Hôm nay mình đã thử nghiệm khả năng chụp ảnh của một vài chiếc điện thoại thuộc nhóm cao cấp hiện nay, đó là Lumia 925, HTC One và iPhone 5. Cả 3 chiếc điện thoại này đều có khả năng chụp ảnh thuộc vào dạng khá tốt trở lên và được quảng cáo với những công nghệ nổi bật như Lumia 925 thì có PureView, HTC One có UltraPixel, còn iPhone 5 tuy không được quảng cáo nhiều nhưng khả năng chụp ảnh của nó thực sự là tốt.
Mình đã thử nghiệm chụp ở nhiều điều kiện và với các chủ thể khác nhau. Tất cả các máy đều được đặt ở chế độ Tự động (Auto) và chụp theo cách bình thường mà chúng ta hay làm thường ngày. Dưới đây là vài cảm giác khi thao tác chụp ảnh với các máy nói trên. Phần chất lượng ảnh, các anh em có thể xem ảnh và tự đưa ra đánh giá cho riêng mình.
HTC One là chiếc điện thoại khiến mình hài lòng nhất khi thao tác chụp. Khả năng lấy nét của One là rất nhanh, đặc biệt là khi đủ sáng. Tuy nhiên, một nhược điểm xuất hiện trên chiếc One mà mình cầm đó là nó bị lỗi ám tím khi chụp trong điều kiện thiếu sáng. Mặc dù HTC có trang bị thêm cho One một số tuỳ chỉnh trên ứng dụng camera, tuy nhiên mình không dùng tới chúng.
Với iPhone 5 thì mọi thứ rất đơn giản. Bạn chỉ cần khởi động ứng dụng camera và bắt đầu chụp thôi. Apple không trang bị thêm cho ứng dụng camera tuỳ chỉnh nâng cao nào nên bạn cũng không cần bận tâm tới việc tinh chỉnh. Chỉ trừ khi bạn muốn chụp HDR hay là Panorama. Về khả năng lấy nét thì iPhone 5 hơi kém hơn một chút so với HTC One và Lumia 925.
Một ưu điểm của Lumia 925 chính là khả năng khởi động ứng dụng camera thông qua phím cứng trên cạnh phải của máy. Bạn sẽ bấm giữ vài giây để bắt đầu chạy ứng dụng chụp ảnh. Tuy nhiên, khi chụp bằng nút này thì dễ bị rung tay vì có thể nó hơi cứng. Cách chạm vào màn hình cảm ứng để lấy nét và chụp vẫn dễ chịu hơn.
Thông tin về camera của từng máy:Các hình ảnh dưới đây được giảm kích thước và thêm chữ bằng ứng dụng Lightroom 5. Các bạn có thể tải hình gốc về xem theo các liên kết sau đây: HTC One, iPhone 5, Lumia 925.
- HTC One: 4 MP, công nghệ UltraPixel, Flash LED
- iPhone 5: 8 MP, Flash LED
- Lumia 925: 8.7 MP, công nghệ PureView, Flash LED
1. Chụp đồ ăn
2. Chụp cận cảnh
3. Chụp dưới trời nắng đều
4. Chụp trong điều kiện chênh sáng lớn
5. Chụp cận cảnh hoa lá
6. Chụp trái cây nhiều màu sắc
7. Chụp cảnh nhiều màu sắc
8. Chụp chân dung
9. Chụp chuyển động
10. Chụp sản phẩm dưới ánh đèn neon
11. Chụp sản phẩm với đèn studio
12. Chụp sản phẩm có đánh đèn flash
13. Chụp nhiều cây bút chì màu
14. Chụp chữ trên hộp giấy
15. Chụp ngược sáng
16. Chụp thiếu sáng trong quán cà phê
17. Chụp thiếu sáng nhiều hơn
18. Chụp người trong quán cà phê buổi tối
19. Chụp sản phẩm nhỏ trong điều kiện ánh sáng rất yếu
![]()
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
So sánh khả năng chụp ảnh của HTC One, iPhone 5 và Lumia 925
OHSU phát triển vác-xin tiêu diệt hoàn toàn SIV trên khỉ, mở ra tiềm năng phòng chống HIV trên gười
Viện liệu pháp gene và vác-xin thuộc đại học khoa học và sức khỏe Oregon (OHSU), Hoa Kỳ, đã vừa công bố một loại vác-xin có khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus gây suy giảm hệ miễn dịch của khỉ (SIV) - một dạng HIV gây bệnh AIDS trên khỉ và các loài linh trưởng. Loại vắc-xin này đã phát huy hiệu quả trên 50% vật chủ được thí nghiệm và tiềm năng mở ra một loại vác-xin tương tự giúp phòng chống HIV/AIDS trên người và thậm chí chữa trị cho những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng retrovirus.
Các loại thuốc kháng retrovirus và vác-xin chống HIV từng được đề xuất trước đây thường nhằm vào mục tiêu cải thiện hệ miễn dịch dài hạn. Tuy nhiên, chúng không bao giờ tiêu diệt hoàn toàn virus từ cơ thể. Trên thực tế, bên cạnh một số trường hợp ngoại lệ thì các nhà nghiên cứu từ lâu tin rằng HIV/AIDS không thể được chữa trị hoàn toàn.
Nhóm nghiên cứu tại OHSU dẫn đầu bởi tiến sĩ Louis Picker đã tìm cách phát triển loại vác-xin của riêng mình từ 10 năm trước và ông cho rằng phản ứng miễn dịch có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể một cách có hệ thống.
Đối với hầu hết các vác-xin chống HIV trước đây, nghiên cứu đều xoay quaynh SIV. SIV hung hăn hơn so với HIV: nó sao chép nhanh hơn 100 lần và nếu không kiểm tra, nó có thể dẫn đến AIDS trong chỉ 2 năm. Khi được điều trị với vác-xin của OHSU, một nửa số khỉ ban đầu cho thấy các dấu hiệu lây nhiễm nhưng những dấu hiệu này giảm dần trước khi biến mất hoàn toàn.
Tiến sĩ Picker cho biết: "Virus xâm nhập, chúng lây nhiễm một số tế bào, lây lan đến nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng sau đó bị tiêu diệt và 2 đến 3 năm sau, những con khỉ nhiễm SIV đã bình thường trở lại. Không có bằng chứng cho thấy SIV vẫn tồn tại trong cơ thể chúng dù đã kiểm tra lại nhiều lần với các phép thử nhạy cảm nhất."Giáo sư Louis Picker.
Các nhà khoa học tại OHSU đã tạo ra vác-xin trên bằng việc khai thác Cytomegalovirus (CMV) - một loại virus thuộc họ Herpesvirus rất bền nhưng không gây bệnh. Trên thực tế, một nửa dân số Mỹ và 99% dân số tại các nước đang phát triển đều mắc loại virus này.
Vắc-xin của OHSU đã cho thấy khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch rất giống với phản ứng miễn dịch của CMW với độ bền cao. Tế bào T có thể tìm diệt các tế bào mục tiêu được sản sinh và duy trì trong hệ thống. Những tế bào nhiễm SIV liên tục bị loại bỏ cho đến khi biến mất hoàn toàn. Theo tiến sĩ Picker, sự kiên định của tế bào T cho phép phản ứng miễn dịch hoạt động bền bỉ và tập trung vào virus, sau đó tiêu diệt nó hoàn toàn khỏi cơ thể. Đây là một ưu điểm so với các vác-xin trước đây bởi phản ứng miễn dịch của chúng thường yếu đi qua thời gian.
"Chúng tôi có thể sử dụng vác-xin này để phòng chống lây nhiễm hoặc tiềm năng hơn là áp dụng chữa trị cho các bệnh nhân đang bị nhiễm và dùng liệu pháp chống retrovirus. Vác-xin có thể giúp loại bỏ lây nhiễm và cuối cùng họ có thể ngưng dùng thuốc," Picker nói.
Nhóm nghiên cứu OHSU hiện tại đang tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao một số khỉ được tiêm vác-xin không phản hồi tích cực với hy vọng tăng tỉ lệ hiệu quả của liệu pháp.
Bên trong Xperia Z1
Xperia Z1 với một thiết kế cứng cáp và tinh sảo, toàn bộ khung sườn máy được làm bằng kim loại chắc chắn tạo cho người dùng một cảm giác rất thích thú khi cầm trên tay. Hình ảnh bên ngoài thì chúng ta đã thấy nhiều rồi, còn hôm nay là những chi tiết bên trong của chiếc máy mới nhất của Sony này. Những hình ảnh được cung cấp bởi cnbeta.com cho chúng ta cái nhìn tổng quan về nội thất bên trong của Xperia Z1, giải đáp phần nào thắc mắc rằng Sony đã làm như thế nào? và quan trọng hơn là liệu khi máy gặp vấn đề thì sửa chữa có dễ dàng hay không?
Nhân vật chính của chúng ta là một chiếc Xperia Z1 màu hồng. Nắp lưng bằng kính được bắt với khung sườn kim loại bằng keo dính, chính vì thế để bắt đầu thì chúng ta cần khò nóng và nhấc nắp lưng ra.
Sau khi đã nhấc nắp lưng ra thì bạn đã có thể tiếp cận bên trong, tuy nhiên vẫn còn một lớp nhựa cứng bảo vệ toàn bộ linh kiện bên trong. Chính vì thế bạn cần tháo tiếp 9 con ốc vít nữa.
Cận cảnh nắp lưng bằng kính, 2 chấu đồng màu vàng ở góc trên phải là chân tiếp xúc của bảng mạch NFC
Chi tiết phần trên của mặt sau, phía dưới các con ốc chính là board mạch chính của máy
Loại bỏ 9 con ốc và chúng ta đã tiếp cận được sâu hơn
Trước tiên cần tháo pin của máy ra, nó được liên kế với board mạch bằng cable. Giống như đại đa số các điện thoại khác. Từ đầu đến giờ có thể thấy việc thay pin cho máy không quá phức tạp
Pin của Xpeia Z1 có dung lượng 3000 mAh
Tháo tiếp các linh kiện rời, như ở dưới đây là cụm loa ngoài của Xperia Z1
Cụm camera sau cũng dễ dàng tháo ra. Camera Xperia Z1 có độ phân giải cao 20.7Mp và có kích thước lớn 1/2.3". Ống kính này có góc nhìn rộng, 27mm và độ mở F2.0
Thành phần chính của máy đây rồi, board mạch chủ với các tấm nhôm phủ ở trên
Tháo tiếp các tấm nhôm ra thì nó trông như thế này
Zoom vào gần hơn cụm SK hynix này bao gồm SoC Snapdragon 800 và 2GB RAM
Ở mặt dưới của board chúng ta còn thấy sự xuất hiện của chip nhớ Samsung 16GB
Camera trước được gắn chết trên board mạch chính
Cận cảnh cổng kết nối microUSB và khe cắm thẻ nhớ microSD
Còn đây là khe microSIM
Sau khi đã tháo hết các linh kiện ra thì chúng ta vẫn còn các cable kết nối được dàn trải toàn bộ ở mặt sau. Phía dưới chính là màn hình của máy
Điểm đặc biệt ở Xperia Z1 đó chính là khung sườn kim loại được chế tác rất kì công và chi tiết
Ngay cả các nắp che cũng được Sony làm bằng kim loại giúp cho thiết kế máy được đẹp hơn.Nguồn: cnbeta
Thu hoạch Cuối tuần đi đâu chụp - CV Lê Thị Riêng (15/9/13)
Như những lần trước, anh em Camera Tinh Tế (mở rộng) có mặt rất đông vui và (tương đối) đúng giờ. Công viên Lê Thị Riêng là một nơi mới, tuy không quá rộng nhưng cũng đủ để cho một buổi chụp diễn ra vui vẻ. Có khoảng gần 100 bạn tới tham gia và chia thành ba nhóm. Mặc dù không hề tỏ ra nguy hiểm (thực sự) nhưng một hai nhóm vẫn được ban quản lý công viên hỏi thăm để đảm bảo an ninh chính trị, tuy nhiên sau đó vẫn chụp rất bình thường, thoải mái. Cảm ơn Công viên Lê Thị Riêng đã "hạ thủ lưu tình".
Tuy có một vài điểm cần phải cải thiện như: cần tới đúng giờ hơn, các tay máy khác tiêu cự nên lưu ý tới sự "khổ sở" của từng khoảng làm việc khác nhau của bạn mình để cùng vui .... nhưng nhìn chung cuộc offline diễn ra tốt đẹp. Cảm ơn các bạn nữ đã không quản nắng nôi / làm mẫu cho anh em tác nghiệp.
Bạn có còn nhớ băng Cassette? Nó 50 tuổi rồi đấy
Bạn có nhớ lần cuối mình nghe một bài nhạc được phát từ băng Cassette là khi nào không? Mình dám cá là những đứa trẻ chừng 10 tuổi chắc là chẳng có ấn tượng gì về nó nữa cả. Mà thậm chí nếu không nhắc lại thì chắc hẳn nhiều bạn cũng đã không còn nhớ đến sự tồn tại của những chiếc băng Cassette, khởi đầu cho những tâm hồn yêu thích âm nhạc từ 20-30 năm về trước. Còn một điều khác nữa là chắc không nhiều người biết rằng, băng Cassette đã 50 năm tuổi.
Băng cassette được phát minh bởi Dale Wiggins, trưởng nhóm nghiên cứu của công ty điện tử Philips. Tháng 8 năm 1963, hãng Philips ở Hà Lan đã cho ra mắt băng Compact Cassette và máy nghe Cassette (được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Triển lãm Phát sóng Funkausstellung tại Berlin). Từ năm 1965, những băng nhạc Cassette thông dụng bắt đầu được bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có thể phát bằng chất lượng âm thanh mono (âm thanh đơn kênh, đơn loa), nhưng từ năm 1966 đã có băng Cassette stereo (đa kênh).
Băng Cassette Còn được gọi đơn giản là băng nhạc. Một băng Cassette được cấu tạo từ một cuộn băng có mang từ trường trong một vỏ băng bằng nhựa, trong đó thường được ghi bằng 4 rãnh âm thanh cho 2 mặt. Cuộn băng từ trường này rộng 3,81 mm, còn độ dài của cuộn băng và độ dày của băng tùy thuộc vào thời gian có thể chạy của cả băng, như có nhiều chuẩn thông dụng C60 (30 phút âm thanh mỗi mặt, băng dài 90 m), C90 (45 phút mỗi mặt, băng dài khoảng 130 m)... Cuộn băng từ trường này lúc đầu được làm từ một hỗn hợp ferric oxide (Fe2O3), nhưng sau có loại tráng thêm chromium dioxide (CrO2), hoặc vài hỗn hợp khác để tăng cường chất lượng âm thanh.
Cho đến năm 1988, riêng hãng Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ của Hà Lan, bán được khoảng 3 tỷ băng Cassette. Những hãng sản xuất băng Cassette nổi tiếng khác có thể kể ra như TDK, Maxell, BASF, Sony, JVC, Nakamichi,… Những biến thể phát triển của băng Cassette sau này như Digital Audio Tape (DAT), Digital Compact Cassette (DCC) (phát triển trong những năm 1992-1996) ... tuy nhiên với sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường kỹ thuật số, những sản phẩm này không đủ sức cạnh tranh lâu dài với những sản phẩm khác và dần dần bị quên lãng.
Ngày nay, ở các thành phố lớn, băng Cassette gần như đã bị lãng quên khi các thiết bị kỹ thuật số khác đang phát triển quá nhanh. Tuy nhiên, sự thật là nó vẫn còn được dùng để ghi các thể loại nhạc đường phố hay dân gian của người dân ở những khu vực như Trung Đông, Ấn Độ, và châu Á, một chủ cửa hàng bán băng đĩa nói với CNN.
Ngoài ra thì vẫn còn những người lưu luyến với những ký ức đẹp về băng Cassette. Bằng chứng là có nhiều món phụ kiện được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc băng từ này. Đơn cử như là những vỏ bảo vệ dành cho điện thoại di động có hình băng Cassette hay những món đồ tự chế được làm từ băng Cassette.
Kỳ thực mình vẫn còn nhớ như in cái cảm giác thích thú khi mà Ba mình tặng cho mình chiếc máy Cassette đầu tiên vào năm 1995, lúc đó mình mới 11 tuổi. Nó thực sự là một món quà ý nghĩa và mang tới cho mình nhiều niềm vui. Nhờ nó mình nghe được những bản nhạc phát qua sóng radio, rồi tìm mua các băng Cassette ở cửa hàng, hay là mượn của những thằng bạn. Lúc đó mình nghe đi nghe lại những bài hát của Michael Learns To Rock, Backstreet Boys hay The Moffats. Canh nghe từng bài hát trên sóng radio để thu lại vào băng. Một chiếc băng được thu đi thu lại nhiều lần cho đến khi nó nhão, hoặc là bị cấn và rối. Hồi đó thỉnh thoảng cũng có làm một vài cuốn băng Cassette với những bài hát hay và lãng mạn tặng cho mấy bạn cùng lớp. Thật là vui!
Giờ đây sau 50 năm tồn tại, băng Cassette đã dần dần biến mất, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ còn nhớ đến nó rất lâu. Có thể những đứa con, cháu của chúng ta chỉ có thể tìm được băng Cassette trong bảo tàng nhưng hy vọng là qua những câu chuyện kể của các bậc cha ông, chúng có thể mường tượng ra được cái cách mà những thế hệ đi trước đã nghe nhạc và đã yêu âm nhạc như thế nào.Theo: CNN, Tham khảo Wikipedia
WP Store hiện có 9 triệu lượt giao dịch mỗi ngày, Microsoft cấp UDID của thiết bị cho nhà quảng cáo
Theo Todd Brix, quản lý trưởng của Windows Phone Store, hiện kho ứng dụng này có trên 9 triệu lượt giao dịch mỗi ngày, tính chung số lượt mua ứng dụng và số lượng in-app purchase (mua thêm nội dung, vật phẩm, tính năng ngay từ bên trong app). Nếu tính trong cả một tháng thì con số này là 270 triệu lượt, tăng 70 triệu so với hồi tháng Sáu năm nay. Bên cạnh đó, Microsoft cũng cho biết rằng việc trả tiền cho lập trình viên cũng được rút ngắn thành 30 ngày đối với các app được người dùng mua thông qua nhà mạng. Trước đây quy trình này mất đến 120 ngày. Hiện chỉ mới có 26 thị trường hỗ trợ tính năng thanh toán với nhà mạng khi mua app, và Microsoft hứa hẹn con số này sẽ tăng thêm trong thời gian tới.
Cũng trong dịp này, Microsoft cho biết rằng họ sẽ bắt đầu cấp cho các nhà quảng cáo những mã số độc nhất (UDID) của thiết bị chạy Windows Phone. Hãng cam đoan rằng mã này "không liên kết đến người dùng hay bất kì thông tin nào mang tính định danh". Nó chỉ được dùng để đảm bảo rằng các mẫu quảng cáo hiện ra "có liên quan" đến người dùng. Và như từ trước đến nay, chúng ta vẫn có thể từ chối không cho quảng cáo "hướng đối tượng" xuất hiện thông qua trang web choice.microsoft.com. Trong trường hợp đó, UDID của thiết bị sẽ không được Microsoft cung cấp cho các công ty quảng cáo.Nguồn: Windows Phone Blog
[Tin đồn] Nexus 5 và Android 4.4 có thể sẽ ra mắt ngày 14/10, vài điểm mới trong KitKat
Nguồn tin của trang Ausdroid vừa tiết lộ rằng chiếc Nexus 5 và Android 4.4 KitKat sẽ được ra mắt vào ngày 14/10. Đây cũng là thời điểm mà Google thường công bố điện thoại Nexus đi kèm phiên bản Android mới trong những năm trước. Chưa rõ hãng có giới thiệu thế hệ kế tiếp của Nexus 10 trong sự kiện nói trên hay không. Nói về Android 4.4, một số điểm mới có thể kể đến là giao thức truyền nội dung không dây Miracast sẽ được cải tiến, "thay đổi về sự phân mảnh (đổi kích thước màn hình)", bổ sung hàm API liên quan đến hiệu ứng giao diện, tính năng Visualisation mới cho app Gallery. Ngoài ra Android 4.4 cũng sẽ có thêm tính năng đổi tông màu xanh dương mặc định của giao diện Holo thành những màu khác, có vẻ giống tính năng chọn màu của Windows Phone, và điều này sẽ giúp giao diện của Android trở nên sinh động hơn. Chúng ta cũng sẽ có thêm "các widget thông báo mới".
Bên cạnh đó, Android 4.4 cũng sẽ "cung cấp firmware đến các điện thoại cũ". Chưa rõ câu này có nghĩa là gì, nhưng nó gợi ý rằng cả những thiết bị cũ vẫn có thể chạy được phiên bản hệ điều hành này. Cũng chưa rõ "cũ" là cũ đến mức nào, phần cứng ra sao. Dù sao đi nữa thì hi vọng Google sẽ làm cho Android 4.4 xuất hiện trên nhiều máy nhất có thể, giống như những gì hãng từng nói khi tiết lộ về KitKat: "mục tiêu của chúng tôi là tạo ra trải nghiệm Android tuyệt vời cho mọi người".
Xem thêm:
- Thêm hình ảnh chi tiết về Nexus 5: LG sản xuất, viền siêu mỏng, pin 2300mAh
- Đây có phải là mặt sau của LG Nexus 5?
- Google xác nhận phiên bản Android kế tiếp sẽ là Android 4.4 KitKat
- Câu chuyện đằng sau cái tên Kitkat mà Google đặt cho Android 4.4
Nguồn: Ausdroid
[Infographic] Bạn có đang là mục tiêu của những tên trộm trên mạng xã hội?
Chưa bao giờ các trang mạng xã hội lại trở nên phổ biến và chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng internet của con người như thời điểm hiện tại. Bây giờ, chẳng cần đến laptop cũng chẳng cần wifi, chỉ cần chiếc máy điện thoại nhỏ xíu mang theo người có kết nối 3G, chúng ta tha hồ cập nhật mạng xã hội với tốc độ phải nói là “từng phút, từng giây”.
Mặc dù mang lại cho chúng ta vô vàn lợi ích không thể đếm hết được song mạng xã hội cũng có những tác hại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người sử dụng, thậm chí có thể nguy hiểm hơn, đây là nơi bọn tội phạm lợi dụng để gây án… Nếu 1 tên trộm nào đó muốn theo dõi bạn thì điều đó không có gì là quá khó khăn.
Bạn có muốn biết bọn trộm đang theo dõi bạn bằng cách nào không? Và giải pháp để ngăn chặn mối nguy hại đó. Hãy cùng chúng tôi tham khảo infographic dưới đây.Nguồn: Visual.ly
Lộ diện mặt sau của Nokia Lumia 1520: một thiết bị "to", cảm biến PureView 20MP
Một chiếc điện thoại Nokia Lumia lạ vừa xuất hiện trên trang web Weibo của Trung Quốc. Người đăng tải tấm ảnh này mô tả rằng thiết bị mà anh ta được trên tay là một chiếc "Windows Phone to to", cảm biến PureView 20 megapixel (trước đây chưa có máy Nokia nào sử dụng sensor PureView ở độ phân giải này), ống kính Carl Zeiss và có logo của nhà mạng Verizon (Mỹ). Nhiều khả năng đây là Lumia 1520, chiếc phablet mà Nokia được cho là sẽ ra mắt vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay. So với loạt ảnh bị rò rỉ lần trước, cụm camera của chiếc máy ngày hôm nay có vẻ phẳng hơn chứ không lồi lên như Lumia 925. Hai đèn flash LED kép cũng được di chuyển lên phía trên camera chứ không còn nằm bên cạnh. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do đây là phiên bản Lumia 1520 cho nhà mạng Verizon, còn bản kia là quốc tế hoặc cho một nhà mạng khác (AT&T chẳng hạn).
Cũng liên quan đến chiếc phablet Nokia, một thiết bị có tên mã RM-927 mới đây đã xuất hiện trên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) để được cấp các chứng chỉ không dây. Theo mô tả thì RM-927 có màn hình Full-HD 1080p, chạy Windows Phone 8 GDR3. Thiết bị này dành cho nhà mạng Verizon nhưng vì hỗ trợ cả kết nối GSM/HSUPA bên cạnh các băng tần CDMA/LTE nên thiết bị này có thể dùng được ở cả những nước khác trên mạng GSM. Về lý do phần lồi của camera không xuất hiện, trang NokiaPowerUser cho biết Verizon đòi hỏi thiết bị của họ phải có pin dung lượng lớn, do đó Nokia phải làm phần mặt sau dày lên so với bản cho nhà mạng AT&T.Nguồn: Weibo
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)