OS X là một hệ điều hành chạy khá ổn, thế nhưng cũng có những lúc nó "dở chứng", ví dụ như việc mất quá nhiều thời gian chỉ để tắt máy chẳng hạn. Thường thì OS X sẽ shutdown sau chỉ một vài giây mà thôi, nhưng nếu bạn thường xuyên gặp cảnh cả mấy phút mà máy vẫn chưa tắt xong hoặc thậm chí hủy bỏ việc shutdown thì phải làm gì? Mời các bạn đọc qua bài viết sau để tham khảo vào cách giải quyết, và nếu bạn có phương pháp gì hay thì xin mời chia sẻ luôn ngay trong topic này nhé.
1. Tắt chế độ phục hồi các ứng dụng đã chạy
Từ OS X 10.7 trở đi, mặc định hệ điều hành sẽ lưu lại thông tin về những ứng dụng mà máy đang chạy trước thời điểm bạn ra lệnh shutdown hoặc restart máy. Tác dụng của tính năng này đó là ngay khi bạn khởi động thiết bị lên thì những app đang xài sẽ mở ra ngay, bạn không phải mở chúng lại một cách thủ công. Vấn đề là việc di chuyển dữ liệu từ RAM vào ổ cứng để lưu thông tin sẽ tốn thời gian, lâu hay mau thì còn tùy thuộc vào số lượng và loại ứng dụng mà bạn đang xài. Chính vì thế, nếu bạn không cần phải mở lại các app đã từng dùng, bạn có thể tắt tính năng này đi, nó sẽ giúp thời gian shutdown máy được rút ngắn lại.
Để làm việc này rất dễ. Khi máy Mac chuẩn bị tắt, trên màn hình sẽ hiện một hộp thoại hỏi bạn rằng "Are you sure you want to shutdown/restart your computer now?", trong đó có một ô ghi dòng chữ "Reopen windows when logging back in". Bạn chỉ việc bỏ chọn ô kiểm này là xong. Thử tắt hoặc khởi động máy để xem kết quả nhé.
2. Tự tay tắt các ứng dụng trước khi shutdown
Trước khi bạn có thể tắt máy hoàn toàn, những ứng dụng đang chạy phải được thoát hẳn. Bình thường chúng ta sẽ làm điều đó, nếu không thì hệ điều hành sẽ thực hiện. Tuy nhiên, mình nhận thấy rằng thời gian để OS X tắt app lâu hơn rất nhiều so với việc chúng ta tự làm, nhất là với những app như Mail, iTunes, Safari. Có nhiều lúc hệ hệ điều hành thậm chí còn không thể thoát ứng dụng, thế nên quy trình shutdown hoặc restart bị hủy bỏ.
Chính vì lý do trên mà mình thường tự tay đóng các ứng dụng bằng cách nhấn phím Command + Q trước khi ra lệnh cho hệ thống shutdown. Như vậy chúng ta sẽ giảm được tối đa thời gian chờ. Đối với một số app bị treo không thể xài được mà bạn lại đang cần tắt máy, bạn hãy vào > Force Quit > chọn app bị treo (thường sẽ có chữ Not Responding) > nhấn nút Force Quit. Thao tác này sẽ đóng app một cách "mạnh tay" và dọn đường cho bạn shutdown.
3. Giảm thời gian chờ trước khi OS X đóng app
OS X sử dụng một bộ đếm 20 giây trước khi nó bắt đầu thực hiện quy trình tắt ứng dụng để chuẩn bị shutdown, và bạn có thể giảm thời gian này bằng cách sử dụng dòng lệnh. Trong ví dụ này mình đặt lại bộ đếm thành 5 giây, tất nhiên là bạn có thể đổi nó thành bao nhiêu lâu tùy ý muốn bằng cách thay số "5" bằng số khác.
Trước hết bạn hãy chạy ứng dụng Terminal lên (nhấn vào biểu tượng Spotlight hình kính lúp ở góc trên bên phải màn hình, gõ vào chữ Terminal). Sau đó lần lượt copy và paste các dòng lệnh nằm trong khung bên dưới. Nhớ nhấn Enter sau khi đã copy xong một dòng, và bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu hệ thống vào cửa sổ Terminal (nếu bạn nhập mà không thấy kí tự xuất hiện thì cũng không sao nhé, cứ nhập đúng password và Enter).4. Dọn dẹp ổ lưu trữCode:sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/c\ om.apple.coreservices.appleevents ExitTimeOut -int 5 sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/co\ m.apple.securityd ExitTimeOut -int 5 sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/c\ om.apple.mDNSResponder ExitTimeOut -int 5 sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/c\ om.apple.diskarbitrationd ExitTimeOut -int 5 sudo defaults write /System/Library/LaunchAgents/com.apple.\ coreservices.appleid.authentication ExitTimeOut -int 5
Thường thì máy tính nói chung chứ không riêng gì Mac sẽ bắt đầu có nhiều vấn đề nảy sinh khi dung lượng ổ lưu trữ giảm xuống quá thấp, và việc shutdown chậm cũng là một trong số đó. Chính vì thế, bạn nên giữ cho ổ HDD hoặc SSD của mình trống khoảng 20% dung lượng, đó sẽ là nơi hệ điều hành lưu các dữ liệu tạm hoặc chạy các quy trình riêng của nó khi cần thiết. Bạn nên tham khảo bài viết Máy Mac bị chậm sau một thời gian sử dụng, làm sao bây giờ? để biết những cách thức dọn dẹp hệ thống nhé.
5. Kiểm tra permisson
Một trong những lý do mà hệ thống chạy chậm bất thường đó là do vấn đề phân quyền. Việc phân quyền ảnh hưởng đến khả năng đọc, ghi và thực thi dữ liệu của phần mềm, thế nên nếu permisson của file system bị lỗi thì gần như chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ điều hành. Để kiểm tra và khắc phục những sai sót trong việc phân quyền, bạn chạy ứng dụng Disk Utility (nằm ở thư mục Applications > Utilities). Chọn lấy phân vùng bạn cài OS X, sau đó nhấn nút "Repair disk permisson".
6. Xây dựng lại Extension Cache của Kernel
Chúng ta không cần quan tâm nhiều đến tính năng của Extension Cache hay Kernel, nhưng qua quá trình tham khảo trên diễn đàn hỗ trợ của Apple thì mình thấy việc shutdown quá lâu (hoặc không shutdown) có thể được cải thiện bằng cách xây dựng lại Extension Cache. Bạn cũng mở Terminal ra, sau đó nhập các dòng lệnh bên dưới. Lưu ý rằng mỗi lệnh cần phải được nhập riêng lẽ và bạn cũng sẽ được yêu cầu cung cấp mật khẩu quản trị. Khởi động lại máy sau khi đã hoàn tất.7. Khởi động lại PRAM và SMCCode:sudo chown root:admin / sudo kextcache -system-prelinked-kernel sudo kextcache -system-caches
Các máy Mac có hai hệ thống theo dõi đặc biệt mang tên Parameter Random Access Memory (còn gọi là PRAM hoặc NVRAM) và System Management Controller (SMC). Hai hệ thống này sẽ đảm đương những tính năng cốt lõi, ví dụ như điều khiển loa, chỉnh độ sáng màn hình và vài thứ khác nữa liên quan đến bộ nhớ cũng như phần cứng nói chung. Việc reset lại PRAM có thể giúp cải thiện quá trình shutdown cũng như khởi động lại thiết bị của chúng ta, nên khi gặp vấn đề mà mình đã nói ở đầu bài thì bạn cũng nên thử qua biện pháp này xem sao.
Để reset PRAM, bạn cần tắt hẳn máy Mac của mình (có thể sẽ phải xài đến cách nhấn giữ phím nguồn) rồi bật lên lại. Trước khi máy lên màn hình màu xám, phải phải nhấn giữ tổ hợp phím Command + Option + P + R. Tiếp tục giữ những phím này đến khi bạn nghe thấy âm thanh khởi động lần thứ hai thì hãy bỏ ra. Lưu ý rằng việc reset PRAM cũng sẽ xóa đi một số thông tin mà hệ thống cần, ví dụ như múi giờ, và bạn có thể nhanh chóng cài đặt lại chúng trong > System Preferences.
Việc reset SMC phức tạp hơn và bạn chỉ nên dùng khi tất cả các biện pháp mà mình liệt kê ở trên không phát huy tác dụng. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục, xin mời tham khảo hướng dẫn của Apple. Nhấn mạnh lại lần nữa là chỉ reset SMC khi không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề.
Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014
Máy Mac tốn quá nhiều thời gian để shutdown? Hãy thử qua những cách sau
Qualcomm giới thiệu phần mềm tiết kiệm pin Snapdragon BatteryGuru cho Android
Phần mềm Snapdragon BatteryGuru của Qualcomm được thiết kế để tiết kiệm pin cho các máy Android (tối ưu cho các máy dùng chip Snapdragon) bằng cách điều chỉnh tần suất sử dụng data của các ứng dụng có trong máy, nhờ đó máy sẽ chạy ít hơn và ít tốn pin hơn. Snapdragon BatteryGuru hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tải về trên Google Play.
Nguyên lý hoạt động của Snapdragon BatteryGuru:Bằng cách này, những app ít sử dụng sẽ không làm tiêu hao pin nhiều như trước trong khi những app mà bạn hay xài thì vẫn tự động cập nhật dữ liệu mới liên tục ví dụ như Gmail hay Facebook. Để Snapdragon BatteryGuru có thể hoạt động, nó cần có thời gian để làm quen với thói quen sử dụng điện thoại của bạn, do đó sau khi cài bạn nên kiên nhẫn khoảng 2-4 ngày rồi mới kiểm tra xem nó có hiệu quả hay không.
- Theo dõi tần suất sử dụng của những app trong điện thoại (ví dụ Facebook, YouTube, trình duyệt...).
- Xác định xem bạn hay dùng những app nào, app nào được mở thường xuyên, app nào ít khi mở.
- Đối với những app hay dùng, BatteryGuru sẽ cho phép app đó sử dụng Internet thường xuyên để luôn cập nhật các dữ liệu mới, còn app nào một ngày chỉ được bạn mở một, hai lần thì BatteryGuru sẽ giới hạn số lần sử dụng data của chúng.
Tải Snapdragon BatteryGuru: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.xiam.snapdragon.app&hl=en
Rò rỉ cấu hình Xperia Z3 Compact: màn hình 4,5", chip Snapdragon 801, camera 20,7 megapixel
Ảnh minh họa: Xperia Z1 Compact
Hồi đầu tuần chúng ta được thấy mặt trước của Xperia Z3 Compact và đến hôm nay thì cấu hình của máy đã lộ diện. Theo DoomLoRD, một lập trình viên nổi tiếng của diễn đàn XDA, chiếc Z3 Compact mang mã hiệu D580x sẽ sử dụng màn hình 4,5" (lớn hơn so với kích cỡ 4,3" 720p của Z1 Compact và Xperia A2), vi xử lí Snapdragon 801 (bằng với Xperia Z2, còn Z1 Compact chỉ xài Snapdragon 800) cùng với chip đồ họa Adreno 330. Ngoài ra thiết bị này còn sở hữu RAM 2GB, camera chính độ phân giải 20,7MP và camera phụ 2,1MP tương tự như người tiền nhiệm của mình.
DoomLoRD cũng có đăng tải một tấm ảnh chụp màn hình được cho là của thiết bị này, trong đó ghi máy chạy Android 4.4 KitKat. Hiện chưa rõ độ phân giải của màn hình của Z3 Compact, không biết Sony có nâng cấp từ mức 720p trên Z1 Compact lên thành 1080p hay không. Dù sao đi nữa thì chúng ta cũng có thể kỳ vọng sản phẩm này sẽ sở hữu kích thước nhỏ gọn trong khi cấu hình vẫn rất mạnh mẽ.
Nguồn: Twitter
[Hà Nội] Mời tham dự offline nhà thông minh từ BKAV
Vừa qua, BKAV đã tổ chức giới thiệu trải nghiệm nhà thông minh (SmartHome) dành cho anh em trong TP HCM rất thành công và bây giờ tới lượt anh em ngoài Hà Nội. Mình có trao đổi với anh đại diện bên BKAV và thống nhất rằng đợt offline sắp tới sẽ có 25 vé dành cho 25 bạn may mắn đăng ký trong topic này. Buổi offline sẽ diễn ra lúc 9h sáng chủ nhật (6/7) tới tại showroom của BKAV ở Times City, Minh Khai, Hà Nội. Các bạn sẽ tự di chuyển tới địa điểm offline sau đó nghe anh Thanh Thắng là phó chủ tịch mảng phần cứng của BKAV nói về nhà thông minh. Sau 2 tiếng giới thiệu và trải nghiệm, tất cả cùng đi ăn trưa với đại diện BKAV và giao lưu. Như thường lệ, anh em đăng ký và mình sẽ dùng random.org để chọn ra 25 người may mắn (nếu số đăng ký vượt quá con số 25). Xin mời anh em và hẹn gặp lại.
Nội dung chi tiết buổi offline sắp tới:Một số thông tin bổ sung:
- 9h - 9h30: Đón khách
- 9h30 - 10h: Trải nghiệm hệ thống nhà thông minh Bkav SmartHome
- 10h00 - 10h40: Giới thiệu quy trình sản xuất Bkav SmartHome
- 10h40 - 11h10: Hỏi đáp
- 11h10 - 11h30: Chụp ảnh lưu niệm, tặng quà
- 11h30 - 13h30: Giao lưu, ăn trưa tại Trung tâm thương mại Times City
- Địa điểm: Showroom Bkav SmartHome tại Times City, Gian số 3 - Đường số 4 - Tầng B1 - Trung tâm thương mại Times City - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Phía BKAV: Anh Vũ Thanh Thắng Phó chủ tịch Phụ trách phần cứng Bkav và các cộng sự.
- Phía Tinh Tế: 25 thành viên
- Thành viên tự túc di chuyển tới địa điểm offline đúng hẹn (9h sáng chủ nhật 6/7)
anh nào thêm cái phần đăng ký vào bài giùm em rồi cho ra trang chủ càng sớm càng tốt nhé. vì em hẹn anh bên bkav là hôm thứ 6 cho ra mà em bận quá chưa làm được. cảm ơn các anh.
Sony trang bị camera trên lưng cừu nhằm ghi lại hình ảnh giải đua Tour de France năm nay
Trước đây, chúng ta thường theo dõi những cuộc đua xe đạp bằng hình ảnh ghi lại bởi những hệ thống máy quay phim đặt trên xe hơi hoặc môtô chạy cùng đoàn đua. Ngoài ra mỗi chiếc xe đạp cũng được gắn camera để ghi lại những hình ảnh cận cảnh dưới góc nhìn của người đạp xe. Tuy nhiên với giải đua Tour de France năm nay, hãng Sony muốn ghi lại các hình ảnh dưới góc nhìn của những con cừu.
Theo báo cáo mới nhất, sẽ có tổng cộng 5 con cừu tại miền quê Harewell Hall, xứ Harrogate được "tuyển dụng" và gắn trên lưng chiếc camera mang tên sheepcams (camera cừu) do Sony sản xuất. Theo thông tin từ hãng thì đây đều là những camera HDR-AS100VR chống thấm nước và được tích hợp công nghệ ổn định hình ảnh mới nhất của Sony với giá bán vào khoảng 400 đô la mỗi chiếc. Hệ thống 5 camera được điều khiển từ xa bởi chính một nông dân mang tên Ian Hammond bằng 1 thiết bị duy nhất nhằm ghi lại diễn biến cuộc đua khi đoàn đua đi qua nơi đây.
Theo lịch trình, đoạn đường từ Leeds đến Harrogate là chặng đua đầu tiên trong khuôn khổ giải đua xe đạp nổi tiếng Tour de France năm nay. Các chuyên gia đánh giá đây là cung đường nguy hiểm nhất giải đua với những đoạn đường hẹp, đồi dốc và mặt đường nhiều sỏi đá. Những người dân tại Harrogate cũng như nhiều người hâm mộ giải đua tỏ ra hết sức thích thú do đây là lần đầu tiên hình ảnh trong cuộc đua sẽ được ghi lại dưới góc nhìn của những con cừu miền quê. Chắc hẳn, kỹ thuật ghi hình này sẽ cung cấp hình ảnh chân thực và sống động nhằm tăng thêm sức hút cho cuộc đua năm nay.
[Phim] Transformers 4 thu về hơn 412 triệu $ chỉ sau 1 tuần ra mắt, riêng VN là hơn 2 triệu $
Có kinh phí sản xuất lên tới 250 triệu USD (chưa tính chi phí quảng bá), Transformers: Age of Extinction (TF4) là bộ phim "phải xem" và "phải xem ở rạp" đối với hầu hết khán giả yêu thích phim hành động trên toàn Thế giới. Chính những màn hành động hoành tráng, kĩ xảo tuyệt vời của công nghệ làm phim hiện đại đã thu hút khán giả đến với rạp. Chính vì vậy, chỉ mới sau 6 ngày khởi chiếu toàn cầu, TF4 đã có doanh thu phòng vé hơn 412,6 triệu USD, hứa hẹn cán mốc 1 tỉ USD một ngày không xa.
Tính hết ngày 2/7/2014, TF4 đạt doanh thu phòng vé là 412.685.351 USD, đứng số 1 tại mọi phòng chiếu phim trên toàn Thế giới. Trong một phỏng vấn ngắn với kênh MTV, đạo diễn Michael Bay đã không ngần ngại tuyên bố rằng ông không cần quan tâm tới dư luận sẽ khen hay chê tác phẩm mới nhất của mình, chỉ cần biết rằng chê hay khen gì thì họ vẫn sẽ tới rạp để xem.
(nguyên văn câu nói của Bay: "They love to hate and I don’t care; let them hate. They’re still going to see the movie! I think it’s good to get a little tension. Very good.")
Tại Việt Nam, Transformers 4 sau 1 tuần ra rạp đã đạt doanh thu bán vé hơn 2 triệu USD (tức là riêng nước ta chiếm tới 0,485% doanh thu toàn cầu của phim này), đây là phim đạt doanh thu nhanh nhất hiện nay, với số liệu chính xác là 485.388 lượt khách đã xem, thu về 2.067.283 USD, tương đương 44.080.684.000 đồng (44,08 tỉ).
Năm 2009, nhà phát hành đặt mục tiêu rằng bom tấn Avatar sẽ đạt doanh thu 1 triệu USD cho toàn thời gian ra rạp ở Việt Nam, thực tế thì phim này thu về được tới 2,5 triệu USD, và gần đây là TF4 đạt hơn 2 triệu USD chỉ sau 1 tuần ra mắt, cho thấy thị trường phim chiếu rạp ở VN đang rất sôi động và đầy tiềm năng. Chính vì sự sôi động của thị trường mà vài năm gần đây, rạp phim ở VN đã liên tục được xem phim mới, thậm chí có nhiều phim chiếu trước Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất Thế giới, nhờ sự chênh lệch múi giờ.
Một số người dùng Gmail không thể đồng bộ dữ liệu với máy Android, Google đang khắc phục
Trong khoảng một ngày trở lại đây nhiều người dùng báo cáo rằng họ không thể đồng bộ được tài khoản Gmail trên thiết bị Android. Vấn đề này xảy ra với chế độ sync tự động lẫn thủ công và hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ việc là gì. Trên trang hỗ trợ của mình, Google cho biết hãng đang tích cực điều tra nguồn gốc lỗi và công ty có thể làm gì để khắc phục vấn đề. "Có nhiều giai đoạn trong việc điều tra, bao gồm tái tạo lỗi, cách ly, chẩn đoán và hiện chúng tôi đang ở giai đoạn kiểm tra giải pháp", Google cho biết. Nếu bạn cũng bị tình trạng không thể đồng bộ email trên máy Android thì hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé. Mình sẽ tiếp tục cập nhật khi có những thông tin mới hơn.Nguồn: Google
Trợ lý ảo Cortana có thể vượt mặt bạch tuộc Paul về khả năng dự đoán kết quả World Cup
Từ truớc đến nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều khả năng tuyệt vời của Cortana, cô trợ lý ảo trên Windows Phone 8.1 đến từ Microsoft. Và mới đây, Cortana vừa mới nhận thêm một bản cập nhật mới cho phép cô có thêm khả năng "tiên tri" tại World Cup năm nay. Theo ghi nhận, Cortana đã có thể dự đoán chính xác 8 đội giành chiến thắng tại vòng loại trực tiếp. Rõ ràng, nếu như bạch tuộc Paul đuợc cả thế giới tôn vinh với các dự đoán chính xác tại World Cup 2010 thì mùa giải năm nay, ngôi vị nhà tiên tri có thể sẽ đuợc dành cho Cortana.
Hồi World Cup năm 2010, chú bạch tuộc Paul đã gây đuợc sự chú ý trên khắp thế giới nhờ vào tài "tiên tri" dự đoán chính xác kết quả của 8 trận đấu bao gồm cả trận chung kết. Từ đó, giới bóng đá bắt đầu phát triển trào lưu dùng các con vật để dự đoán kết quả thi đấu khi có các giải đấu lớn diễn ra. Và bây giờ, cô trợ lý ảo Cortana của Mỉcosoft cũng có khả năng tuơng tự và thậm chí là còn đưa ra dự đoán chính xác hơn cả Paul.
Các kết quả dự đoán được Cortana đưa ra bằng cách sử dụng thông tin từ bộ máy tìm kiếm khổng lồ Bing của Microsoft. Theo giải thích từ nhóm phát triển, Cortana có thể đánh giá sức mạnh của mỗi đội tuyển dựa trên kết quả thắng, bại, hoà trong quá khứ. Các yếu tố khác cũng đuợc sử dụng để phân tích bao gồm quy mô giải đấu, sức ảnh huởng của trận đấu, điều kiện sân cỏ, lợi thế sân nhà, sự khác nhau của các đội bóng Nam Mỹ và Châu Âu,... Đồng thời, một yếu tố khác cũng đuợc sử dụng là sự đoán của nhiều trang phân tích và của cả nguời hâm mộ trên khắp thế giới.
Truớc đây, Bing cũng đã từng tham gia dự đoán cho nhiều show truyền hình như So You Think You Can Dance, The Voice hay American Idol,... Trong những trận đấu sắp tới, Cortana đã dự đoán Brazil thắng Colombia, và Đức sẽ giành chiến thắng khi gặp Pháp. Đồng thời, cô cũng dự đoán rằng Argentina sẽ đánh bại Bỉ và Costarica sẽ thất bại truớc Hà Lan. Nếu như các dự đoán trên đây đều chính xác thì có lẽ Cortana sẽ nối buớc bạch tuộc Paul trở thành nhà tiên tri tại mùa World Cup năm nay.
Linux giới thiệu nền tảng mã nguồn mở Automotive Grade cho ô-tô
Sau khi Google tung ra Android Auto - hệ điều hành trên ô-tô cạnh tranh với CarPlay của Apple, thì giờ đây đến lượt Linux tung ra nền tảng mã nguồn mở quản lý hệ thống thông tin giải trí trên ô-tô gọi là Automotive Grade Linux (AGL).
AGL không chỉ đơn thuần là một hệ điều hành như CarPlay hay Android, nó thực chất là một dạng nền tảng mở dựa trên dự án Tizen IVI - đã từng xuất hiện trên một số smartphone, đồng hồ thông minh và thậm chí là TV. Dựa vào AGL, các hãng xe có thể tự phát triển một hệ điều hành riêng để quản lý hệ thống thông tin giải trí với đủ các khả năng kết nối hay ứng dụng thiết yếu như: hiển thị các thông số liên quan đến tình trạng xe, dẫn đường vệ tinh, điều khiển điều hòa nhiệt độ, chơi các file đa phương tiện,...
Được biết, để có được một hệ thống thông tin giải trí riêng trên ô-tô các hãng thường phải đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp hiện nay do các hãng xe tự phát triển đều gặp phải các nhược điểm là khả năng kết nối kém, tốc độ chậm, ứng dụng còn mờ nhạt, cũng như trải nghiệm chưa thân thiện với người dùng. Những hệ điều hành quản lý hệ thống thông tin giải trí hiện đại ra đời có thể khắc phục vấn đề này.
Để dễ hình dung thì đa phần các hệ thống thông tin giải trí hiện nay có thể ví von như Symbian hay Windows Phone của ngày hôm qua. Việc các hệ điều hành CarPlay và Android Auto ra đời sẽ đưa các hệ thống này lên một tầm mới, hay nói cách khác là thông minh, dễ dùng hơn. Việc tham gia vào nền tảng AGL hay liên minh các hệ điều hành xe ô tô như CarPlay và Android Auto sẽ giúp ngành công nghiệp ô-tô tránh được hiện tượng phân mảnh và các hãng sẽ không phải lãng phí nguồn lực của mình để nghiên cứu các sản phẩm không còn tiềm năng.
Hiện nay nền tảng AGL đã được các hãng như Jaguar, Land Rover, Nissan và cả ông lớn Toyota hỗ trợ. Dù chưa được biết mẫu xe nào sẽ ứng dụng nền tảng AGL đầu tiên nhưng chúng ta có thể trải nghiệm những giao diện ban đầu của nền tảng này trong các hình bên dưới.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)