Chào các bạn, cuối tuần vừa qua (21/6/2014) Camera Tinh tế đã tổ chức một buổi sinh hoạt nhằm giới thiệu cũng như chia sẻ những kiến thức về Nhiếp ảnh và về máy ảnh dùng Film tại cafe Tinh tế. Mình may mắn được là một trong những bạn tham dự buổi offline này và mình cũng tranh thủ chụp vài tấm để chia sẻ với các bạn không thể tham dự buổi offline hôm nay.
Mặc dù theo chương trình được giới thiệu lần trước, mình vẫn bất ngờ với thành phần chủ trì buổi offline hôm ấy. Các anh đều là những người giàu kinh nghiệm và rất tận tình chia sẻ cũng như giải đáp các thắc mắc cho các thành viên và quan trọng nhất họ rất vui khi biết các thành viên vẫn còn quan tâm đến thể loại nhiếp ảnh dùng máy film trong thời đại KTS hiện nay.Các thành viên cũng như các anh chơi máy film đến từ rất sớm đang ngồi tán gẫu cùng nhau
Sáng hôm nay, khuôn viên buổi Offline đầy tiếng cười cho mãi đến đến khi vào phòng bên trong để dự buổi Offline, có những bạn không ngại xa vẫn lặn lội đến đây để được hòa cùng cảm xúc, để được cùng chia sẻ những điều mình cảm thấy khi chơi nhiếp ảnh bằng máy film. Họ có thể là một người mới chơi, là người đang "mon men lại gần hố vôi", là người đang có những bộ sưu tập, là người có thâm niên từng trải của ảnh film từ máy đến tráng rọi, vv... và tựu trung họ đều rất vui vẻ và cảm thấy rất hứng khởi với buổi offline hôm nay.Bộ ba người dẫn dắt câu chuyện của buổi Offline ngày hôm nay. Từ trái sang, anh Bình, anh Tuấn và anh Trị
"Máy ảnh film - Một đam mê" đó là một trong những chủ đề cho buổi sinh hoạt tập thể ngày hôm nay. Câu chuyện được bắt đầu từ anh Bình, thành viên của Camera Tinh tế, người đã có 1 quãng đường rất dài "sống và thở" cùng máy film. Với anh Bình, mọi thứ đến với máy film đầy sự đam mê và rất nhẹ nhàng. Bài chia sẻ của anh bao hàm rất nhiều kinh nghiệm cũng như giới thiệu về nhiều thiết bị (máy ảnh, lens, vv...) liên quan đến Nhiếp ảnh dùng máy film. Với lượng chuyên môn ấy, mình tin rằng chỉ có câu hỏi "Đố anh cai được máy film!" thì mới làm khó cho anh ấy được. Rất cám ơn anh Bình vì những điều anh đã chia sẻ cùng cộng đồng.Anh Bình đang chia sẻ về kinh nghiệm chọn, mua, trải nghiệm... máy ảnh dùng film ...... và chia sẻ với các thành viên về những bức ảnh cách đây hơn chục năm của anh ấy
Một thành viên khác mà chúng ta không thể không nói đến trong Camera Tinh tế, đó là anh Tuấn. Để nói về con người này, mình chỉ có thể nói một câu ngắn gọn "Trái tim sư tử sao thì trái tim anh này y vậy". Dĩ nhiên với nghĩa bóng của câu nói trên cho chúng ta hình dung ra một con người mạnh mẽ và giàu tình cảm, nó ít khi thể hiện trên gương mặt nhưng nó thể hiện bằng lời nói và hành động. Bài nói chuyện của anh ấy ở buổi sinh hoạt đã làm cho một số bạn phải nhấp nhỏm và một số khách ngồi gần đó phải chú ý. Nói chung, mọi thứ thay đổi xoành xoạch, lúc trầm lúc bổng, lúc cao trào lúc nhẹ nhàng, có lúc lại chèn vào tiếng cười hay câu nói hài hước, làm cho mọi người rất hào hứng và rất vui vẻ. Nói vui vẻ như kiểu anh Thanh hay nói là "Anh ấy là người cổ đại nên nói to lắm"Anh Tuấn đang chia sẻ với các thành viên về con đường đến với máy film ....... bắt đầu bằng chuyện ngày xưa của anh ấy.
Anh bạn Tài của chúng ta hăng say lắng nghe và "quên" luôn nhiệm vụ roài
Anh Hy - người ngồi giữa - người mà anh Tuấn hay gọi là "bạn già" (mình chả hiểu anh này già chỗ nào).
Là một người rất vui tính. Ai nói gì anh Hy cũng cười và rất vui vẻ. Lần này đến với Tinh tế, anh ấy mang theo một cơ số máy film rất độc đáo và chia sẻ cho các bạn tham dự những chiếc máy này. Anh ấy bảo rằng, mỗi chiếc máy đều gắn với anh ấy bằng ít nhất một kỷ niệm. Mình nghe thấy thế là khoái rồi vì máy ảnh của mình cũng "dính" một kỷ niệm, hi hi hi ... hai anh em hạp gu nhau roàiMột trong số các thành viên tham dự buổi Offline, trong số này có vài bạn đang manh mún đến với máy film, dân gian hay gọi là "sắp té xuống hố vôi" .
Những chiếc máy "đi cùng năm tháng" trong buổi Offline. Nói đến những chiếc máy này, nhiều người chúng ta rất ngưỡng mộ và nhân dịp này mọi người có dịp sờ tận tay, nhìn tận mắt những chiếc máy mà mình mong ước.
Anh Trị đang trình bày cho các bạn thành viên.
Anh Trị, là người cuối cùng trong bộ ba của người dẫn dắt chương trình Offline, là một người cực kỳ đặc biệt trong buổi Offline hôm nay, để mình liệt kê ra nhé:
- Anh ấy ở mãi dưới Thủ Đức và sáng đã lặn lội lên đây từ rất sớm (Cafe Tinh tế). Sở dĩ mình dùng từ lặn lội vì hôm qua trời mưa, anh ấy đi kiểu gì cũng phải băng qua mấy cái vũng nước mới đến được đây và anh ấy phải thu xếp hết mọi việc mới có thể đến đây được.
- Anh ấy đem theo 1 chiếc máy Mamiya RZ67 và bỏ nó trong 1 chiếc giỏ nhựa (thứ giỏ nhựa mà mấy bà sồn sồn hay xách đi chợ :v ) vì chiếc máy quá to và khi mình biết mình đã ví von "Giống như mấy ông chồng nuôi vợ đẻ trong bệnh viện, tay xách giỏ nách ôm phích nước vậy"
- Nick của anh ấy rất vui "Konika_baby", và anh ấy nói là rất thích chụp hình và chơi ... thú nhún.
- Anh ấy chia sẻ cách chụp tác phẩm "Khoảnh khắc viên đạn súng hơi xuyên qua cái hộp quẹt gas" bằng máy film. Đây quả là một bức ảnh rất đẹp và rất độc đáo.
- Quá trình chơi ảnh của anh Trị từ rất lâu, và anh ấy chơi với mọi sự đam mê và sự cần cù của mình. Anh Trị đến với nhiếp ảnh bằng máy Film không chỉ đơn giản là chụp và tráng mà còn là sự tìm hiểu và sáng tạo trong những cách chơi rất hay. Mình cá là nhà anh ấy còn vài cái lens tự chế nữa kìa.
- Và còn rất nhiều điều về con người này mà khi tiếp xúc, mình tin rằng các bạn sẽ cảm nhận được. Sự chững chạc và lượng thông tin to lớn mà anh ấy mang theo bên mình khi đến với buổi Offline này đã được anh Trị chia sẻ rất tuyệt vời và mình cảm nhận trong câu chuyện mà anh ấy chia sẻ nó đầy chất đam mê trong đó.
Xin nói thêm là mình may mắn được biết anh Trị từ trước buổi Offline và mình đã học được rất nhiều điều từ anh ấy bằng những câu chuyện như hôm nay anh đã trình bày. Đó không chỉ là nhiếp ảnh hay chiếc máy mà nó còn là cả một sự trải nghiệm phải được "trả" bằng thời gian và sự đam mê của chính anh Trị. Mình ước các bạn có thể gặp gỡ và tiếp xúc với con người này và minh tin rằng các bạn sẽ thấy rất thú vị. Quên nữa, nhìn anh ấy thế chứ nói chuyện là bao cười luôn, anh ấy rất hài hướcAnh Trị đang chia sẻ trong buổi offline
Chụp, tráng phim, rọi ảnh hoặc scan film. Chỉ gói gọn trong 3 câu này nhưng bài chia sẻ của anh Trị lại bao hàm rất nhiều kiến thức và anh đã rất nhiệt tình chia sẻ với mọi người.
Buổi sinh hoạt rất thú vị khi chúng ta vừa được nghe và trực tiếp thử ngay trên thiết bị tại hiện trường
Sáng nay mình cũng gặp anh này ... hơi trễ, xem trên fb thì anh ấy ngủ dậy trễ cho nên MC của ngày hôm nay do ba anh kia làm luôn. Hi hi hi ... anh ấy đang chụp thì bị cái đèn AF nó nhá lên thế là anh ấy phát hiện và quay sang ngay. Chắc anh ấy nghĩ rằng "Rồi xong, dính chắc roài!"
Film dương bản Cầm thử máy ...Sau những bài trình bày là đến lượt đặt câu hỏi và giải đáp, dĩ nhiên trải nghiệm tại chỗ là điều không thể không có. Mời các bạn xem qua loạt ảnh dưới đây... và trải nghiệm trực tiếp
#1
#2
#3
#4
#5
#6#7
#8
#9
#10
#11
#12
#13
#14
#15
#16
#17
Buổi Offline kéo dài mãi đến hơn 12h và mọi người rất vui vẻ khi được tham dự trọn vẹn buổi Offline này. Xin chân thành cám ơn Camera Tinh tế, anh Trị, anh Tuấn, anh Hy và anh Bình đã tổ chức cũng như nhiệt tình chia sẻ thiết bị, kiến thức cũng nhưng những kinh nghiệm quý báu của mình với mọi thành viên.
Film Camera May Anh Dung Phim Lap NhomMời các bạn thích chụp film vào đây điểm danh: http://www.tinhte.vn/threads/film-camera-may-anh-dung-phim-lap-nhom.2317215/
P/S:
- Cuối buổi Offline, mình có nghe phong phanh là Camera Tinh tế sẽ tổ chức các buổi offline tác nghiệp trực tiếp ngoài hiện trường, hay nói cách khác là "đi chụp", các bạn cố gắng theo dõi và "động viên" các anh này để mau xúc tiến nhé
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
Offline Hình ảnh buổi Offline Tìm hiểu nhiếp ảnh và về máy ảnh dùng film
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới E-ELT được khởi công xây dựng trên đỉnh núi tại Chile
Mới đây, các kỹ sư đã san bằng đỉnh của ngọn núi Cerro Armazones cao 3064 mét tại vùng sa mạc miền bắc Chile nhằm mở đường cho công trình kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới mang tên E-ELT. Theo dự kiến, kính viễn vọng sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2022 nhằm cung cấp cho các nhà thiên văn học hình ảnh trực tiếp của nhiều hành tinh xa và mờ trong hệ Mặt Trời góp phần tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành của những thiên hà đầu tiên sau vụ nổ Big Bang.
E-ELT là dự án kính viễn vọng lớn nhất thế giới được thiết lập bởi Đài quan sát thiên văn Nam Âu (ESO) vào năm 2006. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho 14 nhà tài trợ lâm vào tình trạng khó khăn tài chính. Do đó, dự án kính viễn vọng trị giá 1,3 tỷ đô la trên phải dời thời điểm khởi công tới năm 2012. Và cuối cùng thì những bước đầu tiên trong dự án vừa mới bắt đầu thực hiện trong năm nay.
Với mặt kính chính đường kính 39 mét, lớn gấp 4 lần so với các kính thiên văn hiện nay, E-ELT có khả năng thu thập ánh sáng gấp 100 triệu lần so với mắt người. Theo thông tin từ ESO, kính thiên văn E-ELT mạnh hơn ít nhất là 15 lần so với các kính thiên văn mạnh nhất ở thời điểm hiện tại. Với khả năng cung cấp hình ảnh độ sắc nét gấp 15 lần so với kính viễn vọng Hubble, các nhà khoa học tin rằng E-ELT sẽ góp phần giải đáp được 2 bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ chúng ta là vật chất tối và năng lượng đen.
Để xây dựng được công trình khổng lồ như E-ELT, các nhà nghiên cứu đã phải san bằng khối đất đá cao 18 mét trên đỉnh của ngọn núi Cerro Armazones bằng lượng lớn thuốc nổ nhằm tạo ra được mặt bằng có kích thước bằng 2 sân vận động bóng đá. Nhà khoa học tham gia dự án, Joe Liske cho biết: "Các bạn hãy tưởng tượng để đặt một công trình lớn như E-ELT phải cần một mặt bằng tương ứng đủ lớn. Đồng thời cũng cần phải có thêm không gian chứa nguyên vật liệu và máy thi công có thể hoạt động."
Sau khi san bằng phần đỉnh, độ cao của ngọn núi Cerro Armazones sẽ giảm từ 3064 xuống còn 3046 mét và được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để các nhà khoa học tại ESO đặt kính thiên văn E-ELT. Ngoài ra, theo tính, phòng điều khiển của kính thiên văn E-ELT sẽ được đặt tại ngọn núi Paranal cách đài quan sát chính nửa giờ đi xe.
Từ trước đến nay, hoang mạc Atacama tại Chile tự hào là điểm đến lý tưởng của các nhà thiên văn học để phục vụ công tác nghiên cứu. Nguyên nhân là do mỗi năm, vùng đất này có tới 320 đêm trời quang, ít ô nhiễm ánh sáng, độ ẩm thấp, không khí ổn định và có nhiều đỉnh núi cao tạo điều kiện khá hoàn hảo để quan sát thiên văn.
[Film Camera] Máy ảnh dùng phim lập nhóm
Sau buổi workshop hôm qua tại Cafe Tinhte, rất đông bạn muốn lập nhóm máy ảnh dùng phim để thuận tiện chia sẻ các thông tin liên quan đến thiết bị, phim, kỹ thuật, ... nhất là thông tin nguồn phim, nơi tráng phim có hỗ trợ giảm phí và đảm bảo chất lượng, nên mình mở topic này để những ai dùng phim điểm danh và theo dõi các thông tin hoạt động của nhóm.
Hinh Anh Buoi Offline Tim Hieu Nhiep Anh Va Ve May Anh Dung FilmHình ảnh buổi hội thảo máy ảnh dùng film: http://www.tinhte.vn/threads/hinh-anh-buoi-offline-tim-hieu-nhiep-anh-va-ve-may-anh-dung-film.2317140/
CÙNG UP ẢNH VÀO ALBUM ẢNH FILM - LINKChúng ta sẽ có thông báo sắp tới:
- Chúng ta có Album Film giao lưu ảnh nhé - Film và chỉ Film.
- Title: Địa danh hoặc tên ảnh
- Description: Thông tin thiết bị và Film ...
- Thời gian và địa điểm gửi film để nhóm gửi đi tráng / scan chung nhé.
- Ngày offline chụp ảnh - tráng tại chỗ - thi ảnh film sắp tới.
Bắt đầu cho nó xôm tụ nào!
Tên gọi - thông tin liên lạc (email, facebook, phone...) - máy yêu thích / đang sử dụng
1. tuanlionsg - 0908.885.887 - tuanlionsg@gmail.com - Zenit 11
2. ...
1. tuanlionsg - 0908.885.887 - tuanlionsg@gmail.com - Zenit
Chân run em:
[Infographic] Quy trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm đến thị trường
Công nghệ là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế của đất nước cùng với vốn, tài nguyên và lao động. Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong phát triển kinh tế, nhưng áp dụng được những thành tựu khoa học công nghệ trong công nghiệp vẫn luôn là một bài toán khó với nhiều nước trên thế giới.
Chuyển giao công nghệ hiện đang là một đề tài nóng, nó mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, các nước có công nghệ kém phát triển. Chuyển giao công nghệ có thể giúp một nước tăng năng suất, đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và bắt kịp với các nước khác trên thế giới. Infographic dưới đây trình bày chi tiết những cơ hội và thách thức cũng như cách thức chuyển giao công nghệ hiệu quả.Nguồn: Visual.ly
Câu chuyện đằng sau Kodak, Apple và những chiếc máy ảnh số mang mác "đầu tiên"
Vào "thời kì đen tối của Apple" - khoảng thời gian mà Steve Jobs rời công ty giữa những năm 1990 - hãng đã thử bán khá nhiều sản phẩm mới và lạ. Có lẽ nhiều bạn biết về chiếc PDA Newton, một thiết bị đi trước thời đại và do đó nó không đạt được hiệu quả kinh doanh cao như mong đợi. Ít được nhắc đến hơn là QuickTake 100, chiếc máy ảnh màu kĩ thuật số đầu tiên dành cho thị trường tiêu dùng phổ thông. Ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm Tokyo MacWorld Expo vào ngày 17/2/1994, QuickTake 100 bắt đầu được bán trên thị trường vào ngày 20/6/1994, tức là cách đây khoảng 20 năm. Giá của máy là 749$ và thiết bị này đã khởi động một kỉ nguyên mà ai ai cũng có thể sử dụng được một chiếc camera kĩ thuật số.
Một trong những lý do mà QuickTake 100 không thường được nhắc đến trong các thành công của Apple bởi vì nó là một trong số ít các sản phẩm không phải là máy tính mà Apple từng sản xuất, và cũng là một thiết bị mà hãng không tự mình thiết kế nên. QuickTake 100 có khả năng chụp và lưu 8 bức ảnh độ phân giải 640 x 480 pixel (hoặc 16 tấm 320 x 240 với độ sâu màu 24-bit), và đơn vị thiết kế ra sản phẩm này cũng chính là cha đẻ của camera kĩ thuật số: Kodak.
Vậy vì sao Kodak không tự mình làm một chiếc máy ảnh? Công ty đã rất lo sợ những mẫu camera kĩ thuật số sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh phim của mình, chính vì thế Kodak không muốn tên mình xuất hiện trên chính những thứ mà họ sáng tạo ra. Đây này cũng là một trong những chuyện mỉa mai nhất trong lịch sử phát triển của camera kĩ thuật số.
Có một điều ít người biết hơn nữa đó là chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên ra đời 20 năm trước khi QuickTime 100 xuất hiện và nó có hình dạng giống như một cái máy nướng bánh mì!
Một con chip được sinh ra một cách tình cờ
Sẽ không có camera kĩ thuật số hay hình ảnh kĩ thuật số nếu không có CCD (charged-coupled device), thiết bị được sáng chế một cách tình cờ bởi một người từng lãnh giải Nobel. Người đó là tiến sĩ George E. Smith. Vào ngày 8/9/1969, Smith bước vào văn phòng của sếp, tiến sĩ Willard Boyle, tại công ty Bell Labs ở Mỹ. Họ đang cùng nhau thảo luận về một mạch điện tử bán dẫn tích hợp bởi họ được giao nhiệm vụ thử nghiệm xem liệu có thể dùng bán dẫn để lưu giữ thông tin hay không.
Trước đó, Smith từng tham gia phát triển một ống phát chùm tia electron dùng trong thiết bị có tên Picturephone của Bell (xài cho mục đích gọi điện hình ảnh). Chùm tia này sẽ bay đến đập vào một mảng các diode silicon. Sau khi viết vài ghi chú lên tấm bảng đen, Smith nhận thấy rằng thiết bị này có thể dùng để chứa dữ liệu, nhưng đồng thời nó cũng có thể trở thành một cảm biến ảnh. Cũng chính vì thế mà CCD có cách hoạt động tương tự như hiệu ứng quang điện đã mang về cho Albert Einstein giải thưởng Nobel hồi năm 1921.
George E. Smith
Và thật đáng kinh ngạc, Smith cùng với Boyle chỉ mất chừng một tiếng để phác thảo nên thứ sẽ trở thành cảm biến ảnh kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới. Boyle nhớ lại: "Chúng tôi biết chúng tôi đa có một thứ rất đặc biệt. Chúng tôi là những người đã bắt đầu cho sự ra đời hàng loạt của những chiếc máy ảnh nhỏ xíu trên toàn thế giới". Một vài chuyện bên lề: Boyle từng làm việc với công nghệ laser và cũng là người giúp chọn địa điểm hạ cánh cho nhiệm vụ của phi thuyền Apollo. Giáo sư Boyle đã mất vào năm 2011 ở tuổi 86.
Quay trở lại với CCD, con chip này được giới thiệu lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 và đã nhanh chóng được nhiều công ty sử dụng, trong đó có RCA, Texas Instruments và tất nhiên là Bell Labs cho dòng sản phẩm Picturephone. Đến năm 2009, Boyle và Smith được trao giải Nobel vật lý cho phát minh CCD.
Tuy nhiên, người thật sự đưa CCD vào đúng mục đích của nó lại là một anh kĩ sư mới vào làm việc cho Kodak thời bấy giờ.
Dự án bán thời gian
Khi Boyle và Smith tạo ra CCD, Steve Sasson - người được gọi là cha đẻ của máy ảnh kĩ thuật số - vẫn còn đang đi học đại học. Một thời gian ngắn sau khi có được tấm bằng cử nhân và thạc sĩ về Kĩ thuật điện tử tại Học viện bách khoa Renesselaer ở New York vào năm 1923, anh chàng Sasson 23 tuổi bắt đầu làm cho Kodak trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng.
Vào tháng 12/1974, sếp của Sasson gọi anh vào văn phòng của mình và nói với anh về những cảm biến CCD. "Anh hãy thử xem anh có thể làm được gì về mặt hình ảnh với thiết bị này?", vị sếp nhiều lần gợi ý. Thế là Sasson bắt đầu làm việc với ý tưởng về chụp ảnh bằng CCD trong thời gian rỗi. "Tôi bắt đầu nhìn xung quanh để xem những thứ này hoạt động ra sao và đọc bất kì thứ gì tôi có về chúng. Thế rồi tôi nghĩ về việc ghi lại hình ảnh, và có thể là thiết kế nên một chiếc camera. Rõ ràng rằng nếu tôi có thể số hóa một ấm ảnh, đóng băng nó, giữ nó, lưu trữ nó và phân tích nó thì đấy sẽ là mục tiêu của tôi".
Đầu tiên, Sasson đặt hàng hai con chip CCD 100 x 100 pixel do Fairchild sản xuất, tổng cộng hai thiết bị này có giá khoảng 500$. Bên trong chiếc hộp là chỉ dẫn sử dụng được viết tay mô tả về cách cấu hình và điện thế sản phẩm. "Mỗi thiết bị sẽ chỉ hoạt động nếu điện thế được thiết lập ở một giá trị nhất định", Sasson nói. "Những thứ này mang tính thí nghiệm rất cao và chỉ cần một chút sơ hở là bạn sẽ không có được kết quả nào. Ngay cuối tờ hướng dẫn còn có chữ 'chúc may mắn'. Tôi nhớ là tôi đã nhìn thấy nó và nghĩ 'chết, mình gặp rắc rối rồi'".
Steve Sasson
Để làm cho CCD hoạt động được cũng cần rất nhiều lần thử nghiệm, dĩ nhiên là trong số đó thất bại cũng không ít. "Lúc đó có một kế hoạch, bạn thực hiện theo kế hoạch và bạn nghĩ mọi thứ đều đúng nhưng lại không có tín hiệu gì xuất ra cả, vậy bạn làm gì? Bên cạnh việc làm cho tất cả xung nhịp chạy được, đầu ra của CCD chỉ là một xung điện thế rất thấp", Sasson nói. "Một volt cho một pixel trong tấm ảnh được đại diện bởi một xung rất nhỏ xuất hiện trong màn hình theo dõi tín hiệu đầu ra... Chúng tôi đến được một điểm mà chúng tôi đã chiếu sáng nó, chúng tôi biết những xung của điện thế đại diện cho ánh sáng thực chất đã được gửi đến thiết bị". Ông nhớ lại: "Chúng tôi rất vui mừng khi nó chạy được. Nhưng đó chỉ mới là điểm bắt đầu của cả một câu chuyện".
Sasson cần nhiều hơn một con chip, tất nhiên rồi. Ông cần một ống kính, một hệ thống quang học và cả hệ thống kiểm soát phơi sáng - tất cả đều được anh lấy từ một chiếc máy quay phim Kodak XL55. Thế rồi thời gian trôi đi, Sasson vẫn tiếp làm việc để tích hợp CCD với một bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang kĩ thuật số của Motorola và khoảng một tá chip nhớ độ 4096-bit. Ông xây dựng và tìm lỗi trong mạch điện, thiết kế và tạo ra các mạch số từ hai bàn tay trắng. Anh cũng làm việc cật lực để phát triển những thứ liên quan đến định thời gian cho CCD, thời gian xem lại, mạch dữ liệu và nguồn điện cho máy.
Để ghi được hình ảnh, Sasson đã xài một cái máy thu băng cassette Memodyne Model No. 300 chạy ở điện thế 12V. Khi công việc hoàn tất, bản mẫu của Sasson trông giống như thứ mà một đứa con nít lắp ghép được từ bộ đồ chơi kĩ thuật Erector Set. Nó nặng khoảng 3,85kg, kích thước 21 x 15 x 22,86mm, chạy bởi 16 viên pin AA và có kích thước cỡ như một cái lò nướng bánh mì. "Nó trông giống như một con quái vật lạ lùng. Lạ với thời điểm hiện tại và cũng rất lạ hồi năm 1975".
Bên trong chiếc máy ảnh của Sasson
Tấm ảnh số đầu tiên
Không có PC, tất cả những thử nghiệm của Sasson liên quan đến CCD đều được đo bằng một cái máy hiện dao động. Cuối cùng, vào tháng 12 năm 1975, ông đã sẵn sàng để chụp tấm ảnh thực tế đầu tiên. Ông cùng với người trợ lý của mình đã yêu cầu kĩ thuật viên Joy Marshall tạo dáng cho họ. "Cô ấy biết chúng tôi, những tên quái lạ từ phòng thí nghiệm. Cô ấy không biết chúng tôi đang làm gì, không ai biết. Thế nên cô ấy nói OK và tôi chụp một tấm lấy lấy đầu và vai". Tấm ảnh mà các bạn thấy bên dưới là một bản được dựng lại của tấm ảnh gốc.
Với độ phân giải 100 x 100 pixel, hay nói cách là 0,001 megapixel, tấm ảnh trắng đen này đã mất đến 23 giâu để được lên băng cassette. Nhưng khi họ kết nối đầu từ vào bộ TV của phòng thí nghiệm, tấm ảnh trông rất quái dị. Tóc của Marshall trông chính xác, nhưng khuôn mặt của cô ấy thì không. Đứng đằng sau Sasson và phụ tá, Marshall nói "cần phải làm việc thêm" rồi bước đi. Sasson mất khoảng vài giờ sau đó để khám phá ra vấn đề.
"Khi tôi thiết kế hệ thống phát lại để nó đọc từ băng từ, tôi đã thiết lập làm sao đó mà bit quan trọng được đọc đầu tiên thay vì cuối cùng. Tất cả những thứ gì thật trắng và thật đen sẽ xuất hiện chính xác, nhưng những thứ màu xám thì bị đảo ngược. Chúng tôi đổi một vài sợi dây điện, chờ khoảng 23 giây để tấm ảnh của cô ấy hiện trở lại. Tôi gọi Marshall trở lại. Và cô ấy cảm thấy vui hơn".
Điện tử? Kĩ thuật số?
Dự án bán thời gian của Sasson vẫn chưa sẵn sàng để giới thiệu rộng rãi. Khi Sasson chứng minh tính khả thi của ý tưởng, những bộ phận khác của Kodak bắt đầu làm việc để phát triển một sản phẩm đột phá thật sự. Ví dụ, nhà nghiên cứu Kenneth A. Parulski của Kodak đã dẫn đầu cho việc phát triển thành công cảm biến CCD màu.
Thế nhưng Sasson và Kodak đã bị đánh bại bởi chiếc máy ảnh không dùng phim của Sony, lúc đó đang bán Pro Mavica, chiếc máy ảnh điện tử thương mại đầu tiên. Sản phẩm này ra đời năm 1981. Tuy nhiên, Mavica thực chất vẫn là một chiếc camera analog sử dụng đĩa mềm 2" độc quyền để lưu trữ hình ảnh. Sau đó nhiều công ty khác cũng giới thiệu máy ảnh điện tử, nhưng các thiết bị đó hoặc quá đắt, hoặc chất lượng hình ảnh quá thấp, hoặc cả hai, nên không khiến người tiêu dùng chịu bỏ tiền ra mua.
Canon RC-701
Trong những năm giữa thập niên 80, nhiều nhà sản xuất bắt đầu giới thiệu các máy ảnh điện tử giá nhiều nghìn đô la dành cho thị trường chuyên nghiệp, trong đó có Canon với chiếc RC-701, Nikon với QC-1000C. Tới giữa năm 1987, Sony công bố một phiên bản tiêu dùng của Mavica, đó là chiếc MVC-C1 Hi Band VF Mavica (vẫn là máy ảnh điện tử analog, không phải kĩ thuật số, và vẫn xài đĩa vuông 2"). Vào tháng 9/1988, Fuji công bố DS-1P, camera điện tử đầu tiên lưu ảnh kĩ thuật số trong một thẻ nhớ 16MB được phát triển bởi Toshiba, nhưng nó chưa bao giờ được bán rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Không cái nào kể trên thật sự là máy ảnh kĩ thuật số cả.
Trong những năm đầu 1980, kĩ sư trưởng và cũng là nhà thiết kế trưởng của Kodak trong mảng camera chuyên dụng, James E. McGarvey, dẫn dắt một nhóm nhân viên, trong đó có Sasson, để phát triển nên máy ảnh với độ phân giải lên đến hàng triệu (megapixel). Phiên bản mẫu đầu tiên xuất hiện năm 1986 và tới năm 1991, model thương mại đầu tiên đầu tiên được ra đời. Hệ thống này mang tên Kodak DCS 100 (Digital Camera System) và nó sở hữu cảm biến CCD 1,3 megapixel nằm trong một thân máy phim Nikon. DSC 100 đến giờ vẫn thường được nhắc đến như là một chiếc máy ảnh kĩ thuật số thương mại đầu tiên, nhưng nó chỉ bán cho một số ít nhiếp ảnh gia báo chí nổi tiếng với giá 10.00$ đến 20.000$, ví dụ như các phóng viên phải đi tường thuật chiến tranh Vùng Vịnh.
Cũng vào năm 1991, Dycam ra mắt Dycam Model 1, một chiếc camera kĩ thuật số hoàn toàn nhỏ cỡ lòng bàn tay và được bán với giá 995$. Nó cũng chụp ảnh trắng đen và Dycam đã cấp phép cho Logitech để bán dòng máy ảnh này với thương hiệu Fotoman một năm sau đó. Dù có giá rẻ và kích thước gọn là thế nhưng thị trường mà sản phẩm nhắm đến không phải là thị trường tiêu dùng, thay vào đó là các công ty kinh doanh bất động sản, đơn vị bảo hiểm hoặc những doanh nghiệp nào cần chụp ảnh nhanh.
Trong khi đó, Kodak nhìn thấy tiềm năng của một máy ảnh kĩ thuật số tiêu dùng có khả năng kết nối với máy tính, thế nên họ bắt đầu làm việc với Apple để tạo ra chiếc QuickTake 100.
Lời kết
Sự phối hợp giữa Kodak và Apple đã tạo ra nhiều chuyện đáng buồn. Đầu tiên là thái độ của Kodak đối với phát minh của chính mình. Công ty sợ phát minh mới sẽ ăn mất thị phần của việc kinh doanh phim, vốn là nền tảng chính của họ, và Kodak đã đúng. Thế nhưng thay vì kiểm soát việc đó, Kodak lại cho phép các nhà sản xuất khác cướp lấy lợi nhuận của chính mình. Dưới quá nhiều áp lực về tài chính, Kodak chính thức tuyên bố phá sản vào tháng 1 năm 2012.
Và giờ đây chúng ta cũng đang chứng kiến sự suy giảm của thị trường máy ảnh số. Doanh số camera dạng này đã giảm mạnh trong vòng 3 năm qua bởi chất lượng của ảnh chụp từ smartphone đã tốt dần lên, thậm chí có thể so sánh được với các camera Point-and-Shoot tầm trung. iPhone cũng là một trong số đó. Nói cách khác, Apple chính là công ty đã giúp thúc đẩy máy ảnh số phát triển 20 năm về trước và cũng đã góp phần khiến nó suy yếu đi trong thời đại ngày nay.
Dù sao đi nữa thì chúng ta sẽ phải cảm ơn Kodak và sự hợp tác của hãng với Apple rất nhiều bởi vì chính họ đã giúp cho ảnh số trở nên phổ biến như hiện nay. Ai ai cũng có thể chụp ảnh được, chụp bằng rất nhiều thứ, từ smartphone, tablet, PC cho đến máy ảnh. Chúng ta hãy chờ xem trong những năm tới đây sẽ có thêm những đột phá gì trong nhiếp ảnh kĩ thuật số không nhé.
Xem thêm: 30 chiếc camera mang tính đột phá trong lịch sử ngành ảnh sốNguồn: Mashable
Hình ảnh buổi offline Samsung Galaxy Tab S tại Hà Nội
Buổi offline ấm cúng về Galaxy Tab S do Samsung tổ chức cho các thành viên Tinh Tế ở Hà Nội đã diễn ra sáng nay tại một quầy bar trên tầng 19. Đây là chuỗi sự kiện do Samsung tổ chức cho các thành viên ở HN và TP HCM nhằm giúp họ có cơ hội trải nghiệm những chiếc tablet Galaxy Tab S mới nhất cũng như trao đổi về máy. Anh Vi Quốc Hoàn từ Samsung đã trình diễn cơ bản những đặc điểm nổi bật trên Tab S 8.4 và 10.5 như tính năng SideSync, bộ công cụ văn phòng, nói về màn hình 2K cũng như các phụ kiện mà Samsung bán kèm chiếc máy này. Bên dưới là một số hình ảnh mà mình ghi được trong buổi offline sáng nay.Khung chụp hình đặt bên ngoài dành cho người tham gia với hình ảnh một chiếc Tab S phóng to.
Một dàn máy Tab S chờ sẵn cho anh em trải nghiệm trên tay.
Anh Hoàn đang trình bày các tính năng mới mà Samsung mang lên Tab S.
Một số anh em ngồi nghe, một số còn lại trao đổi với nhau.Các em gái PG mặc đồ màu xanh trắng của Samsung. Các em gái này giúp trao quà cũng như đưa máy để anh em trải nghiệm ở buổi offline.
Hai người dùng Samsung.
Quà tặng Galaxy là ưu đãi mà Samsung mang tới cho người dùng hệ sinh thái của họ. Nó cũng sẽ có mặt trên Tab S sắp bán ra.
Đã đến lúc được sờ tay vào Tab S. Anh em có vẻ rất quan tâm về viền mạ bóng của Tab S, về thiết kế và về màn hình của máy.
Mình thấy các anh em cố so sánh cách hoàn thiện và vật liệu của Tab S với những sản phẩm trước đây của Samsung.
Chụp hình về máy.
Khám phá các tính năng.
Anh Vi Quốc Hoàn đứng phần lớn trên sân khấu buổi offline.
So sánh mặt lưng của S5 và Tab S.
Thử chụp hình với Tab S.
Đây là phụ kiện bàn phím Bluetooth cho tablet của Samsung.
Khi lắp vào nó như này.
Xem xét kỹ các viền máy.
Việc tablet ngày càng nhiều, người ta càng quan tâm tới việc chụp hình của nó. Nếu như trước đây việc giơ tablet to đùng lên chụp có thể bị coi là không bình thường nhưng bây giờ đã khác.
Samsung có cuộc thi nhỏ cho các thành viên tham gia, họ đăng status về Tab S lên Facebook và ai có số like cao nhất sẽ được phần quà.
Buổi offline kết thúc lúc gần 12h trưa. Ai cũng vui vẻ ra về vì đã được trải nghiệm Tab S và nhận quà từ Samsung.
[Hỏi Tinh tế] Tivi nhà bạn có bị xuống màu?
Hôm nay mời anh em chia sẻ về hiện tượng xuống màu của TV. Trả lời đơn giản là có xuống màu hay không. Mình có nghe anh em nói về cái này và cũng nhận được một số câu hỏi về tv và sự xuống màu. Mình sử dụng qua hai chiếc TV thì không thấy hiện tượng này, nên muốn hỏi anh em để cho rõ ràng hơn. Xin mời anh em.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)