Đúng như kế hoạch, ngày 27/10 Camera Tinh tế Saigon và Hà Nội đã tổ chức chương trình dã ngoại thực hành Macro Phone. Saigon tại Thảo Cầm Viên và Hà Nội tại Đồi 79 Mùa Xuân. Đông đảo anh em đã đến tham dự để cùng nhau chia sẻ kinh nhiệm chụp ảnh Macro, đặc biệt là Macro với điện thoại di động. Đây là hoạt động nhằm cổ vũ cho cuộc thi ảnh Macro đang diễn ra .
Tại Hà Nội: BTC đã công bố các giải thi ảnh đẹp chào mừng kỷ niệm 1 năm thành lập Camera Tinh tế Hà Nội và trao giải xuất sắc cho tác giả Hà Thanh Biên, công bố giải nhất ảnh thể loại phong cảnh dành cho tác giả Phạm Ngọc Nhã, giải nhất ảnh thể loại chân dung dành cho tác giả Mưn Mai Xoăn.
Tiếp theo là phần hướng dẫn thực hành Macro Phone với những thiết bị do anh Tuan Lionsg gửi cho AE Hà Nội thực hành. Những vị khách tới Đồi 79 Mùa Xuân thực sự ngạc nhien và tò mò trước đám thanh niên đeo máy ảnh nằm lăn lê bò toài trên thảm cỏ, rúc đầu vào bụi rậm, nhoài người ra bờ ao... tất cả là hành trình sáng tác, đi tìm vẻ đẹp Macro Phone của nhóm Camera Tinh tế Hà Nộ
Tại Saigon: Sau khi anh @tuan_lionsg khai mạc, Anh @binhpt bắt đầu chia sẻ về nhiếp ảnh macro, giới thiệu kỹ thuật và các thiết bị kèm theo dễ sắm, rẻ tiền và dễ chơi cho đam mê thể loại nhiếp ảnh. Sau đó, anh @antondat chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh macro tại Thảo Cầm Viên rất hấp dẫn. Và, cuối cùng, anh @tuan_lionsg đúc kết những điểm cần cho đam mê nhiếp ảnh nói chung và thể loại macro nói riêng. Tiếp theo là buổi chup thực tế, chia sẻ và hướng dẫn tại hiện trường. Mọi người vui vẻ và mong có những dịp thế này.
Và đây là các sản phẩm sau một buổi lăn lê bò toài với camera phone tại Hà Nội :
Kết thúc một ngày vui vẻ, hứa hẹn cho những lần off tới sẽ có đông đảo các thành viên tham gia. Xin cảm ơn các bạn đã tham gia, các bạn vì lý do đặc biệt không thể tham gia nhưng vẫn theo dõi và động viên cả nhóm.
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013
[Thu hoạch] Offline Camera Tinhte Sài Gòn và Hà Nội - chủ đề Macro cuối tuần
Giám đốc Qualcomm: Lumia 2520 nhanh và mạnh hơn Surface về mọi mặt
Phó Chủ tịch của Qualcomm, ông Raj Talluri, nói với tờ CNET: "Hiệu năng của Lumia 2520 rất tuyệt vời... Ở mọi góc độ, máy đều nhanh hơn Surface 2 và Surface 2 không thể so với 2520 được". Lumia 2520 và Surface 2 đều là hai chiếc tablet chạy hệ điều hành Windows RT 8.1 và có nhiều nét tương đồng như màn hình 10" Full-HD và có 2GB RAM. Khác biệt lớn nhất giữa 2 máy đó là CPU, 2520 dùng chip Snapdragon 800 của Qualcomm còn Surface 2 dùng chip Tegra 4 của NVIDIA.
Chúng ta chưa có máy để benchmark điểm số chính xác nhưng về xung nhịp, 2520 cao hơn khi có tới bốn nhân 2.2GHz, còn Surface 2 là bốn nhân 1.7GHz. Khác với hệ điều hành Android hay iOS, trong thế giới của Windows thì tốc độ CPU là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng của một chiếc máy tính. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có hai máy này để Tinh tế có những bài kiểm ra tốc độ thực tế và đưa ra kết quả khách quan hơn.Theo WPCentral
Lexus triển khai dự án "Art Is Motion" - hệ thống vẽ chân dung dựa trên "cảm xúc" của người lái
Rất nhiều chiếc xe hơi được mệnh danh là "tác phẩm nghệ thuật", chúng được sơn phết và tô vẽ theo rất nhiều phong cách để có thể mang thêm cái gọi là "nghệ thuật"... Tuy nhiên, nó chỉ là một "tác phẩm" do con người tạo ra chứ chưa có chiếc xe nào có thể tạo ra một "tác phẩm nghệ thuật" đúng nghĩa. Và Lexus là hãng xe đầu tiên muốn thay đổi điều đó bằng cách trang bị hệ thống "Art Is Motion" trên chiếc sedan IS300h mới nhất của họ. Hệ thống này sẽ giúp chiếc xe có khả năng tự động vẽ chân dung của người lái trong khi họ đang cầm vô-lăng.
Một chiếc xe hơi, một người lái xe và một họa sĩ sẽ cùng kết hợp lại với nhau, mục đích của sự hợp tác này chính là tạo ra một tấm ảnh chân dung được vẽ lên dựa vào "cảm xúc" chứ không phải dựa vào dáng vẻ bên ngoài như thường lệ. Khi tài xế đang cầm lái chiếc Lexus IS300h, những cảm biến sẽ thu thập những thông tin như tốc độ, số vòng tua, lượng điện năng và nhiên liệu tiêu thụ.v.v... Những thông tin này sẽ được xử lý bởi máy tính và chuyển tải thành một bức chân dung thể hiện "cảm xúc" của người lái ngay tại thời điểm đó.
Quá trình này sẽ được ghi nhận và thực thi một cách liên tục theo thời gian thực. "Cảm xúc" của người lái sẽ được thể hiện qua những đường cọ vẽ hiển thị trên bảng điều khiển trung tâm. Bộ xử lý trung tâm sẽ dựa trên hình ảnh thực lấy từ tài xế, phong cách vẽ của họa sĩ Sergio Albiac người Tây Ban Nha và những dữ liệu ghi nhận từ các cảm biến để cho ra một "tác phẩm nghệ thuật" thể hiện đúng "tâm trạng" người cầm vô-lăng. Bức chân dung hoàn thiện sẽ được hiển thị trên màn hình trung tâm đồng thời cũng được gửi lên website của Lexus để tất cả mọi người đều được chiêm ngưỡng những tác phẩm này.
Để hiểu rõ hơn về "Art Is Motion", các bạn có thể xem qua đoạn video giới thiệu và các hình ảnh minh họa bên dưới.--//--Video giới thiệu Art Is Motion--//--Hình ảnh minh họa hệ thống Art Is Motion
Hệ thống Art Is Motion được tích hợp bên trong mẫu xe Lexus IS300hArt Is Motion hoạt động dựa theo phong cách của họa sĩ Sergio Albiac
Ảnh chân dung của người lái sẽ được hiển thị trên màn hình trung tâm
Chân dung của ông Walter Vanhaerents, một doanh nhân người Bỉ, người đầu tư chính cho dự án nghệ thuật này
Những bác tài "thích đua" sẽ được lột tả bằng các đường cọ mạnh mẽ, dứt khoác và có phần hơi... "quằng quại"
Những người lái xe điềm đạm thì lại có chân dung chính xác và "thật" hơn
Mỗi bức chân dung là duy nhất và độc nhất
Những nét cọ đầu tiên...Giai đoạn giữa của một bức vẽ
Gương mặt người lái dần được định hình
Và cuối cùng là bức chân dung hoàn chỉnh
Google đang xây dựng một trung tâm dữ liệu nổi trên Vịnh San Francisco?
Dường như Google đang bí mật xây dựng một trung tâm dữ liệu nổi trên khu vực Treasure Island, thuộc Vịnh San Francisco, Mỹ. Ở giữa Vịnh San Francisco, người ta đã thấy một công trình lớn cao bằng các toà nhà 4 tầng và được kết cấu bởi những công-ten-nơ hàng hoá hiện đại. Vẫn chưa rõ là bên trong nó có gì cũng như là khi nào nó sẽ được chính thức công bố, nhưng đã có nhiều thông tin rò rỉ cho rằng Google thực sự đang xây dựng một trung tâm dữ liệu ở đây.
Một chuyên gia khi xem qua các bức ảnh về công trình này cùng đã cho rằng đây có thể là một trung tâm dữ liệu nổi, nhất là khi nó được đặt trên các sà lan, có thể giúp dễ dàng tận dụng các yếu tố làm mát tự nhiên như nguồn nước và gió, cũng như là nguồn điện năng giá rẻ, đó là từ biển cả và mặt trời. Bên cạnh đó, một trung tâm dữ liệu nổi còn an toàn hơn so với những cái trên mặt đất trong trường hợp xảy ra động đất, núi lửa hay chiến tranh. Vào năm 2009, Google cũng đăng ký một bằng sáng chế về một trung tâm dữ liệu nổi, và việc đặt các trung tâm dữ liệu vào trong những công-ten-nơ có thể di chuyển được cũng đã được thử nghiệm.
Có khá nhiều bằng chứng về vụ việc này. Chẳng hạn như hồi cuối năm ngoái, một công ty có tên là By and Large đã bắt đầu một dự án trong khu vực Hangar 3 của Treasure Island. Công ty này được cho là thuộc Google vì một số người địa phương đã nhận ra công nhân của Google làm việc có liên quan đến dự này.
Chiếc sà lan dài 76m, rộng 22m và sâu 5m có thể nhìn thấy được thông qua Google Maps cũng như nhìn bằng mắt thường khi đi thuyền trên Vịnh San Francisco. Công trình này được che chắn và bảo vệ kỹ càng với hàng rào an ninh, và giám sát bởi con người cũng như máy móc. Bên trên công trình có 12 vật hình hộp màu trắng cao có thể là những ăng-ten hỗ trợ. Có rất ít cửa sổ và cầu thang để vào bên trong.
Số hiệu đăng ký của chiếc sà lan này là BAL 0010. Liệu chữ “BAL” có phải xuất phát từ việc nó là một công trình thuộc dự án Project Loon của Google? Những con số nhị phân liệu có phải ám chỉ đến một công ty công nghệ như là Google? Còn nhiều câu hỏi khác được đặt ra, tuy nhiên những chứng cứ có được cho đến lúc này vẫn chưa thực sự thuyết phục. Có lẽ phải chờ đến khi Google chính thức lên tiếng thì chúng ta mới biết được liệu có phải họ đang làm gì đó ở trên mặt biển hay không.Ảnh chụp khu vực Hangar 3 từ Apple Maps.Công trình được cho là trung tâm dữ liệu nổi của Google.Bằng sáng chế về trung tâm dữ liệu nổi mà Google đăng ký năm 2009.
Phó chủ tịch Rene Haas của nVIDIA rời công ty, gia nhập ARM
Thêm một nhân sự cấp cao tiếp tục rời nVIDIA, lần này là ông Rene Haas - Phó chủ tịch tập đoàn kiêm TGĐ mảng máy tính xách tay. Điểm đến của Rene không đâu xa lạ, chính là ARM, nơi thiết kế ra những con chip di động mạnh mẽ nhất hiện nay. Trước đây ở nVIDIA thì Rene Haas là người chịu trách nhiệm phát triển chip đồ họa (GPU) cho các máy tính xách tay, dòng GeForce và Quadro Mobile, kèm theo đó là một nhân vật quan trọng trong đội ngũ phát triển nền tảng Tegra dành cho HĐH Windows RT. Khi về ARM, ông Rene sẽ giữ chức vụ Phó chủ tịch chiến lược cho tập đoàn này.
Trong những năm gầy đây, có nhiều lãnh đạo cấp cao của nVIDIA đã rời tập đoàn để đi tìm thách thức mới ở một công ty khác, điển hình là Drew Henry - nay là Phó chủ tịch cấp cao kiêm TGĐ ở Sandisk; Philip Carmack, nay là CEO ở Aptina; Mike Rayfield nay về làm Phó chủ tịch cho Micron Technology. Việc Rene Haas và những cộng sự khác ra đi chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nVIDIA, tuy nhiên chúng ta hãy tin tưởng rằng CEO Jen-Hsun Huang đã có những bước đi dự trù cho các tình huống này để đưa nVIDIA đi đúng con đường họ đã định.
LG G Flex chính thức: màn hình OLED 6" cong, các phím chức năng ở mặt sau, tự lành vết xước
Sau nhiều tin rò rỉ, cuối cùng thì LG cũng đã chính thức ra mắt G Flex, chiếc điện thoại đầu tiên của hãng dùng màn hình OLED cong theo chiều dọc. Màn hình này có kích thước 6" với độ phân giải 720p. G Flex được trang bị vi xử lí Snapdragon 800 bốn nhân 2,26GHz, RAM 2GB, máy ảnh 13 megapixel và chạy Android 4.2.2 Jelly Bean. Cụm phím mở khóa và tăng giảm âm lượng của G Flex cũng được mang ra phía sau giống như LG G2. Máy sở hữu trọng lượng 177g, có độ mỏng ở nơi mỏng nhất là 7,9mm, còn nơi dày nhất có số đo 8,7mm.
Màn hình:
LG tiết lộ rằng hãng sử dụng các điểm ảnh "RGB thật" trên màn hình của G Flex, nhờ đó "mang lại ảnh sắc nét và màu sắc chính xác hơn công nghệ hiện nay". Hãng nói thêm là thiết kế cong như thế sẽ giúp máy ôm vào gương mặt của người dùng một cách tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái khi gọi điện, microphone và loa thì được bố trí gần miệng và tai của người dùng hơn. Việc cong theo chiều dọc cũng hứa hẹn đem lại trải nghiệm xem video với cảm giác "hòa nhập" hơn, giống các hệ thống IMAX ở rạp chiếu phim. Trước đây LG từng có một chiếc TV OLED cong và hãng cũng đã nói những lời tương tự.
Pin:
Được biết viên pin 3500mAh bên trong máy cũng có thiết kế cong nhờ công nghệ độc quyền "xếp chồng và gập" (Stack & Folding) của LG Chemical. LG giải thích là công nghệ này giúp hãng bẻ được viên pin trong khi vẫn đảm bảo sức bền vật lý và độ ổn định trong quá trình hoạt động.
Tự phục hồi khỏi vết xước:
LG cho biết thêm rằng G Flex có một công nghệ "tự phục hồi" mà hãng so sánh nó với nhân vật Wolverine trong X-Men: một lớp phim đặc biệt ở mặt sau điện thoại đã được thiết kế để tự chữa lành những vết xước nhẹ chỉ trong vài phút. Đây là tính năng từ trước đến nay chưa hề xuất hiện trên bất kì thiết bị di động thương mại hóa nào, chúng ta chủ yếu nghe nói đến nó thông qua những thí nghiệm và nghiên cứu mà thôi (hãng Nissan từng phát triển thành công ốp lưng tự vá vết xước cho iPhone).
Tính năng phần mềm:
Bên cạnh đó, G Flex còn có tính năng "swing lock screen" với các hiệu ứng mở khóa máy khác nhau khi người dùng chạm vào những khu vực khác nhau trên màn hình. Nó cũng giúp hình nền di chuyển tùy theo chuyển động của người dùng. Chúng ta cũng có thể chạy một số ứng dụng nhất định ngay từ màn hình khóa bằng thao tác cảm ứng đa điểm nhờ tính năng QTheater. Chưa hết, chức năng "Dual Windows" mới cho phép chạy hai ứng dụng song song và cùng lúc trên màn hình, "Camera Timer" thì sẽ nhấp nháy đèn LED đỏ ở mặt sau G Flex khi chụp hẹn giờ.
G Flex sẽ được bán ra ở ba nhà mạng lớn của Hàn Quốc trong tháng sau. Hiện chưa có giá của máy, cũng như chưa rõ liệu LG có mang G Flex ra thị trường quốc tế hay không.
Cấu hình cơ bản của LG G Flex:
- Màn hình: OLED cong 6" độ phân giải 720 x 1280
- CPU: Snapdragon 800 bốn nhân 2,26GHz
- GPU: Adreno 330
- RAM: 2GB
- Camera chính: 13 megapixel
- Camera phụ: 2,1 megapixel
- Pin: 3500mAh, thiết kế cong
- Hệ điều hành: Android 4.2.2 Jelly Bean
- Kết nối: NFC, Bluetooth 4.0, Wi-Fi a/b/g/n/ac, bắt sóng TV Hàn Quốc, GPS
- Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 32GB, hỗ trợ thẻ microSD
- Kích thước: 160.5 x 81.6 x 7.9 ~ 8.7 mm
- Trọng lượng: 177g
Nguồn: LG
LG G Flex chính thức: màn hình OLED 6" 720p cong, các phím chức năng ở mặt sau, tự lành vết xước
Sau nhiều tin rò rỉ, cuối cùng thì LG cũng đã chính thức ra mắt G Flex, chiếc điện thoại đầu tiên của hãng dùng màn hình OLED cong theo chiều dọc. Màn hình này có kích thước 6" với độ phân giải 720p. G Flex được trang bị vi xử lí Snapdragon 800 bốn nhân 2,26GHz, RAM 2GB, máy ảnh 13 megapixel và chạy Android 4.2.2 Jelly Bean. Cụm phím mở khóa và tăng giảm âm lượng của G Flex cũng được mang ra phía sau giống như LG G2. Máy sở hữu trọng lượng 177g, có độ mỏng ở nơi mỏng nhất là 7,9mm, còn nơi dày nhất có số đo 8,7mm.
Màn hình:
LG tiết lộ rằng hãng sử dụng các điểm ảnh "RGB thật" trên màn hình của G Flex, nhờ đó "mang lại ảnh sắc nét và màu sắc chính xác hơn công nghệ hiện nay". Hãng nói thêm là thiết kế cong như thế sẽ giúp máy ôm vào gương mặt của người dùng một cách tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái khi gọi điện, microphone và loa thì được bố trí gần miệng và tai của người dùng hơn. Việc cong theo chiều dọc cũng hứa hẹn đem lại trải nghiệm xem video với cảm giác "hòa nhập" hơn, giống các hệ thống IMAX ở rạp chiếu phim. Trước đây LG từng có một chiếc TV OLED cong và hãng cũng đã nói những lời tương tự.
Pin:
Được biết viên pin 3500mAh bên trong máy cũng có thiết kế cong nhờ công nghệ độc quyền "xếp chồng và gập" (Stack & Folding) của LG Chemical. LG giải thích là công nghệ này giúp hãng bẻ được viên pin trong khi vẫn đảm bảo sức bền vật lý và độ ổn định trong quá trình hoạt động.
Tự phục hồi khỏi vết xước:
LG cho biết thêm rằng G Flex có một công nghệ "tự phục hồi" mà hãng so sánh nó với nhân vật Wolverine trong X-Men: một lớp phim đặc biệt ở mặt sau điện thoại đã được thiết kế để tự chữa lành những vết xước nhẹ chỉ trong vài phút. Đây là tính năng từ trước đến nay chưa hề xuất hiện trên bất kì thiết bị di động thương mại hóa nào, chúng ta chủ yếu nghe nói đến nó thông qua những thí nghiệm và nghiên cứu mà thôi (hãng Nissan từng phát triển thành công ốp lưng tự vá vết xước cho iPhone).
Tính năng phần mềm:
Bên cạnh đó, G Flex còn có tính năng "swing lock screen" với các hiệu ứng mở khóa máy khác nhau khi người dùng chạm vào những khu vực khác nhau trên màn hình. Nó cũng giúp hình nền di chuyển tùy theo chuyển động của người dùng. Chúng ta cũng có thể chạy một số ứng dụng nhất định ngay từ màn hình khóa bằng thao tác cảm ứng đa điểm nhờ tính năng QTheater. Chưa hết, chức năng "Dual Windows" mới cho phép chạy hai ứng dụng song song và cùng lúc trên màn hình, "Camera Timer" thì sẽ nhấp nháy đèn LED đỏ ở mặt sau G Flex khi chụp hẹn giờ.
G Flex sẽ được bán ra ở ba nhà mạng lớn của Hàn Quốc trong tháng sau. Hiện chưa có giá của máy, cũng như chưa rõ liệu LG có mang G Flex ra thị trường quốc tế hay không.
Cấu hình cơ bản của LG G Flex:
- Màn hình: OLED cong 6" độ phân giải 720 x 1280
- CPU: Snapdragon 800 bốn nhân 2,26GHz
- GPU: Adreno 330
- RAM: 2GB
- Camera chính: 13 megapixel
- Camera phụ: 2,1 megapixel
- Pin: 3500mAh, thiết kế cong
- Hệ điều hành: Android 4.2.2 Jelly Bean
- Kết nối: NFC, Bluetooth 4.0, Wi-Fi a/b/g/n/ac, bắt sóng TV Hàn Quốc, GPS
- Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 32GB, hỗ trợ thẻ microSD
- Kích thước: 160.5 x 81.6 x 7.9 ~ 8.7 mm
- Trọng lượng: 177g
Nguồn: LG
[Tổng hợp] Một số ứng dụng giúp tùy biến màn hình khóa của Windows Phone 8
Trên Windows Phone 8 chúng ta không thể tùy biến màn hình chính nhiều, nhưng với màn hình khóa thì lại khác. Chúng ta có thể làm được kha khá thứ vui và hữu ích với nó, từ việc chọn hình nền đẹp cho đến cách lựa chọn những thông tin sẽ hiển thị lên đây. Bản thân Windows Phone đã có sẵn một số công cụ để chúng ta thay đổi lockscreen cho vừa ý mình, ngoài ra còn có thể cài thêm các ứng dụng từ bên ngoài vào nữa. Hôm này mình sẽ hướng dẫn anh em cách thiết lập màn hình khóa của Windows Phone, đồng thời chia sẻ thêm vài app hay nữa. Anh em đọc xong đừng quên đóng góp thêm những ứng dụng màn hình khóa hay mà các bạn đang dùng nhé.
Ghi chú: với mỗi ứng dụng được nói đến trong bài sẽ có một mã QR để bạn quét và tải về. Để quét mã này, các bạn nhấn nút Bing Searchbên dưới màn hình điện thoại, chọn Bing Vision
và hướng camera lên mã QR. Còn nếu đang xài Windows Phone để đọc bài viết, hãy nhấn thẳng vào mã QR, mình có nhúng link tải trong đó.
1. Cài đặt màn hình khóa trong Windows Phone
Trước tiên, màn hình khóa là gì? Đơn giản lắm, nó là thứ mà anh em thấy ngay sau khi vừa nhấn nút nguồn của máy, và thường thì chúng ta phải trượt nó lên rồi mới có thể sử dụng được chiếc Windows Phone của mình. Mặc định thì màn hình khóa chỉ hiện một tấm ảnh nền, thời gian và sự kiện lịch. Để thay đổi những thứ này, các bạn truy cập vào Cài đặt > màn hình khóa. Chúng ta sẽ có các mục như sau:Rồi, đây là những thiết lập cơ bản có sẵn trong Windows Phone, giờ thì chúng ta sẽ đến với phần giới thiệu những app bên ngoài để có thể thay đổi màn hình khóa nhé.
- Nền: chọn ứng dụng để làm hình nền cho Windows Phone 8, đây cũng là nơi tùy chọn những ứng dụng mà mình nói đến bên dưới (mặc định các app này khi chạy lên cũng sẽ hỏi bạn có muốn chọn nó làm màn hình khóa nên bạn không nhất thiết phải vào Cài đặt).
- Hiển thị tên nghệ sĩ khi phát nhạc: cái tên nói lên tất cả rồi.
- Chọn ứng dụng để hiển thị trạng thái chi tiết: như đã nói ở trên, mặc định thì sự kiện lịch sẽ được hiển thị ngoài màn hình khóa. Còn ở mục này, chúng ta có thể tinh chỉnh lại nội dung từ nhiều app khác nhau, chẳng hạn như cập nhật mới từ Facebook, tin nhắn mới, cuộc gọi Skype...
- Chọn ứng dụng để hiển thị trang thái nhanh: Đây là các biểu tượng sẽ xuất hiện ở cạnh dưới màn hình khóa để thông báo cho chúng ta về một thứ gì đó, ví dụ như có bao nhiêu cuộc gọi nhỡ, có bao nhiêu tin nhắn bạn chưa đọc, có bao nhiêu email mới. Muốn thêm app nào hiển thị ra màn hình khóa thì bạn nhấn nút dấu + để thêm.
- Màn hình khóa sau: cài đặt thời gian màn hình tự tắt
2. Bing
Bing là dịch vụ của Microsoft, chắc hẳn nhiều anh em cũng biết, và ngoài khả năng tìm kiếm thì Bing còn sở hữu một kho ảnh rất đẹp được thay đổi hằng ngày. Kéo theo đó thì hình nền trên máy Windows Phone 8 của chúng ta cũng được thay đổi theo một cách tự động, đỡ nhàm chán so với việc tự chúng ta chỉ định một ảnh nào đó. Đề cài đặt Bing làm màn hình khóa thì anh em vào Cài đặt > màn hình khóa > nền là xong.
3. Lockie
Đây là ứng dụng thuần Việt do một nhóm lập trình viên có tên Zendios phát triển nên. Nếu bạn cần một ứng dụng vừa có khả năng hiển thị nhiều sự kiện lịch lên màn hình khóa (Windows Phone mặc định chỉ hiển thị một sự kiện gần nhất), vừa có hình nền đẹp tự thay đổi với phong cảnh Việt Nam thì Lockie là một ứng dụng tuyệt vời. Ngoài việc lấy hình nền từ nguồn của Zendios, chúng ta còn có thể thiết lập lấy ảnh từ trong máy, từ Bing, hoặc chọn một màu nào đó đồng nhất. Nếu cảm thấy phần thời tiết vướng quá thì bạn có thể tắt đi chỉ hiển thị lịch thôi.
Ngoài ra, Lockie không chỉ là về màn hình khóa bởi bạn có thể ghim ứng dụng này ra màn hình chính. Live Tile của Lockie sẽ hiển thị những thông tin hữu ích về lịch và thời tiết cho bạn xem với hiệu ứng lật vui mắt.
4. Facebook và Twitter
Hai ứng dụng mạng xã hội này có hỗ trợ hiển thị thông tin ra Lockscreen của Windows Phone và thường thì anh em không để ý đến tính năng này. Với Facebook, chúng ta có thể thiết lập cho app hiển thị những hình ảnh từ tài khoản của chính bạn, nhìn cũng khá vui mắt. Có hai chế độ hiển thị: đó là chỉ hiện một ảnh toàn màn hình khóa, hoặc hiển thị một ảnh lớn và thêm ba ảnh nhỏ. Bạn có thể thiết lập nó bằng cách vào Cài đặt > màn hình khóa > nền > chọn Facebook, sau đó nhấn nút "mở ứng dụng" ngay bên dưới ô "nền".
Twitter cũng tương tự như vậy, bạn có thể cho app này hiển thị những ảnh nhỏ kèm theo dòng tweet từ một tài khoản nào đó mà bạn đang follow. Như vậy bạn có thể cập nhật thông tin nhanh chóng ngay từ màn hình khóa luôn, cũng tiện phải không nào. Cách chọn Twitter làm hình nền màn hình khóa thì làm như Facebook.
5. Lock Buster
Ứng dụng này thì tập trung vào việc sử dụng hình ảnh để trang trí cho lockscreen của chúng ta. Lock Buster được phát triển dựa trên Nokia Imaging SDK, bộ nguồn xây dựng app hình ảnh mà Nokia tối ưu hóa cho các điện thoại của mình, thế nên chúng ta sẽ có nhiều hiệu ứng rất đẹp để áp dụng cho ảnh khi chúng xuất hiện ngoài màn hình khóa. Ngoài ra, Lock Buster còn hỗ trợ tạo một tấm ảnh lớn, trong đó bao gồm nhiều ảnh nhỏ lấy từ trong máy và chúng sẽ được bố trí theo dạng lưới với các kích thước tùy chọn. Nếu thích bạn có thể lưu ảnh lưới này vào máy cũng được. Tính năng tự động thay đổi ảnh theo thời gian định trước, đổ bóng cũng có mặt trong app. LockBuster có giá 40.000 đồng và bạn có thể tải về xài thử trước.6. Phototastic
Lại thêm một ứng dụng nữa tập trung vào việc sử dụng hình ảnh để làm đẹp cho màn hình khóa, mặc dù tính năng chính của nó thực chất là để ghép ảnh. Phototastic hỗ trợ việc hiển thị ảnh theo dạng ghép collage (nhiều ảnh ghép lại thành một), và chúng ta có thể chọn nhiều kiểu hiển thị ảnh, ví dụ: chia đôi một nửa màn hình là ảnh 1, một nửa còn lại là ảnh 2, hoặc chia ba với các kích cỡ khác. Chúng ta có thể chọn ảnh cho từng phần chia nhỏ, chỉnh lại vị trí ảnh cho đẹp. Bản miễn phí sẽ có giới hạn một chút về kiểu ghép ảnh, bạn có thể mua bản đầy đủ (70.000 đồng) để mở khóa hết tất cả tính năng của Phototastic.
7. ImageFusion
Chương trình này có tính năng rất giống với Lock Buster, tức là chúng ta cũng có thể ghép rất rất nhiều ảnh nhỏ lại với nhau rồi đặt ra màn hình khóa. Tuy nhiên, ngoài việc lấy ảnh từ thư viện trong máy (tất nhiên là có thể chọn chỉ những tấm bạn muốn), ImageFusion hỗ trợ lấy các ảnh bìa album nhạc để ghép, thậm chí chúng ta còn có thể dùng cả ảnh trong danh bạ nữa, rất tuyệt vời. Chúng ta có thể chọn số lượng ảnh được ghép, chỉnh màu khoảng hỗ giữa các ảnh với nhau, viết chữ đè lên ảnh, và chỉnh được cả hiệu ứng cho ảnh nữa chứ. Điều tuyệt vời nhất đó là tất cả tính năng trên được cung cấp cho bạn hoàn toàn miễn phí.
8. Battery
Mặc định Windows Phone không cho phép chúng ta xem thời lượng pin the dạng %, thế nên cũng hơi khó khăn để biết pin của máy còn bao nhiêu %. Nếu phải unlock máy rồi chạy một app nào đó lên để xem thì mất công quá, chúng ta còn cách hay hơn: tận dụng các biểu tượng thông báo của màn hình khóa. Khác với các app trên, Battery không chiếm cả màn hình khóa mà nó chỉ là một biểu tượng nhỏ. Sau khi tải ứng dụng này về máy, bạn chạy lên một lần, sau đó vào Cài đặt > màn hình khóa > Chọn ứng dụng để hiển thị trạng thái nhanh > dấu + > Chọn app Battery. Hãy thử khóa màn hình rồi mở lên, một icon nhỏ hình cục pin kèm dung lượng còn lại sẽ xuất hiện ở cạnh dưới màn hình của bạn.
Phía trên là những ứng dụng mình "gom góp" được sau một thời gian xài Windows Phone, bây giờ thì mời các bạn cùng đóng góp ý kiến và app màn hình khóa mà bạn hay dùng nhé.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)