Nokia Lumia 830 là chiếc điện thoại có camera tốt với giá vừa phải (8 triệu đồng). Với cảm biến nhỏ hơn các dòng trước, chỉ gần bằng 1/2 của Lumia1020, lượng điểm ảnh là 10MP, nhưng nhờ công nghệ PureView, ống kính Carl Zeiss, và có ưu thế quan trọng là cơ chế ổn định hình ảnh quang học, Lumia 830 tự thân thừa hưởng những điểm mạnh của chiếc camera tiền nhiệm từng rất thành công, Lumia 930. Vấn đề cải tiến tốc độ luôn được nhiều người quan tâm khi có một chiếc Lumia mới ra mắt! Lumia 830 được tăng cường phiên bản mới Lumia Camera hoạt động nhanh hơn. Ngay ở màn hình chờ, khởi động giao diện chụp hình bằng nút chụp cứng có phần nhanh hơn các phiên bản trước. Và, đây là chiếc camera không phải để chụp "tự sướng", camera trước chỉ có 0.9 MP mà thôi.
Thông số kỹ thuật về Camera:Đó là những thông tin về phần cứng và các con số kỹ thuật. Chúng ta thử trải nghiệm thực tế.
- Cảm biến 10 MP, độ phân giải ảnh 3840 x 2640 pixel
- Ống kính Carl Zeiss optics, f/2.2
- Tiêu cự ống kính: 26 mm
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 10 cm
- Zoom kỹ thuật số: 4x
- Ổn định hình ảnh quang học
- LED flash
- Kích thước cảm biến 1/3.4", công nghệ PureView
- Video: 1080p@30fps, ổn định hình ảnh quang học
Xem Ảnh nguyên bản sử dụng trong bài viết này: vui lòng bấm Link
Những ai xài các dòng Lumia đều biết giao diện công cụ chụp của nó đơn giản gồm hai cơ chế chính: chụp hoàn toàn tự động (auto) và chụp có can thiệp hiệu chỉnh các thông số cơ bản cân bằng trắng (white balance), tốc độ vận hành của màn trập (speed shutter), ISO, bù trừ sáng (+/- EV). Có đa số tình huống chỉ cần giơ máy lên canh khung và bấm với sự tính toán tự động của máy đều có ảnh ưng ý, nhưng có một số tình huống can thiệp các thông số (manuel) thì sẽ có ảnh ưng ý hơn. Đó là điểm thể hiện rất rõ khi xài camera phone Nokia Lumia. Chúng ta xem một số tình huống xử lý tự động hoàn toàn của Lumia 830.
Trong nhà, với nguồn sáng tự nhiên từ cửa sổ. Có ảnh vùng sáng đều toàn khung, có ảnh loang lỗ vùng sáng lẫn vùng tối. Sắc độ chuyển từ vùng này qua vùng khác khá mềm mại, độ tương phản đặc trưng dễ nhận ra trên ảnh chụp bằng các dòng Lumia 1020, 1520, 930... Sự tính toán của phần mềm quyết định chọn ISO và tốc độ màn trập nào cho từng tình huống ánh sáng là quan trọng đến sự hài hoà của bức ảnh, xem bức cầu thang bên dưới.
Ra ngoài ngõ, nguồn sáng mặt trời xiên góc tạt xuống con hẻm, có vùng sáng gắt và vùng khuất sáng. Mình đo sáng và lấy nét xuống mặt đường, chờ xe ve chai vào khung là bấm. Chế độ auto căn cứ vào mức độ sáng của môi trường khi ta chạm điểm đo sáng và tự động điều chỉnh thông số để giữ cho ảnh được cân bằng về sắc độ. Lumia 830 thể hiện tốt sự cân bằng này.
Không thể thiếu ảnh phong cảnh mây trời. Phần đất sáng rõ đầy đủ chi tiết, phần trời mây ít mất chi tiết mây trắng, nổi khối, màu sắc xanh mượt hài hoà với khung cảnh... là điều cần khi chụp một bức phong cảnh. Mình thử vài điểm trong thành phố, ánh sáng thuận khoảng 9 giờ - 11 giờ sáng.
Ra ngoài phố chụp ngược chiều ánh sáng. Những hoàn cảnh này ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm thay đổi diện mạo bức ảnh một cách ngoài ý muốn, hiện tượng thường thấy là bức ảnh như được phủ lên một màn sương mờ và toàn bộ khung ảnh không được rực rỡ và độ trong suy giảm. Hoàn cảnh khó đòi hỏi camera vẫn phải giữ được chi tiết ảnh ở các vùng sáng chênh lệch. Dãi tương phản động của một camera phải thể hiện năng lực của mình trong hoàn cảnh này. Xem Lumia 830 ra sao!
Vào bóng râm, nếu là bề mặt phẳng của một bờ vách, hoặc có nguồn sáng xiên thuận chiều ống kính thì sẽ dễ hơn so với một cảnh nhiều cây cối, có bối cảnh ánh sáng loang lỗ, thường có người xen lẫn thì ảnh sẽ dễ tối đen khuôn mặt. Chúng ta vẫn chụp hoàn toàn tự động với Lumia 830 trong hoàn cảnh này. Cơ chế đo sáng để cân bằng độ sáng các chi tiết với ánh sáng lộn xộn của Lumia 830 chưa thật sự tốt. Chọn điểm đo sáng để có bức ảnh hài hoà trong hoàn cảnh này rất khó với Lumia 830.
Chụp cận cảnh tập trung vào một chi tiết gần ống kính, làm rõ đối tượng. Điều kiện là máy phải có khoảng cách tối thiểu lấy nét gần và chi tiết thật tốt. Lumia 830 cho phép lấy nét tối thiểu khoảng 12 cm. Chi tiết ảnh và khả năng mờ hậu cảnh trong vài tình huống close-up cũng gần như 930 hay 1520, không có gì khác. Và, trong thể loại này, bệnh cố hữu của Lumia là cân bằng trắng (white balance) lá xanh thường lệch màu, và bạn phải chọn điểm đo sáng tới lui vài lần mới có thể có màu xanh gần với thực tế.
Trời mưa, mình vào một quán cafe, ngắm phố mưa và sự vội vã của sự chuyển động bên dưới con đường. Trong tình huống này, hoặc bạn chỉ chụp bắt dính chuyển động với nguồn sáng không quá yếu và chế độ tự động của máy. Nếu muốn nghịch với sự chuyển động thì chế độ chỉnh tay (Manuel) lúc này thật cần thiết. Mình chọn tốc độ màn trập 1/6 - 1/15 giây. Kéo thanh bù trừ EV - 3, rồi vừa bấm chụp vừa lia ngang hoặc xoay máy 30 - 90 độ tuỳ.
Bù trừ sáng EV trong vài tình huống.
Ban ngày, tấm trước hoàn toàn tự động, tấm sau tăng EV + 2 để lá cây sáng rõ chi tiết hơn.
Ban đêm trong phòng, đo sáng và lấy nét vào cái đèn, tấm trước hoàn toàn tự động, tấm sau giảm EV - 2
Và, cuối cùng là ánh sáng buổi đêm, trước khi trả máy cho bạn @sonlazio, mình đi dự một tiệc cưới. Ánh sáng phòng khánh tiết đãi thực khách không thực sự đủ sáng. Khả năng chống rung của Lumia 830 cần nhất vào tình huống thế này. Mình thấy có tấm máy giảm tốc độ màn trập xuống 1/30 - 1/50 và giữ ISO 100 - 320 để giảm thiểu độ nhiễu.
Nhận định:Xem Ảnh nguyên bản sử dụng trong bài viết này: vui lòng bấm Link
- Lumia 830 có camera được thừa hưởng công nghệ PureView của các dòng máy cao của Nokia nên khả năng chụp ảnh phải thừa nhận là tốt. Dải tương phản động, độ chuyển màu, độ tươi và chế độ M dễ tạo cảm hứng nếu là người thích chụp ảnh điện thoại.
- Có hai điểm yếu không những 830 mà cả các dòng trước: một là cân bằng trắng khó chính xác khi chụp cận cảnh hoa có nền lá xanh, hay thiên sang màu vàng hoặc lệch xanh; thứ hai tốc độ lưu ảnh sẽ dễ làm người chụp ức chế nếu cần chụp ngay cùng bối cảnh tấm tiếp liền sau khi bấm máy không ưng ý.
Một điểm nhiều người thích, đó là ảnh chụp từ Lumia hậu kỳ rất thích. Thử hậu kỳ vài tấm bên trên nhé:
![]()
Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014
Review camera Nokia Lumia 830
[Infographic] Tủ sách người nổi tiếng - Bạn là những gì bạn đọc - phần 1
Sách là một trong những phát minh vĩ đại của loài người. Nó cho phép chúng ta truyền bá và lưu giữ lại được những tri thức, những tinh hoa của con người cho muôn đời sau. Không thể nghi ngờ những ảnh hưởng to lớn của việc đọc sách đến đời sống con người.
Sơ lược về những người nổi tiếng được đề cập trong Infographic :
1. George Raymond Richard Martin (sinh năm 1948): là biên kịch người Mỹ, nhà văn viết truyện giả tưởng, kinh dị và khoa học viễn tưởng. Ông được biết đến với tác phẩm A Song of Ice and Fire - Trò chơi vương quyền – bộ sử thi hùng tráng bán chạy nhất, được HBO dựng thành series phim truyền hình ăn khách Game of Thrones. Martin được tạp chí Time bình chọn là một trong "những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới" năm 2011. Với công việc của một nhà văn, cảm hứng của ông đến từ việc đọc các tác phẩm kinh điển như Lord of the Ring – Tokien, White company – Conan Doyle, Joyland – Stephen King, The cuckoo’s calling - Robert Galbraith, …
2. Oprah Gail Winfrey (sinh năm 1954): là người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình (talk show host) và cũng là nhà xuất bản tạp chí, từng đoạt giải Emmy. Tháng 9 năm 2006, Oprah Winfrey được chọn bởi tạp chí Forbes để đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 14. Cuối thập niên 1990, Winfrey giới thiệu Câu lạc bộ Sách Oprah, tập trung vào các tác phẩm mới và các tác phẩm kinh điển, thành công của clb là hướng sự chú ý của dư luận vào các tác phẩm còn trong bóng tối. Ảnh hưởng của câu lạc bộ sách lớn đến nỗi bất cứ tác phẩm nào được Winfrey giới thiệu trong tuyển tập của câu lạc bộ sách, ngay lập tức trở thành sách bán chạy nhất. Những cuốn sách nằm trong Câu lạc bộ sách Oprah được cô giới thiệu : White Oleander – Janet Fitch ( chuyển thể thành phim năm 2002 ), A map of the world – Jane Hamilton (chuyển thể thành phim năm 1999), The pillars of the Earth – Kenfollet được cô giới thiệu vào năm 2007, …
3. Paul David Hewson (sinh năm 1960): được biết tới nhiều dưới nghệ danh Bono, là nhạc sĩ, ca sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Ailen. Anh là trưởng nhóm nhạc nổi tiếng tới từ Dublin,U2. Bono là người viết tất cả phần ca từ cho ban nhạc. Anh từng được trao tước Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II và được vinh danh Nhân vật của năm của tạp chí Time vào năm 2005. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, Bono được trao Huân chương Nghệ thuật và Ngôn ngữ từ nước Pháp. Những ca khúc của anh không chỉ viết về những vấn đề trong cuộc sống mà còn về những lĩnh vực như tôn giáo, chính trị. Lấy cảm hứng từ những quyển sách mà anh đã đọc như: Cry, The beloved country của Alan Paton nói về một cuộc biểu tình đối với các thành phần xã hội, hay The screwtape letters của CS Lewis nói về tầm quan trọng của Đức tin Kitô giáo thông qua cuộc sống của một người bình thường bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ, …
4. Sheldon Lee Cooper: là một nhân vật hư cấu trên CBS - series phim truyền hình The Big Bang Theory. Sheldon là nhà vật lý lý thuyết tại Caltech, là thần đồng với mức IQ thiên tài nhưng lại thiếu kỹ năng xã hội, thiếu kỹ năng hài hước, không nhận ra được sự mỉa mai của người khác. Ông có những hành vi thể hiện với phong cách rất riêng, bản tính tự mãn, thiếu sự khiêm nhường và đồng cảm. Điều này dẫn đến những chuỗi sự kiện hài hước liên quan đến ông. Có nhiều suy đoán cho rằng đặc điểm tính cách Sheldon khá giống với hội chứng Asperger – rối loạn tự kỉ, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Với tính cách có phần con nít, ông được xây dựng thành một nhân vật thích truyện tranh, trò chơi nhập vai, giả tưởng và khoa học viễn tưởng, những nhân vật siêu anh hùng như Người dơi trong bộ truyện Batman, người khổng lồ xanh Hulk trong bộ truyện Incredible Hulk, Hellboy trong bộ truyện cùng tên, Green Lantern,…
5. John Winston Ono Lennon (1940-1980): là nhạc sĩ, ca sĩ người Anh, là người sáng lập và thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles - ban nhạc thành công và được ngưỡng mộ nhất lịch sử âm nhạc thế giới. Cùng với Paul McCartney, ông đã tạo nên bộ đôi sáng tác vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Lennon luôn thể hiện tính nổi loạn cũng như tính châm biếm chua cay qua âm nhạc, các bài viết, tranh vẽ, phim cũng như các bài phỏng vấn. Rất nhiều bài hát của anh đã trở thành thánh ca của phong trào phản chiến. Nguồn cảm hứng bất tận đó của ông được lấy từ những quyển sách mà ông đã đọc như: câu chuyện về người đàn ông trong chiếc mặt nạ sắt bị giam giữ dưới thời vua Louis XIV trong tiểu thuyết The man in the Iron Mask của Dumas, hay bản chất của việc lãnh đạo ẩn đằng sau câu chuyện về cậu bé William trong truyện ngắn Just William của Richmal Crompton, sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga trong kiệt tác Chiến tranh và hòa bình của Tolstoy,…
6. Richard Branson (sinh năm 1950): là một trong 4 doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh Bill Gates, Steve Jobs và Warren Buffet. Hiện tại ông đang sở hữu khối tài sản lên tới 5,1 tỷ USD, đồng thời là Chủ tịch của hãng hàng không nổi tiếng Virgin. Năm 2002, Virgin được đánh giá là một trong 5 tập đoàn làm ăn hiệu quả nhất thế giới và không phải ngẫu nhiên, Challenges, tạp chí chuyên về kinh doanh có tiếng của Pháp đã bầu chọn Richard Branson là nhà kinh doanh giỏi nhất châu Âu. Richard Branson hiện ra đầy hài hước nhưng cũng rất lôi cuốn thông qua chính tự truyện bản thân: Richard Branson - Đường ra biển lớn. Tuy rất giàu có, song lối sống và cách sinh hoạt của Richard Branson lại rất bình dân. Phong thái sống bình dân, tự do, thoải mái ấy có lẽ bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm văn học yêu thích của ông như tự truyện của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong cuốn Long walk to freedom, hay những cuộc phiêu lưu ngoài trời và trò chơi gia đình trong truyện Swallows and Amazons của Arthur Ransome, câu chuyện của cậu bé Max cô đơn đi đến hòn đảo – nơi sinh sống của các động vật hoang dã trong truyện Where the wild things are của Graham Greene, …
7. Stephen King (sinh năm 1947): là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng rất được tán thưởng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm. Những cốt truyện kinh dị và lối viết đa dạng của King đã giúp giới phê bình chấp nhận thể loại kinh dị giả tưởng là một thành phần của nền văn học trong thế kỷ 20. Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản "sách điện tử" (e-book) trên mạng internet. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, kể cả giải Hugo cho tác phẩm Danse Macabre (1980). Cảm hứng sáng tác của ông đến từ những tác phẩm văn học mà ông yêu thích như bản chất hiếu chiến của con người được đề cập trong tác phẩm Blood Meridian của Cormae Mc Carthy, câu chuyện nàng tiên răng trong truyện The tooth fairy của Graham Joyce, hay nỗi ám ảnh với bóng ma quá khứ trong tiểu thuyết Light in August của William Faulkner, …
8. Bill Clinton - William Jefferson Clinton: (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh năm 1946, là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm1993 đến năm 2001. Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân Chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Ông được đánh giá là “người của quần chúng”. Suốt nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của ông trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các qui định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ailen và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Hoạt động chính trị của ông phần nào bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm văn học mà ông đã đọc như: những tiểu luận của nhà kinh tế và xã hội học người Đức Max Weber trong tác phẩm Politics as a vocation, hay cuộc nổi dậy của nô lệ ở Virginia năm 1831 trong tiểu thuyết The confessions of Nat Turner của William Styron, hay cuốn tự truyện của nhà văn người Mỹ gốc Phi Maya Angelon trong tác phẩm I know why the caged bird sings, tác phẩm The denial of death của nhà tâm lý học và triết học Ernest Becker, …
9. Marilyn Manson (sinh năm 1969): tên thật Brian Hugh Warner, là một nghệ sĩ người Mỹ nổi tiếng với sự nghiệp gây tranh cãi của mình, đồng thời cũng là ca sĩ chính của ban nhạc cùng tên. Nghệ danh của ông đã được hình thành từ tên của nữ diễn viên Marilyn Monroe và kẻ giết người hàng loạt Charles Manson. Ông được biết đến với bài hát và album phát hành trong năm 1990 của mình, album Antichrist Superstar phát hành năm 1996 và Mechanical Animal năm 1998. Chỉ riêng tại Mỹ, ba album của ban nhạc đã được trao hai đĩa bạch kim và ba đĩa vàng. Manson được xếp hạng thứ 44 trong Top 100 Heavy Metal Vocalists bởi Hit Parader, và được đề cử bốn giải Grammy. Tính cách lập dị của ông dường như được nung kết từ những tiểu thuyết mang tính khổ dâm và bạo dâm của Hầu tước De Sade, The devil’s notebook của Anton Lavey, Kinh Thánh, tuyển tập những truyện ngắn của tiểu thuyết gia người Anh Roald Dahl, câu chuyện của nhà nghiên cứu người Anh Charles Darwin, …
10. Madonna Louise Veronica Ciccone (sinh năm 1958): với nghệ danh là Madonna, là một ngôi sao giải trí người Mỹ nổi tiếng. Bên cạnh tài năng của một ca sĩ, cô còn hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí nghệ thuật với vai trò là diễn viên – đạo diễn, nhạc sĩ, vũ công, nhạc công, nhà văn và là nhà thiết kế thời trang. Sau khi khởi nghiệp ca hát bằng một album năm1983, cô đã phát hành ba album phòng thu và đều đạt hạng nhất tại Mỹ trong suốt thập niên 1980 và thêm bốn album như vậy trong thập niên 2000. Với những nỗ lực cống hiến không ngừng cho ngành công nghiệp âm nhạc thế giới trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Madonna đã được công chúng ghi nhận là "một trong những ngôi sao nhạc pop vĩ đại nhất mọi thời đại" và được mệnh danh là Nữ hoàng nhạc pop. Có lẽ câu chuyện Hồi ức của một geisha, tiểu thuyết The bad girl của Mario Vargas Llosa, hay tiểu thuyết Nhà giả kim, tập truyện ngắn của Alice Walker, … là nguồn cảm hứng bất tận cho các sản phẩm âm nhạc của cô.
Nào, hãy chia sẽ với mọi người ở đây những quyển sách đã đọc mà bạn tâm đắc nhất. Có thể bạn sẽ tìm được những người cùng chí hướng và biết thêm nhiều quyển sách hay mới.
Tủ sách người nổi tiếng - Bạn là những gì bạn đọc - phần 2Nguồn: Visual.lyTham khảo: George Raymond Richard Martin, Oprah Gail Winfrey, Paul David Hewson, Sheldon Cooper, John Lennon, Richard Branson, Stephen King, Bill Clinton, Marilyn Manson, Madonna, Cry - The beloved country, The screwtape letters, The man in the Iron Mask, Just William, Long walk to freedom, Where the wild things are, Light in August, The confessions of Nat Turner, Politics as a vocation, The devil’s notebook.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)