Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Ống kính đa dụng 18-200mm (hoặc hơn)

Camera tinh te ong kinh da dung.JPG
Khách sạn Ayodya - Bali - Indonesia Nikon D90 18-200mm tại 18mm f11 30s ISO 200

Người ta hay nói, nếu mua ống đa dụng dải zoom rộng (18-200mm) thì thà mua máy compact siêu zoom cho xong. Đây là một nhận định mang tính miệt thị hơn là sự thật. Ngoài việc hơi tương tự superzoom compact về tầm zoom lớn thì cảm quang APS-C hoặc FF ở DSLR hứa hẹn một chất lượng hình hơn hẳn, ngoài ra sự đáp ứng nhanh và chính xác của DSLR giúp đạt được khả năng bắt hình kịp thời hơn nhiều.

Cho dù chất lượng hình của những ống này chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn ống kit một chút, chứ không thể so sánh với ống fix hoặc zoom 1 khẩu, nhưng thế thì sao? kit cũng dư sức cho hình đẹp; không chỉ có hình đẹp mà còn có NHIỀU hình đẹp ở các tầm tiêu cự đa dạng.

DSC_4028.
Bửu Long - Đồng Nai

Ưu điểm của ống đa dụng rõ ràng là dải tiêu cự cực rộng, từ 18-200mm thậm chí tới 300mm (ở FF thì thường chạy từ 28-300mm) và dĩ nhiên là không phải thay ống kính. Một chút phong cảnh, một chút chân dung, một chút close-up, một chút tele chỉ trong tích tắc / một vòng xoay của ống kính.

Cầm ống đa dụng đi du lịch bạn có thể hoàn toàn tự tin về việc không bị mất cơ hội, khoảnh khắc bởi việc phải thay ống kính, hay không sợ phải trang bị lỉnh kỉnh tháo lắp tốn thời gian hoặc có khi lại mất mát. Tôi xin kể cho các bạn vài câu chuyện nhỏ trong trải nghiệm sử dụng ống 18-200mm thời gian qua.

Câu chuyện thứ 1: Châu Phú - An giang 2009 (Nikon D90+18-200mmVR1)

Đây là chuyến đi dự đám cưới tổng quản Dihuta và dĩ nhiên việc ăn chơi nhảy múa là chính, chụp hình là .... giá trị gia tăng. Sáng sớm hôm sau, sau khi tiệc cưới đã xong, chúng tôi ra cánh đồng lúa Châu Phú khi trăng vẫn còn treo

DSC_2872.JPG

Một chút phong cảnh ở góc rộng khi mặt trời vừa lên:

DSC_2886.

DSC_2907.

Với khả năng xóa phông chút chút ở tầm tele, ống này có thể cho một chút chân dung lưu niệm

DSC_2948.

DSC_2766.

DSC_3057.JPG

Tele close-up một chút

DSC_2952.

DSC_2988.

Chụp nhóm trước khi về lại SG

DSC_3066.

Câu chuyện thứ 2: Vườn thú quốc gia Nairobi Kenya (Nikon D90+18-200mmVR1)

Tôi tranh thủ được nửa ngày tham quan nơi đây, trong đợt đi công tác châu Phi. Vườn thú Nairobi khá rộng, ngay bên cạnh thành phố Nairobi, người xem đi xe len lỏi vào những con đường trong khu bảo tồn nhưng không được ra khỏi xe và do đó một ống kính đa dụng là lý tưởng để có thể nhanh chóng vừa lấy toàn cảnh vừa tương đối cận cảnh một chút. Sau đây là hình ảnh "zoom tứ tung"



Câu chuyện thứ 3: Thảo cầm viên và Phan Rang (Samsung NX1000 với 18-200mm)
Chụp tất cả những gì "bay vào mắt bạn" chụp như một du khách (và chính xác là vậy) đừng để lọt một khoảnh khắc một cảnh vật nào - đó là cái mà ống đa dụng có thể mang lại.



Chẳng cần thi thố, chẳng cần nghệ thuật quá cao, khoảnh khắc đẹp và kỷ niệm đẹp chính là cái mà hầu hết chúng ta - những tay máy nghiệp dư - hằng mong muốn.

Bonus con heo rừng già đi bằng đầu gối ở Nairobi Kenya

Ractiv đang tích hợp phương pháp nhập liệu ASETNIOP vào cảm biến 3D Haptix

Tổ_hợp_phím_ASETNIOP.

Với việc biến mọi bề mặt phẳng thành giao diện cảm ứng đa điểm, cảm biến 3D Haptix của Ractiv tiềm năng có thể thay thế chuột máy tính truyền thống. Thế nhưng, không dừng lại ở chuột máy tính, các nhà phát triển Haptix mới đây đã công bố kế hoạch "tiêu diệt" cả bàn phím vật lý. Cụ thể, Ractiv đã hợp tác cùng Zack Dennis - nhà phát minh phương pháp nhập liệu ASETNIOP để hiện thực hóa ý tưởng này.

Soạn thảo bằng bàn phím ảo trên màn hình máy tính bảng hay điện thoại không phải lúc nào cũng thoải mái. Nếu bạn gõ mà không nhìn vào màn hình thì hiệu quả và độ chính xác khi gõ không cao. Vì vậy, Zack Dennis đã phát tiển một giải pháp thay thế bàn phím ảo với tên gọi ASETNIOP - bàn phím vô hình, dựa trên layout QWERTY và cho phép người dùng nhập liệu với 10 ngón tay.

Phương pháp nhập liệu ASETNIOP sẽ gán 8 ký tự thường được gõ nhất với các ngón tay khi chúng ta sử dụng trên bàn phím thông thường. Dennis nói: "Ý tưởng ở đây rất đơn giản. Bàn phím bao gồm chỉ 10 điểm tiếp xúc cho mỗi 1 đầu ngón tay. Mỗi lần nhấn và nhả ngón tay sẽ tạo ra một chữ cái thường dùng trên bàn phím QWERTY." Theo thứ tự các ngón tay trên 2 bàn tay từ trái sang, ngón út trái sẽ là A, áp út là S, giữa là E, trỏ là T, tương tự với bàn tay phải là N, I, O, P. Vì vậy, phương pháp nhập liệu của Dennis được gọi là ASETNIOP. Các ký tự ít được dùng hơn của bản chữ cái sẽ được gán theo tổ hợp - 2 ngón cùng lúc. 2 ngón cái sẽ được dùng cho phím Shift và Space hoặc Enter.

Quy tắc hoạt động của bộ gõ ASETNIOP.

Hiện tại, Dennis đã phát triển một plug-in cho trình duyệt Google Chrome với tên gọi DexType. Plug-in này sẽ sử dụng cảm biến Leap Motion, giúp người dùng nhập liệu ngay trên không. Tuy nhiên, giờ đây thì Dennis đã chuyển sang hợp tác với Haptix 3D.

Theo tính toán của Dennis, hầu hết người dùng bàn phím ASETNIOP có thể đạt tốc đọ 30 từ/phút trong chỉ vài giờ tập gõ. Tốc độ này sẽ liên tục tăng khi người dùng bắt đầu quen với hệ thống các phím và tổ hợp phím. Mặc dù bản thân Dennis đã có thể gõ từ 65 đến 70 từ/phút nhưng anh cho biết kỷ lục 100 từ đã được xác lập.

Liệu việc tích hợp ASETNIOP vào cảm biến 3D Haptix có thể kết thúc sự phụ thuộc của chúng ta vào bàn phím vật lý? Trước mắt thì không! Tuy nhiên, ngay từ đầu, cả 2 nhóm phát triển đều tìm cách định hướng cho sản phẩm của mình.

Ractiv - nhóm phát triển Haptix đã bắt đầu lập trình hệ thống ASETNIOP vào cảm biến và Dennis cho biết họ đang cùng nhau làm việc để bổ sung các tính năng cải tiến như đoán từ hay tự động sửa lỗi trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, Dennis cũng tiết lộ anh đang phát triển tính năng nhận dạng chữ viết tay để người dùng có thể nhập con số, dấu và dấu nhấn thuận tiện hơn.

Chiến dịch đầu tư cho cảm biến Haptix của Ractiv đã được phát động trên trang Kickstarter. Thời gian tài trợ sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 9 tới và nếu mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch thì những cá nhân tài trợ sẽ nhận được sản phẩm sớm nhất là vào mùa xuân năm 2014.

ASETNIOP với Haptix 3D.