Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn danh gia mba 2011 13 sieu di dong gan nhu hoan hao. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn danh gia mba 2011 13 sieu di dong gan nhu hoan hao. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Đánh giá Macbook Air 2013: không mạnh hơn, pin hơn 9 tiếng dùng hỗn hợp

DSC_5136

Macbook Air là một thành công lớn của Apple khi nó khơi mào cho cuộc đua ultrabook. Có thể nói nếu không có Macbook Air, ultrabook cũng sẽ xuất hiện nhưng sẽ không sớm như hiện tại. Sau MBA 2011/2012 với không nhiều thay đổi, ngoại trừ nâng cấp CPU thì Apple đã ra mắt bản 2013 với CPU mới đồng thời có cải tiến lớn về pin. Thông số công bố cho thấy pin Macbook Air 2013 có thời lượng pin 12 tiếng đồng hồ. Thực tế cho thấy thời lượng sử dụng hỗn hợp của máy lên tới hơn 9 tiếng, rất ấn tượng.

Thiết kế:
Macbook Air vẫn duy trì thiết kế như bản 2011, tức là mọi thông số kích cỡ vẫn được giữ nguyên. Đây là một điểm làm nhiều người thất vọng vì MBA vẫn lớn hơn MBP Retina 13” trong khi máy MBP mạnh hơn và được chế tạo xịn hơn hẳn, đặc biệt là ở cơ chế bản lề. Có lẽ phải đến thế hệ sau thì Apple mới có thể thay đổi thiết kế của sản phẩm này.

Để phân biệt MBA 2013 với 2012 thì bạn cần nhìn vào cạnh trái của máy, ở đây ta có 2 lỗ microphone nhỏ thay cho một lỗ hoa ở đời cũ. Đây là điểm khác biệt duy nhất nếu bạn không muốn mở máy lên coi thông tin.

DSC_5128

Thiết kế của máy có thể xem lại bài viết Đánh giá Macbook Air 2011 của mình. Danh Gia Mba 2011 13 Sieu Di Dong Gan Nhu Hoan Hao

Màn hình:
Giống hệt 2 đời trước, bạn có thể tham khảo lại bài cũ, không có gì đặc biệt, không quá tệ mà cũng chẳng xuất sắc. Ước mơ MBA Retina có lẽ phải chờ thêm 1-2 năm nữa!

DSC_5123

Sức mạnh CPU:
Từ Ivy Bridge lên Haswell, Intel không có nhiều thay đổi lớn về khả năng xử lý của CPU. Sự khác biệt lớn đến từ năng lực chip đồ hoạ và khả năng tiết kiệm pin của laptop. Trên thực tế, tuỳ vào sự lựa chọn của nhà sản xuất mà CPU có thể mạnh hơn hay yếu hơn Ivy Bridge.

Với MBA 2013, Apple sử dụng con chip Core i5 4250U với xung nhịp 1,3GHz cho tất cả các phiên bản thay vì 1,7GHz (11”) hay 1,8GHz (13”) cơ bản như đời cũ. Hệ quả của việc dùng CPU có xung nhịp thấp hơn là hiệu năng xử lý đôi khi sẽ bị tụt giảm nhẹ. Ở một số bài test, điểm Haswell hơn Ivy là do kiến trúc mới đã phần nào gỡ lại những nhược điểm của xung xử lý. Nếu bạn bỏ ra thêm 150$ thì sẽ có thể cấu hình MBA lên Core i7 1,7GHz, xung cao hơn trong khi vẫn giữ nguyên mức tiêu thụ điện năng và hỗ trợ bộ mở rộng Haswell Transactional Synchronization Extensions (TSX-NI) và TXT. Nếu bạn muốn chứng kiến sự thay đổi sức mạnh thật sự về năng lực xử lý thì phải chờ Broadwell vào năm sau với tiến trình 14nm hay xa hơn nữa là Skylake!

Mình có thử nghiệm một số kết quả benchmark như bạn có thể thấy phía dưới, máy đạt 6733 điểm Geekbench 64bit so với 5643 của MBA 2011. Điểm Novabench là 595 trong khi máy 2011 là 531. Do số liệu 2012 không có nên mình chưa thể so sánh trực tiếp nhưng thử tham khảo một số trang web thì chênh lệch chỉ khoảng vào điểm, không đáng kể.
Screen Shot 2013-06-15 at 90422 AM
Screen Shot 2013-06-15 at 90257 AM
Sức mạnh GPU:
Có một điểm cần nhấn mạnh về GPU của MBA 2013, tuy nó vẫn dùng chip đồ hoạ tích hợp nhưng Apple đã sử dụng nhân GT3 (HD5000) với 40 EU (Execution Unit) thay vì GT2 20EU (HD4400) như hầu hết các nhà sản xuất ultrabook khác. Tất nhiên sự khác biệt này cũng sẽ tăng cao chi phí nhưng thật may là MBA 2013 vẫn giữ nguyên giá, thậm chí còn giảm với mẫu 11” cấu hình thấp nhất. Đây là một điểm khá đáng khen nếu bạn biết Intel tính gần 350$ cho mỗi SKU Core i5 4250U (mua số lượng mỗi gói 1000 CPU) trong khi giá MBA 11” rẻ nhất chỉ là 999$.

Do thời gian sử dụng có giới hạn, mình không thể test ký hiệu năng đồ hoạ. Các kết quả tải về cho thấy HD5000 cao hơn khoảng 30% khi benchmark và 15-20% khi chạy game so với HD4000, khá ấn tượng. Thật tiếc là Apple không thể sử dụng Iris trở lên (HD5100) do vấn đề pin và tản nhiệt (TDP 28W).

Sức mạnh SSD:
Có thể bạn ít hình dung điều này nếu vẫn dùng ổ cứng thông thường (HDD) nhưng những ai đang dùng SSD thế hệ mới vẫn hiểu rằng ổ đĩa thể rắn của họ đang bị thắt cổ chai, một điều khá trớ trêu khi hầu hết mọi người vẫn đang dùng HDD 90MBps. Thế hệ ổ SSD SATA 2 mới đi qua chưa 2 năm nhưng SSD SATA 3 đã đụng nóc của giao tiếp này với tốc độ tối đa khoảng 550MBps. Muốn nâng cao tốc độ SSD chúng ta buộc phải chuyển qua SATA 4 (còn lâu mới xuất hiện) hoặc một giao tiếp khác nhanh hơn. Apple đã chọn PCIe, một giao tiếp rất quen thuộc nếu bạn hay xài SSD dạng thanh cao cấp (tốc độ hơn 1GBps trở lên) cho máy tính bàn.
WuoERHAWaAliJNvimedium
Kết hợp với controller và chip flash mới từ Sandisk và Samsung, tốc đọc/ghi của SSD này vào khoảng 700MBps, rất ấn tượng. Năm 2011, tốc độ SSD trên MBA vào khoảng 250MBps, 2012 là 550 và giờ là 700MBps, cao nhất trong tất cả các máy Apple.
Screen Shot 2013-06-15 at 91826 AM
WiFi 802.11ac:
MBA là thiết bị đầu tiên của Apple sử dụng WiFi 802.11ac. Như các đời trước, do giới hạn về kích thước vật lý mà nó chỉ dùng 2 ăng ten nên băng thông tối đa chỉ là 900Mbps thay vì 1,3Gbps của các máy 3 ăng ten. Dù sao thì con số lý thuyết này vẫn cao gấp đôi 450Mbps mà chúng ta hay dùng và 3 lần 300Mbps đời trước. Nếu bạn chưa biết thì WiFi ac trên điện thoại vào khoảng 450Mbps so với 150Mbps của chuẩn n.
i2Z6OHZHlYhpAasvlarge
Ngoài WiFi ac, cổng Thunderbolt trên MBA 2013 cũng được nâng cấp lên Thunderbolt 2 với băng thông cao gấp đôi cho mỗi kênh, thực chất thì thiết bị Thunderbolt không nhiều nên điều này cũng không ảnh hưởng lắm.

DSC_5134

Pin, về lý thuyết:
Trước khi nói về pin, điểm mạnh nhất của MBA 2013 thì chúng ta cần giải thích rõ lý do tại sao Apple dám công bố pin MBA 2013 tới 12 tiếng, cao gần gấp đôi máy 2012. Khi mình mới đọc thông tin này, mình cứ tưởng MBA đã chuyển sang dùng màn hình IGZO tiết kiệm pin nhưng nó vẫn dùng màn hình như cũ, điểm khác biệt đến từ sự thay đổi CPU và một số điểm rất nhỏ khác mà chúng ta không thể thấy từ bên ngoài.

Đầu tiên, yếu tố góp phần tăng thời gian sử dụng cho MBA chính là CPU Haswell, TDP từ 17W trên Ivy ULV xuống còn 15W, con số này không lớn. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy PCH (Platform Controller Hub) điều khiển giao tiếp PCIe, USB... của Haswell được tích hợp thẳng vào đế BGA chứ không tách riêng ở ngoài mainboard nữa. Và kể cả PCH này cộng với đế GPU lớn gấp đôi HD4000 của năm ngoái mới tiêu thụ tối đa 15W, rất ấn tượng cho Intel. Ngoài ra, Haswell ULV còn cho phép ngủ sâu hơn (trạng thái C10 so với C6/7 ở bản cho máy bàn).

Điểm khác biệt tiếp theo đến từ RAM. Các máy tính thông thường sử dụng RAM DDR3 hoặc Low voltage (DDR3 L) giảm điện từ 1.5 xuống 1.35V còn MBA thậm chí còn dùng loại ra tiết kiệm điện nhất là LPDDR3 (Mobile DDR), loại RAM mắc tiền dùng cho di động/tablet vì nó giảm điện thê xuống còn 1,2V.

Tham khảo thêm về Mobile DDR.

Có nhiều điểm về MBA 2013 mà chúng ta còn chưa rõ ràng, đó là việc nhiều trang web cho rằng nó hỗ trợ những profile tiết kiệm điện sâu hơn nữa (DevSleep của SSD...) nhưng vẫn chưa ai chứng minh được. Có một điều chắc chắn là khi Mac OS 10.9 Mavericks ra mắt thì thời gian sử dụng pin của MBA sẽ chỉ hơn chứ không kém vì 10.9 là bản Apple tối ưu nhất về pin với hàng loạt cơ chế tối ưu năng lực xử lý đồng thời hỗ trợ các framework Intel Power Optimizer mới xuất hiện trên Haswell.

Dung lượng pin của MBA 2013 lớn hơn 2012 khoảng 11%, 7,6V 7150mAh còn máy cũ là 7.3V 6700mAh.

xtTKvLiwMGKNJqcGlarge

Pin, trên thực tế:
Nói dài nói dai nhưng chắc chắn câu hỏi bạn đang thắc mắc là pin MBA 2013 13” được bao nhiêu. Mình không có thời gian dùng sản phẩm này lâu dài, chỉ 2 ngày thôi nên cũng không dám khẳng định là thời lượng pin có đạt 12 tiếng hay không.

Mình dùng bài thử hỗn hợp với pin MBA 2013, máy được sạc đầy 100%. Có hai điểm bất lợi là máy chưa sạc đủ 3 lần đầu (chỉ 1 lần duy nhất) và mình dùng sạc 85W cho nhanh mà không phải sạc 45W theo máy.

Điều kiện thử nghiệm như sau:
  • Độ sáng màn hình 50% trong mọi trường hợp.
  • Tất cả các chương trình chạy nền như Skype, iMessage để kết nối liên tục trong thời gian thử nghiệm.
  • 3 tài khoản lịch và 3 email tự động tải về sau mỗi 1 phút.
  • Thời gian sử dụng có đèn bàn phím 50% là 1 tiếng.
  • Sử dụng hỗn hợp duyệt web bằng safari với khoảng 5 tab mở liên tục, có flash ở 1 tab và gõ văn bản bằng evernote (có tự động sync)
  • Coi film FullHD tải về từ iTunes với loa mở 90% trong 2 tiếp liên tiếp. (tụt khoảng 19-20%).
  • Có khoảng 2 tiếng đồng hồ máy chạy ngầm trong lúc duyệt web để tải các ứng dụng đã mua tử App Store.
  • Dùng Photoshop và Lightroom 20 phút.
Với những gì ở trên, mình xài máy được 9 tiếng. Nếu bạn nào chỉ duyệt web không thì có lẽ thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, có thể đạt được 11 tiếng. Nếu bạn nào dùng máy cho những công việc thật sự nặng như chỉnh sửa ảnh hay video liên tục thì có lẽ cũng được 4-5 tiếng.

Screen Shot 2013-06-12 at 50913 AM
Hình này chụp khi đang coi phim FullHD

Kết luận:
Với những ai thật sự cần một chiếc máy cả ngày thì MBA 2013 đã đáp ứng được yêu cầu đó, nó đã vượt iPad về pin trong khi lại mạnh mẽ hơn và cũng instant on tương tự. Nếu bạn đang dùng MBA 2011/2012 thì trừ khi thật sự có khao khát về pin, chúng ta cũng chưa cần phải nâng cấp lên MBA 2013.

MBA là một trường hợp đặc biệt vì Apple thường “ăn rất dày” với các sản phẩm của họ nhưng giá MBA luôn được duy trì khá thấp so với thông số kỹ thuật của nó. Với MBA 2013, Apple lại một lần nữa tự cắt giảm lợi nhuận với SSD riêng mắc tiền hơn, CPU mắc hơn gấp rưỡi và RAM cũng mắc hơn. Chúng ta hãy cùng chờ xem các nhà sản xuất máy tính Windows sẽ phản ứng ra sao, hứa hẹn một làn sóng máy tính giá tốt nữa cho người dùng hưởng lợi.

Trong trường hợp bạn đang mong muốn một bản nâng cấp lớn thì có lẽ phải chờ đến năm sau, MBA 2013 đã hé lộ điều đó khi mà nó sử dụng rất nhiều thành phần nhỏ hơn (RAM, SSD), bên trong có nhiều khoảng trống hơn so với MBA 2012. Với sự kết hợp của đế CPU nhỏ hơn trên tiến trình 14nm và màn hình IGZO mỏng, tiết kiệm pin hơn, thu nhỏ kích cỡ pin thêm nữa thì không khó để Apple tạo ra một chiếc máy MBA 2014 tuyệt vời vào năm sau.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh từ iFixit