Hãng máy tính Piixl (có trụ sở đặt tại Anh) mới đây đã giới thiệu một chiếc máy tính chơi game thuộc dòng Steam Machine mang tên "Jetpack". Điểm đặc biệt của thiết bị này đó là nó có thể được gắn vào mặt lưng của hầu hết các TV màn hình phẳng hiện nay, do đó không gây mất thẫm mĩ và cũng ít chiếm không gian hơn so với việc đặt bên dưới TV. Jetpack cũng có thể nằm gọn vào vách tường hoặc gầm bàn nữa. Phần cứng của máy được "tối ưu hóa sâu sắc" cho hệ điều hành SteamOS, tuy nhiên nó vẫn tương thích với Windows hoặc Linux.
Để có thể lắp vừa vào nhiều vị trí khác nhau, Piixl đã thiết kế Jetpack với một bộ khung có thể kéo dài ra để nằm chắc chắn trong ngàm gắn tường theo chuẩn VESA. Bản thân Jetpack có thể xài với những chiếc TV từ 32" đến 70" cũng nhờ khả năng kéo dài nói trên.
Về mặt cấu hình, người dùng có thể tùy chọn vi xử lí mạnh nhất là Core i7, SSD tối đa 1TB. Piixl cho biết thêm rằng người dùng có thể gắn bất kì card đồ họa nào họ muốn vào Jetpack để có được trải nghiệm chơi game tốt nhất, trong đó có cả những GPU mới nhất từ NVIDIA như Titan và GTX780. Jetpack sẽ được bán ra từ ngày 1/1/2014 với giá từ 1000$. Những tùy chọn cấu hình khác sẽ được công bố thêm trong thời gian tới.Nguồn: Piixl, Pocket-lint
Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013
Piixl Jetpack, chiếc máy tính chơi game Steam Machine có thể gắn vào mặt lưng của TV
Facebook đánh giá chất lượng nội dung trên News Feed dựa vào nguồn gốc
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Lars Backstrom, quản lí bộ phận News Feed của Facebook, đã cho biết rằng hiện nay công ty ông đang đánh giá chất lượng nội dung (tin tức, bài viết, hình ảnh...) dựa vào nguồn gốc của nó. Đây là một tính năng mới được giới thiệu để giúp News Feed của người dùng có nhiều thông tin hữu ích hơn. "Trong quá trình cải tiến sắp tới, chúng tôi sẽ bắt đầu phân biệt nhiều hơn giữa các loại nội dung với nhau. Còn bây giờ, khi được hỏi làm thế nào để đánh giá một nội dung có 'chất lượng cao' hay không thì chúng tôi sẽ nói rằng nó được thực hiện ở cấp độ nguồn gốc".
Backstrom không nói rõ rằng nguồn nào được Facebook xem là chất lượng thấp, còn nguồn nào là chất lượng cao. Ông chỉ tiết lộ rằng một phần của việc xác định chất lượng nguồn tin sẽ được dựa vào số lượng comment, click từ người dùng Facebook cũng như các cuộc khảo sát. "Mục tiêu của chúng tôi là mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng. Chúng tôi đang cố gắng làm điều đó bằng các thuật toán, và nếu người ta tìm được cách để lách thuật toán thì chúng tôi cũng sẽ phải thay đổi theo", Backstrom cho biết.Nguồn: All Things D
Apple đã trả cho nhóm pháp lý của mình hơn 60 triệu USD để thắng Samsung ở tòa
Theo tài liệu do Apple nộp lên tòa án, hãng trả cho nhóm pháp lý của mình đến 60 triệu USD để giành được chiến thắng trong vụ kiện bằng sáng chế với Samsung. Con số này được tiết lộ khi Apple yêu cầu Samsung phải bồi thường 1/3 chi phí pháp lý, tức vào khoảng 15,7 triệu USD tiền thuê luật sư. Trước đây Samsung cũng đã phải dành 6,2 triệu USD để trả cho các chi phí liên quan đến việc xử án.
Được biết Apple thuê hai công ty luật để giải quyết vụ án cho mình: công ty Morrison & Foerster, LLP đảm đương việc kiện Samsung vi phạm các bản quyền do Apple sở hữu, còn Wilmer Cutler Pickering Hale and Dorr, LLP thì chịu trách nhiệm giải quyết và phản bác lại những cáo buộc do Samsung kiện. Công ty đầu tiên sẽ được trả 60 triệu USD (thực chất thì số tiền này đã giảm đi nhờ mối quan hệ lâu dài giữa Apple với họ), công ty thứ hai thì được trả khoảng 2 triệu USD. Luật sư Rachel Krevans viết trong hồ sơ rằng "các luật sư của chính Apple đã giải quyết được vụ án này với ngân sách rất chặt chẽ", và điều đó dẫn đến số giờ làm việc nằm ở mức "hợp lý".
Apple tiết lộ thêm rằng hãng cũng đã phải chi 100.000$ để thiết lập nên một "căn phòng bảo mật" để nhóm của Samsung có thể xem xét những sản phẩm, nguyên mẫu mà Apple chưa từng giới thiệu. Khoảng 1,5 triệu USD khác thì dùng cho việc sao chép tài liệu trong quá trình điều tra, ngoài ra còn có nhiều loại phí liên quan đến việc dịch thuật, ghi chú, ghi lại diễn biến ở tòa...
Hiện thẩm phán Lucy Koh vẫn chưa đưa ra quyết định đối với yêu cầu của Apple về việc đòi Samsung trả một phần chi phí pháp lý. Đây cũng là vụ án mà Samsung bị tuyên là phải nộp 888 triệu USD tiền bồi thường cho Apple.Nguồn: The Verge
[Rò rỉ] LG Optimus F3Q: Điện thoại Android với bàn phím QWERTY trượt ngang
Điện thoại Android với bàn phím QWERTY trượt ngang là hình ảnh của nhiều năm về trước, hiện nay chúng không còn phổ biến nhưng có vẻ LG đang chuẩn bị ra mắt một chiếc điện thoại tương tự với tên gọi Optimus F3Q. Hình ảnh rò rỉ được evleaks tung lên trang Twitter cho thấy máy có màn hình cảm ứng, mặt trước hoàn toàn giống các máy Android hiện nay nhưng khi trượt ngang sẽ lộ ra một bàn phím QWERTY đầy đủ với 5 dòng chữ.
Hình ảnh trên đây là hình render, màn hình cho thấy máy hỗ trợ NFC, mạng 4G và các icon thì khá cũ, không phải là các bản Android mới. evleaks chi nói F3Q sẽ dành cho nhà mạng T-Mobile của Mỹ, ngày và giá bán chưa được tiết lộ.Theo AndroidAuthority, Twitter
Samsung, Philips và một số hãng khác bị Ủy ban Châu Âu điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật cạnh tranh
Samsung, Philips và nhà bán lẻ đồ điện tử Media-Saturn mới đây đã bị các nhà thi hành luật của Ủy ban Châu Âu khám xét trụ sở làm việc vì nghi ngờ đã vi phạm luật cạnh tranh. Ủy ban cho biết rằng các công ty này "có thể đã áp đặt một số biện pháp giới hạn đối với việc kinh doanh trực tuyến các mặt hàng điện tử tiêu dùng và điện gia dụng", đi ngược lại với luật chống cạnh tranh không lành mạnh của EU. Được biết cuộc điều tra này diễn ra ở nhiều nước trên khắp lãnh thổ của Liên minh Châu Âu và còn nhiều công ty khác cũng nằm trong diện nghi vấn.
Người phát ngôn của Ủy ban cho biết những biện pháp giới hạn, nếu có thật, có thể là nguyên nhân khiến giá bán hàng hóa tăng cao hoặc dẫn đến tình trạng khan hàng ở một số kênh phân phối trực tuyến. Ủy ban không tiết lộ cụ thể những biện pháp nói trên là gì, các quan chức không đồng ý tiết lộ tên tuổi những công ty có liên quan (các hãng vẫn được phép tự nguyện tiết lộ về việc điều tra nếu muốn). Cũng cần nói thêm rằng mặc dù bị điều tra nhưng đây chỉ mới là giai đoạn đầu nên không thể cáo buộc các công ty có tội.
Người phát ngôn của Samsung và Philips xác nhận họ đã bị khám xét và cho biết công ty đang hợp tác chặt chẽ với Ủy ban, còn Media-Saturn thì xác nhận vụ việc nhưng không bình luận gì thêm.Nguồn: PCWorld
[Tin đồn] Google đang phát triển set-top box "Nexus TV" chạy Android, ra mắt trong nửa đầu năm sau
Ảnh minh họa
Một nhân viên giấu tên của Google đã nói với trang The Information rằng hãng đang phát triển một chiếc set-top box "Nexus TV" chạy Android, có khả năng truyền video từ các dịch vụ trực tuyến như Netflix, Hulu, YouTube và có thể chơi nhiều loại game khác nhau. Thiết bị này được cho là sẽ ra mắt sớm nhất vào nửa đầu năm sau với mức giá rất hấp dẫn. Trước đây chúng ta cũng từng được nghe đồn rằng Google đã bí mật đem một chiếc set-top box chạy Android đến CES 2013, sau đó thì có tin nói Google muốn bỏ cái tên "Google TV" để thay bằng "Android TV" để sản phẩm trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng.
Nguồn tin nói thêm rằng Nexus TV có thể được điều khiển thông qua smartphone Android hoặc một chiếc remote có touchpad đi kèm theo máy. Google được cho là đã trình diễn thiết bị này cho lập trình viên xem vào đầu mùa thu năm nay. Máy sẽ không hỗ trợ phát các chương trình truyền hình trực tiếp, điều đó giúp Google tránh được sự phức tạp trong việc đàm phán với các nhà cung cấp nội dung. Đây cũng là khó khăn khiến Intel không thể triển khai dịch vụ TV Internet của mình. Chiếc TV của Apple cũng được cho là đang bị hoãn vì lý do tương tự.Nguồn: The Information
[Windows 8.1] Những cải tiến đáng chú ý của ứng dụng Mail
Bên cạnh People, Mail cũng là một trong 3 ứng dụng quan trọng trong gói ứng dụng Communication cài sẵn trên Windows 8.1. Ứng dụng Mail trước đây vẫn được đánh giá khá tốt nhưng vẫn chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng bình thường và thích hợp với máy tính bảng hơn là laptop truyền thống. Vì vậy, trên Windows 8.1, Microsoft đã cải tiến đáng kể ứng dụng Mail.
Làm việc đa màn hình và tương tác ứng dụng linh hoạt:
Giao diện Mail trên Windows 8.1 vẫn được thiết kế theo phong cách Modern tương tự phiên bản trước. Mặc định ứng dụng Mail vẫn là 3 Panel: Phía bên trái hiển thị các tài khoản mail, các thư mục, mục yêu thích. Ở giữa màn hình là danh sách các mail trong một hộp thư của tài khoản. Phía bên phải là nội dung của một mail hoặc màn hình soạn thảo mail. Tuy nhiên, ứng dụng đã được bổ sung thêm nhiều tính năng, sửa lại vị trí các nút và khai thác triệt để tính năng Snap - hoạt động đa màn hình được cải tiến trên Windows 8.1.
Với ứng dụng Mail trước đây, bạn không thể vừa xem Inbox vừa soạn mail. Vì vậy, Microsoft đã sửa lại với tính năng soạn mail mới trong khung bên phải trong khi Inbox hay các thư mục mail khác vẫn được hiển thị bên trái. Đây là một cải tiến nhỏ nhưng hữu dụng khi cần phải soạn và theo dõi cập nhật Inbox cùng lúc.Đọc mail trong cửa sổ mới.
Bên dưới, các nút chức năng trên thanh App Bar được ẩn mặc định và để kích hoạt thì bạn có thể vuốt từ dưới lên (nếu máy có màn hình cảm ứng) hoặc click phải chuột. Số lượng các nút tính năng cũng nhiều hơn và được phân nhóm rõ ràng. 2 nút đầu tiên thuộc tính năng quản lý là Manage folder - cho phép tạo thư mục, thư mục con và Pin thư mục ra màn hình Start; Enter selection mode - hiển thị ô vuông stick chọn nhiều mail và ngay kế tiếp là các nút chức năng như Move (di chuyển mail sang thư mục khác), Sweep (xóa tất cả email của 1 người gởi), Junk (lọc và dọn mail rác). Các nút còn lại là Flag (đánh dấu mail quan trọng), Mark unread (đánh dấu mail chưa đọc), Delete (xóa) và một nút mới toanh là Open in new windows (Ctrl + O). Nút này khai thác tính năng Snap cải tiến của Windows 8.1, cho phép bạn mở và đọc một mail trong cửa sổ mới, chia đôi màn hình trong khi vẫn duyệt được hộp mail.Mở đường dẫn trong mail song song.
Cải tiến tiếp theo là sự tương tác của Mail với các ứng dụng khác. Khi bạn click vào một hình ảnh đính kèm trong mail, thư viện hình ảnh sẽ tự động mở và Snap vào bên phải màn hình. Tương tự với các đường liên kết hoặc file văn bản, media đính kèm trong Mail, trình duyệt, Office, trình chơi nhạc được thiết lập làm mặc định sẽ mở song song với Mail. Kích thước các cửa sổ có thể được điều chỉnh tùy ý, giúp mang lại khả năng hiển thị tốt hơn tùy theo nội dung.
Những cải tiến nhỏ mà hay:Gắp thả mail vào thư mục khác.
Ở chế độ lựa chọn (Selection mode), bạn có thể chọn nhiều mail và "gắp thả" vào một thư mục khác. Đây là tính năng hoàn toàn mới mà phiên bản Mail trên Windows 8 trước đây không có. Với bổ sung này, những thiết bị cảm ứng hay người dùng chuột sẽ dễ dàng tổ chức hộp mail của mình hơn mà không mất nhiều thao tác.
Một số thiếu sót ở ứng dụng Mail trên Winndow 8 cũng đã được bù đắp. Chức năng gắn cờ (Flag) lên mail đã được bổ sung, cho phép người dùng đánh dấu một mail quan trọng.
Khi đưa trỏ chuột lên một mail, ngay rìa phải của tiêu đề sẽ là các nút chức năng nhanh như gắn cờ, đánh dấu chưa đọc và xóa, tiện lợi hơn rất nhiều.
Tính năng tự động hoàn thiện địa chỉ mail khi gõ đã hoạt động tốt hơn với các địa chỉ đã lưu trong People.
Chức năng tìm kiếm email cũng được cải tiến. Nếu ở Window 8, bạn chỉ có thể tìm kiếm mail trong một thư mục đang duyệt thì Mail trên Window 8.1 bổ sung thêm tùy chọn tìm kiếm mail trong toàn bộ các thư mục.
Mail trên Windows 8.1 hỗ trợ Outlook.com, Exchange, Gmail, AOL, Yahoo, các tài khoản Exchange Activesync hay IMAP khác. Tuy nhiên, phải xác định rằng Mail không phải là ứng dụng thay thế hoàn toàn cho Microsoft Outlook nổi tiếng trong bộ công cụ văn phòng Office. Mail phù hợp với việc kiểm tra mail nhanh, giao diện trực quan, đơn giản và đặc biệt giúp người dùng máy tính cảm ứng chạy Windows thao tác tốt hơn.
[Nghiên cứu] Đàn ông thích xe màu đỏ, phụ nữ thì chọn màu bạc
Theo một nghiên cứu của trang iSeeCars, màu đỏ là màu ưa thích của đàn ông khi chọn xe, trong khi phụ nữ ưu tiên màu bạc nhiều hơn so với các màu khác. iSeeCars đã đưa ra kết luận này dựa trên thông tin thu thập được từ website của họ, trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm xe ô tô mới và đã qua sử dụng. Trong vòng 1 năm, các thành viên của iSeeCars đã tiến hành nghiên cứu trên 30 triệu lượt xe đã qua sử dụng đăng trên website của họ, phân tích hàng trăm ngàn câu hỏi đặt ra về xe đã qua sử dụng của các khách viếng thăm là đàn ông và phụ nữ.
Một vài con số thống kê được liệt kê ra như sau: Phụ nữ thích xe màu xanh dương hơn đàn ông. Tỉ lệ phụ nữ chọn xe màu bạc cao hơn 9,2% so với đàn ông, và 9,1% phụ nữ cũng thích màu nâu hơn so với đàn ông. Trong khi đó, màu đỏ là màu được nhiều đàn ông ưa chuộng, cùng với đó là màu đen dành cho những chiếc xe thể thao. Sau màu đỏ thì đàn ông thích xe màu cam, đen, trắng, xanh lá và màu xám. Còn với phụ nữ, sau màu bạc và nâu, thì họ thích xe màu vàng, be, xanh dương…
Nếu là bạn, khi mua xe ô tô bạn sẽ chọn màu gì? Mời các bạn tham gia trả lời và nhớ tiết lộ giới tính nhé. Xin cảm ơn.
Nhật Bản thiết kế loại dù mới tự đứng được, hạn chế nước mưa chảy ra khi xếp lại
Phòng nghiên cứu ý tưởng của giáo sư Hiroshi Kajimoto mới đây đã trình làng dự án thiết kế một loại dù che mưa mới, với kiểu gập ngược lại so với cây dù truyền thống, tức là bật từ trên xuống dưới thay vì từ dưới lên trên, theo kiểu up side down. Thiết kế này có 2 ưu điểm lớn là giúp cây dù tự đứng được chứ không cần phải dựa vô tường, thứ 2 là có thể gom nước mưa bám trên vải dù khi đóng lại rồi đổ đi, chứ không bị chảy xuống như dù truyền thống. Một ý tưởng đơn giản nhưng hữu ích, tuy vậy loại dù này lại có giá rất cao, khoảng 95$/cái.
Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013
[The Big Picture] Cuộc thi ảnh của National Geographic năm 2013 (P2)
Thời hạn để nộp ảnh tham gia cuộc thi ảnh của National Geographic năm 2013 đã kết thúc và giờ là lúc để ban giám khảo chọn ra những tác phẩm xứng đáng nhất cho các giải thưởng danh giá. Một giải nhất sẽ được chọn ra từ mỗi ba hạng mục và ảnh sẽ được đăng trên tạp chí National Geographic. Giải thưởng chung cuộc sẽ được công bố vào tháng 12/2013. Tác phẩm giành giải thưởng lớn sẽ được nhận 10.000 USD và một chuyến thăm trụ sở National Geographic ở Washington, D.C. để tham dự cuộc hội thảo National Geographic Photography vào tháng 01/2013. Xin giới thiệu với các bạn thêm nhiều hình ảnh đẹp đã gửi tham dự cuộc thi năm nay của National Geographic. Xem lại phần 1 ở đây!
Tên tác phẩm: Light From Heaven (Ánh sáng từ thiên đường). Tác giả: Pimpin Nagawan. Địa điểm: Núi Bromo, Đông Java, Indonesia.
Tên tác phẩm: Hungry Eyes (Cặp mắt đói). Tác giả: Vamini Sethi. Địa điểm Bandhavgarh, Ấn Độ.
Tên tác phẩm: The Messengers (Người đưa tin). Tác giả: Anne Goforth. Địa điểm: gần Broken Bow, Nebraska.
Tên tác phẩm: The Suri Tribe (Bộ tộc Suri). Tác giả: Sergio Carbajo. Địa điểm: Ethiopia.
Tên tác phẩm: Rice Field Terrace (Cánh đồng ruộng bậc thanh). Tác giả: Thierry Bornier. Địa điểm: gần Yuanyang, Yunnan, Trung Quốc.
Tên tác phẩm: The Chase (Theo đuổi). Tác giả: Satpal Singh. Địa điểm: Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Tên tác phẩm: Fanfare (Sự phô trương ầm ĩ). Tác giả: Lace Andersen. Địa điểm: đảo Kauai.
Tên tác phẩm: Keeping Warm (Giữ ấm). Tác giả: Julian Krakowiak. Địa điểm: chụp tại lễ hội Konomiya Naked Festival, tổ chức hàng năm vào mùa Đông lạnh giá ở Konomiya, Nhật Bản.
Tên tác phẩm: Curious (Tò mò). Tác giả: Simon Chandra. Địa điểm: Taman Mini Indonesia Indah, Jakarta.
Tên tác phẩm: Fishing Huts (Rorbuer) in the Lofoten Islands. Tác giả: Mia Bennett. Địa điểm: Reine, đảo Lofoten, Bắc Na Uy.
Tên tác phẩm: Before the Holy Bath (Trước buổi tắm linh thiêng). Tác giả: Konstantino Hatzisarros. Địa điểm: Allahabad, Ấn Độ.
Tên tác phẩm: Ray of Hope (Tia Hy vọng). Tác giả: Aaron Wong. Địa điểm: trong một hang động ở gần Cancun, Mexico.
Tên tác phẩm: Sense of Metal (Cảm giác thép). Tác giả: Melih Sular.
Tên tác phẩm: Red Howler Monkey Being Shy (Chú khỉ rú lông đỏ e thẹn). Tác giả: Quinten Questel. Địa điểm: Trinidad & Tobago.
Tên tác phẩm: Circle of Light (Vòng tròn ánh sáng). Tác giả: Alessandro Gruzza. Địa điểm: dãy núi Catinaccio, gần Paolina, Trentino, Italy.
Tên tác phẩm: I Know He Will Watch Over Me From Above (Tôi biết ông ấy sẽ luôn dõi theo tôi từ trên cao). Tác giả: Sara Albin.
Tên tác phẩm: Red Hill (Ngọn đồi đỏ). Tác giả: Hideyuki Katagiri. Địa điểm: công viên Hitachi Seaside, Nhật Bản.
Tên tác phẩm: Frozen Frog (Con ếch bị đông cứng). Tác giả: Svein Nordrum. Địa điểm: ngoại ô Oslo, Na Uy.
Tên tác phẩm: Namgyal Tsemo Monastery, Ladakh, India (Tu viện Namgyal Tsemo, Ladakh, Ấn Độ). Tác giả: Robert van Sluis. Địa điểm: Leh, Ladakh, Ấn Độ.
Tên tác phẩm: Paddling Dreams (Mái chèo ước mơ). Tác giả: Julia Cumes. Địa điểm: cảng Sesuit, Dennis, Massachusetts.
Tên tác phẩm: Reflection (Phản chiếu). Tác giả: Shihan Wang. Địa điểm: Kanas, Trung Quốc.
Tên tác phẩm: Inside the Brushwood (Bên trong rừng Brushwood). Tác giả: Stefano Spezi. Địa điểm: công viên quốc gia Foreste Casentinesi, Tuscany, Italy.
Tên tác phẩm: Goodbye (Tạm biệt). Tác giả: Shane Gross.
Tên tác phẩm: Fisher Village (Làng chài). Tác giả: Thierry Bornier. Địa điểm: gần Xiapu, Trung Quốc.
Tên tác phẩm: A Fine Balance (Cân bằng tốt). Tác giả: Morkel Erasmus. Địa điểm: Zimbabwe.
Tên tác phẩm: Arctic Ice (Băng Bắc cực). Tác giả: Helen Smith.
Tên tác phẩm: Entering the Inferno (Bước vào địa ngục). Tác giả: Karen Lunney. Địa điểm: vùng Serengeti-Mara, Đông Phi.
Tên tác phẩm: Death of a Village (Sự chết chóc của một ngôi làng). Tác giả: Steve Bromberg. Địa điểm: Trung Quốc.
Tên tác phẩm: Back to the Sea (Trở về với biển). Tác giả: Ray Chin. Địa điểm: gần Hualien, Taiwan.
Tên tác phẩm: Gold Miners (Những người thợ mỏ vàng). Tác giả: Guillermo Barquero. Địa điểm: Guanacaste, Costa Rica.
Tên tác phẩm: Perfect Storm (Cơn bão hoàn hảo). Tác giả: Chris May. Địa điểm: bờ biển phía Tây Ireland.
Tên tác phẩm: Funeral and Shaving (Tang lễ và xuống tóc). Tác giả: Alessandro Iovino.
Tên tác phẩm: Summer Loving (Mùa Hè yêu thương). Tác giả: Ellen Cuylaerts. Địa điểm: đảo Cayman.
Tên tác phẩm: A Node Glows in the Dark (Một điểm sáng giữa bóng đêm). Tác giả: Brian Yen. Địa điểm: Hong Kong.
Tên tác phẩm: Generations (Những thế hệ). Tác giả: Mark Bridger. Địa điểm: Masai Mara, Kenya.
Tên tác phẩm: Stranger Beneath the Sea (Kẻ lạ mặt dưới mặt biển). Tác giả: Shawn Heinrichs. Địa điểm: Alor, Indonesia.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)