Người ta nói hình ảnh từ camera của iPhone 5c giống hết iPhone 5, tức ở mức khá và không có gì cải tiến sau một năm. Nhìn vào thông số, chúng ta thấy chúng cùng có chung cảm biến 8MP, ống kính f2.4 với kính sapphire bảo vệ bên ngoài và các tính năng giống hệt nhau. Thử nghiệm thực tế cho thấy ngoại trừ một vài điều kiện phức tạp thì hình ảnh chụp từ 5c không khác 5. Sự khác biệt chỉ xuất hiện khi bạn chụp hình ngược sáng, do dày hơn nên Apple có thể để iPhone 5c nằm chìm sâu hơn so với iPhone 5, phần giảm giảm thiểu hiện tượng bóng tím khi chụp các bức hình với nguồn sáng mạnh. Trên iPhone 5s thì Apple cũng đã khắc phục tình trạng này khá nhiều. Để ý kỹ, bạn sẽ thấy vòng kim loại bao quanh camera iPhone 5 đã bị loại bỏ trên 5c và 5s.
Khi cầm iPhone 5c để chụp, bạn sẽ thấy nó hơi trơn hơn iPhone 5 nhưng cho chúng ta cảm giác an tâm hơn. iPhone 5 thì bạn phải nâng niu vì rất dễ trầy nhưng 5c thì khó hơn một chút, nó sẽ làm cho chúng ta tự tin hơn.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Bạn có thể xem các ảnh với kích thước đầy đủ ở đây.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Một số hình ảnh chụp nhanh từ iPhone 5c
Hướng dẫn sử dụng Parallels Desktop 9 cơ bản
Ở bài viết trước mình đã hướng dẫn những bước đầu tiên để cài đặt Windows cho máy ảo Parallels Desktop 9, sau khi cài xong thì bạn đã có thể sử dụng bình thường được rồi. Tiếp theo trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết hơn về các tùy chỉnh để có thể sử dụng phần mềm được tốt hơn. Với Parallels bạn sẽ có 2 dạng tùy chỉnh chính đó là thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm và thứ 2 là tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo. Ngoài ra, việc quan trọng đó là bạn cần cho Parallels cài đặt thêm “Parallels Tools” để máy ảo và Mac OS có thể hoạt động tốt hơn.
1 - Cài đặt Parallels Tools
Parallels Tools không phải là một tính năng hiện hữu cụ thể mà nó bổ xung các chức năng cần thiết, giúp cho máy ảo và Mac OS có thể liên kết và phối hợp hoạt động với nhau tốt hơn. Không hiệu hữu vì sau khi cài đặt xong thì các tính năng bổ trợ được kích hoạt tự động chứ bạn cũng không được cung cấp thêm 1 menu nào để lựa chọn và thao tác cả. Dưới đây là các tính năng bổ trợ mà Parallels Tools hỗ trợ người dùng máy ảo Windows:Thông thường mỗi khi cài xong máy ảo thì Parallels cũng đưa ra thông báo yêu cầu bạn cài “Parallels Tools”, tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà các tính năng bổ trợ kia không hoạt động thì bạn có thể cài lại tools này. Bằng cách thực hiện dưới đây, yêu cầu là máy ảo Windows phải đang chạy.
- Mouse Synchronization Tool: Chuột có thể hoạt động liên tục giữa máy ảo và Mac OS. Nghĩa là khi di chuyển chuột vào màn hình máy ảo thì nó sẽ tự nhận biết vị trí và tự chuyển thành chuột của Windows, di chuyển ra khỏi màn hình máy ảo thì nó lại thành chuột của Mac OS - 1 cách tự động.
- Tự động đồng bộ thời gian giữa máy ảo và máy thật
- Kéo thả: bạn có thể kéo 1 file từ Mac OS và thả nó vào khung máy ảo. Lúc đó file sẽ được tự động copy vào máy ảo
- Clipboard Synchronization Tool: đồng bộ Clipboard (bộ nhớ copy) giữa máy ảo và Mac OS
- Dynamic Resolution Tool: tự động thay đổi độ phân giải màn hình của máy ảo mỗi khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo (Thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo bằng cách di chuyển chuột vào góc dưới phải, kéo thả cho đến kích thước mình thích).
- Shared Folders Tool: chia sẻ thư mục giữa Mac OS và máy ảo
- Coherence Tool: tính năng giúp cho giải thoát các cửa sổ phần mềm trong máy ảo và hiển thị chúng như những phần mềm độc lập trên Mac OS
- Shared Profile Tool: Chia sẻ và đồng bộ cấu hình tài khoản admin
- Shared Applications Tool: chia sẻ phần mềm giữa máy ảo và Mac OS
- Parallels Compressor: tính năng giúp cho Parallels có thể thu gọn dung lượng máy ảo xuống mức thấp nhất có thể
- SmartMount: tự động kết nối usb với máy ảo thay vì Mac OS.
- Trên Menu vào mục Virtual Machine -> Install Parallels Tools -> trên màn hình Windows sẽ hiện ra thông báo yêu cầu cài Parallels Tools -> tiến hành cài đặt và sau đó là khởi động lại máy ảo.
Sau khi đã cài đặt Parallels Tools thì bạn có thể dùng máy bình thường rồi. Ngoài ra thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về 2 lựa chọn tiếp theo ở dưới đây: thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels và tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows. Cả 2 lựa chọn này đều chỉ có thể thực hiện khi máy ảo đang tắt.
2 - Thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels
Thiết lập các tùy chỉnh cho phần mềm Parallels, tức là cái tổng quan chứ không phải là tùy chỉnh cho máy ảo cụ thể. Để thao tác thì bạn cần nhấn vào chữ Parallels trên thanh menu -> và chọn Preference…
Trong phần Preference của Parallels có 5 tabs chính là: General - Shortcuts - Devices - Access - Advanced. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:
- Virtual Machines Folder: chọn nơi lưu trữ máy ảo. Máy ảo được Parallels tạo ra thực tế được gói gọn trong 1 file, và dung lượng của nó khoảng vài GB đến vài chục GB tùy vào bạn sử dụng như thế nào. Nếu máy bạn có phân vùng data riêng thì nên chọn nơi lưu máy ảo ở bên phân vùng data này.
- Dock Icon: chọn kiểu hiển thị cho icon của Parallels ở trên Dock: nếu muốn nó hiện thị hình màn hình Windows thu nhỏ thì chọn Live Screenshot
- On Quit: Mặc định mỗi khi máy ảo đang chạy mà bạn thoát khỏi Parallels thì máy ảo sẽ được tạm dừng tại tình trạng lúc đó. Nếu bạn chọn vào “Disable Resume for Parallels Desktop” thì máy ảo sẽ không tạm dừng mà là tắt đi.
- Tab Shortcuts: tùy chỉnh các phím tắt. Bạn nên vào đây tham khảo các phím tắt hiện có và đang được Parallels hỗ trợ. Chỉ đơn giản là tham khảo, khi nào đã làm quen rồi thì hãy tiến hành thay phím tắt theo ý thích.
- Tab Devices: Lựa chọn hành động khi usb được kết nối với máy tính. Thông thường mình sẽ chọn vào: “Connect it to the active virtual machine” -> mỗi khi máy ảo đang chạy, cắm usb vào máy tính thì nó sẽ tự động kết nối vào máy ảo luôn mà không hỏi han gì cả. Nếu bạn muốn nó hỏi và để mình lựa chọn linh động thì chọn vào “Ask me what to do”.
- Tab Access: đây là lựa chọn cho phép bạn điều khiển máy ảo từ xa bằng iPad. Trong khuôn khổ bài viết này thì nó quá dài để trình bày, do đó mình sẽ dành riêng 1 bài khác để nói về tính năng này.
- Tab Advance có 1 lựa chọn quan trọng đó là “Require Password to” - “Yêu cầu mật khẩu khi muốn làm chuyện gì đó”. Chuyện gì đó bao gồm các thao tác lần lượt là: tạo máy ảo mới, thêm 1 máy ảo cũ vào parallels, gỡ bỏ máy ảo ra khỏi parallels, sao chép máy ảo.
3 - Tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows
Mỗi khi một máy ảo được tạo ra thì nó có một cấu hình mặc định, do Parallels tự thiết lập theo cấu hình máy tính của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh lại cấu hình của máy ảo theo ý thích, thêm ram, bớt cpu, tắt vài hạng mục phần cứng … Dưới đây là cách làm cụ thể:
- Click vào hình bánh răng ở góc phải dưới của cửa sổ Parallels. Hay trên menu vào mục Virtual Machine -> Configure…
Trong phần Configure này có 4 tabs chính là: General - Options - Hardware - Security. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:
General - Chỉnh cấu hình cơ bản
- CPUs: tùy chỉnh số nhân cho máy ảo
- Memory: chỉnh dung lượng RAM. Nếu máy bạn có 4GB RAM thì chia cho máy ảo 1.5GB, mình có 16GB nên mình chia cho máy ảo 3GB.
- Total Size: dung lượng file máy ảo hiện tại. Lâu lâu bạn nên nhấn vào Reclaim… để Parallels tự động dọn dẹp và thu nhỏ dung lượng file máy ảo này.
Hardware - Thêm bớt các thành phần phần cứng
- Boot Order: chọn khởi động ưu tiên. Vì là máy ảo và phần lớn máy Apple cũng không có ổ đĩa mềm nữa nên bạn có thể bỏ các lựa chọn: CD/DVD - Floppy Disk - Network
- Video: dung lượng VGA ảo
- Mouse & keyboard: nếu bạn muốn chơi games trong máy ảo thì nên lựa chọn vào Optimize for games.
- Print: máy in - sẽ được lấy theo máy in mạng bên Mac OS
Trên đây là các thiết lập cơ bản cho người mới dùng Parallels. Một khi bạn đã sử dụng quen thì có thể nghiên cứu thêm các tùy chỉnh trong tab Options và tab Security. Chúc các bạn vui vẻ với chiếc máy ảo của mình!
Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị
Sau khi đã bàn bạc và lấy ý kiến anh em về quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị di động trong bài viết trước (tham khảo thêm tại đây) thì đây là bài tổng hợp ý kiến của mọi người và cũng là kết luận cuối cùng về những việc cần làm. Bài viết này từ này cũng mang tính tham khảo để mỗi khi có bài báo cáo về pin của một thiết bị nào đó thì mọi người cũng biết được rằng “họ đã làm thế nào để ra kết quả đó?”. Dưới đây bao gồm cả những quy ước để đảm bảo rằng các thiết bị thử nghiệm sẽ được thiết lập các chế độ giống nhau và thực hiện những tác vụ giống nhau. Dù vẫn có những sai lệch những cố gắng hạn chế đến mức có thể. Dữ liệu chúng ta quan tâm là về tổng thời gian mở màn hình (tổng thời gian onscreen) của thiết bị.
Có 2 khái niệm chính cần rõ ràng, đó là:Quy ước về tình trạng thiết bị khi tham gia vào bài kiểm tra pin:
- Tổng thời gian mở màn hình (onscreen): Giá trị này được hệ thống tự động cập nhật và chỉ được tính khi bạn mở màn hình máy lên dùng. Ngay cả khi nghe nhạc với màn hình tắt thì thời gian đó cũng không được cộng vào thời gian onscreen.
- Tổng thời gian dùng máy: tính từ khi rút sạc đến lúc máy hết pin. Thông thường người ta hay hỏi “Máy bạn dùng được 1 ngày không?”: 1 ngày là thời gian ước chừng, nó có thể là 8 tiếng làm việc, cũng có thể là 24 tiếng. Vì thế chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn về onscreen chứ không phải là thông số này.
- OS: Sử dụng phiên bản rom chính thức, không root
- Phần mềm cài thêm: Các phần mềm cài đặt không nhiều, bao gồm cả những phần mềm cần thiết như bộ gõ tiếng việt, facebook, chat OTT (zalo + viber)
- Kết nối: Các phần mềm như Gmail, Facebook, OTT luôn kết nối và push liên tục.
- Độ sáng màn hình: Có một lưu ý đó là độ sáng màn hình thiết bị luôn được để cố định ở mức 50%, nếu bạn chỉnh tối hơn thì ít hao pin hơn, ngược lại sáng hơn thì hao pin hơn một chút.
- Film để test: World War Z 2013 Unrated mHD-720p Bluray AC3 x264-TRiM (hoặc thay bằng film khác có thông số tương đương).
Riêng với Android sẽ sử dụng các phần mềm sau để bổ trợ và theo dõi các thông tin về máy:Thời lượng sử dụng pin của thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của từng người khác nhau, mong rằng các kết quả ở trên sẽ giúp bạn hình dung được phần nào nhu cầu bản thân. Ngay sau bài tổng kết này thì ngày mai sẽ có bài báo cáo đầu tiên về thời lượng sử dụng pin của Google Nexus 7 2013 và danh sách các thiết bị mới khác như LG G2, Sony Z1, Samsung Note 3 ...
- CPU Spy reborn (Google Play) để theo dõi xung nhịp CPU, Deep Sleep
- CPU-Z (Google Play) để lấy cấu hình chuẩn
- Battery widget (Google Play) để theo dõi nhiệt độ
- Better Battery Stats.
[Hình ảnh] Superbike KTM 1190 RC8 R 2013
Không có số lượng đầu xe nhiều như dòng Naked hoặc Enduro, dòng mô tô thể thao sportbike của KTM hiện tại chỉ có 2 mẫu xe là Superbike 1190 RC8 R và phiên bản nâng cấp 1190 RC8 R Track. Hiện tại, KTM chỉ mới phân phối mẫu RC 8 R ở Việt Nam mà thôi, nhưng đây cũng đã là một chiếc siêu mô tô khiến nhiều người phải thích thú. Trái tim của RC8 là khối động cơ 1195 phân khối, với 2 máy V-twin đặt chữ V nghiêng 75 độ, công suất lên tới 173 mã lực (129kW) ở vòng tua máy 10.250 vòng/phút. Xe có chiều cao yên 805mm, nặng 184kg.
Với mẫu xe cao cấp này, KTM trang bị cho 1190 RC8 R bộ mâm Marchesini thể thao dạng 5 chấu, phuộc trước hành trình ngược (up side down), thắng đĩa trước và sau hiệu Brembo, công nghệ ABS của Bosch. Lốp trước xe có kích cỡ 120/70 ZR17 và vỏ sau 190/55 ZR17, mâm 17 inch.
Huawei UltraStick: thẻ nhớ SD tích hợp kết nối 3G bằng Nano SIM, không có bộ nhớ
Sắp tới hãng Huawei của Trung Quốc có thể sẽ giới thiệu rộng rãi loại thẻ nhớ SD mới có tên UltraStick được tích hợp mạng 3G để bổ sung kết nối không dây tốc độ cao (lên đến 21Mbps) dành cho các loại máy tính hay laptop có đầu đọc thẻ SD. UltraStick có kích thước tương tự một thẻ nhớ SD nhưng nó không có bộ nhớ lưu trữ, trên thân UltraStick chỉ có một cái khe Nano SIM để bạn gắn sim 3G vào và sử dụng.
Ưu điểm của UltraStick so với các loại USB 3G thông thường là nó giúp tiết kiệm được một cổng USB cho máy tính cũng như có kích thước nhỏ gọn hơn. Huawei cho biết họ đang làm việc với các đối tác là nhà mạng để đưa UltraStick đến với đông đảo người dùng. Hiện chưa có thông tin giá và ngày bán.Theo Engadget
LG sẽ ra mắt điện thoại màn hình cong tên "G Flex" vào tháng 11 này?
Trang CNET cho biết LG sẽ ra mắt một chiếc điện thoại có màn hình cong 6" vào tháng 11 này với tên là G Flex, có vẻ như đây chính là tên chính thức của chiếc LG Z được nhắc đến trước đây. "Flex" ở đây có thể hiểu là màn hình cong do được làm từ tấm nền nhựa OLED (POLED) chứ không phải dẻo đến nỗi bạn có thể bẻ cong máy được. Tấm hình phía dưới được người ta tìm thấy trong một tài liệu nộp lên cơ quan chức năng để đăng ký bằng sáng chế. Tấm hình cho thấy chiếc máy cong lên khá nhiều với khối camera được làm uốn cong theo tấm vỏ sau.
Ngoài ra, một trang web của Nhật còn tìm thấy tên mã của G Flex là LG-F340L, dưới đây một số thông tin ban đầu về cấu hình của G Flex:Những cấu hình trên đây đều chưa phải là chính thức nên bạn không nên quá nghiêm trọng về nó, nhất là độ phân giải màn hình.
- Snapdragon 800 MSM8974, bốn nhân 2.3GHz
- Màn hình: 6" độ phân giải 1280 x 720
- LTE-Advanced/W-CDMA/GSM
- Android 4.2.2 Jelly Bean
Theo Android Authority, CNET
Samsung HomeSync có giá 299 USD, bán ra từ ngày 06/10
Samsung vừa thông báo chiếc HomeSync (một thiết bị phát nội dung số không dây giữa máy, smartphone/tablet và TV) sẽ bắt đầu được bán ra từ ngày 06/10 này với giá 299 USD. HomeSync vừa là một máy phát không dây vừa là một ổ cứng lưu trữ dung lượng 1TB. Bạn có thể dùng nó để lưu trữ toàn bộ các nội dung từ chiếc smaphone hay tablet, trình chiếu nội dung lên TV hoặc dùng điện thoại để truy xuất các nội dung có trong ổ cứng, toàn bộ đều thông qua kết nối không dây giữa máy với các smartphone của Samsung.
Không phải bất kỳ máy nào cũng có thể hoạt động được với HomeSync, chỉ những máy được trang bị tính năng Samsung Link mới được hỗ trợ, bao gồm Galaxy S3, S4, Note 2, Note 3, Note 8.0, Note 10.1 phiên bản 2014, Galaxy Camera...
Cấu hình của Samsung HomeSync:
- CPU: hai nhân, 1,7GHz, chưa rõ model
- RAM: 1GB
- Bộ nhớ trong: HDD 1TB và chip flash 8GB
- Kết nối: Gigabit Ethernet, Wifi b/g/n hai băng tần 2,4GHz và 5GHz, ăng-ten MIMO 2x2, Bluetooth 4.0, USB 3.0, microUSB, cổng xuất HDMI 1.4, cổng xuất âm thanh quang học
- Hệ điều hành: Android Jelly Bean
- Hộ trợ 8 tài khoản người dùng khác nhau, mã hóa tập tin, truyền nội dung số từ các máy Galaxy
Theo Android Authority
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)