Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

[Video] Christian von Koenigsegg giải thích về các bộ phận và động cơ của siêu xe Koenigsegg One:1

koenigsegg-one1-smartphone-app_100458340_l.

Tại triển lãm Geneva Motor Show 2014 diễn ra vào tháng ba vừa qua, Koenigsegg - một công ty chuyên sản xuất siêu xe của Thụy Điển - đã chính thức ra mắt một mẫu siêu xe hiệu suất cao, một chiếc "Megacar" - đó chính là chiếc Koenigsegg Agera One:1. Sở dĩ có cái tên này bởi vì nó là chiếc xe thương mại đầu tiên đạt được công suất trên 1 MegaWatt (1.341 mã lực), một con số thực sự đáng nể.

One:1 là một phiên bản nâng cấp đặc biệt từ chiếc Agera nổi tiếng của Koenigsegg, cái tên "One:1" suất phát từ công suất tối đa của chiếc xe là 1.360 mã lực - bằng chính xác trọng lượng không tải của nó là 1.360kg. Koenigsegg Agera One:1 đạt tỷ lệ công suất/trọng lượng là 1:1, một tỷ lệ không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên các mẫu xe thương mại.

Sẽ chỉ có 6 chiếc Koenigsegg Agera One:1 được sản xuất, và theo thông tin từ hãng xe thụy Điển thì tất cả đã có chủ. Giá bán của Koenigsegg Agera One:1 được cho là vào khoảng 2 triệu USD, chưa bao gồm thuế.

--//--
Những đặc điểm và thông số nổi bật nhất của Koenigsegg Agera One:1

- Chiếc xe đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ công suất/trọng lượng là 1:1 (Hp/Kg)

- Chiếc xe thương mại đầu tiên trên thế giới đạt công suất trên 1MW (trên 1.341 mã lực)

- Lực ép xuống mặt đường tương đương 610kg ở tốc độ 260 km/h nhờ vào hệ thống khí động học hiện đại trang bị trên xe

Koenigsegg-Aggera-One-14.

- Hệ thống khung gầm và thân xe làm bằng chất liệu sợi carbon cao cấp

- Khung gầm có khả năng tự điều chỉnh độ cao và hấp thụ xung lực

- Lò xo giảm xóc có thể điều chỉnh độ cứng

Koenigsegg-Aggera-One-16.

- Hệ thống Predictive Active Chassis và Aero Track Mode được điều khiển bằng 3G và GPS

- Kết nối 3G để cập nhật phần mềm của hệ thống đồng hồ đo vận tốc, thông số vận hành, thông tin liên lạc, bao gồm cả những ứng dụng của iPhone

Koenigsegg-Aggera-One-23.

- Hệ thống van tăng áp 3D-VGT được chế tạo từ công nghệ in 3D

- Ghế ngồi thể thao kiểu xe đua được làm từ sợi carbon, thiết kế bởi Koenigsegg, có thêm tùy chọn khử tiếng ồn

Koenigsegg-Aggera-One-5.

- Ống xả hình thang được làm bằng Titan với công nghệ in 3D

- Tăng tốc từ 0-400km/h chỉ trong vòng 20 giây, tốc độ tối đa đạt được là trên 440km/h
Koenigsegg Agera One:1 là chiếc xe mạnh mẽ nhất và nhanh nhất hành tinh về thực tế, tốc độ tối đa của nó vượt xa con số kỷ lục Guiness 431,072km/h mà Bugatti Veyron Super Sport đang nắm giữ. Tuy nhiên, sẽ không có chứng nhận kỷ lục cho mẫu xe này bởi vì chỉ có 6 chiếc xe được sản xuất, trong khi quy định là phải có ít nhất 30 chiếc.

Koenigsegg sẽ tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ 20 của hãng trong năm năm nay và Agera One:1 chính là món quà sinh nhật lớn nhất của hãng xe Thụy Điển dành cho mình cũng như tất cả fan hâm mộ trên toàn thế giới. Câu chuyện của Koenigsegg bắt đầu từ ngày 12/08/1994, khi một chàng trai 22 tuổi người Thụy Điển quyết định chính thức khởi hành để thực hiện giấc mơ thời thơ ấu của mình.

Christian von Koenigsegg đã chuẩn bị tinh thần để sống với giấc mơ và đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng công ty sản xuất xe hơi của anh. Một chàng trai với đầy đủ đam mê, quyết tâm và tài năng. Một câu chuyện không tưởng, ngay từ thời điểm khởi đầu... Dưới đây là 2 đoạn video ngắn giải thích về kết cấu, các thành phần chi tiết cũng như chiếc động cơ V8 5.0L bên trong Koenigsegg Agera One:1 do chính Christian trình bày, mời các bạn cùng xem qua.





--//--
Hình ảnh Koenigsegg Agera One:1


[Video] Sơ lược về Idling Stop - Chức năng tắt máy tạm thời trên xe tay ga Honda

idling-stop.

Idling Stop là chức năng Tắt máy tạm thời được Honda trang bị cho các dòng xe tay ga của mình, ở những mẫu xe có động cơ eSP 125 phân khối trở lên. Công dụng chính của nó là sẽ giúp chiếc xe tự động tắt máy (sau khi máy xe nóng và dừng xe hẳn về 0km/giờ) quá 3 giây, sau đó khi muốn nổ máy xe thì chỉ cần kéo nhẹ tay ga. Honda không công bố rõ có chức năng này thì xe của chúng ta sẽ tiết kiệm xăng được bao nhiêu %, vì nó phụ thuộc trực tiếp thời gian tắt máy, ví dụ khi dừng 30s chắc chắn sẽ khác dừng 1 phút hoặc hơn.

Thực ra thì Idling Stop không hề mới, nó từng xuất hiện lần đầu tiên trong xe Honda @ nhập khẩu ở nước ta trong khoảng năm 2003, và sau này được Honda Thái Lan mang lên dòng xe PCX bán ra tháng 11/2009 ở nước này. Sau này khi Honda VN lần lượt giới thiệu PCX, Air Blade 125, Sh mode, Sh 125/150 và Lead thì chức năng này cũng được trang bị.

Những lợi ích nhỏ mà hay của chức năng này:
  • Giúp xe tiết kiệm một lượng rất nhỏ xăng khi phải dừng lâu, ví dụ dừng đèn đỏ hơn 20 giây.
  • Máy xe tắt sẽ giảm lượng khí thải ra bên ngoài môi trường, đồng thời cũng đỡ ồn ào hơn.
  • Khi dừng xe, máy tắt sẽ giúp xe không bị rung rung, đỡ khó chịu.
  • Những xe của Honda VN đang có chức năng này: Sh 125/150, Sh mode, PCX, Lead, Air Blade 125.

Những chú ý cơ bản liên quan tới chức năng Tắt máy xe tạm thời - Idling Stop:
  • Bật tắt chức năng này bằng nút bên phải tay lái, Idling Stop là Bật và Idling là Tắt.
  • Khi xe khởi động và chạy lần đầu, đạt tốc độ trên 10km/giờ và nhiệt độ động cơ trên 50 độ C thì Idling Stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe (ECU) kích hoạt.
  • Khi đang chạy và cho xe dừng hẳn về 0km/giờ, đang bật Idling Stop thì sau 3s máy xe sẽ tự động tắt. Khi cần nổ máy lại chỉ cần kéo nhẹ tay ga, không cần sử dụng nút đề. Lúc này đèn xe, còi, xi-nhan vẫn sử dụng bình thường.
  • Nếu xe đang tắt máy bằng Idling Stop và chúng ta gạt chân chống nghiêng hoặc gạt nút qua Idling thì chức năng sẽ bị tắt, muốn khởi động lại máy sẽ phải sử dụng nút đề.
  • Nếu xe bị lỗi phun xăng điện tử, nhiệt độ nước làm mát quá nóng (đèn Fi hoặc đèn báo nhiệt sáng lên) thì Idling Stop không sử dụng được.

odo.
Chữ A là đèn báo hiệu chức năng Idling Stop

Đây là Android TV, một "giao diện giải trí mới" của Google?

Google_Android_TV_4.

Trang tin The Verge mới đây đã có được một số tài liệu nói về Android TV, nỗ lực mới nhất của Google trong việc tiến vào phòng khách của người tiêu dùng. Nền tảng Google TV trước đây thực chất cũng được xây dựng dựa trên Android, tuy nhiên Android TV lại là một thứ rất khác. Hãng không cố gắng biến chiến TV của chúng ta thành một chiếc smartphone phóng to, thay vào đó, tài liệu của Google ghi rằng "Android TV là một giao diện giải trí, không phải là một nền tảng điện toán. Nó xoay quanh việc tìm kiếm và thưởng thức nội dung theo cách ít bị phân tâm nhất". Android TV hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm "mang tính điện ảnh, vui vẻ, mượt và nhanh".

Vậy tất cả những điều trên có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là Android TV sẽ trông giống, và cách hoạt động cũng sẽ giống như nhiều loại set-top box khác trên thị trường hiện nay, ví dụ như Apple TV hay Amazon FireTV. Android TV sẽ không còn phức tạp và đồ sộ như Google TV nữa.

Hiện nay Google đang kêu gọi lập trình viên xây dựng các ứng dụng rất đơn giản để dùng với một giao diện tổng quan cũng đơn giản không kém. Android tất nhiên vẫn sẽ là cái nền để Android TV hoạt động, tuy nhiên giao diện mới sẽ bao gồm nhiều "thẻ" đại diện cho các bộ phim, show truyền hình, ứng dụng, game đi kèm với các hình ảnh thu nhỏ. Người dùng có thể chọn vào các thẻ này để duyệt đến nội dung mà họ muốn thưởng thức. Chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của các icon tròn vuông cũng như thanh trạng thái như trên Google TV hay Android thông thường.

Google_Android_TV_2.

Một chiếc điều khiển từ xa kèm theo phím điều hướng 4 chiều sẽ giúp bạn cuộn sang trái, phải để xem các nội dung được đề xuất, còn khi cuộn lên xuống thì chúng ta sẽ duyệt giữa những thể loại nội dung khác nhau. Cứ mỗi loại như thế được đặt trong một khu vực mà Google gọi là "kệ phim". Trên chiếc remote này còn có nút Enter, Home, Back, ngoài ra tài liệu rò rỉ cũng đề cập đến "tùy chọn tay cầm chơi game" để dùng chung với Android TV.

Google_Android_TV_1.

Android TV sẽ hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói cũng như hiển thị thông báo, tuy nhiên Google nói với lập trình viên rằng chỉ nên dùng thông báo trong một số tình huống nhất định. Hãng không muốn người dùng bị rối với hàng tá notification được gửi ra từ nhiều app khác nhau như những gì chúng ta thường thấy trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android. "Android TV là Android, nhưng được tối ưu hóa cho việc tiêu thụ nội dung thông qua một màn hình TV". Google sẽ bỏ hết tất cả những tính năng không cần thiết như trình gọi điện, camera, tính năng hỗ trợ cảm ứng, hãng chỉ muốn tạo ra một giao diện nhắm đến việc tiêu thụ nhạc, hình, video, game và các show truyền hình mà thôi.

Điều thật sự làm cho Android TV trở thành một sản phẩm mang chất Google đó là nó sẽ gợi ý nhiều nội dung ngay ngoài màn hình chính của hệ thống. Mặc dù bạn có thể mở từng app ra để duyệt phim ảnh nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Google muốn các app phải tích cực đề xuất nội dung cho bạn ngay khi bạn bật TV lên, không phải đợi đến khi chạy phần mềm thì mới thấy. Những app này cũng có thể khôi phục và chơi tiếp đoạn phim bạn đang xem dang dở trên thiết bị di động của mình.

Google_Android_TV_3.

Để khẳng định lại ý muốn trên, một tài liệu của Google ghi rằng "việc truy cập và nội dung phải đơn giản, thần kì" và nó phải được thực hiện xong trong tối đa 3 lần nhấn nút hoặc 3 cử chỉ. Ngay cả công cụ tìm kiếm cũng không phải là thứ mà Google muốn đặt lên hàng đầu bởi khi đó người dùng vẫn phải suy nghĩ xem họ muốn xem cái gì (mặc dù vậy, ô tìm kiếm vẫn sẽ xuất hiện trên Android TV và nó có khả năng tìm kiếm cả trong từng app hoặc tìm kiếm ở cấp độ toàn hệ điều hành).

Trong tài liệu còn có hình ảnh của một số ứng dụng bên thứ ba như Vevo, Netflix, Hulu, Pandora bên cạnh YouTube, Google Play Store, Play Movies, Play Music và Hangouts. Điều đó gợi ý rằng Google đã thật sự tiếp cận với một số nhà phát triển nội dung để xây dựng ứng dụng cho Android TV, từ đó sẵn sàng phục vụ người dùng khi hệ thống này chính thức ra mắt.

Google_Android_TV_5.

Một điểm hơi khó hiểu trong chiến lược chiếm lĩnh phòng khách của Google đó chính là Chromecast. Sản phẩm giá 35$ này đã trở nên khá phổ biến và nó cho phép người dùng chuyển nội dung cần xem từ thiết bị di động hoặc PC sang TV chỉ với một cú nhấp chuột. Bằng Chromecast, Google thuyết phục các công ty rằng họ không cần phải viết ra một ứng dụng dành riêng cho TV, họ chỉ cần làm cho trang web hoặc dịch vụ của mình tương thích với tính năng Google Cast là được. Trong khi đó, với Android TV, hãng làm điều ngược lại: khuyến khích xây dựng app với giao diện đơn giản cho hệ điều hành của mình. The Verge nói rằng Chromecast sẽ vẫn được tiếp tục bán trong thời gian tới.

Android TV cũng có thể được xem là một thông điệp mà Google gửi đến các đối tác phần cứng của mình - ví dụ như LG vốn đang sản xuất các TV thông minh chạy nền tảng webOS. Trước đây có một số tin tức nói rằng Google sẽ tự mình làm Android TV, như vậy hãng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối tác. Những công ty hiện đang bắt tay với Google có thể sẽ phải chọn giữa việc hỗ trợ một phiên bản Android mới dành cho TV hoặc tự mình xây dựng nền tảng. Có lẽ phải chờ đến khi Android TV ra mắt thì chúng ta mới biết được Google giải quyết những chuyện này như thế nào.

Ở thời điểm hiện tại, Android TV nghe cũng không hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ như Roku, Apple TV, Amazon Fire TV, hay thậm chí là Xbox One và PlayStation 4. Sau thất bại với Google TV, có lẽ nhiều người cũng không muốn thử lại nền tảng mới của Google. Tuy nhiên, như Amazon đã từng nói, vẫn còn đó cơ hội dành cho set-top box nếu chúng có khả năng chuyển đến người dùng những nội dung chất lượng cao thông qua một giao diện đơn giản dễ dùng. Chúng ta hãy chờ xem Android TV sẽ thực hiện điều đó như thế nào nhé.

Nguồn: The Verge

[Xe độ] OK-Chiptuning nâng cấp Audi TT RS Plus với sức mạnh 453 mã lực, 659 Nm

Audi-TT-RS-ChipTuning-014.
Khi xuất hiện trên thị trường, chiếc coupe thể thao Audi TT RS Plus đã được trang bị một động cơ tăng áp công suất 360 mã lực và mô-men xoắn 465 Nm, thế nhưng đối với OK-Chiptuning thì con số này vẫn là chưa đủ. Hãng độ đến từ Đức vừa giới thiệu một chương trình nâng cấp dành cho TT RS Plus giúp công suất và mô-men xoắn của nó tăng lần lượt 93 mã lực và 194 Nm, đạt mức 453 mã lực và 659 Nm.

Để làm được điều này, OK-Chiptuning đã phải sử dụng đến một số tinh chỉnh bao gồm một phần mềm tối ưu hóa động cơ và bộ điều khiển hộp số S Tronic, bổ sung hệ thống làm mát khí nạp Wagner Evo 2 mới và hệ thống ống xả DK-Turbotenic Dortmund với các van điều khiển nhằm đưa công suất của động cơ lên mức tối đa. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao khả năng vận hành cho TT RS Plus thì OK-Chiptuning còn trang bị thêm hệ thống treo thể thao H&R có thể điều chỉnh, vành 19" mạ vàng của OZ Ultraleggera HTL, lốp bản rộng Toyo Proxes 255/35 cùng cánh gió sau, cản trước và cản sau làm bằng sợi carbon.


Nguồn: Carscoops

Ý tưởng dùng sóng radio để truyền năng lượng mặt trời từ vệ tinh xuống Trái Đất của quân đội Mỹ

ve_tinh_nang_luong_mat_troi_1.

Phòng thí nghiệm hải quân Hoa Kỳ (NLR) đang phát triển 1 công nghệ mới cho phép quân đội thu được năng lượng mặt trời từ trên quỹ đạo và truyền xuống mặt đất. Nếu dự án thành công, nó không chỉ giúp tiết kiệm một lượng lớn ngân sách cho chính phủ phủ Mỹ mà còn giúp quân đội giải quyết vấn đề nhiên liệu cho phương tiện chiến đấu khi thực hiện tác chiến ở những khu vực đặc biệt mà không cần trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu.

Trong thời gian tới, NRL sẽ xây dựng và thử nghiệm 2 mô hình khác nhau mang tên các mô đun "sandwich". Đây là ý tưởng thiết kế mới nhằm gói tất cả các thành phần của hệ thống vào giữa 2 panel hình vuông. Đối với mô hình đầu tiên, mặt trên là một panel quang điện có nhiệm vụ hấp thu ánh sáng Mặt Trời. Giữa 2 lớp panel có một hệ thống chuyển đổi năng lượng sang một tần số sóng vô tuyến. Sau đó, sóng vô tuyến sẽ được chuyển tới ăng ten ở mặt dưới nhằm truyền nguồn năng lượng dạng sóng này về một mục tiêu xác định dưới mặt đất.

Cuối cùng, các mô đun trên sẽ được lắp ráp với nhau ngay trên không gian bởi các các robot tự động nhằm tạo lên sản phẩm cuối cùng là một vệ tinh mạnh mẽ có kích thước lên tới 1 km.

ve_tinh_nang_luong_mat_troi_2.
2 ý tưởng chế tạo các tấm năng lượng mặt trời dạng "sandwich" của quân đội Mỹ

Ở mô hình thứ 2, ý tưởng thiết kế là tạo nên một mô đun nối với 2 mô đun còn lại có khả năng mở ra cho phép hệ thống nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn mà vẫn không bị nóng lên. Từ đó khiến hệ thống làm việc hiệu quả hơn. Trong báo cáo mới đây, Paul Jaffe, kỹ sư không gian chịu trách nhiệm lãnh đạo dự án cho biết: "Việc đưa một lượng thiết bị vào không gian thật sự rất tốn kém."

Một ích lợi của việc xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời trên quỹ đạo chính là có thể thu được ánh sáng mặt trời hầu như liên tục và không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như ở dưới mặt đất. Nhận thấy được ưu điểm trên, một số công ty năng lượng mặt trời tại Mỹ đang phát triển công nghệ tương tự cho các sản phẩm trong tương lai.

Công ty thiết bị điện tử Pacific Gas & Electric tại California vừa ký một hợp đồng mua lại công nghệ năng lượng mặt trời trên không gian từ hãng Solaren vào năm 2016. Một công ty khác từ Nhật Bản là Shimizu Corporation vừa đề xuất dự án xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời dài gần 18.000 bao quanh đường xích đạo của Mặt Trăng.

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết được bao giờ dự án mới hoàn thành và chính thức được xây dựng. Kỹ sư đã phát biểu rằng: "Hiện tại rất khó nói về điều gì cho tới khi bạn thật sự bắt tay vào chế tạo. Khi đề cập đến sóng vô tuyến, mọi người thường hình dung ra một phương tiện truyền tín hiệu cho radio, TV hoặc điện thoại nhưng ít ai nghĩ rằng nó có thể truyền tải cả năng lượng."

Theo Wired, NRL