Đó là chiếc xe một chỗ ngồi Bloodhound SSC được trang bị động cơ phản lực và khối tên lửa đẩy giúp nó đạt tới vận tốc tối đa là 1000 dặm/giờ (tương đương 1.609,34 km/h), phá vỡ kỷ lục trước đó về chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới của chiếc Thust SSC (1228 km/h). Với vận tốc này, mỗi giây chiếc xe chạy được hơn 447 mét và chỉ mất có 2,23 giây để chạy hết quãng đường 1 km. Chiếc xe có tổng công suất 135.000 mã lực, mạnh gấp 180 lần xe đua thể thức 1, một vài chi tiết của xe được sản xuất bằng công nghệ in 3D và đằng sau đó là rất nhiều câu chuyện khác có thể làm bạn thán phục mà người ta đã làm chỉ để chuẩn bị cho đường đua, chẳng hạn như phải dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông sa mạc và di chuyển 23.000 tấn đá các loại để làm đường cho xe chạy.
Bloodhound SSC đang được phát triển tại nước Anh với sự trợ giúp của các chuyên gia quân sự và hàng không cùng với hơn 250 công ty lớn nhỏ khác nhau. Dự kiến vào năm sau người ta sẽ đưa nó chạy thử tại một sa mạc ở Nam Phi.
Cung cấp sức mạnh chính cho xe là động cơ phản lực EJ200 do hãng Rolls-Royce sản xuất, loại được trang bị cho những máy bay phản lực Eurofighter Typhoon. Động cơ này sẽ giúp chiếc xe đạt tới vận tốc 600 dặm/giờ, sau đó xe kích hoạt hệ thống rocket NAMMO để tăng lên vận tốc tối đa 1000 dặm/giờ.
Phần khung được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để chứa động cơ phản lực và hệ thống rocket, riêng phần vỏ bên ngoài thì được làm bằng Titan và cố định bởi hơn 11.000 chiếc đinh.
Khi đạt tới vận tốc tối đa, chiếc xe có thể chạy hết chiều dài của một sân bóng đá chỉ trong vòng có 1 giây đồng hồ.
Người đang ngồi trong xe là Trung úy Không quân Andy Green thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh. Ông sẽ là người lái chiếc Bloodhound vào năm sau, ông cũng là người đang nắm giữ kỷ lục lái chiếc xe nhanh nhất thế giới (Thrust SSC) đồng thời là người đầu tiên vượt qua ngưỡng vận tốc âm thanh trên đất liền.
Bên trong buồng lái của xe, thiết kế hiện đại theo kiểu hoài cổ của Mỹ vài thập niên trước.
Bên trong buồng lái có tổng cộng 3 màn hình hiển thị chính dùng để thông báo tốc độ, công suất và nhiều thông tin quan trọng khác. Cứ mỗi mốc tốc độ đạt được thì hệ thống sẽ thông báo cho Andy biết và hướng dẫn ông khi nào nên kích hoạt các hệ thống đẩy hoặc khi nào nên bung dù để giảm tốc.
Bảng thông báo trạng thái hoạt động của động cơ phản lực và trạng thái tải của các bánh xe có đang đều nhau hay không.
Một chiếc đồng hồ cơ chỉ tốc độ của hãng Rolex dùng trong trường hợp các màn hình điện tử bị lỗi không hoạt động được.
Một bảng điều khiển bên trong buồng lái với chi chít các công tắc dạng đẩy/gạt giống như buồng lái của máy bay.
Buồng lái được thiết kế riêng cho Andy, ghế ngồi, bàn đạp, các phím bấm đều được làm bằng sợi Carbon và được cố định ở những khoảng cách phù hợp với thân hình của ông.
Vô lăng được làm bằng vật liệu Titan, sử dụng công nghệ in 3D để đem lại độ chính xác cao, phù hợp với kích thước bàn tay của Andy.
Động cơ được thiết kế cực kỳ phức tạp
Động cơ phản lực nhìn từ đằng sau, bạn sẽ không muốn đứng đây khi nó hoạt động đâu
"Mọi sự cố có khả năng xảy ra đều đã được chúng tôi kiểm tra - chiếc xe này được trang bị nhiều hệ thống khác nhau cho phép tôi có thể điều khiển chiếc xe dừng lại bằng hệ thống dù giảm tốc trong trường hợp hệ thống xảy ra lỗi", ông Andy chia sẻ.
Hệ thống giá đỡ của động cơ và rocket, được tán ra từ những khối nhôm chịu lực.
Ưu điểm của việc dùng những tấm nhôm lớn để cắt ra đó là bộ khung sẽ chắc chắn hơn, ít có điểm yếu hơn và ít bị rung lắc khi xe đang chạy ở tốc độ cao. Thiết kế này giống như kiểu Unibody mà chúng ta thường thấy trên điện thoại iPhone và máy tính MacBook.
Đây là tầm nhìn của Andy từ bên trong cuồng lái, tầm nhìn khá hẹp nhưng ở sa mạc thì chắc là không cần phải chú ý nhiều đến giao thông đâu
Để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm, Andy đã đi xem nhiều nơi trên thế giới và kết luận vùng sa mạc Nam Phi chính là khu vực lý tưởng nhất để thử xe. Ông cho biết người ta đã dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông đất sa mạc để chuẩn bị cho đường đua, đồng thời phải gỡ bỏ bằng tay khoảng 23.000 tấn đá các loại trong vòng 4 năm qua.
Một góc nhìn trực diện cho ta thấy được kết cấu bên trong của chiếc xe mặc dù nó vẫn chưa hoàn thiện hết.
Những chi tiết vòm mà bạn thấy trong hình cũng được cắt ra từ những tấm kim loại kích thước lớn.
Thùng chứa nhiên liệu được đặt bên dưới hệ thống rocket.
Còn đây là thùng chứa nhiên liệu được làm từ thép không gỉ có dung tích 1.000 lít, sử dụng nhiên liệu High Test Peroxide. Nhiên liệu được cho qua một cái lưới bằng bạc trước sau đó đi qua một lớp nhiên liệu đặc. Nhiên liệu đặc được làm từ lốp xe hơi cũ, nó sẽ phản ứng với chất Peroxide để tạo ra phản ứng cháy.
Phần mũi xe còn được gọi là "đầu dê" do có hình dáng giống như hộp sọ của con dê. Để làm ra nó, người ta phải dùng tổng cộng 4 khối kim loại lớn nặng tổng cộng 800 kg, sau đó dùng máy cán ra thành từng chi tiết nhỏ, công đoạn này làm cho một nhóm 5 người phải mất tới 151 ngày để hoàn thành. Thành phẩm sau khi cán xong đã giảm 95% trọng lượng so với ban đầu.
Đội ngũ phát triển dự án Bloodhound cho biết mục đích của nhóm không chỉ là phá kỷ lục về tốc độ mà là còn muốn truyền cảm hứng cho hàng triệu người Anh khác về các công nghệ kỹ thuật và thiết kế.
Dự án Bloodhound còn có ý nghĩa trong giáo dục, đã có hơn 5.600 trường học ở Anh và hơn 200 ngôi trường ở châu Phi đăng ký sử dụng các tài liệu kỹ thuật của Bloodhound để phục vụ cho việc giảng dạy.
Bánh xe này chỉ dùng để trưng bày thôi, bánh xe thật sẽ không có phần lốp vì ngay cả lốp xe tốt nhất thế giới hiện nay chỉ chịu được vận tốc tối đa là 300 dặm/giờ. Bánh xe, giống như nhiều chi tiết khác, cũng sẽ được cán ra từ những tấm nhôm lớn và hiện giờ nó đang được thử nghiệm bởi Rolls-Royce ở vận tốc khoảng 1200 dặm/giờ (quay 10.500 vòng/phút) để kiểm tra khả năng bền bỉ của nó.
Trái với nội thất cổ điển của xe là một ngoại hình bóng loáng đến quyến rũ. Bản thân người lái là ông Andy cũng sẽ được trang bị một "bộ cánh" đặc biệt với 4 lớp áo bảo vệ và một chiếc mũ bảo hiểm đặc chế với hệ thống cung cấp khí oxy tương tự như bộ quần áo bảo vệ của những phi công lái máy bay Typhoon.
Andy: "Đường chạy có chiều dài 12 dặm (hơn 19 km), nghe có vẻ dài nhưng thực ra chỉ mất chưa tới 2 phút để chạy bằng chiếc xe này". "Khi đạp phanh, tôi sẽ giảm tốc tương đương mỗi giây khoảng 96km/h, tức là nếu xe còn đang chạy với vận tốc đó thì nó sẽ dừng hẳn chỉ sau 1 giây".
Đây là mô hình của chiếc xe sau khi hoàn thiện.
Kích thước của nó khá lớn so với con người.
Mọi chi tiết trên thân xe đều được thiết kế mang tính khí động học cao để có thể đạt vận tốc cao nhất có thể. Điểm chịu lực lớn nhất của chiếc đó là phần mũi "đầu dê", khi xe đạt vận tốc tối đa (1000 dặm/giờ), áp lực lên phần đầu sẽ lớn tương đương 3 tấn/mét vuông. Ngoài ra chiếc xe cũng được trang bị áo giáp để phòng trường hợp một viên đá nào đó bị nảy lên và bắn thẳng về phía Andy.
Phía trên là động cơ phản lực, phía dưới là 3 ống rocket.
Chiếc xe đang được hoàn thiện bên trong một nhà kho gần khu Bristol, phía Tây Nam nước Anh.
Lò xo trong hình sẽ được lắp vào bộ phận giảm xóc của xe.
Đủ các loại bu-lông dùng để lắp ráp xe.
Bên phải là mô hình của bộ phận hút gió, còn bên trái là thiết bị dùng để đặt vào bên trong cái ống hút gió kia, sau đó bơm phồng lên để thử độ dẻo của ống.
Đây là các cảm biến dùng để đo độ giãn nỡ của ống hút gió.
Còn đây là nắp che mũi xe được làm từ sợi Carbon.
Một bản vẻ khá phức tạp của chiếc xe.
Dàn máy tính dùng để theo dõi trạng thái của chiếc xe khi nó hoạt động.
Toàn bộ xe và thiết bị sẽ được chứa trong một chiếc xe rơ-móc như thế này và được chuyển đến Nam Phi để chạy thử nghiệm.Theo CNET
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
Bên trong siêu xe nhanh nhất thế giới, vận tốc 1609 km/h, được in bằng công nghệ 3D
Cortana đáng lẽ ra đã được đặt tên là "Alyx" nếu không có sự ủng hộ từ người dùng
Đó là những gì mà Marcus Ash, quản lý nhóm của chương trình Cortana trên Windows Phone, tiết lộ. Vậy điều gì đã khiến Microsoft thay đổi ý định của mình? "Chúng tôi nhìn vào ý kiến của người dùng (thông qua tin đồn) và nhận thấy rằng khách hàng thích ý tưởng sử dụng cái tên Cortana. Chính điều đó đã giúp chúng tôi tự tin rằng đây là một ý tưởng tốt", Ash nói. Tin đồn ở đây chính là tấm ảnh chụp màn hình (bên dưới) lấy từ bản build chưa hoàn chỉnh của Windows Phone 8 Update 3 và 8.1 hồi tháng 6 năm ngoái. Trong số những dòng chữ trên màn hình, có một ứng dụng được gọi là "zCortana".
Ash chia sẻ thêm rằng ý kiến sử dụng cái tên thay thế cho "Alyx" cũng được ủng hộ bởi Joe Belfiore, phó chủ tịch chịu trách nhiệm mảng Windows Phone, và thế là chúng ta có được một cái tên cuối cùng được đặt theo một nhân vật trong series game Halo nổi tiếng của công ty.Nguồn: WPCentral
Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014
[Trên tay] Galaxy Tab S 10.5: máy mỏng và rất nhẹ, gọi điện và nhắn tin từ điện thoại
Ấn tượng đầu tiên khi cầm Tab S 10.5 lên đó là máy mỏng và khá nhẹ, cảm giác nhẹ hơn nhiều so với kích thước 10.5" của nó. Còn thiết kế tổng thể của chiếc máy thì vẫn chưa thể thoát ra khỏi cái ngôn ngữ làm máy của Samsung. Tuy nhiên về cấu hình thì Samsung đã chịu đẩy lên một mức tốt hơn so với Galaxy Tab 4 đó là độ phân giải màn hình đạt mức 2560 x 1600. Theo mình thì đây mới chính là cái mà chúng ta nên quan tâm nhất vì nó thực sự rất cần thiết đối với moojt chiếc tablet màn hình lớn.
(Lưu ý: máy trong bài là máy thử nghiệm, chưa phải máy bán chính thức nên chất lượng hoàn thiện, hiệu năng có thể khác so với máy bán ra).
Thiết kế
Mặt sau của máy vẫn được làm bằng nhựa, thiết kế giống Galaxy S5 với kiểu hoàn thiện họa tiết nhiều chấm lỗ, nhờ vậy mà chúng ta ít thấy cảm giác nhựa hơn, sờ vào giống như một thứ vật liệu khác, tuy nhiên nó vẫn khá trơn chứ không nhám. Viền của máy có vẻ như làm bằng kim loại nhưng chất lượng hoàn thiện vẫn chưa khá hơn được, các chi tiết cổng và khe cắm không được sắc sảo. Mặt sau của máy phía bên dưới có 2 cái chấm tròn, có thể ấn vào bên trong, dùng để gắn cover cho máy.
Mặt trước của máy vẫn có 1 phím Home cứng và 2 phím cảm ứng (Back, Recent), được thiết kế theo chiều ngang để cầm theo tư thế này. Do độ phân giải màn hình khá cao nên cũng ít khi phải cầm máy theo tư thế đứng. Chỉ có một bất tiện nhỏ đó là cụm phím ở mặt trước nằm khá sâu vào phần giữa thân nên hơi khó với tay để bấm. Riêng phím Home được tích hợp cảm biến vân tay để mở khóa máy tương tự như Galaxy S5.
Galaxy Tab S 10.5
So sánh Tab S 10.5 với iPad Air (9,7")
So sánh Tab S 10.5 và Tab S 8.4:
Màn hình
Màn hình của Tab S khá mượt, font chữ và hình ảnh mịn màng nhờ có độ phân giải 2560x1600 (mật độ điểm ảnh: 288 ppi). Đây là nâng cấp đáng giá nhất so với Galaxy Tab 4 bởi màn hình là cái chúng mà chúng ta phải nhìn nhiều nhất trong khi sử dụng. Như mình đã nói ở trên, nhờ có độ phân giải cao mà chúng ta có tể sử dụng máy ở tư thế ngang khá thoải mái, không phải xoay máy đứng lên như ở Tab 4 vì độ phân giải cao sẽ giúp hiển thị được nhiều nội dung hơn trên một màn hình.
Hiệu năng, phần mềm
Do chưa phải là máy chính thức nên mình không nói nhiều về tốc độ của máy, chiếc máy mình cầm sử dụng chip Exynos Octa 5420 tám nhân (bốn nhân 1.9 GHz + bốn nhân 1.3 GHz), đây cũng chính là phiên bản sẽ bán ra tại Việt Nam. Máy chạy nhanh, mượt, độ trễ thấp.
Có hai tính năng hay mình thấy trên Tab S đó là chia đôi màn hình để sử dụng 2 app cùng lúc và SideSync. SideSync sẽ kết nối điện thoại của bạn (hiện chỉ mới hỗ trợ Galaxy S5) với tablet và hiển thị toàn bộ màn hình của điện thoại lên màn hình của Tab S thông qua kết nối Wi-Fi Direct, cho phép điều khiển điện thoại từ xa và thậm chí trả lời cuộc gọi và tin nhắn từ trên Tab S. Còn riêng bản thân Tab S cũng có khe SIM để hoạt động tương tự như một chiếc điện thoại di động.
Xem thêm: Một số tính năng hay trên Galaxy Tab S.
Nhìn chung, chưa xét đến yếu tố giá bán tại Việt Nam thì Tab S là một bản nâng cấp rất đáng giá và đáng mua hơn nhiều so với Galaxy Tab 4 10.1, trong đó yếu tố mình đề cao nhất chính là độ phân giải màn hình. Hy vọng giá bán chính thức sẽ không quá cách biệt so với giá tại Mỹ là 499 USD (bản 16 GB Wi-Fi).
Cấu hình phần cứng Galaxy Tab S 10.5:
- Hệ điều hành: Android 4.4.2
- Chip xử lý: Snapdragon 800 bốn nhân 2.3 GHz (LTE) / Exynos 5 Octa 5420 tám nhân (Wi-Fi)
- GPU: Adreno 330 (LTE) / Mali-T628 MP6 (Wi-Fi)
- Màn hình: Super AMOLED 10.5", độ phân giải 2560 x 1600, 288 ppi
- RAM: 3 GB
- Bộ nhớ trong: 16/32 GB
- Thẻ nhớ: microSD tối đa 128 GB
- Camera: 8 MP, Flash LED, AF, quay phim 1080p@30fps
- Camera trước: 2.1 MP
- Băng tần: 2G/3G/4G
- Kết nối: BT 4.0, Wi-Fi a/b/g/n, A-GPS, GLONASS, micro USB 2.0
- Kích thước: 246,3 x 177,8 x 6.6 mm
- Nặng: 467 gram (LTE) / 465 gram (Wi-Fi)
- Pin: 7.900 mAh
Fujifilm ra mắt ống kính XF 18-135mm: weather-seal, chống rung với con quay hồi chuyển, giá 900 USD
Đúng như dự kiến, Fujifilm vừa giới thiệu mẫu ống kính đa dụng XF18-135mm F3.5-5.6 R LM OIS WR sử dụng ngàm kính X-mount cho dòng X series. Mẫu ống kính này khá đặc biệt bởi nó là sản phẩm đầu tiên thuộc dòng X hỗ trợ weather-seal, sử dụng được trong nhiều điều kiện môi trường bụi hoặc mưa gió khác nhau. Ngoài ra ống kính này còn sử dụng một hệ thống lấy nét có độ trễ chỉ 0,1 giây, phù hợp để sử dụng tối ưu cho máy ảnh X-T1 và con quay hồi chuyển để tối ưu khả năng ổn định ảnh OIS.
Với tiêu cự quy đổi 27-206mm trên khổ phim 35mm, ống kính phù hợp để chụp từ góc rộng cho đến góc hẹp với khẩu độ trung bình f/3.5-5.6, phù hợp cho người dùng đi du lịch. Khi kết hợp với thân máy X-T1, bạn có thể sử dụng dưới một số thời tiết khắc nghiệt như mưa nặng hạt, đi biển...
Nhờ công nghệ motor tuyến tính (linear motor technology), ống kính cho khả năng lấy nét tối đa ở mức 0,1 giây. Hệ thống chống rung thế hệ mới được tích hợp hai bộ cảm biến con quay hồi chuyển với dao động thạch anh giúp phát hiện chuyển động với tần số từ thấp đến cao, đem lại mức ổn định ảnh lên đến 5 khẩu.
Hệ thống quang học được cấu tạo từ 16 thấu kính trong 12 nhóm, trong đó bao gồm 4 thấu kính phi cầu và hai thấu kính tán sắc ED nhằm nâng cao chất lượng ảnh và tối ưu cảm biến X-Trans của Fujifilm. Công nghệ “lớp phủ HT-EBC” của FUJINON trên tất cả bề mặt ống kính để đạt được biện pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với các hiện tượng phản chiếu, và kiểm soát hiện tượng flair và bóng mờ.
Ống kính XF18-135mm F3.5-5.6 R LM OIS WR dự kiến sẽ được phân phối đến tay người dùng với giá bán 900 USD.
Thông số kỹ thuật
- Ngàm ống kính: Fujifilm X-Mount
- Khung hình cảm biến: APS-C
- Tiêu cự quy đổi phim 35mm: 27-206mm
- Cấu trúc ống: 16 thấu kính / 12 nhóm (4 thấu kính phi cầu và 2 thấu kính ED)
- Hệ thống ổn định ảnh: 2 cảm biến con quay hồi chuyển, tối đa 5.0-stop
- Khoảng cách lấy nét gần nhất: 45 cm
- Số lá khẩu: 7
- Đường kính filter: 67mm
- Hỗ trợ sử dụng nhiều môi trường mưa và bụi (Weather-seal)
- Kích thước (đường kính hình trụ x chiều dài): 76 x 98 mm
- Trọng lượng: 490 g
Nguồn: fujifilm
Hướng dẫn dùng 1password trên Android
1password là phần mềm giúp bạn ghi nhớ thông tin tài khoản, mất khẩu khá hữu hiệu. Trong thời gian này thì phần mềm đang được cung cấp miễn phí cho người dùng Android nhân tiện mình cũng làm một bài hướng dẫn sử dụng cơ bản để các bạn có thể hình dung rõ hơn. Điểm mình thích ở 1password đó là việc phân loại rõ ràng các loại dữ liệu khác nhau, thông tin lưu trữ linh hoạt và tính năng tự động gợi ý mật khẩu rất hay. Về cơ bản thì các phần mềm lưu trữ thông tin có cách hoạt động khá giống nhau, vì thế nếu không thích 1password thì bạn có thể sử dụng phần mềm khác với các tính năng tương tự.
Để bắt đầu thì hãy tải về 1password miễn phí tại Google Play. Phần mềm này sẽ được miễn phí đến ngày 01/08, sau ngày này thì bạn chỉ đọc được dữ liệu, muốn chỉnh sửa hay thêm thì cần mua bản quyền. Tuy nhiên mình nghĩ từ giờ đến này 01/08 là bạn đã có đủ thời gian để hoàn thiện dữ liệu rồi, sau đó chỉ đọc cũng tốt.
Về cơ bản thì 1password có rất nhiều loại thông tin cho bạn lựa chọn, tài khoản + mật khẩu chỉ là một mục nhỏ mà thôi. Ngoài ra thì bạn có thể lưu thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, cmnd, giấy phép lái xe ... Để thêm 1 nội dung mới thì bạn nhấn vào dấu cộng ở góc trên phải, sau đó lựa chọn theo mẫu có sẵn. Thông thường chúng ta thường ghi nhớ nội dung đăng nhập (tài khoản, mật khẩu) do đó mình sẽ chọn mục Logins.
1password sẽ tự động tạo mật khẩu cho bạn, theo những quy tắc mà bạn chọn. Bạn có thể lựa chọn độ dài của mật khẩu (length), mật khẩu có ký tự đặc biệt hay số không, tất cả đều có thể lựa chọn rất dễ dàng. Sau đó thì bạn cũng có thể chỉnh lại mật khẩu theo ý muốn.
Trong phần Settings của 1password bạn có thể thay đổi mật khẩu mở phần mềm trong phần "Change Master Password", phần Automatically lock là thiết lập thời gian tự động khoá phần mềm nếu bạn không dùng. Trên đây là một số những lưu ý nhỏ khi sử dụng 1password, chúc các bạn vui vẻ với phần mềm này!
Chỉnh sửa Registry nhằm giả Windows XP thành máy POS, để được tiếp tục update tới 2019
Microsoft đã ngưng hỗ trợ Windows XP cho người dùng cuối từ ngày 8/4 vừa qua. Tuy nhiên, nếu đang xài Win XP bản 32 bit thì chỉ cần vài bước thao tác nhỏ chỉnh sửa trong Registy mất khoảng 30 giây thì bạn có thể gia tăng thời hạn hỗ trợ cho hệ điều hành của mình thêm 5 năm nữa, tới tận năm 2019, bằng cách giả lập nó thành một máy POS.Riêng Windows XP bản 64 bit thì được xây dựng chung với nền của Windows Servers 2003, do đó cách thực hiện sẽ khác chứ không đơn giản như bản 32 bit, bạn có thể tham khảo theo link nguồn bài viết.
- Đầu tiên, chúng ta mở Registry Editor (Regedit) và tìm tới địa chỉ HKEY_LOCAL_MACHINE\System\WPA.
- Tiếp theo, tạo một key mới và đặt tên cho nó là PosReady.
- Ở khung bên phải của key mới tạo ra, chúng ta tạo một DWORD mới và gán giá trị 1.
- Như vậy là từ giờ trở đi, Windows XP của bạn sẽ được hiểu như là một máy POS, vì vậy nó sẽ tiếp tục được nhận update của Microsoft từ chương trình Windows Update cho tới 2019.
*POS - Point of Sales hoặc Point of Service, là nơi thực hiện giao dịch/giao tác mua bán lẻ. Ví dụ: quầy tính tiền siêu thị, nhà hàng, khách sạn, shop... Hệ thống POS (POS system) được hiểu là hệ thống máy móc phần cứng và phần mềm trang bị hỗ trợ cho việc thực hiện các giao dịch đó.
Bức ảnh tuyệt đẹp cho thấy khoảnh khắc khi một ngôi sao được sinh ra
Một bức ảnh ghi lại quá trình hình thành của một ngôi sao do kính viễn vọng Hubble mới chụp được gần đây đẹp đến nỗi mà có cảm giác như là nó không thật, trông giống như một bức tranh vẽ hoàn hảo cho các bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng không có chút gì viễn tưởng ở đây - đó hoàn toàn là khoa học.
Bức ảnh mới từ kính Hubble cho thấy IRAS 14568-6304, một ngôi sao trẻ được choàng bên trong một đám khí gas và bụi màu vàng. Nó xuất hiện giữa vũ trụ đen tối đầy thích thú, với phần đuôi cong và nổi bật lên so với phần khoảng không đen đằng sau.
IRAS 14568-6340 khá đặc biệt vì nó được dẫn dắt bởi một "đám mây bụi tiền sao" (protostellar) xuất hiện trong ảnh như là phần “đuôi” phía sau ngôi sao. Đám mây bụi này là những thứ gồm khí gas và bụi mà IRAS lấy từ đám mây cha mẹ của nó để hình thành. Trong khi hầu hết vật chất để hình thành ngôi sao và phần quầng xung quanh - phần vật chất bao quanh ngôi sao mà một ngày nào đó nó có thể hình thành các hành tinh - tại một vài thời điểm trong quá trình hình thành của ngôi sau bắt đầu phóng ra một số thứ ở tốc độ siêu thanh vào trong vũ trụ. Hiện tượng này không chỉ đẹp mà nó còn cung cấp cho chúng ta những bằng chứng giá trị về quá trình hình thành của một ngôi sao. Mời các bạn cùng xem bức ảnh tuyệt đẹp ở bên dưới.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)