Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

[SG.Airshow] Lineage 1000e - máy bay phản lực doanh nhân lớn nhất từ Embraer

Tinhte.vn-[SGAS]-Lineage-1000e-tOP.

Bên cạnh Gulfstream, hãng sản xuất máy bay đến từ Brazil - Embraer cũng không tỏ ra kém cạnh khi đem đến triển lãm Singapore Airshow 2014 những sản phẩm mới nhất của mình thuộc dòng Corporate, hướng đến đối tượng doanh nhân và doanh nghiệp. Lineage 1000e là sản phẩm đáng chú ý nhất bởi đây là mẫu máy bay phản lực doanh nhân lớn nhất của Embraer và là đối thủ trực tiếp của Gulfstream G550.

Dòng máy bay Lineage 1000 được Embraer giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 và được quảng cáo là máy bay phản lực doanh nhân "ultra-large" với 19 ghế ngồi. Lineage 1000 là một biến thể của mẫu máy bay phản lực thương mại rất thành công của Embraer là Embraer 190. Thay đổi lớn nhất trên Lineage 1000 là việc bổ sung các thùng nhiên liệu trong khoang hành lý bên dưới, giúp tăng gần gấp đôi tầm bay. Thiết kế này còn giúp mở rộng không gian nội thất. Cabin có thể chia thành 5 khu vực (G550 của Gulfstream có tối đa 4 khu vực) với các tùy chọn phòng ngủ, phòng tắm và khu vực vận chuyển hàng hóa ở sau. Một ưu điểm lớn của Lineage 1000 so với các đối thủ khác như Gulfstream G550 hay Bombardier Global Express là tiết diện thân máy bay lớn hơn.


Vào cuối năm ngoái, Embraer đã công bố phiên bản nâng cấp của Lineage 1000 với tên gọi Lineage 1000e với chữ "e" mang ý nghĩa mở rộng tầm bay (extended range) và nâng cấp nội thất (enhanced interior). Embraer cho biết phiên bản 1000e có tầm bay xa hơn 200 hải lý (370 km) so với phiên bản trước, qua đó kéo dài hành trình bay lên đến 4600 hải lý (8519 km) với 8 hành khách trên cabin.

Embraer có chiều dài thân 36,24 m, cao 10,57 m và chiều rộng thân + cánh 28,72 m. 2 động cơ sử dụng trên Embraer 1000e là CF34-10E7-B do General Electric sản xuất với đặc tính tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí thải carbon thấp và mỗi động cơ cho lực đẩy tối đa 82,29 kN. Các thông số hiệu năng và tải trọng vận hành của Lineage 1000e:
  • Tầm bay: 8.519 km
  • Tốc độ hành trình tối đa: Mach 0.82 (870 km)
  • Trần bay: 12.497 km
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 54.500 kg
  • Trọng lượng hạ cánh tối đa: 45.800 kg
  • Tải trọng vận chuyển tối đa: 4.270 kg
Lineage_1000_Ultra_Large_Corporate_Jet_Cockpit.

Bên trong buồng lái, Lineage 1000e sở hữu hệ thống điện tử hàng không tiên tiến Honeywell Primus Epic. Buồng lái được thiết kế tập trung vào đặc tính công thái học, tạo sự thoải mái, thuận tiện và nâng cao hiệu quả điều khiển của phi công. Tương tự G550, Lineage 1000e cũng là khai thác công nghệ điều khiển fly-by-wire, loại bỏ các giao tiếp cơ học, chuyển thành tín hiệu điện tử. Các công nghệ khác được tích hợp trên nền tảng Honeywell Primus Epic còn có thiết bị điều khiển bằng con trỏ (CCD), hệ thống cảnh báo gần mặt đất cải tiến (EGPWS), hệ thống gợi ý và nhận biết đường băng (RAAS) và E2VS - hệ thống cải thiện tầm nhìn của Embraer với công nghệ hiển thị Head-Up Display (HUD) và Enhanced Vision System (EVS).


Cabin của Lineage 1000e được chi làm 4 khu vực đáp ứng các chức năng làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và riêng tư. Theo tiêu chuẩn, thiết kế cabin bao gồm:
  • Phòng cho phi hành đoàn
  • Khu vực đón khách và dừng nghỉ cho tiếp viên
  • Bếp
  • Tủ quần áo
  • Phòng vệ sinh
  • Khoang hành lý trong cabin
  • 4 ghế ngồi đơn ở các khu vực 1 và 2
  • Phòng họp ở khu vực 4 với 6 ghế
  • 2 ghế dài ở khu vực 3 và 5 với thiết kế nội thất sang trọng.

Nội thất cabin được hoàn thiện cao cấp với nhiều loại chất liệu. Khách hàng có rất nhiều lựa chọn chất liệu nội thất để tạo nên sự khác biệt cho chiếc máy bay của mình. Các trang bị công nghệ tiêu chuẩn trên cabin còn có hệ thống quản lý cabin và giải trí điện tử Honeywell's Ovation Select. Hệ thống này tương thích hoàn toàn với các thiết bị điện tử của Apple, cho phép hành khách đều khiển từ xa các tính năng như âm thanh, video, nhiệt độ, ánh sáng, độ mờ cửa sổ qua iPad. Hành khách có thể theo dõi hành trình bay qua bản đồ điện tử 3D JetMap và xem các nội dung giải trí qua màn hình LCD 42" phân giải cao với đầu phát Blu-ray và tận hưởng âm nhạc qua hệ thống âm thanh Surround 5.1.

Ngoài ra, Embraer còn cung cấp phiên bản tùy biến đặc biệt của Lineage 1000e với tên gọi Skyacht One (du thuyền bay) với sơn ngoại thất và nội thất siêu sang được xưởng thiết kế SottoDesign thực hiện. Skyacht One lấy ý tưởng từ chiếc du thuyền mang tên Thunderbird do bậc thầy chế tạo du thuyền John Hacker chế tạo vào năm 1939 dành cho tỉ phú George Whittell.


Embraer Lineage 1000e có giá từ 43 triệu USD tại Mỹ.

Đại học Harvard phát triển đội robot lấy cảm hứng từ mối có thể tự xây dựng công trình kiến trúc

robot_tu_xay_dung.

Các kỹ sư tại phòng thí nghiệm thuộc đại học Harvard đang phát triển đội robot lấy cảm hứng từ mối có thể tự xây dựng những công trình kiến trúc mà không cần sự điều khiển của con người. Người dùng chỉ cần nhập các mô hình toán học của kiến trúc muốn xây dựng và đội robot sẽ tự đảm nhận phần công việc còn lại. Công nghệ trên hứa hẹn sẽ có thể giúp con người xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt thậm chí là ngoài vũ trụ.

Robot có kích thước cỡ 1 chiếc giày, hình dạng giống như chiếc Volkswagen Beetle và được chế tạo bằng in 3D đang được phát triển tại phòng thí nghiệm thuộc đại học Harvard. Bánh xe của Robot được thiết kế giống như 3 chiếc móc nên có thể dễ dàng bám, leo trèo trên nhiều địa hình khác nhau.

Trong video có thể thấy, robot mối cõng những mảnh xốp trên lưng và tự chuyển tới vị trí cần thiết để sắp xếp thành từng lớp tạo thành kiến trúc mong muốn. Điều khá thú vị là đội robot hoàn toàn không cần sự điều khiển của con người mà tự nhận định điều kiện môi trường xung quanh và xây dựng nên toàn bộ kiến trúc. Như trong video, đội robot đang xây dựng một tòa tháp từ những miếng xốp xếp chồng lên nhau.

Kỹ sư tại Viện khoa học kỹ thuật lấy cảm hứng từ sinh học thuộc đại học Harvard, Justin Werfel cho biết: "Nếu bạn muốn xây dựng một công trình dưới lòng biển hoặc thậm chí là một trạm nghiên cứu trên sao Hỏa, đây là một việc khó khăn, tốn kém và nhiều nguy hiểm nếu gởi con người tới đó. Nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng đội robot để xây dựng những công trình trong các môi trường sống khắt nghiệt, đây mới chính là tầm nhìn về lâu dài của dự án."

Để đội robot có thể vận hành làm việc, Werfel khai báo với chúng những mô hình toán học của kiến trúc cần xây dựng, ví dụ như 1 kim tự tháp chẳng hạn. Mỗi thành viên trong đội robot sẽ sử dụng mô hình toán học để tính toán vị trí nào sẽ đặt miếng xốp mà nó đang cõng trên lưng. Nếu vị trí đó đã được 1 robot khác hoàn thành, nó sẽ tự chuyển sang vị trí cần thiết khác trong tiến trình xây dựng.

Để có thể hiểu được tiến độ của công việc, robot không chỉ được trang bị cảm biến sóng siêu âmhồng ngoại, mà còn được tích hợp gia tốc kế bên trong để xác định có bao nhiêu khối đã được lắp và vị trí nào cần phải tiếp tục lắp đặt. Giai đoạn đầu, đội robot có thể xây dựng những kiến trúc như kim tự tháp, lâu đài hay tòa tháp. Nhưng trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển để có thể xây dựng nhiều cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều.

Video đội 3 robot mối đang xây dựng tòa tháp

Theo Newscienist

Windows Phone 8.1 sẽ cho lập trình viên thử nghiệm vào tháng 4, ra mắt chính thức từ tháng 6-8?

[​IMG]
Ảnh minh họa: bộ SDK của Windows Phone 8.1

Trang tin WPBar mới đây đã tiết lộ rằng phiên bản Windows Phone 8.1 chính thức sẽ được phân phối đến người dùng từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay. Đây cũng là khoảng thời gian chúng ta có thể kì vọng sự xuất hiện của một đợt thiết bị Windows Phone mới, tương tự như những gì từng diễn ra sau khi Microsoft giới thiệu Windows Phone 8.1 Update 3 vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên anh em đừng vội buồn vì phải chờ lâu, bởi nguồn tin nói thêm rằng Microsoft sẽ mở chương trình Developer Preview ngay trong tháng 4 để cho phép "lập trình viên" được thử nghiệm Windows Phone 8.1 mà không cần đợi bản update từ nhà sản xuất hay nhà mạng. Nói là lập trình viên chứ thực ra các bước để tham gia Developer Preview cực kì đơn giản, đến đó mình sẽ nhắc lại cho các bạn sau.

Nguồn: WPBar, WMPowerUser

[Hỏi Tinh tế] Xe bạn đi được bao nhiêu cây số với 1 lít xăng?

tinhte_xe_xang.
Mời anh em chia sẻ thông tin về lượng xăng tiêu thụ của xe hai bánh mà anh em đang đi. Chúng ta sẽ tính xem 1 lít thì xe đi được bao nhiêu cây số. Thông tin mà anh em cần điền là loại xe và số km đi được với một lít xăng. Anh em đưa thông tin theo mẫu bên dưới nhé. Nhưng đưa vào trong bảng thống kê chứ không phải trả lời vào chủ đề này. Cám ơn anh em. Xe: Honda Airblade 2013, Suzuki Raider, Yamaha Noza... Km/l: 45


Tù nhân tại Na Uy yêu cầu được trang bị máy chơi game PS3 và máy vi tính

may_ps_3.

Thời gian gần đây, nhiều tù nhân tại các nhà tù trên thế giới đều có nhu cầu được trang bị các phương tiện chơi game hiện đại trong cuộc sống nhàm chán trong tù. Hồi năm ngoái, những tù nhân tại Úc đã đề nghị pháp luật cho phép trang bị máy tính và PS3 trong nhà tù để họ có thể chơi game. Mới đây, tù nhân Anders Breivik tại một nhà tù thuộc Na Uy cũng đưa ra yêu sách và dọa sẽ tuyệt thực nếu nhà tù không nâng cấp các máy chơi game từ PS2 lên PS3.

Tù nhân Anders Breivik đang thụ án 21 năm tù vì tội sát hại 77 người trong một cuộc nổ súng và đánh bom hồi mùa hè năm 2011. Hồi tháng 11 năm ngoái, Breivik đã gởi một bảng yêu sách với nhiều yêu cầu tới các cơ quan quản lý nhà tù. Breivik cho rằng nhà tù đã "tra tấn" tù nhân bằng cách không cho phép họ lựa chọn những game mà họ thích.

Trong bảng yêu sách được cung cấp bởi hãng tin AFP mới đây, 1 trong số những yêu cầu là nâng cấp hệ thống chơi game PS2 lạc hậu tại đây, và thay bằng máy PS3 mới hơn với nhiều trò chơi hơn. Đặc biệt, Breivik muốn được lựa chọn những game mà mình muốn chơi và muốn chơi nhiều game có đóng dấu Mature. Breivik tuyên bố những game được chơi trong nhà tù hiện nay chỉ dành cho trẻ lên 3.

Một đề nghị khác của Breivik là phải thay đổi những máy đánh chữ quá lạc hậu có từ những năm 1873. Thay vào đó, Breivik muốn được sử dụng những máy tính hiện đại hơn. Breivik cho rằng đang sống trong một địa ngục và đe dọa sẽ tuyệt thực đến chết nếu yêu sách của anh không được thực hiện như mong muốn.

Trong thời gian thụ án của mình hồi năm 2012, Breivik đã có tuyên bố nổi tiếng rằng mình đã thử nghiệm các cuộc tấn công khủng bố bằng cách chơi đi chơi lại nhiều lần game Call Of ***. Trong lời khai, Breivik cũng tuyên bố mình bị ám ảnh bởi trò chơi World *** và luôn muốn thực hiện các vụ tấn công như một sở thích của mình.

Theo Slashgear, Arstechnica
Nguồn: AFP

LG ra mắt ba smartphone từ giá rẻ đến trung cấp thuộc dòng L Series III

lg-l-series-3.

Ngay trước thềm MWC 2014, LG ngày hôm nay đã chính thức tung ra ba smartphone dòng L Series III là L40, L70 và L90. Theo đó, L40 sẽ là chiếc smartphone có cấu hình thấp nhất, tiếp đến là L70 và cuối cùng là L90, cả ba được LG nhắm đến phân khúc giá rẻ và trung cấp bởi nhìn chung thì thông số của ba máy đều chỉ dừng lại ở mức trung bình. Cụ thể hơn, đầu tiên là L40, đây là chiếc máy nhỏ nhất khi nó chỉ được trang bị màn hình kích thước 3,5-inch, độ phân giải 480 x 320, bộ vi xử lý lõi kép 1,2GHz, RAM 512 MB, camera chính 3MP. Máy có pin dung lượng 1.700mAh hoặc 1.540mAh (tuỳ thị trường), pin có thể tháo rời ra được.

Kế đến là L70, máy sở hữu màn hình 4,5-inch, độ phân giải 800x400, RAM 1GB, có vi xử lý lõi kép, xung nhịp 1,2GHz. L70 có camera chính 8MP hoặc 5MP (tuỳ thị trường), pin dung lượng 2.100mAh. Cuối cùng là L90, là chiếc smartphone có cấu hình khá nhất trong bộ ba máy L Series III đợt này, theo đó L90 có màn hình 4,7-inch, độ phân giải 960 x 540, RAM 1GB, camera chính 8MP, camera phụ 3MP, vi xử lý lõi tứ 1,2GHz, pin 2540mAh.

Mặc dù cả ba máy L40, L70 và L90 không phải dòng cao cấp nhưng LG vẫn trang bị cho chúng phụ kiện bao da QuickWindow cho phép người dùng có thể nghe gọi, xem tin nhắn mà không cần phải mở cover ra. Bên cạnh đó, cả ba đều được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 4.4 KitKat mới nhất - điều mà không phải chiếc smartphone cấp thấp nào cũng có thể có được. Hiện vẫn chưa rõ ngày và giá bán của ba chiếc smartphone L Series III trên.

Cấu hình cơ bản của LG L40
  • Màn hình 3,5-inch (480 x 320)
  • CPU lõi kép, xung nhịp 1,2GHz
  • RAM 512MB
  • Camera 3MP
  • Pin 1.700mAH hoặc 1.540mAh (tuỳ thị trường)
  • Hệ điều hành: Android 4.4 KitKat
  • Bộ nhớ trong: 4GB
  • Kích thước: 109,4 x 59,0 x 11,9mm
Cấu hình cơ bản của LG L70
  • Màn hình IPS 4,5-inch (800 x 480)
  • CPU lõi kép, xung nhịp 1,2GHz
  • RAM 1GB
  • Camera 8MP hoặc 5MP (tuỳ thị trường)
  • Pin 2.100mAh
  • Hệ điều hành: Android 4.4 KitKat
  • Bộ nhớ trong: 4GB
  • Kích thước: 127,2 x 66,8 x 9,5mm
Cấu hình cơ bản của LG L90
  • Màn hình IPS 4,7-inch (960 x 540)
  • CPU lõi tứ, xung nhịp 1,2GHz
  • RAM 1GB
  • Camera 8MP
  • Pin 2.540mAh
  • Hệ điều hành: Android 4.4 KitKat
  • Bộ nhớ trong: 8GB
  • Kích thước: 131,6 x 66,0 x 9,7mm


[Mỗi tuần 1 phát minh] 10 nhà phát minh bị giết bởi chính sáng chế của mình

banner.

Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, nhiều nhà khoa học đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và đạt được những thành tựu vĩ đại nhằm giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng đạt được sự thành công. Có những nghiên cứu bị dở dang, không thể áp dụng vào cuộc sống. Có một số phát minh không được công nhận và chìm vào lãng quên. Bên cạnh đó, cũng có những nhà phát minh đã phải hy sinh bởi chính phát minh do mình tạo ra.

Chuyên mục "mỗi tuần 1 phát minh" tuần này sẽ điểm lại 10 kết cục bi thảm của các nhà phát minh do thất bại trong quá trình thử nghiệm và vận hành sản phẩm của mình. Qua đó, chúng ta phần nào nhận ra để tạo nên một phát minh vĩ đại trước đó chưa từng có không phải là một chuyện dễ dàng. Có thể cho rằng bản chất của phát minh chính là đẩy các giới hạn trước đó lên một tầm cao mới để biến điều không thể thành có thể. Đôi khi những sáng chế mang tính cách mạng luôn phải đánh đổi không những bằng công sức mà có khi còn bằng cả chính tính mạng của con người.

1. Henry Smolinski (?-1973)

Henry Smolinski.

Henry Smolinski là một kỹ sư được đào tạo tại công ty hãng không vũ trụ và khoa học quốc phòng Northrop, Mỹ. Sau khi rời Northrop, ông sáng lập nên công ty Advanced Vehicle Engineers nhằm tập trung nghiên cứu thương mại hóa mô hình xe hơi có thể bay được. Vào năm 1973, công ty phát triển 2 mô hình xe bay đầu tiên bằng cách kết hợp cánh máy bay Cessna Skymaster và chiếc Ford Pinto của hãng xe hơi Ford.

Smolinski dự định sẽ bắt đầu sản xuất thương mại và bán lẻ mẫu xe trên vào 1 năm sau đó. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 9 năm 1973, ông thực hiện 1 chuyến bay thử nghiệm cùng với phi công Harold Blake và cả 2 người đều đã tử nạn trong chuyến bay do 1 thanh chống cánh đột ngột bị rơi ra khỏi xe. Ủy ban an toàn giao thông bấy giờ đã kết luận nguyên nhân của tai nạn là do mối hàn giữa các thanh kim loại và một phần ảnh hưởng của chiếc Pinto.


2. Franz Reichelt (1879–1912)

Franz Reichelt.

Franz Reichelt là một nhà phát minh người Áo được sinh ra tại Pháp. Với công việc chính là một thợ may, ông đã dành thời gian rảnh của mình để thiết kế một bộ đồ bay nhảy dù dành cho các phi công. Trong quá trình Reichelt thiết kế ý tưởng của mình, máy bay là một phát minh còn khá mới mẻ với chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright bằng chiếc Kitty Hawk vào năm 1903.

Thời bấy giờ, các kỹ sư vẫn đang nghiên cứu phương pháp giúp phi công có thể thoát ra khi máy bay gặp sự cố. Sau khi thử nghiệm bộ đồ bay nhảy dù với một hình nộm và đạt được thành công ban đầu, ông đã tự mình sử dụng thử nghiệm bằng cách mặc bộ đồ và nhảy từ tầng thấp của tháp Eiffel. Đáng tiếc là ông đã rơi tự do từ độ cao 57 mét xuống mặt đất mà chết ngay lập tức.


3. Horace Lawson Hunley (?-1863)

Horace Lawson Hunley.

Horace L. Hunley là một luật sư và là một thành viên của cơ quan lập pháp tiểu bang Louisiana. Hunley đã giúp thiết kế và chế tạo 3 mẫu tàu ngầm cho phe Liên minh phía nam trong suốt cuộc nội chiến Mỹ và cuối cùng, ông đã hi sinh trong quá trình thử nghiệm mẫu tàu thứ 3.

Mẫu tàu ngầm đầu tiên của Hunley được chế tạo tại New Orleans và đã bị cố ý đánh chìm khi thành phố rơi vào tay phe Chính phủ. Chiếc thứ 2 của ông cũng bị đánh chìm tại vịnh Mobile ở Alabama. Ông đã dùng chính tiền của mình để đầu tư chế tạo chiếc tàu ngầm thứ 3 mang tên ông.

Tuy nhiên, trong chuyến hoạt động thử nghiệm lần đầu tiên, ông đã chết khi chiếc tàu bị chìm ngoài khơi vùng biển Charleston, South Carolina.

Phe liên minh đã tiến hành trục vớt chiếc tàu ngầm và thử nghiệm lại cùng với một thủy thủ đoàn mới. Cuộc thử nghiệm sau đó thành công, toàn bộ thủy thủ đoàn vẫn sống sót qua cuộc thử nghiệm và chiếc tàu được sử dụng để có thể đánh chìm các chiến tàu chiến khác.

4. Thomas Midgley Jr (1889-1944)

Thomas Midgley Jr.

Thomas Midgley Jr là một nhà hóa học nổi tiếng với các phát minh nhiên liệu giúp động cơ chạy êm "no-knock" (xăng pha chì) và chế tạo khí làm lạnh Freon chlorofluorocarbons (CFCs - khí nhà kính). Tuy nhiên, ông đã bị nhiễm độc chì khi đổ xăng pha chì lên 2 tay và hít bình chứa xăng trong vòng 60 giây trong một cuộc hợp báo để chứng minh cho mọi người thấy rằng loại nhiên liệu của ông là an toàn.

Bên cạnh đó, một giả thuyết đáng tin cậy cũng được đưa ra là ông không chết do nhiễm độc chì mà do một phát minh của ông, hệ thống dây thừng và ròng rọc giúp nâng cơ thể khi ông đang nằm trên giường vì bệnh bại liệt. Ngày 2 tháng 11 năm 1944, ông bị vướng vào dây thừng và bị ngộp thở dẫn đến tử vong do sử dụng chính phát minh của mình.

5. Marie Curie (1867-1934)

Marie Curie.

Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học nổi tiếng với các nghiên cứu phóng xạ mà đặc biệt là phát hiện ra 2 nguyên tố Polonium và Radium. Bà đã được trao 2 giải thưởng Nobel, 1 giải được trao cùng với chồng bà và Henri Becquerel trong lĩnh vực vật lý, giải còn lại thuộc lĩnh vực hóa học. Marie Curie là người đầu tiên nhận được cả 2 giải thưởng Nobel. Cho đến nay, Curie và nhà hóa học Linus Pauling là 2 người duy nhất được trao đến 2 giải Nobel.

Trong nghiên cứu về lý thuyết phóng xạ và bà đã vô tình phát hiện ra được những ảnh hưởng nguy hiểm của chất phóng xạ lên cơ thể con người. Cuối cùng, Marie Curie qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1934 bởi chứng thiếu máu do tiếp xúc nhiều với các bức xạ.

6. Jean-François Pilâtre de Rozier

Jean-François Pilâtre de Rozier.

Jean-François Pilâtre de Rozier là người Ý đầu tiên tử nạn hàng không trong khi chiếc khí cầu mang tên ông gặp tai nạn vào ngày 15 tháng 6 năm 1785 lúc ông và cộng sự Pierre Romain thực hiện chuyến bay qua eo biển Manche.

Khí cầu Rozière là loại khí cầu có 2 khoang riêng biệt chứa khí lạnh (Hidro hoặc Heli) và khí nóng. Lợi thế của Rozière là điều khiển độ cao sử dụng ít nhiên liệu hơn loại khí cầu thông thường cho phép phi hành đoàn thực hiện chuyến bay với thời gian dài có thể lên đến vài tuần.

Chiếc khí cầu Rozière đầu tiên do chính Rozière chế tạo đã thực hiện chuyến bay qua eo biển Manche vào ngày 15 tháng 6 năm 1785. Trong quá trình bay, quả cầu đột ngột bị xì hơi mà không hề có dấu hiệu bắt lửa và bị rơi xuống vùng Wimereux thuộc Pas-de-Calais.

Ngày nay, khí cầu Rozière sử dụng nhiên liệu không bắt lửa là Helium thay vì khí Hidro và được áp dụng để thực hiện những chuyến bay dài ngày.

7. Valerian Abakovsky (1895-1921)

Valerian Abakovsky.

Nhà phát minh người Nga Valerian Abakovsky là người đã nghiên cứu chế tạo động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon. Trong một cuộc thử nghiệm, chiếc tàu đã trật đường rây khiến chính ông cùng 5 người khác tử nạn. Aerowagon được trang bị động cơ và cánh quạt của máy bay, dự định sẽ sử dụng để chuyên chở các quan chức Liên Xô tới Moscow.

Chiếc tàu của Abakovsky đã thực hiện tốt quá trình thử nghiệm trong lượt đi, tuy nhiên trong lượt về, nó đã gặp tai nạn khi về tới gần thành phố thủ đô. Khi xảy ra vụ tai nạn, Abakovsky chỉ mới có 26 tuổi.

8. Max Valier (1895–1930)

Max Valier.

Nhà phát minh Max Valier là người đã phát minh ra động cơ phản lực nhiên liệu lỏng khi đang làm việc tại cơ quan nghiên cứu tên lửa Verein für Raumschiffahrt (VFR) thuộc Đức vào những năm 1920.

Năm 1928 và 1929, ông làm việc cùng với Fritz von Opel trên một số động cơ tên lửa trên xe hơi và máy bay. Vào cuối những năm 1920, VFR bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển tên lửa nhiên liệu lỏng. Ngày 25 tháng 1 năm 1930, nhóm nghiên cứu đã thực hiện bắn thử thành công quả tên lửa nhiên liệu lỏng (5 phút) tại nhà máy Heylandt.

Đến 19 tháng 4 năm 1930, lần đầu tiên Valier cho chạy thử nghiệm chiếc xe Valier-Heylandt Rak 7 - xe phản lưc sử dụng nhiên liệu lỏng. Không may là vài tháng sau, trong một cuộc chạy thử nghiệm khác tại Berlin, Valier đã tử nạn ngay trên băng ghế trong xe khi động cơ nhiên liệu cồn đột ngột phát nổ.

Sau này, học trò của Valier là Arthur Rudolph tiếp tục nghiên cứu của ông và đã cải tiến thành công động cơ phản lực nhiên liệu lỏng có độ an toàn cao hơn phiên bản ban đầu.

9. William Bullock (1813-1867)

William Bullock.

William Bullock là cha đẻ của ngành công nghiệp in với phát minh máy in trục lô giúp thời gian in nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặt nền móng cho công nghệ in ấn hiện đại. Ông cũng thiệt mạng bởi chính phát minh của mình gây ra.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1867, trong khi đang điều chỉnh chiếc máy in mới của mình được lắp đặt cho tờ báo Philadelphia Public Ledger, Bullock đã cố đạp một sợi dây cua ro ăn khớp vào ròng rọc. Hậu quả là chân của ông đã bị nghiền nát khi vướng vào trục quay của máy. Vài ngày sau đó, vết thương phát triển nhanh chóng dẫn đến hoại tử. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1867, Bullock đã qua đời trong ca phẫu thuật cắt bỏ chân.

10. Aurel Vlaicu (1882-1913)

Aurel Vlaicu.

Aurel Vlaicu là người chế tạo chiếc máy bay bằng sắt đầu tiên trên thế giới. Ông đã thiệt mạng khi thực hiện chuyến bay qua ngọn núi Carpathian bằng chiếc máy bay hình mũi tên Vlaicu II vào 13 tháng 9 năm 1913.

Vào mùa thu năm 1910, Vlaicu bắt đầu thiết kế máy bay mới và phát triển trường Nghệ thuật và chuyên môn dưới sự giúp đỡ của Spiru Haret. Ông đặt tên cho mẫu máy bay mới là Vlaicu 2 và thực hiện chuyến bay tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội văn học và văn hóa Rumania.

Sau đó, Vlaicu tham gia chuyến lưu diễn hàng không qua Sibiu, Brasov, Iasi và một số nơi khác. Bấy giờ, chiếc Vlaicu 2 có thể bay ở độ cao 1000 mét, vận tốc đạt 90 km/h và thực hiện được các pha nhào lộn trên không.

Nguồn: Wikipedia, mnn, io9

Trên tay máy ảnh Nikon D3300 - Nâng cấp nhỏ mà giá trị

TMH_3924.JPG

Chiếc Nikon D3300 mới được giới thiệu đầu tháng 1 vừa qua, Các bạn có thể xem thông tin chi tiết: Tinh Tế đã có bài đưa tin. Nói một cách ngắn ngọn, đây là phiên bản nâng cấp của dòng DSLR khởi điểm của Nikon với một số thay đổi không lớn, nhưng rất có ý nghĩa với những điểm lưu ý chính như sau:

  • Ống kính bán kèm có thể thu ngắn gọn khi không chụp, chất lượng hình vẫn tương đương
  • Cảm quang CMOS 24,2 MP APS-C, không có bộ lọc khử răng cưa tương tự D5300 và D7100
  • Bộ vi xử lý Expeed 4 thay vì Expeed 3 giúp tăng khả năng xử lý ảnh và tăng tốc độ chụp liên tiếp lên 5fps, ISO lên 12.800
  • Thân máy có một số bộ phận bằng sợi carbon giúp giảm trọng lượng và tăng độ bền, với ống kit mới, nó nhẹ hơn D3200 tới 114 gram

Đây là chiếc máy ảnh hứa hẹn cho chất lượng hình rất cao, tình năng vừa đủ sử dụng cho người bắt đầu

Trân trọng cảm ơn cửa hàng Khanhlong.com đã cho mượn thiết bị.

TMH_3920.JPGTMH_3923.JPGTMH_3924-2.JPGTMH_3927.JPGTMH_3928.JPGTMH_3929.JPGTMH_3930.JPGTMH_3932.JPGTMH_3936.JPG
TMH_3942.JPG

[SG.Airshow] G650 - phản lực cơ doanh nhân có vận tốc Mach 0.925 của Gulfstream

Tinhte.vn-[SGAS]-Gulfstream-G650-Top.

Trong số 5 mẫu máy bay được trưng bày tại khu vực triển lãm của Gulfstream trong khuôn khổ Singapore Airshow 2014 thì G650 chính là phiên bản được quan tâm nhất. Chương trình phát triển của G650 bắt đầu từ năm 2005 và vào năm 2008, G650 chính thức được ra mắt. Đây là chiếc phản lực cơ doanh nhân lớn nhất và nhanh nhất của công ty với tốc độ lên đến Mach 0.925.

G650 có chiều rộng 30,36 m (tính đến đỉnh 2 cánh nhỏ winglet), dài 30,41 m và cao 7,82 m. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuabin cánh quạt Rolls-Royce BR725 A1-12 cho lực đẩy 75,20 kN với tải trọng cất cánh tối đa 45.178 kg. G650 cũng là ứng cử viên cho danh hiệu máy bay phản lực doanh nhân nhanh nhất thế giới với vận tốc hành trình tối đa đạt Mach 0.925 (1133 km/h). Bên cạnh đó, G650 còn sở hữu hiệu năng cất/hạ cánh cực tốt khi có thể hoạt động trên các đường băng có chiều dài trung bình 1786 m, tương ứng với các sân bay cỡ nhỏ qua đó tránh phải lệ thuộc vào các sân bay lớn vốn có mật độ máy bay đông đúc.

Tinhte.vn-[SGAS]-Gulfstream-G650-5.

Gulfstream G650 có sức chứa từ 11 đến 18 hành khách kèm phi hành đoàn gồm 4 người. Và với tầm bay xa 12.964 km ở tốc độ Mach 0.85 (904 km/h), G640 có thể kết nối Dubai với New York và London với Buenos Aires, Argentina.

Tinhte.vn-[SGAS]-Gulfstream-G650-2.

Bên trong buồng lái, hệ thống kiểm soát của máy bay được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ fly-by-wire, không còn giao tiếp điều khiển cơ học giữa máy bay và phi công. Hệ thống điều khiển được chuyển sang hệ thống thủy lực kép và dùng giao tiếp điện tử, trong đó các chỉ thị được chuyển đổi thành các tín hiệu điện tử được truyền dẫn bằng dầy điện và các máy tính trên máy bay sẽ xác định chuyển động của bộ truyền động, phản hồi tương ứng với chỉ thị điều khiển (vì vậy hệ thống này được gọi là fly-by-wire). Ngày nay, rất nhiều hãng sản xuất máy bay áp dụng công nghệ fly-by-wire nhưng chỉ có 1 hãng làm máy bay phản lực doanh nhân là Dassaulft với phiên bản Falcon 7X trang bị công nghệ tương tự Gulfstream G650.

Tinhte.vn-[SGAS]-Gulfstream-G650-6.

Trước mặt phi công là hệ thống điện tử hàng không tiên tiến PlaneView thế hệ II. PlaneView được phát trển dựa trên hệ thống điện tử hàng không Honeywell SPZ-8000 và được bổ sung nhiều tính năng mới. PlaneView nói một cách đơn giản là hệ thống khí cụ điều khiển và hiển thị điện tử bao gồm công nghệ màn hình, kiến trúc điện tử hàng không, năng lực xử lý và hệ thống quản lý dẫn đường tương tác (INAV). Một tính năng mới được Gulfstream bổ sung vào PlaneView là hệ thống tăng cường tầm nhìn EVS II (Enhanced Vision System II), kết hợp với màn hình Honeywell HUD 2020 hiển thị trực tiếp trên kính chắn gió trước mặt phi công cung cấp các thông tin và cảnh báo trực quan, mang lại nhận thức tốt hơn cho phi công về các tình huống xấu. Các công nghệ khác được tích hợp trong PlaneView bao gồm hệ thống quản lý thông tin chuyến bay 3 kênh Triplex Flight Management System, hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay đồng bộ Synthetic Vision-Primary Flight Display (SV-PFD), chế độ giảm độ cao khẩn cấp tự động, radar thời tiết 3 chiều, hệ thống điều khiển cải tiến v.v…

Tinhte.vn-[SGAS]-Gulfstream-G650-4.

Không chỉ buồng lái hiện đại, cabin của G650 còn được đầu tư thiết kế nhằm mang lại sự thoải mái và tiện dụng tối đa. Các kỹ sư và nhà thiết kế tại Gulfstream đã quyết định sử dụng thiết kế thân hình oval thay vì hình tròn truyền thống để không gian hành khách và hành lý. Cabin dài 16,33 m, rộng 1,95 m, cao 2,59 m cho thể tích chứa 60,54 m3. Thân máy bay được chế tạo bằng kim loại trong khi vật liệu composite được dùng để tạo nên các thành phần như mối nối cánh đuôi, winglet, vách ngăn áp suất sau, mấu treo động cơ, cấu trúc sàn cabin và nhiều bộ phận khác. Trên G650 có 8 cửa sổ hình oval rộng 71 cm mỗi bên thân để cung cấp ánh sáng cho nội thất và tầm nhìn cho hành khách.

Gulfstream cung cấp 12 tùy chọn bố trí ghế ngồi trên G650. Các gói trang bị ghế và nội thất bao gồm Executive, Universal và Hallmark với 2 kiểu bố trí Forward Galley (Các ghế dồn về phía trước)/Aft Galley (Các ghế dồn về phía sau) và tùy chọn khu vực cho phi hành đoàn. Các trang bị điện tử trong cabin bao gồm 2 màn hình LCD 26" phân giải cao, hệ thống âm thanh stereo với tai nghe chống nhiễu riêng tại mỗi ghế, mạng LAN, máy in đa chức năng, hệ thống liên lạc vệ tinh Honeywell Inmarsat và nhiều tùy chọn cao cấp khác.

G650 hiện đang được bán với mức giá cơ bản là 65 triệu USD nhưng khách hàng phải đặt trước 3 năm. Nếu muốn chuyển hàng ngay, khách hàng sẽ phải trả hơn 70 triệu USD.