Vậy là LG đã sớm mang những chiếc G3 ra bán tại Việt Nam. Nếu tính về thời gian thì có vẻ là rất nhanh chóng so với thị trường quốc tế. G3 được LG bán ở Vn có 3 màu là Trắng, Vàng và Đen. Về cấu hình thì G3 bán ở Việt Nam có bộ nhớ trong 32GB và RAM là 3GB. Giá những chiếc G3 cấu hình này là 16 triệu đồng. G3 là dòng smartphone cao cấp nhất hiện nay với màn hình độ phân giải cao hơn nhiêu so với các máy cao cấu của các hãng khác 2560x1440 so với 1920x1080. G3 còn có thiết kế viền màn hình siêu mỏng, giao diện phẳng đẹp, camera chống rung quang học và hệ thống hỗ trợ lấy nét bằng laser.
Những chiếc G3 mà LG bán ra đợi này là những chiếc được sản xuất ngay tại Hàn Quốc và có cấu hình cao. RAM 3GB và 32GB bộ lưu trữ trong.
Anh em có thể chọn 1 trong ba màu là Vàng sâm banh, Đen nòng súng và Trắng sữa. Màu đen và Vàng là hai màu nhìn giống kim loại hơn. Màu trắng nhìn nhẹ nhàng hơn.
G3 có màn hình 5,5", độ phân giải rất cao QuadHD 1440x2560 với viền rất mỏng nên kích thước chỉ cỡ những chiếc điện thoại 5" của hãng khác.
Thiết kế của G3 nhìn hiện đại và đơn giản hơn rất nhiều so với hầu hết những chiếc điện thoại LG khác hay những chiếc điện thoại khác từ Hàn Quốc.
Thay đổi về giao diện của máy là thay đổi lớn nhất trên G3. Chúng ta có một giao diện nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, đẹp hơn rất nhiều so với các hệ giao diện trước đây của LG vốn nặng và rất màu mè.
Đây là những gì anh em nhận được trong hộp khi mua. Máy, dây USB, sạc và tai nghe.
Cấu hình cơ bản của LG G3:Anh em có thể xem thêm:
- Mạng: 4G / LTE / HSPA+ 21 Mbps (3.5G)
- Màn hình: IPS 5,5" Quad HD 1.440 x 2.560 pixel, 538 ppi
- Máy chụp ảnh: 13 MP với OIS+, đèn lấy nét laser, đèn flash kép
- Camera trước: 2.1 MP
- Phần cứng: Qualcomm Snapdragon 801, bộ xử lý lõi tứ 2,5 GHz
- RAM: 3GB
- Bộ nhớ lưu trữ: 32GB, thẻ nhớ mở rộng microSD (tối đa 128GB)
- Kết nối: Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, Bluetooth 4.0 (aptX), NFC, A-GPS/Glonass
- Giao tiếp: microUSB tích hợp Slim-port (HDMI)
- Pin: 3.000 mAh
- Kích thước: 14,63 x 7,46 x 0,89 cm
- Trọng lượng: 149 g
Cám ơn cửa hàng Mai Nguyên đã cho mình mượn G3 trên tay.
- LG G3 chính thức: màn hình 5.5" Quad HD, camera 13MP lấy nét laser, giao diện phẳng
- Hình chụp thiếu sáng bởi LG G3
- Cài đặt giao diện G3 lên các điện thoại LG Android khác
- Tính năng ghi âm cuộc gọi mặc định trên LG G3, Find 7 và Zenfone
- LG kể về quá trình chọn lựa và thiết kế các thành phần phần cứng cho G3
Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014
Trên tay LG G3 chính hãng
Cài đặt các phần mềm mặc định trên Android L cho các điện thoại Android khác
Nếu như điện thoại của bạn chưa được hỗ trợ thử nghiệm Android L thì bạn có thể tải về những phần mềm dưới đây và cài vào máy để dùng thử. Những phần mềm này được trích xuất ra từ bản rom Android L trên Nexus 5, tuy không mang trải nghiệm cũng như giao diện mới cho máy nhưng nó cũng có những tính năng mới. Bàn phím mới trên Android L có thể cài cho các máy chạy Android 4.0 trở lên, cả với root hoặc chưa root đều được, chỉ đơn giản là tải apk về và cài đặt.
Dưới đây là đường dẫn để tải bộ phần mềm này:Dưới đây là font mới, nhạc chuông mới và Bootanimation mới trên Android L. Bạn phải tải file zip về và cài đặt thông qua recovery, lưu ý sao lưu rom cũ trước khi thực hiện
- Tải từng phần mềm một: link 1, link 2
- Tải toàn bộ 1 lúc: link
- Google Play Services 5.0: link
- Google Search (Velvet) APK: link
- Bàn phím: link
- Wallpaper: link
- Fonts: https://mega.co.nz/#!GNRDSYhA!42aRsQ...3uBSbwHBHX7Mt8
- Ringtones and alarms: https://mega.co.nz/#!2NBDjR5Q!XNFp90...X7lalqkkOkxUlo
- Bootanimation: http://forum.xda-developers.com/show...&postcount=540
Nguồn: XDA
Facebook từng thực hiện thử nghiệm tâm lý với trang News Feed của 689.003 người dùng vào năm 2012
Facebook mới đây đã đăng tải thông tin về một đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến cảm xúc của người dùng. Theo đó, từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 1 năm 2012, Facebook đã bí mật tinh chỉnh lại trang News Feed của 689.003 người dùng rồi chia họ thành hai nhóm. Với nhóm thứ nhất, Facebook sẽ bỏ bớt những bài viết tiêu cực về mặt cảm xúc ra khỏi News Feed, còn ở nhóm kia thì bỏ bớt các post tích cực. Kết quả cho thấy rằng khi xem ít những bài post tiêu cực, người dùng có xu hướng ít đăng các trạng thái tiêu cực và tăng số lượng trạng thái tích cực lên. Tương tự, nếu số post tiêu cực xuất hiện nhiều trên News Feed thì người dùng bắt đầu đăng tải nhiều trạng thái tiêu cực và ít trạng thái tích cực hơn. Nói cách khác, cảm xúc được diễn tả bởi những người dùng khác trên Facebook sẽ có ảnh hưởng đến cảm xúc của chính bạn, và nếu họ đang có cảm xúc tích cực thì bạn cũng nghĩ tích cực theo, còn nếu họ nghĩ tiêu cực thì bạn cũng có xu hướng như thế.
Facebook cho biết thêm là những thí nghiệm như trên hoàn toàn nằm trong Chính sách sử dụng dữ liệu của công ty. Trong chính sách này có đoạn viết rằng người dùng đồng ý cho Facebook thực hiện "phân tích dữ liệu, thử nghiệm, nghiên cứu và cải thiện dịch vụ" kể từ lúc họ bắt đầu đăng kí tài khoản trên mạng xã hội này. Một cỗ máy tính riêng đã được xài để thực hiện thí nghiệm về cảm xúc và không có dữ liệu cá nhân nào, kể cả tin chat, của 689.003 người dùng bị truy cập.Nguồn: Tạp chí PNAS
Một vài hình ảnh thực tế của BlackBerry Passport
Một vài hình ảnh thực tế của BlackBerry Passport vừa được tung ra cho chúng ta hình dung rõ ràng hơn về việc sử dụng chiếc điện thoại có màn hình vuông đặc biệt này. Để cho dễ hiểu thì bạn có thể liên tưởng đến cảm giác cầm nắm chiếc LG VU 3, chắc hẳn cảm giác sử dụng sẽ gần gần giống như vậy. Với màn hình vuông và 3 hàng phím bấm gọn gàng thì Passport thật sự khác biệt và độc đáo, đặc biệt với những tính năng mới mà họ trang bị trên bàn phím này. Theo thông tin từ N4BB thì Passport có lẽ sẽ là chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên sử dụng nano sim.
BlackBerry Passport có pin dung lượng 3450mAh, không thể tháo rời với nắp lưng gắn liền khung viền. Phần duy nhất bạn có thể tháo là nắp khe sim và thẻ nhớ, đây là một nắp nhỏ ở phần trên camera. Chiếc điện thoại này được trang bị 3GB Ram và 32GB bộ nhớ trong.Ngoài ra thì chúng ta có thêm một vài video ngắn mô tả hoạt động của máy, tiếc rằng người ta quay trong điều kiện thiếu sáng khá khó chịu. Hiện tại thì Passport vẫn chưa được ra mắt chính thức nên tất cả những hình ảnh hay video trong thời gian này đều là máy thử nghiệm. Vẫn chưa rõ bao giờ thì BlackBerry mới chính thức bán ra chiếc điện thoại này.
Để bên cạnh iPhone 5 thì chắc nó to gấp đôi
Nguồn: N4BB, Crackberry
Công nghệ nhận dạng và xử lý giọng nói, tương lai của việc nhập liệu trên thiết bị di động
Trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, chúng ta rất thường hay thấy cảnh con người tương tác với các thiết bị điện tử bằng giọng nói. Giấc mơ này đã có từ khá lâu và bây giờ nó đang dần trở thành hiện thực. Những chiếc smartphone, tablet giờ đây đều có tính năng điều khiển bằng giọng nói, một số sản phẩm thậm chí còn trả lời lại người dùng như thể hai người đang nói chuyện với nhau. Sự ra đời của công nghệ này đã trở thành một xu hướng mới mẻ trong thị trường ứng dụng di động, đặc biệt là những app trước đây đòi hỏi người dùng phải gõ và nhập liệu nhiều. Sẵn mình đang tìm hiểu về công nghệ giọng nói, xin chia sẻ với các bạn một vài kiến thức hữu ích về lĩnh vực này.
Vì sao lại là giọng nói?
Có cả trăm, cả nghìn ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm, viết email, ghi chú và đặt lịch hẹn trên smartphone. Thế nhưng, với một số người, việc sử dụng bàn phím nhỏ xíu trên điện thoại là không tiện lợi, thậm chí là rất khó chịu. Tốc độ gõ của bạn có thể rất nhanh và chính xác, nhưng cũng có những người như nổi điên lên khi phải xóa đi viết lại chỉ một chữ duy nhất chỉ vì họ bấm nhầm sang những phím bên cạnh.
Giọng nói là giải pháp hợp lý nhất tính đến thời điểm hiện tại. Người dùng không chỉ xài giọng nói của mình như một phương thức nhập liệu mà chính bản thân thiết bị cũng có thể xài giọng nói để đọc ra những thông tin cần thiết. Đó là chưa kể đến lợi ích to lớn mà những phần mềm dựa trên giọng nói có thể mang lại cho những người khiếm thị. Họ có thể tận hưởng những tiến bộ công nghệ tương tự như những gì mà một người bình thường có thể làm, không còn khoảng cách xuất hiện do những khiếm khuyết về giác quan.
Tất nhiên, hiện nay công nghệ giọng nói vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu chứ chưa thể nào thay thế hoàn toàn bàn phím ảo/vật lý hoặc các nút trên màn hình. Tuy nhiên, chúng ta đang dần tiến đến một kỉ nguyên hiện đại hơn, các ứng dụng giọng nói cũng dần dần được hoàn thiện. Hãy nhìn vào Google Voice Input, Apple Siri hay mới đây là Microsoft Cortana là bạn sẽ dễ dàng thấy được xu hướng này.
Càng ngày những phần mềm nhận dạng giọng nói càng thông minh hơn, khả năng nhận dạng chính xác hơn, thông tin trả về cũng hữu ích và đa dạng hơn. Người ta còn áp dụng cả những kĩ thuật như data mining (khai thác dữ liệu theo chiều sâu, đưa ra những phân tích về nhiều mặt), machine learning (cho phép máy móc tự học hỏi thói quen, hành vi của người dùng) nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của công nghệ nhận dạng giọng nói nữa.
Một số ví dụ trong thế giới công nghệ
Đã có nhiều nghiên cứu về việc triển khai hoặc giới thiệu thành công những ứng dụng giọng nói. Chúng có thể nhắc đến Ask.com, một dịch vụ cho phép người dùng hỏi và nhận câu trả lời, đã tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói do Nuance phát triển vào ứng dụng iOS và Android của mình. Sự liên kết này cho phép người dùng hỏi, trả lời cũng như đăng tải các lời bình luận.
Amazon cũng cập nhật app Kindle trên iOS để hỗ trợ tính năng VoiceOver trong iOS. VoiceOver sẽ tự động đọc nội dung trên màn hình để giúp cho việc xem sách của những người bị khiếm thị được dễ dàng và thuận tiện hơn. Hãng cho biết có khoảng 1,8 triệu đầu sách e-book tương thích với tính năng này. Bản thân Amazon cũng từng mua lại công ty IVONA Software vốn cung cấp giải pháp chuyển đổi từ chữ sang giọng nói cho các sách mua từ Amazon.
Và rồi chúng ta có Siri, Google Voice hay Cortana. Đây đều là những ứng dụng được phát triển bởi các tập đoàn công nghệ lớn với tiềm lực mạnh mẽ và quy tụ nhiều nhân tài. Bộ ba phần mềm này đã giúp người dùng thiết bị di động tương tác với thiết bị của mình một cách thông minh hơn, từ việc đặt câu hỏi, nhận câu trả lời cho đến điều chỉnh các thông số máy và khởi chạy app. Một việc đơn giản có thể kể đến là đặt lịch hẹn hoặc báo thức. Trước đây chúng ta phải mất cả chục thao tác chạm mới đặt xong một sự kiện, còn với Siri, Google Voice hay Cortana, bạn chỉ cần ra lệnh một cái là xong. Mọi thao tác, từ việc ghi nội dung cho đến thiết lập giờ giấc, đều được thực hiện một cách tự động.
Bạn cũng có thể thấy sự xuất hiện ngày càng phổ biến của công nghệ nhận dạng giọng nói trong các ứng dụng chat/nhắn tin. Facebook Messenger đã có tính năng chia sẻ giọng nói từ lâu, nhiều dịch vụ Over-The-Top như Zalo, Viber và WhatsApp của nước ngoài cũng đã nhanh chóng đón đầu xu hướng để tích hợp tính năng chat giọng nói vào sản phẩm của mình (mặc dù chưa phải là phiên dịch từ giọng nói sang văn bản mà chỉ là gửi tập tin âm thanh). Việc gõ từ bàn phím trở nên quá lâu lắc khi cần nói những nội dung dài, vậy tại sao chúng ta không nói cho nhanh? Đây cũng là suy nghĩ của hầu hết những người dùng thích chat chit nhưng phải thường xuyên đối mặt với bàn phím kích cỡ nhỏ trên thiết bị di động.
Từ trái sang phải: Zalo, Facebook Messenger, Apple Messages (iOS 8)
Một khảo sát gần đây của Forrestor đã chỉ ra sự gia tăng của app điều khiển bằng giọng nói. Một số lượng lớn người dùng xài công nghệ này để gửi tin nhắn, 46% dùng cho việc tìm kiếm, 40% dùng giọng nói để tìm đường đi và 38% dùng để ghi chú. Đó là những con số khá lớn tính năng 1168 người dùng tham gia cuộc nghiên cứu.
Cách thức xây dựng dịch vụ nhận dạng, điều khiển giọng nói
Vậy người ta áp dụng công nghệ giọng nói vào phần mềm như thế nào? Thông thường một bộ máy giọng nói sẽ có hai phần. Phần thứ nhất gọi là speech synthesizer (còn gọi là Text to Speech hay TTS). Đây là một trình tổng hợp giọng nói và thiết bị hoặc ứng dụng xài để tương tác với người dùng, ví dụ: đọc văn bản trên màn hình, thông báo về tiến độ chạy một tác vụ nào đó.
Phần thứ hai là một công nghệ nhận dạng cho phép app biết được người dùng đang nói gì, từ đó chuyển thể thành lệnh để thiết bị thực thi hoặc chuyển đổi thành các kí tự nhập liệu. Nói cách khác, đây là thứ thay thế cho bàn phím của chúng ta. Một ứng dụng nhận dạng giọng nói lý tưởng sẽ bao gồm cả hai bộ phận nói trên, nhưng một số app chỉ xài một cái rồi từ từ nâng cấp sau. Siri, Google Voice, Cortana là ví dụ của những phần mềm tương tác giọng nói lý tưởng, còn Facebook Messenger, Zalo, WhatsApp là các phần mềm chỉ sử dụng giọng nói cho chiều nhập liệu, không có nhiều phản hồi.
Thoạt nhìn thì việc triển khai công nghệ nhận dạng giọng nói khá đơn giản, nhưng thực chất thì không phải như thế.
Thứ nhất, các nhà phát triển phải xây dựng nên một công nghệ có thể lắng nghe, phân tích và phiên dịch một cách chính xác giọng nói của người dùng. Nếu không thì làm sao app biết bạn đang nói gì, còn nếu độ chính xác không cao thì cũng như không.
Thứ hai, vấn đề bản địa hóa (localization) cũng là một chuyện làm đau đầu các lập trình viên. Mỗi quốc gia sẽ có ngôn ngữ của riêng mình, vấn đề đó là làm thế nào để có thể hỗ trợ càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Hiện nay hầu hết những dịch vụ giọng nói đều hỗ trợ tiếng Anh, Google Voice Input trong Android và Voice Dictation trong iOS 8 thì có hỗ trợ tiếng Việt nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Đó là chưa nói đến việc mỗi vùng miền lại có cách nói, giọng điệu khác nhau mặc dù họ sử dụng cùng một ngôn ngữ.
Có một kĩ thuật được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, đó là Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP). Nó là tập hợp của nhiều thuận toán phức tạp nhằm phân tích mệnh lệnh của người dùng nhưng không bắt buộc họ phải nói theo một cấu trúc câu định sẵn. Nhiều năm trước khi muốn điều khiển bằng giọng nói, bạn chỉ có thể nói những thứ như "Mở bản đồ", "Nhắn tin cho vợ", "Báo thức lúc 5 giờ sáng". Còn bây giờ thì nhờ có NLP, chúng ta có thể nói các câu như "Siri, vui lòng nhắn tin cho vợ của tôi là tôi sẽ về trễ nhé", hay như "Hãy đánh thức tôi lúc 5 giờ sáng ngày mai".
NLP cũng không phải là đơn giản để phát triển. Cả Apple, Google và Microsoft đều phải đầu tư rất nhiều tiền bạc và nguồn lực để có thể đưa NLP lên đến mức tiến bộ như hiện nay. Mặc dù vậy, các công ty vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để cải thiện độ chính xác cũng như hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Mô hình triển khai công nghệ giọng nói
Có nhiều cách thức mà các công ty hiện nay đang triển khai voice technology, có thể kể đến 2 phương pháp phổ biến như sau:
Điện toán đám mây: Trong trường hợp này, việc nhận dạng, xử lý ngôn ngữ (chính là TTS hoặc NLP mà mình đã nói ở trên) sẽ diễn ra trên máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ. Phương pháp đám mây giúp việc nhận dạng được chính xác hơn, ứng dụng thì có dung lượng nhỏ, nhưng bù lại thì thiết bị ở phía người dùng phải luôn kết nối với Internet. Độ trễ trong quá trình gửi giọng nói từ máy lên server rồi trả kết quả từ server về lại máy cũng là những thứ đáng cân nhắc. Siri, Google Voice, Cortana hiện đang xài cách này.
Tích hợp thẳng vào app: Với phương thức này, quá trình xử lý giọng nói sẽ diễn ra trong nội bộ ứng dụng, không cần giao tiếp với bên ngoài, chính vì thế tốc độ sẽ nhanh hơn. Người dùng cũng không bắt buộc phải kết nối vào mạng thường trực. Tuy nhiên, giải pháp này gặp nhược điểm đó là khi có cập nhật hoặc thay đổi gì đó về bộ máy nhận dạng, nhà sản xuất sẽ phải cập nhật lại cả một app, trong khi với phương thức đám mây thì những thay đổi đó chỉ cần làm ở phía server. Kích thước ứng dụng cũng sẽ tăng lên, có thể lên tới cả vài trăm MB. Hiện có Nuance và một vài app nhỏ là xài phương pháp tích hợp. Apple, Google cũng có bổ sung tùy chọn offline cho một số ngôn ngữ nhất định dùng trong việc chuyển văn bản thành chữ viết.
Các thư viện giọng nói phổ biến
Nuance có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong việc cung cấp thư viện giọng nói cho app di động. Chính nhờ vào những thư viện như thế này mà lập trình viên không cần phải tự mình thiết kế hệ thống nhận dạng, phiên dịch cho app mà chỉ cần xài lại cái có sẵn, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiện bạc. Nuance có hỗ trợ cho tiếng Việt trong ứng dụng Dragon Dictation do chính hãng này phát triển.
OpenEars cũng là một thư viện khác nhưng nó thuộc dạng nguồn mở và hoạt động offline, hạn chế là chỉ hỗ trợ tiếng Anh và Tây Ban Nha. Vài cái tên khác có thể kể đến như Ivona, iSpeech, Vocalkit and Acapela.
Một cách khác mà nhiều phần mềm hiện cũng đang xài đó là tận dụng bộ nguồn nhận dạng có sẵn trên các hệ điều hành di động. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này ở những chỗ cần nhập văn bản. Từ iOS 7 về trước thì tính năng này không hỗ trợ tiếng Việt, phải lên iOS 8 mới có. Google thì bắt đầu hỗ trợ nhập liệu tiếng Việt cho Android khoảng một năm về trước. Ngoài ra, Apple, Google cũng có cung cấp các hàm API giúp app của lập trình viên biết nói chỉ với vài dòng mã nguồn.
Kết
Tiềm năng của công nghệ nhận dạng giọng nói là rất lớn. Hiện nay chúng ta chỉ mới khai thác được những bề nổi của nó chứ chưa thật sự đi sâu. Hãy nghĩ đến một tương lai nơi bạn có thể hoàn toàn để điện thoại trong túi quần và thực hiện tất cả chỉ bằng cách nói vào tai nghe Bluetooth. Nhìn rộng hơn, bạn vừa về tới nhà và nói vào chiếc điện thoại của mình: mở máy lạnh nha, kao về nhà rồi, mở sẵn luôn cả nhạc nữa nhé, thế là khi mở cửa bước vào thì mọi thứ đã được thực hiện. Tính năng nhận dạng giọng nói không chỉ dừng lại ở việc nhập liệu mà nó còn mở ra cả một chân trời để chúng ta khai thác và đơn giản hóa cuộc sống của mình. Công nghệ được sinh ra là để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn kia mà, và việc nhận dạng giọng nói chắc chắn sẽ không phải là ngoại lệ.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)