Tại triển lãm Geneva Motor Show 2014 diễn ra vào tháng ba vừa qua, Koenigsegg - một công ty chuyên sản xuất siêu xe của Thụy Điển - đã chính thức ra mắt một mẫu siêu xe hiệu suất cao, một chiếc "Megacar" - đó chính là chiếc Koenigsegg Agera One:1. Sở dĩ có cái tên này bởi vì nó là chiếc xe thương mại đầu tiên đạt được công suất trên 1 MegaWatt (1.341 mã lực), một con số thực sự đáng nể.
One:1 là một phiên bản nâng cấp đặc biệt từ chiếc Agera nổi tiếng của Koenigsegg, cái tên "One:1" suất phát từ công suất tối đa của chiếc xe là 1.360 mã lực - bằng chính xác trọng lượng không tải của nó là 1.360kg. Koenigsegg Agera One:1 đạt tỷ lệ công suất/trọng lượng là 1:1, một tỷ lệ không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên các mẫu xe thương mại.
Sẽ chỉ có 6 chiếc Koenigsegg Agera One:1 được sản xuất, và theo thông tin từ hãng xe thụy Điển thì tất cả đã có chủ. Giá bán của Koenigsegg Agera One:1 được cho là vào khoảng 2 triệu USD, chưa bao gồm thuế.--//--Koenigsegg Agera One:1 là chiếc xe mạnh mẽ nhất và nhanh nhất hành tinh về thực tế, tốc độ tối đa của nó vượt xa con số kỷ lục Guiness 431,072km/h mà Bugatti Veyron Super Sport đang nắm giữ. Tuy nhiên, sẽ không có chứng nhận kỷ lục cho mẫu xe này bởi vì chỉ có 6 chiếc xe được sản xuất, trong khi quy định là phải có ít nhất 30 chiếc.
Những đặc điểm và thông số nổi bật nhất của Koenigsegg Agera One:1
- Chiếc xe đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ công suất/trọng lượng là 1:1 (Hp/Kg)
- Chiếc xe thương mại đầu tiên trên thế giới đạt công suất trên 1MW (trên 1.341 mã lực)
- Lực ép xuống mặt đường tương đương 610kg ở tốc độ 260 km/h nhờ vào hệ thống khí động học hiện đại trang bị trên xe
- Hệ thống khung gầm và thân xe làm bằng chất liệu sợi carbon cao cấp
- Khung gầm có khả năng tự điều chỉnh độ cao và hấp thụ xung lực
- Lò xo giảm xóc có thể điều chỉnh độ cứng
- Hệ thống Predictive Active Chassis và Aero Track Mode được điều khiển bằng 3G và GPS
- Kết nối 3G để cập nhật phần mềm của hệ thống đồng hồ đo vận tốc, thông số vận hành, thông tin liên lạc, bao gồm cả những ứng dụng của iPhone
- Hệ thống van tăng áp 3D-VGT được chế tạo từ công nghệ in 3D
- Ghế ngồi thể thao kiểu xe đua được làm từ sợi carbon, thiết kế bởi Koenigsegg, có thêm tùy chọn khử tiếng ồn
- Ống xả hình thang được làm bằng Titan với công nghệ in 3D
- Tăng tốc từ 0-400km/h chỉ trong vòng 20 giây, tốc độ tối đa đạt được là trên 440km/h
Koenigsegg sẽ tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ 20 của hãng trong năm năm nay và Agera One:1 chính là món quà sinh nhật lớn nhất của hãng xe Thụy Điển dành cho mình cũng như tất cả fan hâm mộ trên toàn thế giới. Câu chuyện của Koenigsegg bắt đầu từ ngày 12/08/1994, khi một chàng trai 22 tuổi người Thụy Điển quyết định chính thức khởi hành để thực hiện giấc mơ thời thơ ấu của mình.
Christian von Koenigsegg đã chuẩn bị tinh thần để sống với giấc mơ và đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng công ty sản xuất xe hơi của anh. Một chàng trai với đầy đủ đam mê, quyết tâm và tài năng. Một câu chuyện không tưởng, ngay từ thời điểm khởi đầu... Dưới đây là 2 đoạn video ngắn giải thích về kết cấu, các thành phần chi tiết cũng như chiếc động cơ V8 5.0L bên trong Koenigsegg Agera One:1 do chính Christian trình bày, mời các bạn cùng xem qua.
--//--
Hình ảnh Koenigsegg Agera One:1
Theo Motorauthority
Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
[Video] Christian von Koenigsegg giải thích về các bộ phận và động cơ của siêu xe Koenigsegg One:1
[Video] Sơ lược về Idling Stop - Chức năng tắt máy tạm thời trên xe tay ga Honda
Idling Stop là chức năng Tắt máy tạm thời được Honda trang bị cho các dòng xe tay ga của mình, ở những mẫu xe có động cơ eSP 125 phân khối trở lên. Công dụng chính của nó là sẽ giúp chiếc xe tự động tắt máy (sau khi máy xe nóng và dừng xe hẳn về 0km/giờ) quá 3 giây, sau đó khi muốn nổ máy xe thì chỉ cần kéo nhẹ tay ga. Honda không công bố rõ có chức năng này thì xe của chúng ta sẽ tiết kiệm xăng được bao nhiêu %, vì nó phụ thuộc trực tiếp thời gian tắt máy, ví dụ khi dừng 30s chắc chắn sẽ khác dừng 1 phút hoặc hơn.
Thực ra thì Idling Stop không hề mới, nó từng xuất hiện lần đầu tiên trong xe Honda @ nhập khẩu ở nước ta trong khoảng năm 2003, và sau này được Honda Thái Lan mang lên dòng xe PCX bán ra tháng 11/2009 ở nước này. Sau này khi Honda VN lần lượt giới thiệu PCX, Air Blade 125, Sh mode, Sh 125/150 và Lead thì chức năng này cũng được trang bị.
Những lợi ích nhỏ mà hay của chức năng này:
- Giúp xe tiết kiệm một lượng rất nhỏ xăng khi phải dừng lâu, ví dụ dừng đèn đỏ hơn 20 giây.
- Máy xe tắt sẽ giảm lượng khí thải ra bên ngoài môi trường, đồng thời cũng đỡ ồn ào hơn.
- Khi dừng xe, máy tắt sẽ giúp xe không bị rung rung, đỡ khó chịu.
- Những xe của Honda VN đang có chức năng này: Sh 125/150, Sh mode, PCX, Lead, Air Blade 125.
Những chú ý cơ bản liên quan tới chức năng Tắt máy xe tạm thời - Idling Stop:
- Bật tắt chức năng này bằng nút bên phải tay lái, Idling Stop là Bật và Idling là Tắt.
- Khi xe khởi động và chạy lần đầu, đạt tốc độ trên 10km/giờ và nhiệt độ động cơ trên 50 độ C thì Idling Stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe (ECU) kích hoạt.
- Khi đang chạy và cho xe dừng hẳn về 0km/giờ, đang bật Idling Stop thì sau 3s máy xe sẽ tự động tắt. Khi cần nổ máy lại chỉ cần kéo nhẹ tay ga, không cần sử dụng nút đề. Lúc này đèn xe, còi, xi-nhan vẫn sử dụng bình thường.
- Nếu xe đang tắt máy bằng Idling Stop và chúng ta gạt chân chống nghiêng hoặc gạt nút qua Idling thì chức năng sẽ bị tắt, muốn khởi động lại máy sẽ phải sử dụng nút đề.
- Nếu xe bị lỗi phun xăng điện tử, nhiệt độ nước làm mát quá nóng (đèn Fi hoặc đèn báo nhiệt sáng lên) thì Idling Stop không sử dụng được.
Chữ A là đèn báo hiệu chức năng Idling Stop
Đây là Android TV, một "giao diện giải trí mới" của Google?
Trang tin The Verge mới đây đã có được một số tài liệu nói về Android TV, nỗ lực mới nhất của Google trong việc tiến vào phòng khách của người tiêu dùng. Nền tảng Google TV trước đây thực chất cũng được xây dựng dựa trên Android, tuy nhiên Android TV lại là một thứ rất khác. Hãng không cố gắng biến chiến TV của chúng ta thành một chiếc smartphone phóng to, thay vào đó, tài liệu của Google ghi rằng "Android TV là một giao diện giải trí, không phải là một nền tảng điện toán. Nó xoay quanh việc tìm kiếm và thưởng thức nội dung theo cách ít bị phân tâm nhất". Android TV hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm "mang tính điện ảnh, vui vẻ, mượt và nhanh".
Vậy tất cả những điều trên có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là Android TV sẽ trông giống, và cách hoạt động cũng sẽ giống như nhiều loại set-top box khác trên thị trường hiện nay, ví dụ như Apple TV hay Amazon FireTV. Android TV sẽ không còn phức tạp và đồ sộ như Google TV nữa.
Hiện nay Google đang kêu gọi lập trình viên xây dựng các ứng dụng rất đơn giản để dùng với một giao diện tổng quan cũng đơn giản không kém. Android tất nhiên vẫn sẽ là cái nền để Android TV hoạt động, tuy nhiên giao diện mới sẽ bao gồm nhiều "thẻ" đại diện cho các bộ phim, show truyền hình, ứng dụng, game đi kèm với các hình ảnh thu nhỏ. Người dùng có thể chọn vào các thẻ này để duyệt đến nội dung mà họ muốn thưởng thức. Chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của các icon tròn vuông cũng như thanh trạng thái như trên Google TV hay Android thông thường.
Một chiếc điều khiển từ xa kèm theo phím điều hướng 4 chiều sẽ giúp bạn cuộn sang trái, phải để xem các nội dung được đề xuất, còn khi cuộn lên xuống thì chúng ta sẽ duyệt giữa những thể loại nội dung khác nhau. Cứ mỗi loại như thế được đặt trong một khu vực mà Google gọi là "kệ phim". Trên chiếc remote này còn có nút Enter, Home, Back, ngoài ra tài liệu rò rỉ cũng đề cập đến "tùy chọn tay cầm chơi game" để dùng chung với Android TV.
Android TV sẽ hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói cũng như hiển thị thông báo, tuy nhiên Google nói với lập trình viên rằng chỉ nên dùng thông báo trong một số tình huống nhất định. Hãng không muốn người dùng bị rối với hàng tá notification được gửi ra từ nhiều app khác nhau như những gì chúng ta thường thấy trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android. "Android TV là Android, nhưng được tối ưu hóa cho việc tiêu thụ nội dung thông qua một màn hình TV". Google sẽ bỏ hết tất cả những tính năng không cần thiết như trình gọi điện, camera, tính năng hỗ trợ cảm ứng, hãng chỉ muốn tạo ra một giao diện nhắm đến việc tiêu thụ nhạc, hình, video, game và các show truyền hình mà thôi.
Điều thật sự làm cho Android TV trở thành một sản phẩm mang chất Google đó là nó sẽ gợi ý nhiều nội dung ngay ngoài màn hình chính của hệ thống. Mặc dù bạn có thể mở từng app ra để duyệt phim ảnh nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Google muốn các app phải tích cực đề xuất nội dung cho bạn ngay khi bạn bật TV lên, không phải đợi đến khi chạy phần mềm thì mới thấy. Những app này cũng có thể khôi phục và chơi tiếp đoạn phim bạn đang xem dang dở trên thiết bị di động của mình.
Để khẳng định lại ý muốn trên, một tài liệu của Google ghi rằng "việc truy cập và nội dung phải đơn giản, thần kì" và nó phải được thực hiện xong trong tối đa 3 lần nhấn nút hoặc 3 cử chỉ. Ngay cả công cụ tìm kiếm cũng không phải là thứ mà Google muốn đặt lên hàng đầu bởi khi đó người dùng vẫn phải suy nghĩ xem họ muốn xem cái gì (mặc dù vậy, ô tìm kiếm vẫn sẽ xuất hiện trên Android TV và nó có khả năng tìm kiếm cả trong từng app hoặc tìm kiếm ở cấp độ toàn hệ điều hành).
Trong tài liệu còn có hình ảnh của một số ứng dụng bên thứ ba như Vevo, Netflix, Hulu, Pandora bên cạnh YouTube, Google Play Store, Play Movies, Play Music và Hangouts. Điều đó gợi ý rằng Google đã thật sự tiếp cận với một số nhà phát triển nội dung để xây dựng ứng dụng cho Android TV, từ đó sẵn sàng phục vụ người dùng khi hệ thống này chính thức ra mắt.
Một điểm hơi khó hiểu trong chiến lược chiếm lĩnh phòng khách của Google đó chính là Chromecast. Sản phẩm giá 35$ này đã trở nên khá phổ biến và nó cho phép người dùng chuyển nội dung cần xem từ thiết bị di động hoặc PC sang TV chỉ với một cú nhấp chuột. Bằng Chromecast, Google thuyết phục các công ty rằng họ không cần phải viết ra một ứng dụng dành riêng cho TV, họ chỉ cần làm cho trang web hoặc dịch vụ của mình tương thích với tính năng Google Cast là được. Trong khi đó, với Android TV, hãng làm điều ngược lại: khuyến khích xây dựng app với giao diện đơn giản cho hệ điều hành của mình. The Verge nói rằng Chromecast sẽ vẫn được tiếp tục bán trong thời gian tới.
Android TV cũng có thể được xem là một thông điệp mà Google gửi đến các đối tác phần cứng của mình - ví dụ như LG vốn đang sản xuất các TV thông minh chạy nền tảng webOS. Trước đây có một số tin tức nói rằng Google sẽ tự mình làm Android TV, như vậy hãng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối tác. Những công ty hiện đang bắt tay với Google có thể sẽ phải chọn giữa việc hỗ trợ một phiên bản Android mới dành cho TV hoặc tự mình xây dựng nền tảng. Có lẽ phải chờ đến khi Android TV ra mắt thì chúng ta mới biết được Google giải quyết những chuyện này như thế nào.
Ở thời điểm hiện tại, Android TV nghe cũng không hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ như Roku, Apple TV, Amazon Fire TV, hay thậm chí là Xbox One và PlayStation 4. Sau thất bại với Google TV, có lẽ nhiều người cũng không muốn thử lại nền tảng mới của Google. Tuy nhiên, như Amazon đã từng nói, vẫn còn đó cơ hội dành cho set-top box nếu chúng có khả năng chuyển đến người dùng những nội dung chất lượng cao thông qua một giao diện đơn giản dễ dùng. Chúng ta hãy chờ xem Android TV sẽ thực hiện điều đó như thế nào nhé.Nguồn: The Verge
[Xe độ] OK-Chiptuning nâng cấp Audi TT RS Plus với sức mạnh 453 mã lực, 659 Nm
Khi xuất hiện trên thị trường, chiếc coupe thể thao Audi TT RS Plus đã được trang bị một động cơ tăng áp công suất 360 mã lực và mô-men xoắn 465 Nm, thế nhưng đối với OK-Chiptuning thì con số này vẫn là chưa đủ. Hãng độ đến từ Đức vừa giới thiệu một chương trình nâng cấp dành cho TT RS Plus giúp công suất và mô-men xoắn của nó tăng lần lượt 93 mã lực và 194 Nm, đạt mức 453 mã lực và 659 Nm.
Để làm được điều này, OK-Chiptuning đã phải sử dụng đến một số tinh chỉnh bao gồm một phần mềm tối ưu hóa động cơ và bộ điều khiển hộp số S Tronic, bổ sung hệ thống làm mát khí nạp Wagner Evo 2 mới và hệ thống ống xả DK-Turbotenic Dortmund với các van điều khiển nhằm đưa công suất của động cơ lên mức tối đa. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao khả năng vận hành cho TT RS Plus thì OK-Chiptuning còn trang bị thêm hệ thống treo thể thao H&R có thể điều chỉnh, vành 19" mạ vàng của OZ Ultraleggera HTL, lốp bản rộng Toyo Proxes 255/35 cùng cánh gió sau, cản trước và cản sau làm bằng sợi carbon.Nguồn: Carscoops
Ý tưởng dùng sóng radio để truyền năng lượng mặt trời từ vệ tinh xuống Trái Đất của quân đội Mỹ
Phòng thí nghiệm hải quân Hoa Kỳ (NLR) đang phát triển 1 công nghệ mới cho phép quân đội thu được năng lượng mặt trời từ trên quỹ đạo và truyền xuống mặt đất. Nếu dự án thành công, nó không chỉ giúp tiết kiệm một lượng lớn ngân sách cho chính phủ phủ Mỹ mà còn giúp quân đội giải quyết vấn đề nhiên liệu cho phương tiện chiến đấu khi thực hiện tác chiến ở những khu vực đặc biệt mà không cần trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu.
Trong thời gian tới, NRL sẽ xây dựng và thử nghiệm 2 mô hình khác nhau mang tên các mô đun "sandwich". Đây là ý tưởng thiết kế mới nhằm gói tất cả các thành phần của hệ thống vào giữa 2 panel hình vuông. Đối với mô hình đầu tiên, mặt trên là một panel quang điện có nhiệm vụ hấp thu ánh sáng Mặt Trời. Giữa 2 lớp panel có một hệ thống chuyển đổi năng lượng sang một tần số sóng vô tuyến. Sau đó, sóng vô tuyến sẽ được chuyển tới ăng ten ở mặt dưới nhằm truyền nguồn năng lượng dạng sóng này về một mục tiêu xác định dưới mặt đất.
Cuối cùng, các mô đun trên sẽ được lắp ráp với nhau ngay trên không gian bởi các các robot tự động nhằm tạo lên sản phẩm cuối cùng là một vệ tinh mạnh mẽ có kích thước lên tới 1 km.
Ở mô hình thứ 2, ý tưởng thiết kế là tạo nên một mô đun nối với 2 mô đun còn lại có khả năng mở ra cho phép hệ thống nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn mà vẫn không bị nóng lên. Từ đó khiến hệ thống làm việc hiệu quả hơn. Trong báo cáo mới đây, Paul Jaffe, kỹ sư không gian chịu trách nhiệm lãnh đạo dự án cho biết: "Việc đưa một lượng thiết bị vào không gian thật sự rất tốn kém."
Một ích lợi của việc xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời trên quỹ đạo chính là có thể thu được ánh sáng mặt trời hầu như liên tục và không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như ở dưới mặt đất. Nhận thấy được ưu điểm trên, một số công ty năng lượng mặt trời tại Mỹ đang phát triển công nghệ tương tự cho các sản phẩm trong tương lai.
Công ty thiết bị điện tử Pacific Gas & Electric tại California vừa ký một hợp đồng mua lại công nghệ năng lượng mặt trời trên không gian từ hãng Solaren vào năm 2016. Một công ty khác từ Nhật Bản là Shimizu Corporation vừa đề xuất dự án xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời dài gần 18.000 bao quanh đường xích đạo của Mặt Trăng.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết được bao giờ dự án mới hoàn thành và chính thức được xây dựng. Kỹ sư đã phát biểu rằng: "Hiện tại rất khó nói về điều gì cho tới khi bạn thật sự bắt tay vào chế tạo. Khi đề cập đến sóng vô tuyến, mọi người thường hình dung ra một phương tiện truyền tín hiệu cho radio, TV hoặc điện thoại nhưng ít ai nghĩ rằng nó có thể truyền tải cả năng lượng."
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
Làm thế nào Dropbox biết bạn đang chia sẻ một tập tin vi phạm bản quyền?
Vào một ngày cuối tháng 3, một người dùng Twitter cho biết rằng anh không thể chia sẻ được một tập tin thông qua Dropbox vì vi phạm luật bảo vệ bản quyền nội dung số (DMCA). Dòng tweet của người này đã lan đi nhanh chóng và chỉ đến trưa ngày hôm sau nó đã nhận được hơn 3 nghìn lượt đăng lại. Vậy điều gì đang xảy ra? Dropbox đang làm gì với tài khoản người dùng mà hãng có thể ngăn chặn việc chia sẻ file một cách bất ngờ như thế? Liệu họ có "quậy phá", "bới móc" thư mục của người dùng để tìm ra những tập tin vi phạm bản quyền hay không?
Câu trả lời là không. Và hệ thống lọc tập tin sao chép lậu này cũng không phải là mới mẻ gì cả. Nó đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng không xuất đầu lộ diện một cách rõ ràng, đúng với cách mà một hệ thống ngăn chặn vi phạm pháp luật nên thực thi. Nó cho phép Dropbox chặn việc chia sẻ một số tập tin nhất định từ người này sang người khác (một động thái giúp hãng không bị các cơ quan chính phủ "rờ gáy"). Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, có một vài thứ cần nói rõ:Hệ thống này hoạt động như thế nào?
- Một số người nói rằng nhân viên Dropbox đang lục tung các tập tin, thư mục của người dùng để tìm và chặn những tập tin vi phạm luật DMCA. Nhưng thật chất không phải như thế. Chỉ khi nào người dùng thực hiện việc chia sẻ (từ người này sang người khác, hoặc đem chia sẻ link lên Internet) thì hệ thống kiểm tra DMCA mới bắt đầu phát huy tác dụng của mình.
- Tập tin vi phạm bản quyền không hề bị xóa khỏi tài khoản Dropbox của người dùng - Dropbox chỉ chặn việc chia sẻ mà thôi.
- Người đưa dòng tweet nói trên cho biết anh ấy không hề nghĩ rằng Dropbox đang làm điều gì xấu xa. Anh chỉ thấy tình hình khá thú vị và muốn chia sẻ cho mọi người biết, và cũng không có ý định chỉ trích Dropbox.
Trong thế giới điện toán ngày nay có một thứ được gọi là "hashing". Thực chất khái niệm này rất phổ biến đối với những người làm trong lĩnh vực IT và cũng xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ việc cho phép các trang web kiểm tra password của bạn mà không cần lưu lại, cho đến việc xác nhận rằng một tập tin không hề bị thay đổi nội dung trong quá trình nó được sao chép từ chỗ này sang chỗ kia. Tính năng hash thực chất chỉ là một thuận toán dùng để bóc tách các số định danh riêng ra khỏi một tập tin đồ sộ.
Các thuận toán Hash sử dụng một chuỗi kí tự để hoạt động. Chuỗi hash của file A có thể là "4f2900f2fdfaf", trong khi hash của file B có dạng "dba7b12a19fe9". Tất nhiên là hash của tập tin lưu trên Dropbox sẽ dài hơn thế rất rất nhiều, nhưng nói chung ý tưởng là như thế.
Bằng việc chạy thuật toán hash hai lần trên hai file giống hệt nhau, chúng ta sẽ có hai chuỗi hash kết quả giống nhau. Nhưng nếu trong tập tin có một thứ gì đó bị thay đổi thì chuỗi hash của tập tin này sẽ hoàn toàn khác đi. Ví dụ, file A ở trên nếu chỉ bị thay đổi một vài bit thôi cũng đủ để biến hash của nó trở thành "e3c277c771c8e".
Chuỗi số định danh loằng ngoằn này có thể được dùng để cho chúng ta biết rằng liệu tập tin đó có giống một tập tin tham chiếu hay không. Nếu nó bị thay đổi thì hash sẽ đổi theo, tức là tập tin đang xét không giống với tập tin gốc. Tuy nhiên, hash chỉ mang tính một chiều: nó chỉ nói được rằng hai file có giống nhau hay không chứ không thể giúp biết được đâu là tập tin gốc (trừ khi con người hoặc phần mềm biết trước những thông tin này).
Bạn có thể tưởng tượng hash giống như là dấu vân tay. Dấu vân của mỗi người là duy nhất, nhưng nếu chỉ có dấu vân tay không thì không xác định được bạn là ai, trừ khi có thêm dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu chứa sẵn thông tin cá nhân cảu bạn. Cũng như thế, hệ thống kiểm tra DMCA của Dropbox không thể nói tập tin đó là gì, trừ khi nó giống hoàn toàn với tập tin được DMCA đưa ra trong "danh sách đen".
Khi bạn tải một file nào đó lên Dropbox, có hai thứ xảy ra: chuỗi hash cho file sẽ được tạo thành, rồi sau đó file được mã hóa để tránh việc truy cập trái phép từ những người bên ngoài (ví dụ như hacker hay nhân viên Dropbox chẳng hạn). Nói thêm về chuyện mã hóa thì chìa khóa để giải mã vẫn nằm trong tay Dropbox nên về lý thuyết thì họ có thể xem tập tin của bạn bất kì khi nào, nhưng trong thực tế thì điều này chỉ diễn ra nếu Dropbox được tòa án yêu cầu mà thôi. Và ngoài Dropbox thì hầu hết các dịch vụ lưu trữ online khác cũng phải tuân theo quy định này nếu có lệnh từ cơ quan có thẩm quyền.
Quay trở lại với hệ thống DCMA, bên phía cơ quan hành pháp sẽ đưa cho Dropbox nội dung mà họ cần ngăn chặn. Sau khi nhân viên của Dropbox xác nhận xong thì họ sẽ thêm chuỗi hash của file này vào một danh sách đen khổng lồ bao gồm các tập tin không được phép chia sẻ. Khi bạn tạo một đường link Dropbox dẫn đến các file của mình, hệ thống sẽ kiểm tra hash thuộc file của bạn với danh sách.
Nếu tập tin của bạn hoàn toàn giống với tập tin được DCMA đưa ra, Dropbox sẽ không cho phép bạn tiếp tục tiến hành việc chia sẻ. Nhưng nếu đó là một thứ khác - ví dụ như một tập tin lạ, một tập tin mới hay thậm chí là bản chỉnh sửa của cùng một file gốc từ DCMA - thì hệ thống sẽ chẳng biết nó là gì và cứ thế mà cho phép tiếp tục.
Nội dung thông báo về tập tin bị chặn chia sẻ?
Nói cách khác, theo những gì Dropbox công bố, họ sẽ không xâm phạm vào các tập tin cá nhân của chúng ta, ngay cả khi bạn có chứa cả trăm nghìn tập tin lậu trên đó. Không có ai (hoặc robot) nào nghe hết cả thư việc MP3 mà bạn download "chùa" rồi đưa lên Dropbox, cũng không ai đọc những quyển sách bạn tải từ một nguồn torrent nào đó. Dropbox chỉ có một danh sách dài những thứ cần chặn và một khi những tập tin đó được đưa ra thế giới bên ngoài thì hãng sẽ nhanh chóng bắt nó.
Để kết lại, đây là lời bình luận của Dropbox về dòng tweet nói trên:
"Đã có nhiều lời nói về cách chúng tôi xử lí những vấn đề liên quan đến bản quyền. Chúng tôi đôi khi nhận được thông báo từ DCMA để xóa một số đường link vì vấn đề pháp lý. Khi nhận được chúng, Dropbox sẽ xử lí theo luật pháp và vô hiệu hóa link. Chúng tôi cũng có một hệ thống tự động giúp ngăn chặn việc những người dùng khác chia sẻ lại tập tin đó bằng Dropbox. Hệ thống này sử dụng các chuỗi hash của tập tin. Chúng tôi không xem nội dung chứa trong thư mục riêng của bạn và rất tận tâm trong việc giữa cho những thứ của bạn an toàn".Nguồn: TechCrunch
Cẩn thận vụ bản quyền nhé các bác. Dạo này các trang web trên mạng làm căng vụ này lắm đó
[The Big Picture] Thành phố St. Petersburg nhìn từ trên cao
Mới đây, nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã có khoảng thời gian làm việc ở Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của nước Nga. Sử dụng một chiếc máy bay không người lái nhỏ để mang máy ảnh lên cao và chụp lại hình ảnh của những ngôi nhà thờ, cung điện và pháo đài tuyệt đẹp của thành phố này. Chapple đã chia sẻ lại một số hình ảnh về St. Petersburg, mời các bạn cùng xem.
Nhà thờ Savior on Spilled Blood vào một buổi sáng mùa Thu. Đây chính là nơi Nga hoàng Alexander II bị ám sát.
Thiên thần trên đỉnh cây cột Alexander. Xây dựng sau chiến thắng của Nga trước Napoleon, cây cột đá granite nặng 600 tấn này được đặt vào vị trí của nó bởi 2.000 binh sĩ.
Cung điện mùa Đông tráng lệ trong một buổi sớm tinh sương. Đây là một trong những công trình được đánh giá là sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhất thế giới. Công trình này không chỉ là niềm tự hào của riêng nước Nga mà là của cả châu Âu.
Pháo đài Peter & Paul, là thành luỹ đầu tiên của St. Petersburg. Khi Peter Đại đế chiếm các vùng đất dọc theo sông Neva năm 1703, ông quyết định để xây dựng một pháo đài để bảo vệ khu vực này khỏi bị tấn công bởi quân đội và hải quân Thụy Điển. Pháo đài được thành lập trên một hòn đảo nhỏ ở đồng bằng sông Neva vào ngày 27 tháng năm 1703 (ngày 16 tháng 5 theo lịch cũ) và ngày hôm đó đã trở thành ngày thành lập thành phố St. Petersburg. Chính giữa pháo đài là nhà thờ Peter & Paul, nơi chôn cất các Sa hoàng từ Peter I đến Alexander III.
Nhà thờ Savior on Spilled Blood được xây dựng chỉ để làm lăng mộ cho Nga hoàng Alexander II đã bị ám sát và mục đích ban đầu là không dành cho công cộng. Một mảng đường nơi mà Alexander đã ngã xuống được bảo quản bên trong nhà thờ, và hiện tại đã mở cửa cho khách tham quan.
Du khách đi dạo bộ trên những đám lá vàng tại Khu vườn mùa Hè, ở công viên trung tâm St. Petersburg. Vườn Mùa hè bắt đầu được xây dựng vào năm 1704 theo lệnh của Peter Đại đế. Những nhà thiết kế vườn cảnh nước ngoài danh tiếng đã được huy động để xây dựng khu vườn mang phong cách Hà Lan - Baroque này. Thiết kế của khu vườn tuân theo những nguyên tắc hình học chặt chẽ. Năm 1725, việc xây dựng Vườn Mùa hè hoàn tất. Ba năm sau, người ta đặt một trăm bức tượng bằng đá cẩm thạch dọc theo các lối đi trong vườn. Các bức tượng đó đều là tác phẩm của các nhà điêu khắc nổi tiếng như Baratta, Marino Gropelli, Alvise Tagaliapietra và những nhà điêu khắc của vùng Venetia (Italia). Đến cuối thế kỷ XX, chỉ còn lại 90 bức tượng và người ta đã chuyển chúng vào khu trưng bày trong nhà, thế chỗ chúng ngoài vườn là các bức tượng bản sao. Ngoài các bức tượng cẩm thạch tuyệt đẹp, Vườn Mùa hè còn thu hút du khách nhờ các đài phun nước mô tả những hoạt cảnh trong các câu truyện ngụ ngôn của Aesop - đây là các đài phun nước cổ nhất ở Nga.
Lâu đài Mikhailovsky, do Hoàng đế Paul I yêu cầu xây dựng. Nỗi khiếp đảm tồi tệ nhất trong đời của Sa Hoàng Paul là luôn sợ bị ám sát. Để cố gắng tự bảo vệ mình khỏi những đe dọa ám sát, Paul đã xây dựng cho mình tòa lâu đài kiên cố này. Tuy nhiên, chỉ 40 ngày sau khi chuyển vào ở bên trong lâu đài, Paul bị cận vệ Hoàng gia ám sát ngay tại phòng riêng của mình.
Nhà thờ Thánh Peter & Paul ở Peterhof, phía sau là cung điện và các khu vườn. Xa xa là Vịnh Phần Lan bị sương mờ bao phủ. Trong Thế chiến thứ hai, quân Đức đã chiếm đóng Peterhof, phá huỷ gần như hoàn toàn nhà thờ khi rút lui.
Cung điện ở Peterhof, nằm trên một con dốc nhìn ra biển cách trung tâm Saint Petersburg chừng 30km.
Nhà thờ Saint Isaac, đang được trùng tu một phần. Nhiều người thợ Phần Lan đã tham gia vào quá trình xây dựng ngôi nhà thờ này, vốn kéo dài đến 40 năm và đầy bất trắc. Kết quả là người Phần Lan đã có cả một câu thành ngữ “Xây như nhà thờ St. Isaac”, để chỉ những thứ kéo dài quá lâu so với dự định.
Tu viện Smolny lúc hoàng hôn. Toà nhà này vốn được xây dựng để làm trường học cho các nữ tu của Nga.
Nhà thờ Saints Peter & Paul dưới lớp sương giá mùa Đông.
Các nhà khoa học phát triển thiết bị trợ tim mới: trọng lượng nhẹ, tự cấp nguồn, kết nối smartphone
Các giáo sư từ đại học Illinois và đại học Washington đã phát triển phương pháp chế tạo thiết bị trợ tim mới với trọng lượng nhẹ, cấy trực tiếp vào tim bệnh nhân, có khả năng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của tim, kết nối với smartphone và thực hiện những cú sốc điện thích hợp nhằm cứu sống tính mạng của bệnh nhân. Đây là một công trình nghiên cứu hứa hẹn sẽ mang lại một phương pháp chăm sóc sức khỏe ưu việt hơn cho người bệnh. Đồng thời, nghiên cứu cũng là một trong những tín hiệu về xu hướng công nghệ của con người trong tương lai: Cấy ghép.
Việc cấy máy trợ tim vào cơ thể người đã được áp dụng trong y tế từ những năm 1970. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong khoa học vật liệu và công nghệ hình ảnh 3D hiện nay cho phép các nhà nghiên cứu có thể tạo nên những thiết bị trợ tim mới với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn so với trước đây.
2 giáo sư là John Rogers tại Đại học Illinois và Igor Efimov đến từ đại học Washington vừa phát triển thành công phương pháp trợ tim mới. Từ các hình ảnh chụp cộng hưởng từ và CT quả tim của bệnh nhân, các nhà nghiên cứu sẽ tạo nên mô hình quả tim bằng công nghệ in 3D. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tạo nên một lớp lưới bằng kim loại bao quanh mô hình quả tim. Cuối cùng, "lớp lưới kim loại" sẽ được cấy vào quả tim thật trong cơ thể người bệnh. Lớp lưới có khả năng phát hiện các dấu hiệu loạn nhịp tim và tự thực hiện những cú sốc điện thích hợp nhằm bảo vệ tính mạng của bệnh nhân.
Sơ đồ chế tạo thiết bị trợ tim theo phương pháp mới
Hiện nay, các máy trợ tim cấy ghép bên trong cơ thể người bệnh thường sử dụng từ 2 đến 3 điện cực để phát hiện ra khi nào cần phải thực hiện những cú kích điện. Thực chất, "mạng lưới kim loại" trong phương pháp trên chính là hơn 30 điện cực có nhiệm vụ tương tự. Các điện cực được bố trí tại những vị trí thích hợp trên tim người, kết hợp với các thuật toán thông minh nhằm nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của tim. Khi cần thiết, mạng lưới điện cực sẽ thực hiện những cú kích điện liên tiếp, tuần tự và nhất quán với nhau nhằm hỗ trợ tim người bệnh một cách tốt nhất.
Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, kích điện chính xác hơn
Trong những tình huống khẩn cấp, máy trợ tim hoàn toàn có thể cứu được mạng sống bệnh nhân. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất mà một số thiết bị trợ tim trước đây mắc phải chính là không thể phân biệt được đâu là một cơn suy tim thật, đâu là một cú loạn nhịp do bệnh nhân bị đứt tay hay một cảm xúc nào đó. Giáo sư Efimov cho biết: "Hãy tưởng tượng bạn đang cười khi xem phim hài thì lại bị một cú kích điện 1000V vào tim. Đó thật sự không dễ chịu chút nào."
Bên cạnh đó, một giới hạn khác của thế hệ máy trợ tim hiện nay là chỉ có một số kích thước điện cực nhất định tương ứng với người lớn và trẻ em. Lý do là các nhà sản xuất không thể nào chế tạo một thiết bị trợ tim hoàn toàn phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể được. Giáo sư Efimov cho biết: "Một điện cực dành cho người lớn không thể nào cấy vào cho trẻ em được. Tuy nhiên hiện giờ, bạn có thể scan một bệnh nhân, trích xuất hình ảnh 3 chiều quả tim của họ, chế tạo nên một mô hình quả tim bằng công nghệ in 3D và tạo ra một thiết bị hoàn toàn phù hợp với tim mỗi bệnh nhân."
Đồng thời, cảm biến bên trong thiết bị trợ tim cũng có thể đồng bộ với smartphone bên ngoài nhằm cung cấp cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân những thông tin về tình hình quả tim theo thời gian thực. Khi cần thiết, các bác sĩ cũng có thể điều khiển quá trình kích điện bằng tay theo ý muốn nhằm cứu sống bệnh nhân trong những tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, bác sĩ có thể theo dõi tình hình trao đổi chất, nồng độ pH trong máu và các thông tin sống khác của bệnh nhân thông qua các thông tin do cảm biến gởi về smartphone. Các thông tin này cho phép bác sĩ có thể đưa ra các cảnh báo sớm về những cơn suy tim có thể xảy ngay cả khi bệnh nhân không có mặt tại các cơ sở y tế.
So với một thập kỷ trước đây, các dữ liệu về hoạt động của tim chỉ có thể được ghi lại bởi những cỗ máy to lớn có giá tới hàng triệu đô la và người bệnh cần thiết phải có mặt để thực hiện các bài kiểm tra. Tuy nhiên phương pháp mới cho phép các bác sĩ có thể theo dõi tình hình sức khỏe và đưa ra các giải pháp kịp thời dù không có mặt bên cạnh người bệnh.
Thiết bị trợ tim theo phương pháp mới có thể lấy nguồn điện từ tim đập bằng công nghệ áp điện
Nguồn năng lượng hoạt động từ đâu? Có thể lấy từ chính hoạt động của tim
Trong quá trình chế tạo, việc cung cấp nguồn năng lượng để thiết bị trên hoạt động cũng là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu. Biện pháp cung cấp năng lượng thường được dùng trong các thế hệ máy trợ tim hiện nay thường là pin sạc hoặc pin cảm ứng điện và cần phải được can thiệp từ bên ngoài để sạc.
Phương pháp mới trên hứa hẹn sẽ cung cấp một công cụ trợ tim với giá rẻ và tiện dụng hơn nhiều so với quá khứ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu muốn tạo nên một "giao thức năng lượng sạch" có khả năng sử dụng năng lượng từ tim đập hoặc từ các phản ứng hoá học. Nhóm nghiên cứu hy vọng thiết bị trợ tim mới có thể hoạt động trong cơ thể người với thời gian không dưới 10 đến 15 năm.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chỉ mới thực hiện các thí nghiệm trên động vật hoặc các tử thi. Loại vật liệu dùng để chế tạo lưới điện cực và các chức năng của nó cần phải được kiểm tra một cách cẩn thận. Các nhà nghiên cứu cần phải trải qua nhiều thí thử nghiệm khác trên cơ thể động vật sau đó là kiểm chứng trên những người tình nguyện trước khi chính thức được áp dụng rộng rãi.
Một vấn đề khác mà các nhà khoa học cần phải tiếp tục nghiên cứu chính là vấn đề an ninh của thiết bị. Do hệ thống trợ tim trên được trang bị cảm biến và kết nối không dây để trao đổi dữ liệu nên vấn đề bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu trong việc chế tạo. Giáo sư Efimov cho biết: "Chắc chắn bạn sẽ không muốn một kẻ nào đó hack hệ thống trợ tim và giết chết bạn bằng cách thay đổi các chức năng ngay bên trong quả tim của bạn."
Theo nhận định của các nhà phân tích, công trình nghiên cứu của 2 giáo sư là hoàn toàn phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay. Các hãng công nghệ lớn đều đã thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào lĩnh vực y tế. Google đang phát triển kính sát tròng có khả năng đo được lường đường trong máu của người đeo. Trong khi đó, Apple cũng nhảy vào lĩnh vực này với các công nghệ sinh trắc học hứa hẹn sẽ được trang bị cho các thiết bị của hãng trong tương lai.
Giáo sư Efimov cho biết: "Các hãng công nghệ lớn đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và sẽ tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai. Thiết bị đeo là những bước đi chập chững đầu tiên, nhưng "cấy ghép" mới là xu hướng công nghệ của con người trong tương lai."
Xiaomi giới thiệu MiKey - nút chức năng gắn cổng tai nghe cho điện thoại Android
Hẳn bạn còn nhớ Pressy - một phụ kiện giống như chiếc jack cắm vào cổng tai nghe 3.5 mm để bổ sung một chiếc nút vật lý cho điện thoại Android từng được gây quỹ thành công trên Kickstarter. Hôm nay, hãng điện thoại Trung Quốc - Xiaomi đã giới thiệu một sản phẩm tương tự dành cho dòng smartphone Mi của mình với tên gọi MiKey.
Với cùng một thiết kế chữ T như Pressy, khi cắm thiết bị này vào jack tai nghe trên điện thoại Xiaomi, bạn có thể thiết lập 10 tác vụ khác nhau dựa trên 10 kiểu nhấn vào nút. Chẳng hạn như bạn có thể dùng chiếc nút phụ này để chụp hình hoặc gọi một số điện thoại nào đó. Theo Tech in Asia, MiKey sẽ có giá 0,79 USD và được bán ra vào ngày 8 tháng 4 tới. Trong khi đó, chiếc nút của Pressy lại có giá cao hơn, đến 27 USD và được bán ra hồi tháng 3 vừa qua.
Với thiết kế giống hệt nhau như vậy, Nimrod Back - nhà phát minh Pressy đã đề cập về vấn đề bản quyền, anh nói: "Chúng tôi không trông đợi được thấy một sản phẩm tương tự từ một công ty đáng kính và nổi tiếng … Chúng tôi có quyền bảo vệ tài sản trí tuệ cho thiết kế và chức năng của Pressy và chúng tôi đang xem xét động thái tiếp theo để giải quyết tình huống này."Theo: Engadget
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)