng rằng người ta sẽ làm việc với năng suất cao hơn trên thiết bị cảm ứng, thế nhưng chúng tôi đã không làm đúng. Với Windows 10, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có cách tiếp cận tốt hơn". Đó chính là chế độ giúp chuyển giữa desktop và modern UI trên những máy 2-trong-1 mang tên Continuum.

Thứ mà Microsoft tiết lộ trong tuần này không chỉ là một phiên bản Windows 7 tốt hơn, mà còn là sự thấu hiểu người dùng Windows. Dù đó là fan của Windows, các doanh nghiệp, hay những người sử dụng rành hệ thống, thì những phản hồi của họ sẽ giúp một phiên bản Windows mới tốt hơn ra đời vào năm sau. Microsoft đang rất cố gắng để đảm bảo rằng Windows 10 là một phiên bản Windows rất khác, rất mới. Nếu Microsoft thật sự lắng nghe và cải thiện, Windows 10 sẽ là một hệ điều hành mang lại trải nghiệm độc nhất mà chưa đối thủ nào bắt kịp.

Nguồn: The Verge
 

Pioneer giới thiệu thế hệ đầu giải trí mới cho xe hơi, hỗ trợ Apple CarPlay, giá bắt đầu từ 600$

AVIC-8000NEX_CarPlay_Home.
Nếu không thể đợi được lâu hơn để mua những chiếc xe có hệ thống thông tin giải trí cài sẵn Apple CarPlay, thì ngay lúc này chúng ta có thể tự trang bị 1 đầu giải trí (head unit) đến từ Pioneer hỗ trợ hệ điều hành này cho chiếc xe đang đi của mình.

Pioneer là hãng tiên phong trong việc giới thiệu đầu giải trí dành cho xe hơi hỗ trợ Apple CarPlay. Tâm điểm của đợt giới thiệu mới đây là dòng AppRadio 4 với mức giá bắt đầu chỉ 600$. AppRadio 4 có màn hình cảm ứng 6,2" hỗ trợ các kết nối USB, Bluetooth, cài sẵn Apple CarPlay. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ thêm nền tảng thông tin giải trí MirrorLink cùng chế độ AppRadio® Mode để sử dụng các ứng dụng của Pioneer làm cho hệ điều hành iOS và Android.
carplay.JPG
Nếu muốn những chức năng có trên dòng AppRadio 4 và bổ sung thêm khả năng đọc đĩa DVD, thẻ SD cùng một hệ thống dẫn đường thì dòng NEX với mức giá trong khoảng từ 750$-1400$ là sự lựa chọn dành cho bạn. Đặc biệt, các thiết bị thuộc dòng NEX còn được trang bị thêm khả năng phân đôi vùng giải trí cho hàng ghế sau (Dual Zone Rear-Seat Entertainment).

Tất cả các thiết bị head unit có Apple CarPlay đều đi kèm tính năng Siri Eyes Free. Với Siri Eyes Free, tài xế có thể tương tác với trợ lý ảo Siri nhưng không cần dùng tay để vẫn có thể quan sát đường và giảm thiểu tình trạng mất tập trung khi lái xe. Tiếp bước Pioneer, hãng âm thanh cho xe hơi Alpine cũng sẽ sớm cho ra những thiết bị hỗ trợ Apple CarPlay trong thời gian tới.