Sáng nay, 25/08/2013, tại quận 7 đã diễn ra sự kiện Vietnam Motorbike Festival 2013, đây là một ngày hội dành cho những người đam mê mô tô và ô tô thể thao và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Góp mặt tại lễ hội lần này là rất nhiều xe mô tô phân khối lớn đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó, thu hút được nhiều khách tham quan nhất có lẽ là gian hàng của Ducati. Những mẫu xe đẹp và đầy mạnh mẽ của Ducati khiến cho các bạn trẻ túm tụm lại và trầm trồ về chúng. Ducati còn có một khu vực riêng trưng bày những mẫu xe đua của họ cũng như các món đồ dành cho các tay đua.
KTM cũng là khu vực có đông khách tham quan vì họ mang đến các mẫu xe đẹp của mình như KTM Duke 125, Duke 250, Duke 350 hay Duke 990. Một lý do khác khiến cho nhiều người quan tâm tới KTM là vì sắp tới họ sẽ phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh Ducati và KTM, các bạn còn thể chiêm ngưỡng những chiếc mô tô đẹp đến từ Kawasaki, Honda, Suzuki, Triumph hay Benelli... Ngoài ra thì các câu lạc bộ mô tô và những người chơi xe cũng đến khá đông và dựng xe bên ngoài để "khoe" chiếc xe của mình cũng như cho mọi người xem. Các gian hàng của những garage độ xe cũng thu hút được nhiều khách tham quan nhờ các sản phẩm độc đáo của mình. Tại Vietnam Motorbike Festival 2013, các bạn còn có thể mua được những món phụ kiện cho xe, áo, ba lô, nón bảo hiểm... với giá tốt hơn thường ngày.
Tuy nhiên, phần hấp dẫn và thu hút sự quan tâm trên tất cả, chính là màn biểu diễn (stunt) của những nhóm stunt nổi tiếng trong khu vực. Các stunter đến từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam đã khiến cho đám đông phấn khích phải hò hét theo những pha trình diễn độc đáo của họ. Các màn Drift, Burn-out hay Wheelie được thực hiện đẹp mắt và rất thành công. Lần đầu tiên khán giả Việt Nam được chứng kiến nhiều màn trình diễn đẹp như vậy. Nếu bạn đam mê mô tô hay ô tô, nên đến Vietnam Motorbike Festival 2013 một lần để xem cho biết. Suất biểu diễn cuối cùng trong ngày hôm nay sẽ diễn ra lúc 18h30, vẫn còn kịp nếu bạn ở Sài Gòn. Còn bạn nào không có điều kiện thì xin mời xem ảnh và video dưới đây do Tinh tế thực hiện.
* Video đang cập nhật (các bạn xem hình trước nhé)
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Video và hình ảnh sự kiện Vietnam Motorbike Festival 2013, nhiều màn trình diễn đẹp
Máy ảnh Sony Alpha A3000 lộ diện: kiểu dáng dòng HX, ngàm E-mount
Trước đây, một nguồn tin cho biết Sony đã có kế hoạch tung ra một mẫu máy ảnh dùng ngàm ống kính E-mount (NEX) với kiểu dáng như DSLR. Mới đây digicame-info đã đưa ra hình ảnh về chiếc Sony Alpha A3000, mẫu máy ảnh sử dụng ngàm ống kính E-mount có kiểu dáng giống với DSLR. Theo hình mô phỏng và thực tế cho thấy, Alpha A3000 có kiểu dáng dựa trên dòng máy siêu zoom Cyber-shot HX của Sony (DSC-HX200, DSC-HX300), tích hợp cả hot-shoe gắn đèn flash và phụ kiện mở rộng. Chưa rõ thiết kế mặt sau như thế nào nhưng chúng ta có thể đoán được hệ thống điều khiển giống với dòng HX và màn hình sẽ hỗ trợ lật hoặc xoay.
Alpha A3000 dự kiến sẽ sở hữu cảm biến ảnh CMOS APS-C độ phân giải 20,1 MP, màn hình độ phân giải 230,000 điểm ảnh nhằm giảm giá thành, kính ngắm điện tử EVF sử dụng công nghệ LCD với 1,44 triệu điểm ảnh. Và đây là dòng máy ảnh không gương lật, sẽ không có hệ thống gương translucent mirror giống với Alpha A37/A58/A65/A77.
Theo dự đoán, Alpha A3000 sẽ là dòng sản phẩm giá rẻ của Sony hướng đến người dùng muốn sử dụng dòng máy có cảm biến lớn, thay đổi ống kính với kiểu dáng tương tự như dòng máy siêu zoom Cyber-shot HX. Với mức giá dự kiến chưa đến 500 USD, đây có thể sẽ là phân khúc sản phẩm thay thế cho dòng Alpha A-mount phổ thông (A35/A37) và là một lựa chọn cho những người muốn có một chiếc máy kiểu dáng lớn hơn và dễ cầm hơn so với dòng NEX-3.Nguồn: digicame-info, dyxum
Pogo: Ý tưởng không thành hiện thực về đầu cắm tai nghe sử dụng lực hút từ như MagSafe
Pogo là một ý tưởng rất hay, nhưng lại không trở thành hiện thực, của anh chàng Jon Patterson, đề cập đến đầu cắm tai nghe sử dụng nam châm để kết nối các thành phần lại với nhau, tương tự như cổng sạc MagSafe trên dòng Macbook của Apple. Theo đó, Pogo bao gồm hai thành phần: thứ nhất là một đầu cắm chuẩn 3,5 mm, dùng để cắm vào smartphone hay tablet hay máy nghe nhạc của bạn, thứ hai là cổng 3,5mm, cổng này dùng để tiếp nhận đầu cắm từ tai nghe của bạn. Cả hai thành phần này sẽ được kết dính với nhau thông qua lực từ từ nam châm đất hiếm (một dạng khác của nam châm vĩnh cửu), một khi đã kết nối thành công, tín hiệu bắt đầu được truyền đi, và headphone của bạn bắt đầu phát ra những bài nhạc du dương.
Vậy lợi thế của Pogo so với các đầu cắm thông thường là gì? Đầu tiên đó là khả năng giữ chặt smartphone: trong một số trường hợp, bạn đang nghe nhạc nhưng lại làm rơi điện thoại, Pogo với đầu cắm sử dụng cổng từ sẽ cho sự kết dính chặt hơn. Tiếp theo đó là sự tiện lợi, Pogo sẽ giúp bạn ngắt kết nối với máy chơi nhạc này, chuyển qua kết nối với máy chơi nhạc kia một cách vô cùng nhanh chóng. Cuối cùng đó là đầu cắm Pogo không bị ảnh hưởng khi ta thay đổi vị trí, Patterson cho biết nó có thể xoay vòng 90 độ.
Thực tế, trước đây chúng ta đã từng cố một số đầu cắm tai nghe tận dụng nam châm cùng lực hút từ để kết nối với thiết bị chơi nhạc, như tai nghe của dòng Veer (smartphone chạy WebOS của HP), tuy nhiên điểm hạn chế của nó là chỉ có tai nghe đi kèm do HP sản xuất mới sử dụng được với Veer.
Thế nhưng, dù hay, dù nhiều ưu điểm, dù sáng tạo đến thế, Pogo vẫn chỉ dừng lại ở dạng ý tưởng. Jon Patterson cho biết anh không thể nào sản xuất đại trà Pogo bởi dự án gặp rắc rối với một số bằng sáng chế - vốn thuộc quyền sở hữu của công ty khác. Patterson nói rằng anh đã xin phép những công ty đó nhưng tất cả đều không phản hồi lại. Những gì bạn thấy ở trên video chỉ là bản thử nghiệm được tạo ra bằng máy in 3D, không phải phiên bản chính thức.
[Hỏi Tinh Tế] Anh em chọn chiếc nào? Honami, Note 3, iPhone, Nexus 5?
Chúng ta biết một điều chắc chắn là những chiếc điện thoại này sắp được giới thiệu. Có một điều chắc chắn là chẳng chiếc nào có thể thoả mãn hết được anh em Tinh Tế cả. Giờ tham khảo ý kiến anh em xem anh em quan tâm đến chiếc nào, những chiếc nào trong những chiếc này. Chúng ta sẽ có Sony Xperia Honami, Samsung Galaxy Note 3, Google Nexus 5, iPhone 5s và iPhone 5c. Mình xin tổng hợp một chút thông tin về những chiếc điện thoại này bên dưới đây.
Sony Xperia Hanomi
Chắc chắn là Sony sẽ giới thiệu chiếc điện thoại cao cấp nhất, mạnh mẽ nhất của họ năm nay vào ngày 4 tháng 9 này. Theo thông tin rò rỉ và rất chính xác thì đó là chiếc điện thoại với màn hình FullHD 5", cấu hình manh mẽ và đặc biệt là Camera rất ấn tượng với độ phân giải 20Mp và ống kính G Sony mang từ những chiếc Cyber Shot cao cấp qua.Ảnh minh họa
Samsung Galaxy Note 3
Như thường lệ thì Samsung sẽ giới thiệu Note ngay trước thềm triển lãm IFA ở Đức. Và điều này đã được xác định. Có điều năm nay Samsung giữ rất tốt bí mật của Note 3. Chắc chắn về cấu hình thì Note 3 sẽ rất mạnh mẽ rồi và lợi thế bút của Note chắc chắn vẫn còn đó. Người ta cho rằng Samsung sẽ ra mắt nhiều phiên bản Note khác nhau, thậm chí là khác cả về kích thước màn hình. Với những ai là fan của Galaxy Note thì phiên bản thứ 3 này rất đáng mong đợi nhưng Note 3 cũng phải đối mặt với hàng loạt các điện thoại màn hình cỡ lớn như Xperia Z Ultra hay ẩn số HTC One Max.Nexus 5 sẽ dựa trên phần cứng của LG G2 nhưng hình dáng như Nexus 7
Google Nexus 5
Không nhiều thông tin, hình ảnh rò rỉ trên thế giới về Nexus 5. Nhưng mình lại có những thông tin rất chi tiết về Nexus 5, tức là nó gần như đã hoàn thiện. Tiếp tục được LG sản xuất. Cấu hình dựa trên LG G2 với thiết kế khác, nguyên khối... và điều rất đáng quan tâm là Nexus 5 khi giới thiệu và bán ra sẽ chạy phiên bản Android mới điều mà giúp nó trở nên khác biệt với thế giới Android còn lại.
Apple iPhone
Sau Sony Honami thì có lẽ iPhone là chiếc điện thoại có nhiều thông tin rò rỉ nhất. Có vẻ như ngoài một chiếc iPhone cao cấp tiếp nối iPhone 5 thì Apple sẽ giới thiệu thêm một dòng iPhone giá rẻ với tên gọi là iPhone 5C ( C dường như là chỉ sự đa dạng về màu sắc của chiếc này, nhưng nhiều anh em cũng vui vẻ bảo nó là Cheap). Thông tin rò rỉ iPhone 5 là chính xác nhân thông tin rò rỉ về những chiếc iPhone mới này của Apple cũng rất đáng tin.
[Chia sẻ] Một số ứng dụng tốt cho iPad để dùng khi đi học
Bây giờ cũng đã đến mùa khai trường rồi, các bạn học sinh, sinh viên đã bắt đầu tạm biệt hè để quay lại với các môn học, sách vở. Nhưng thời buổi bây giờ hiện đại rồi, ngoài sách vở ra thì một số bạn đi học có thể đem theo bên mình những thiết bị di động như máy tính bảng, nhất là iPad, để tiện hơn trong việc ghi chép và xem tài liệu, thậm chí chúng cũng có thể thay hoàn toàn cho giấy tờ truyền thống trong một số trường hợp. Cách đây hai năm mình đã từng có một bài chia sẻ về các ứng dụng iOS có ích khi đi học, nhưng một số app trong đó đã cũ và có thứ thay thế hay hơn, một số thì được nâng cấp với nhiều tính năng mới hữu dụng hơn. Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn một vài app iPad hay và bổ ích để giúp việc học của bạn được thuận tiện và hiệu quả hơn. Hầu hết các app trong bài này đều miễn phí, cái nào có tính phí thì mình sẽ ghi rõ cho các bạn.
1. Bộ ứng dụng văn phòng iWork và QuickOffice
Hiện nay trong các trường học ở Việt Nam thì định dạng tài liệu được chia sẻ và phát hành phổ biến nhấn vẫn là các file Microsoft Office, có thể là Excel, PowerPoint hay Word. Tài liệu từ thầy cô đưa ra cũng thế, rồi bài tập về nhà cũng phải dùng định dạng này. Chính vì vậy, việc xem và biên tập nhanh những file MS Office như thế là vô cùng quan trọng và chúng ta có thể liệt nó vào danh mục phải có khi muốn xách iPad đi học.
Mình đã từng thử qua nhiều app văn phòng cho máy tính bảng này thì thấy iWork là bộ app có khả năng tương thích tốt nhất với các định dạng tập tin của Microsoft tính đến thời điểm này. Một số thành phần phức tạp như biểu đồ cung cầu với nhiều đường cong vẫn được giữ nguyên và vị trí cũng cực kì chính xác như khi mở trong Word hay PowerPoint vậy. Giao diện dễ dùng và đẹp mắt cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tương tác với tài liệu hơn.Keynote
iWork thực chất bao gồm ba ứng dụng nhỏ, đầu tiên là trình soạn thảo văn bản Pages, tiếp đó là ứng dụng xử lí bảng tính Numbers và cuối cùng là Keynote, phần mềm giúp xem và tạo các file thuyết trình. Ba ứng dụng này, ngoài khả năng xem file, còn cung cấp cho bạn những công cụ cơ bản để chỉnh sửa file, ví dụ như chèn các biểu tượng, chèn thêm chữ và các đối tượng đồ họa, hiệu ứng hình ảnh, vẽ bảng. Tất nhiên những thứ như định dạng văn bản, chỉnh kích thước và font chữ, chỉnh màu… thì phải có rồi. Mọi thay đổi mà bạn thực hiện với các file sẽ được đồng bộ lên iCloud, dịch vụ đám mây của Apple, nên bạn có thể an tâm rằng lỡ iPad có hư hay bị mất thì dữ liệu học hành của bạn vẫn còn nguyên trên mạng, kể cả những ghi chú hay hình vẽ mà bạn đã thêm vào.Ứng dụng Pages
Ba phần mềm này được Apple bán riêng lẻ với giá 9,99$ mỗi phần mềm. Mình biết là giá này khá đắt so với mặt bằng chung của giới học sinh sinh viên hiện nay, nên giải pháp mà mình đề xuất đó là bạn chỉ mua app nào bạn cần. Ví dụ, nhu cầu chủ yếu của bạn chỉ là xem file thuyết trình của thầy cô, còn biên tập file văn bản hay tính toán thì bạn đã có laptop để xử lí. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần mua app Keynote mà thôi. Nếu cần gấp, ít nhất bạn vẫn có thể xem được file Word và Excel thông qua trình đọc tích hợp ở Safari hoặc ứng dụng Mail cơ mà, lo gì. Nếu có bạn bè cùng xài iPad, bạn nên hùn chung tiền mua ứng dụng (bằng sách sử dụng 1 tài khoản cho nhiều máy), như vậy thì chi phí sẽ rất rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể jailbreak máy và cài ứng dụng không bản quyền, tuy nhiên mình không khuyến khích chuyện này vì chúng ta là học sinh, sinh viên văn minh và nên hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Tải về Pages (9,99$) - Xem thêm: Sử dụng Pages để soạn thảo văn bản nhanh chóng trên iPad
Tải về Numbers (9,99$) - Xem thêm: Sử dụng Numbers trên iPad một cách hiệu quả nhất
Tải về Keynote (9,99$) - Xem thêm: Hướng dẫn cơ bản về việc sử dụng Keynote
Ngoài ra, nếu thấy bộ iWork quá đắt, bạn có thể tham khảo qua một giải pháp khác là QuickOffice Pro HD. Đây là bộ ứng dụng 3 trong 1, tức là chỉ một app duy nhất nhưng có đủ tính năng của Word, Excel, PowerPoint luôn. QuickOffice trước đây là công ty riêng, nhưng bây giờ thì Google đã mua lại nó rồi. Ngoài tính năng xem và chỉnh sửa cơ bản, QuickOffice còn được tích hợp với một số dịch vụ đám mây như Google Drive, Dropbox, Box.net, Evernote, Catch, SugarSync nên bạn có thể truy cập tập tin trên mạng một cách nhanh chóng hơn là iCloud. QuickOffice Pro HD có giá 19,99$, và bạn sẽ tiết kiệm được 10$ so với việc sử dụng cả bộ iWork đầy đủ, nhưng bù lại tính tương thích với các tập tin MS Office không cao đối với file có nội dung phức tạp.
Tải về QuickOffice Pro HD (19,99$)
2. Phần mềm ghi chú Evernote
Cách đây hai năm phần mềm này đã từng xuất hiện trong bài viết chia sẻ của mình, và đến bây giờ nó vẫn tiếp tục góp mặt trong số những app thường dùng nhất khi học hành. Vì Evernote là ứng dụng ghi chú đa nền tảng, do đó bạn có thể cập nhật ghi chú mình đã tạo lên máy chủ của hãng và không lo lắng về việc dữ liệu của chúng ta bị mất. Evernote hỗ trợ bạn tạo ghi chú bằng chữ, âm thanh, hình ảnh, định dạng văn bản (in đậm, nghiêng, gạch dưới, đánh chỉ mục,…), chèn web và thậm chí cho phép chúng ta đặt lịch thông báo nữa. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng quản lí ghi chú của mình theo từng chủ đề hay môn học bằng các notebook cũng như xem trước ghi chú bằng giao diện trực quan và đẹp mắt. Ngoài app cho iPad, bạn có thể cài thêm app Evernote cho smartphone hay máy tính của mình để có thể xem ghi chú thật nhanh chóng.
Lưu ý rằng Evernote giới hạn mỗi người dùng miễn phí được phép sử dụng 64MB/tháng, quá dư dùng ngay cả khi bạn thường ghi chú nhiều và dài. Nếu bạn rất thường xuyên hay đính kèm file ảnh hay âm thanh vào thì mức dung lượng này có thể sẽ không đủ, khi đó bạn có thể cân nhắc mua thêm gói cao cấp của Evernote. Dù sao thì cũng thử xài trước xem nhu cầu của mình là gì rồi hãy mua gói nâng cấp sau nhé.
Tải về Evernote (miễn phí)
3. Ghi chú bằng bút thông qua Penultimate
Đây cũng là một app của Evernote, nó cũng đồng bộ với tài khoản Evernote của bạn nhưng mục đích chính là để bạn vẽ. Bạn có thể vẽ biểu đồ, vẽ hình học, hoặc bất kì thứ gì bạn thích và bạn muốn. Tất nhiên là để vẽ cho ngon thì bạn khó có thể dùng ngón tay mà nên sắm một cây bút stylus cảm ứng. Chỉ cần đi ra những tiệm điện thoại, tiệm bán đồ tin học sắm một cây stylus từ 30.000 đến 50.000 đồng lả đã có thể bỏ chung vào hộp bút đi học rồi, nếu có điều kiện thì sắm bút xịn hơn.
Quay trở lại với Penultimate, nó cũng cho phép bạn chia các trang giấy vẽ thành nhiều sổ khác nhau, bạn có thể chia mỗi sổ là một môn học chẳng hạn. Penultimate hỗ trợ nhiều kích thước đầu bút khác nhau, cho phép chọn lựa nhiều màu của nét vẽ, có tính năng undo, redo, cắt, xóa. Bạn cũng có thể chỉnh nhiều loại trang giấy khác nhau, từ giấy vàng đến giấy trắng và giấy có kẻ ô li. Ngoài ra, app còn cho phép chúng ta chèn hình ảnh vào trong trang ghi chú nữa. Mình thì hay dùng Penultimate kèm với Keynote, tức là nếu có cần vẽ gì đó thì vẽ vào Penultimate xong chụp màn hình rồi chèn qua slide bài học là xong.
Tải về Penultimate (miễn phí)
4. Ứng dụng máy tính - vẽ đồ thị Free Graphing Calculator
Phần mềm cung cấp cho bạn một chiếc máy tính với nhiều phép tính cao cấp như phép tính lượng giác, căn, logarit, các hàm sử dụng trong xác suất thống kê, đổi sang dạng phân số, tổ hợp, chỉnh hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể đổi các đơn vị đo lường với nhau, giải tam giác và giải phương trình bậc 1, 2 và 3. Với hàm số, bạn có thể xem bảng giá trị của nó. Graphing Calculator cho phép vẽ đồ thị của tối đa 4 hàm số hoặc vẽ theo dạng đồ thị cực, đồ thị para. Ngoài ra, Free Graphing Calculator còn có mục tham khảo nhiều công thức và định nghĩa của môn toán. Muốn có tính năng số phức, bạn cần phải mua bản có phí của ứng dụng này. Việc nhập liệu của ứng dụng có thể gây khó khăn cho bạn trong những lần đầu. Một khi đã quen rồi thì bạn có thể thực hiện việc tính toán một cách nhanh chóng hơn rất nhiều nên cũng không cần lo lắng nhé.
Tải về Free Graphing Calculator (miễn phí)
5. Xem tài liệu PDF và ebook bằng iBooks và Amazon Kindle
Ứng dụng iBooks của Apple không chỉ cho phép đọc các sách điện tử dạng EBUP mà còn cả PDF nữa. Các trang sách hiện lên rất rõ ràng, có thể xoay theo nhiều chiều, hiển thị nhiều trang để bạn duyệt và đánh dấu ưu thích cho một trang nào đó. Nút tìm kiếm cũng cho phép bạn tìm chữ hay một đoạn văn nào đó trong tập tin PDF rất tiện và nhanh. Ngoài việc chứa tài liệu PDF để học, mình còn xài iBooks để chứa truyện Doraemon để giải trí nữa.
Tải về iBooks (miễn phí)
Một định dạng ebook khác cũng khá phổ biến đó là PRC. Định dạng này được một số trường xài để làm giáo trình, lúc đi dạo trên Internet để tìm sách đọc thêm thì mình cũng thấy PRC khá nhiều. Để đọc được định dạng này, mời các bạn dùng app Kindle của Amazon. Lưu ý đây chỉ là ứng dụng và nó có thể chạy được trên iPad chứ không phải là cả chiếc máy đọc sách của Amazon đâu. App này cũng giống iBooks, nó cho phép chúng ta đánh dấu, thêm ghi chú, chọn font chữ, màu nền và nhiều thứ khác tùy sở thích cá nhân.
Tải về Amazon Kindle (miễn phí)
6. Vẽ sơ đồ tư duy bằng Mindjet MapMình đề xuất phần mềm này không chỉ vì nó miễn phí mà còn có giao diện và các sử dụng cực kì đơn giản và vui. Từ một nút lớn trong sơ đồ tư duy, nếu muốn chẻ nhánh, bạn chỉ cần nhấn giữ vào nút lớn và trượt theo hướng mong muốn là xong. Chúng ta hoàn toàn không phải dùng để hàng loạt phím nhấn phức tạp như các app khác có cùng tính năng. Bạn cũng có thể đánh dấu các nhánh có liên quan đến nhau, chọn màu chữ, chọn hình khối, thêm ghi chú cho từng nhánh, chèn hình ảnh nếu thấy cần thiết. Và tất cả đều được thực hiện thông qua thao tác chạm và trượt đơn giản. Bên cạnh việc lưu file mindmap vào máy, bạn cũng có thể lưu nó lên tài khoản Dropbox của mình để tránh tình trạng mất dữ liệu khi iPad bị thất lạc hay hỏng. Mindjet Map cũng có phần mềm dành cho máy tính, nếu thích bạn có thể tìm và tải về để dùng.
Tải về Mindjet Map (miễn phí)
7. Thỏa sức vẽ vời với Paper
Trên App Store hiện nay có rất rất nhiều phần mềm để phục vụ việc vẽ vời, tuy nhiên một app có khả năng hỗ trợ việc sáng tạo tốt như Paper thì thật sự hiếm. Ứng dụng này có rất nhiều công cụ, bút vẽ khác nhau, tương tự như những gì bạn có thể làm ở ngoài đời thường. Một bảng màu phong phú cùng khả năng lựa chọn nhanh chóng làm cho bạn có cảm giác như mình đang đứng trước một tấm giấy vẽ thật sự vậy. Nếu muốn có thêm các công cụ khác, bạn có thể mua nó qua hình thức In-app Purchase. Paper hay hơn PenUltimate ở chỗ bạn có thể thoải mái sức sáng tạo của mình và làm ra một tác phẩm nghệ thuật thật sự, không phải chỉ là để ghi chú.
Tải về Paper (miễn phí)
8. Convert Units Free HD, hỗ trợ chuyển đổi đơn vị
Convert Unit có giao diện dạng xoay rất lạ mắt và rất thú vị khi sử dụng. Ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị khối lượng, dữ liệu, góc, năng lượng, lực, khối lượng, thể tích, áp suất, vận tốc,...
Tải về Convert Unit Free HD (miễn phí)
9. Thu âm bằng phần mềm Recorder
Lúc lên giảng đường hay trong lớp, nếu như gặp thầy cô giảng bài quá nhanh thì việc thu âm để về nhà nghe lại là một giải pháp được rất nhiều bạn sử dụng, không chỉ ở Việt Nam chúng ta mà còn ở nhiều nước khác nữa. Có nhiều app thu âm miễn phí lắm, mình thì đề xuất dùng Recorder - Voice Memos, Audio Recorder and More bởi nó có khả năng đặt tiêu đề cho từng đoạn ghi âm, ví dụ như đoạn này là để cho lớp toán, đoạn kia là cho lớp kinh tế,… Như vậy thì việc quản lí và phát lại sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Tải về Recorder (miễn phí)
10. Quản lí lịch học, thời gian biểu và bài kiểm tra bằng inClass
Thời khóa biểu, hàng đống ghi chú nhỏ cho từng môn được đính khắp nơi, lại thêm một vài tờ giấy ghi số liên hệ của từng giáo viên nữa, rắc rối quá! Nếu đang có một thiết bị iOS, cụ thể là iPad, hãy tải về ứng dụng inClass. Nó giúp bạn quản lí lịch học theo từng học kì. Với mỗi học kì như vậy, bạn có thể thiết lập thời khóa biểu cho các môn, đồng thời tạo ghi chú hoặc những việc cần làm cho từng môn. Khi chuyển sang giao diện xem lịch, bạn sẽ biết được mình sẽ học môn nào trong ngày hôm nay (hoặc các ngày sắp tới), trong môn này ta có phải làm việc gì quan trọng hay không. Những công việc của bạn có thể được đánh dấu theo mức độ ưu tiên gồm ba màu: đỏ, vàng và trắng, do đó bạn sẽ biết nên ưu tiên làm việc gì trước.
Một mục riêng của inClass giúp bạn ghi lại thông tin liên lạc của thầy cô để dễ hỏi han bài vở. Ngoài ra, inClass còn hỗ trợ tạo ghi chú hình ảnh, âm thanh hay đính kèm tập tin trực tiếp trong ghi chú. Bạn có thể thiết lập môn học cần phải sử dụng đến ghi chú đó nữa, ví dụ như nộp dự án cho môn Thiết kế nhà, hỏi thầy về vấn đề A trong môn Hình học, thật tiện lợi đúng không?
Tải về inClass (miễn phí)
Chúc các bạn học tốt với chiếc iPad của mình, và đừng quên chia sẻ những app nào mà bạn thường dùng khi đến trường nhé.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)