Hiển thị các bài đăng có nhãn Mac. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mac. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Apple sẽ bổ sung các tính năng bị thiếu cho bộ iWork trên Mac trong vòng 6 tháng tới

iWork_for_Mac_tinh_nang_moi.

Khi ra mắt phiên bản mới của bộ ứng dụng văn phòng iWork, Apple bị nhiều người than phiền về việc thiếu hụt một số tính năng vốn có trong bản iWork ’09. Phản hồi lại điều này, Apple nói rằng cả ba phần mềm Pages, NumbersKeynote trên Mac đều phải được viết lại từ đầu để đảm bảo tương thích hoàn toàn với kiến trúc 64-bit. Chính vì thế, nhiều tính năng vẫn còn đang được tiếp tục phát triển và hãng dự định sẽ cập nhật chúng đến người dùng trong trong vòng 6 tháng tới. Một số điểm thay đổi có thể kể đến như chức năng tùy biến thanh công cụ, thước canh hàng theo chiều dọc, tự động điền chữ...

Nhân dịp này, Apple cũng có nói đến việc tập tin Pages, Numbers và Keynote tạo ra bằng ứng dụng phiên bản mới không thể mở trong bản iWork cũ là do định dạng đã thay đổi nhằm tạo sự thống nhất giữa OS X, iOS và nền web. Để đổi lại file về định dạng cũ, bạn có thể vào menu File > Export To, sau đó chọn Pages ’09, Numbers ’09 hoặc Keynote ’09.

Danh sách một số tính năng sẽ được bổ sung cho bộ iWork mới:

Pages
  • Khả năng tùy biến thanh công cụ
  • Thước kẻ để canh các đối tượng theo chiều dọc
  • Cải thiện các đường hướng dẫn khi sắp xếp đối tượng
  • Cải thiện tính năng đếm chữ
  • Hỗ trợ dùng phím tắt cho việc thay đổi style văn bản
  • Quản lý từng trang và từng nhóm trang trong giao diện thumbnail giống trước đây
Numbers
  • Khả năng tùy biến thanh công cụ
  • Cải thiện tính năng zoom và sắp xếp cửa sổ
  • Hỗ trợ sắp xếp dữ liệu theo nhiều cột và nhiều trường
  • Tự đồng hoàn thành chữ trong ô
  • Bổ sung headers và footers
  • Cải thiện việc hỗ trợ AppleScript support
Keynote
  • Khả năng tùy biến thanh công cụ
  • Thêm vào một số hiệu ứng chuyển động cũ
  • Cải thiện việc xuất thông tin ra màn hình
  • Restoring old transitions and builds presenter
  • Cải thiện việc hỗ trợ AppleScript support

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Xem lại một số biểu tượng nguyên bản trên Mac, Windows

susan-kare-icons-2011

Giao diện đồ họa người dùng (Graphic User Interface) từng là cuộc cách mạng trong ngành máy tính những năm 80 khi Apple áp dụng nó lần đầu tiên trên những máy Mac của họ. Ở thời kỳ khởi đầu đó, một trong những nhà thiết kế rất quan trọng trong việc phát triển các biểu tượng cho hệ điều hành của Apple đó là Susan Kare. Sản phẩm mà bà tạo ra là nền móng cho các biểu tượng hiện đại và nhiều màu sắc hơn ngày nay với triết lý mô phỏng các vật thể ngoài đời thực. Một số biểu tượng trên Mac do Susan Kare thiết kế đã trở nên phổ biến sau này như nút Command, biểu tượng lưu dữ liệu với hình đĩa mềm, thùng rác hay đồng hồ. Hãy cùng khám phá một số biểu tượng kinh điển được Susan Kare tạo ra trong những năm tháng còn làm việc cho Apple.

Susan Kare bắt đầu làm việc cho Apple những năm đầu của thập niên 80 trong đội ngũ phát triển giao diện đồ họa người dùng và font chữ cho hệ điều hành Macintosh. Tại đây, Susan Kare chịu trách nhiệm thiết kế typeface, biểu tượng cũng như các công cụ marketing cho hệ điều hành Macintosh. Tới năm 1985 thì Susan Kare rời Apple để đầu quân cho NeXT (do Steve Jobs sáng lập) với chức danh giám đốc sáng tạo. Vào những năm 90 khi Windows bắt đầu thịnh hành, Susan Kare cũng thiết kế biểu tượng cho Windows, bao gồm logo của trò chơi Solitaire cũng như một số trò chơi khác.

Hiện tại, bà vẫn đang đảm nhiệm công việc thiết kế biểu tượng, logo cũng như font chữ cho sách, ứng dụng và các sản phẩm khác. Năm 2011, Susan Kare có xuất bản một cuốn sách do bà viết mang tên Susan Kare Icons bao gồm 80 thiết kế khác nhau do bà tạo ra từ năm 1983 tới thời điểm cuốn sách được xuất bản.

Susan-Kare-Command-icon1-660x508

Trong phần lời nói đầu của cuốn sách Susan Kare Icons, Steve Silberman đã giải thích về biểu tượng nút Command (Cmd) rất phổ biến trên các máy tính Mac hiện nay. Có vẻ như đó là một hình học trừu tượng nhưng thực tế, đó là hình một lâu đài nhìn từ trên cao xuống. Biểu tượng này vốn được người Thụy Điển dùng tại các khu cắm trại để thể hiện một địa điểm ngắm cảnh hấp dẫn nào đó.

Susan-Kare-Spotted-dog-from-Cairo-font-660x565

Biểu tượng này ban đầu vốn là một ký tự trong font chữ tượng hình Cairo được tích hợp trong hệ điều hành Macintosh. Sau đó, hình ảnh chú chó này được dùng một thời gian trong Mac để thể hiện chế độ nằm ngang (landscape) hoặc dọc (portrait).

Susan-Kare-floppy-disk-icon-660x660

Biểu tượng ổ đĩa mềm có ý nghĩa lưu trữ dữ liệu sau khi người dùng đã thao tác xong. Nếu bạn hỏi vì sao lại chọn hình đĩa mềm cho tùy chọn lưu dữ liệu thì ở thời điểm mà nó được tạo ra (những năm 80) thì đĩa mềm là lựa chọn duy nhất để lưu dữ liệu lên đó. Tuy nhiên sau này khi ổ đĩa cứng (HDD) trở nên phổ biến và thay thế cho đĩa mềm thì biểu tượng đó vẫn được sử dụng.

Susan-Kare-fill-icon-660x660

Hình ảnh chiếc thùng đổ sơn xuống phía dưới là biểu tượng cho tính năng đổ màu (fill) trong ứng dụng MacPaint.

Susan-Kare-MacPaint-Pencil-icon-660x660

Đây là biểu tượng con trỏ (cursor) cho tính năng vẽ tự do trong MacPaint.

Susan-Kare-watch-cursor-660x661

Biểu tượng chiếc đồng hồ đeo tay đơn giản đang chỉ 9 giờ được dùng với ý nghĩa chờ một tác vụ nào đó được hoàn thành. Bên cạnh đồng hồ đeo tay, một biểu tượng khác cũng được dùng cho mục đích tương tự và rất phổ biến là hình ảnh đồng hồ cát cổ xưa.

Susan-Kare-trash-icon-660x495

Trash, một trong những biểu tượng cổ điển nhất của Mac mà Susan Kare thiết kế.

Susan-Kare-SPJ-2011-660x536

Steve Jobs năm 2011.

Susan-Kare-Queen-of-hearts-Windows-3-solitaire-card-660x619

Một con bài trong Solitaire của Windows 3.0 với giới hạn bảng màu VGA 16 màu.

Susan-Kare-Dog-660x471

Hình ảnh một chú chó với hai màu sắc cam vàng và đen. Chiều cao biểu tượng 11 điểm ảnh.

Cigarette-icon-660x518

Hình điếu thuốc lá đang cháy nằm trong bộ sưu tập biểu tượng "thói quen xấu" do Susan Kare thiết kế cho bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Museum of Modern Art) ở New York.


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Dropbox có bản beta mới: tự động upload screenshot, tạo thư mục từ album của iPhoto...

dropbox

Dịch vụ lưu trữ file trực tuyến Dropbox vừa tung ra một bản thử nghiệm dành cho người dùng máy tính Mac/Windows/Linux với 3 chức năng mới: tự động upload hình lên Dropbox khi bạn chụp ảnh màn hình (screenshot), import hình từ trong các album của iPhoto vào Dropbox và sau cùng là thêm một menu nhanh dùng để upload một file bất kỳ nào đó lên Dropbox bằng cách nhấn chuột phải.

Tự động upload screenshot (dành cho Mac và Win)
Sau khi bật chức năng này, mỗi khi bạn chụp ảnh màn hình thì tấm hình đó sẽ tự động được đẩy lên Dropbox và nằm trong thư mục có tên "Screenshots", đồng thời tự động dán link chia sẻ file ảnh đó vào trong bộ nhớ clipboard của máy tính. Tính năng này khá hữu ích cho những ai làm việc theo nhóm, ví dụ như khi theo dõi một đoạn video được truyền hình trực tiếp, khi người này chụp lại ảnh màn hình của đoạn video thì tấm hình đó sẽ được upload lên máy tính của những người còn lại để xử lý hoặc làm việc.

Import hình từ iPhoto vào Dropbox (dành cho Mac và iPhoto 7.0 trở lên)
Chức năng này cho phép Dropbox lấy hình trực tiếp từ trong các album và event của iPhoto và tải chúng lên Dropbox, mỗi một album/event sẽ được đặt trong một thư mục riêng biệt và có thể chia sẻ lên web cho nhiều người khác xem.

Thêm menu "Move to Dropbox" vào chuột phải"
Khi bạn nhấp chuột phải vào một file bất kỳ không nằm trong Dropbox thì dòng lệnh "Move to Dropbox" sẽ xuất hiện, nhấn chọn dòng này thì file sẽ được upload lên thư mục chính của Dropbox ngay lập tức. Tính năng này tuy đơn giản nhưng mình đánh giá cao vì nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều thời gian và thao tác trong việc upload file, nhất là khi phải làm việc với một số lượng lớn các tập tin có trong Finder.

Bạn có thể tải về bản beta này tại đây (2.3.12):

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Apple tung ra bản cập nhật 10.8.4 cho Mountain Lion

1084

Sau một thời gian dài chạy beta thì cuối cùng hôm nay Apple cũng đã chính thức phân phối bản OS X 10.8.4 đến cho người dùng Mountain Lion. Đây chỉ là một bản nâng cấp tương đối nhỏ chủ yếu dùng để sửa một số lỗi của hệ thống. Ngay từ bây giờ bạn đã có thể vào App Store trên máy Mac của mình và tiến hành cập nhật 10.8.4 mới với dung lượng khoảng 152 MB.

Một số điểm mới đáng lưu ý của 10.8.4:
  • Cải thiện tính tương thích khi kết nối tới một số mạng Wi-Fi của doanh nghiệp.
  • Cải thiện tính tương thích với Microsoft Exchange trong phần lịch (Calendar).
  • Sửa lỗi không gọi FaceTime được tới số điện thoại bên ngoài nước Mỹ.
  • Sửa lỗi máy không tự động Sleep theo thời gian định sẵn sau khi dùng Boot Camp.
  • Cải thiện tính tương thích của chức năng VoiceOver khi làm việc với văn bản trong các file PDF.
  • Nâng cấp Safari 6.0.5, tăng cường độ ổn định cho trình duyệt khi mở các trang có tính năng chat và chơi game.
  • Sửa lỗi các đoạn chat hiển thị lung tung trong iMessage.
  • Sửa lỗi lịch ngày Sinh Nhật hiển thị không chính xác ở một số múi giờ nhất định.
  • Sửa lỗi không lưu được hình nền cũ sau khi khởi động lại máy.
Bạn có thể xem thêm chi tiết tại đây.

Apple tung ra bản cập nhật 10.8.4 cho Mountain Lion

1084

Sau một thời gian dài chạy beta thì cuối cùng hôm nay Apple cũng đã chính thức phân phối bản OS X 10.8.4 đến cho người dùng Mountain Lion. Đây chỉ là một bản nâng cấp tương đối nhỏ chủ yếu dùng để sửa một số lỗi của hệ thống. Ngay từ bây giờ bạn đã có thể vào App Store trên máy Mac của mình và tiến hành cập nhật 10.8.4 mới với dung lượng khoảng 152 MB.

Một số điểm mới đáng lưu ý của 10.8.4:
  • Cải thiện tính tương thích khi kết nối tới một số mạng Wi-Fi của doanh nghiệp.
  • Cải thiện tính tương thích với Microsoft Exchange trong phần lịch (Calendar).
  • Sửa lỗi không gọi FaceTime được tới số điện thoại bên ngoài nước Mỹ.
  • Sửa lỗi máy không tự động Sleep theo thời gian định sẵn sau khi dùng Boot Camp.
  • Cải thiện tính tương thích của chức năng VoiceOver khi làm việc với văn bản trong các file PDF.
  • Nâng cấp Safari 6.0.5, tăng cường độ ổn định cho trình duyệt khi mở các trang có tính năng chat và chơi game.
  • Sửa lỗi các đoạn chat hiển thị lung tung trong iMessage.
  • Sửa lỗi lịch ngày Sinh Nhật hiển thị không chính xác ở một số múi giờ nhất định.
  • Sửa lỗi không lưu được hình nền cũ sau khi khởi động lại máy.
Bạn có thể xem thêm chi tiết tại đây.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Bản cập nhật iOS 7 sẽ bổ sung tính năng AirDrop - cho phép chia sẻ file giữa các máy iOS và Mac?

02

Dẫn lời một nguồn tin giấu tên, trang 9To5Mac vừa mới đây đã tiết lộ rằng nhiều khả năng Apple đã tích hợp tính năng AirDrop vào bản cập nhật iOS 7 - dự kiến sẽ chính thức ra mắt tại sự kiện WWDC 2013 diễn ra vào ngày 10/6 tới đây. Với AirDrop, người dùng các thiết bị iOS như iPhone/iPad sẽ có thể chia sẻ file, tài liệu, hay hình ảnh trực tiếp với nhau, hoặc với những ai sử dụng máy Mac, mà không cần phải có kết nối WiFi hoặc ổ cứng di động như hiện nay. Trang tin cho biết có thể Apple đã hoàn tất quá trình thử nghiệm đưa AirDrop vào thanh menu chia sẻ trên iOS, và dường như nó sẽ có mặt trên bản nâng cấp lớn sắp tới dành cho iOS.

AirDrop là tính năng chia sẻ file rất đặc trưng trên các dòng máy Mac, nó cho phép người sử dụng máy Mac có thể chia sẻ file, hình ảnh, video, hay bất cứ dữ liệu nào với nhau mà không cần kết nối mạng. Đây là một chức năng rất hay bởi nó giúp ta tiết kiệm được nhiều thời gian, không phải trải qua nhiều bước thủ công như dùng USB hay một số thao tác khác như hiện nay. Nếu thực sự AirDrop có trên iOS 7, thì quả thật Apple đang làm cho hệ sinh thái iOS - Mac OS trở nên gắn kết hơn, tương tác với nhau tốt hơn.


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

[Mac OS] Thiết lập thời gian khởi động phần mềm với Delayedlauncher

Tinhte__3

Sau một thời gian cài đặt phần mềm và sử dụng thì có một hiện tượng thường xuất hiện trên Mac OS X đó là mỗi khi khởi động máy lên thì có nhiều phần mềm đồng thời cũng được kích hoạt. Nếu số lượng phần mềm khởi động cùng máy nhiều quá thì sẽ dẫn đến làm chậm thời gian sẵn sàng sử dụng, đồng thời cũng gây khó chịu cho người dùng. Bạn có thể dễ dàng loại bỏ tất cả các phần mềm này và không cho chúng nó chạy ngay sau khi máy được khởi động lên nữa. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cần phần mềm đó chạy nhưng yêu cầu delay một chút thì phần mềm sau có thể giúp bạn: phần mềm có tên DelayedLauncher.
DelayedLauncher có chức năng cài đặt thời gian khởi chạy cho một phần mềm nào đó, thay vì mặc định là phần mềm đó sẽ chạy ngay sau khi máy khởi động xong thì giờ đây bạn có thể chỉnh cho phép nó chạy sau khi máy đã khởi động xong 1 phút. Ví dụ như mình kéo Firefox vào DelayedLauncher, chỉnh cho nó delay 1 phút tức là sau khi máy đã khởi động xong, 20s sau firefox mới tự khởi chạy. Lựa chọn Hide nghĩa là: Firefox sẽ tự động chạy, tuy nhiên nó sẽ chạy nền chữ không hiện ra chiếm chỗ trên màn hình.

Tinhte__2

Có một lưu ý đó là khi sử dụng DelayedLauncher thì bạn cần phải xoá danh sách Login Items đi. Danh sách Login Items là nơi liệt kê những phần mềm tự động khởi chạy theo hệ điều hành, loại bỏ danh sách này thì phần mềm sẽ không tự chạy nữa. Truy cập vào danh sách này bằng cách vào System Preferences -> Users & Group -> Login Items -> chọn tất cả và nhấn vào dấu trừ.

Tinhte__1

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Dùng thử dịch vụ lưu trữ online Copy.com

Tinhte_copy_00

Lại thêm một đám mây nữa được giới thiệu thiệu với tên gọi Copy.com, cạnh tranh trực tiếp với Dropbox, iCloud hay Google Drive... Để thu hút thì Copy cung cấp cho người mới đăng kí dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15GB, và tung ra chương trình khuyến mãi tặng 5GB cho mỗi lượt đăng kí mới. Chương trình ưu đãi lại chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định chứ không phải mãi mãi. Copy.com hỗ trợ cả người dùng máy tính Mac, Windows, Linux và các thiết bị di động chạy iOS hay Android. Điểm trừ lớn nhất là tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không bằng so với Dropbox mình vẫn hay dùng.
Như đã nói ở phần đầu, tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không phải chỉ mình mình bị tốc độ chậm mà mình đã tham khảo một số người dùng rồi thì ai cũng cảm nhận tương tự. Có lẽ tốc độ sẽ được cải thiện sau khi toàn bộ data trong thư mục Copy đã được đồng bộ lên server. Vì thế tốt nhất là bạn nên cắm máy cho Copy đồng bộ xong hết dữ liệu, sau đó mới thử tốc độ thì sẽ tốt hơn.

Tinhte_copy_01

Tốc độ tải xuống các thiết bị thì cũng không chậm lắm mà chấp nhận được. Phần mềm của Copy cho Android và iOS được làm khá tốt, giao diện đơn giản và đẹp, ngon hơn trên máy tính. Tính năng trên iOS và Android hơi khác nhau một chút, trên Android có thêm tính năng tự động tải hình mới chụp lên Copy, còn iOS thì không. Với phần mềm trên thiết bị di động thì data không được tải về sẵn mà Copy chỉ tải danh sách chỉ mục về mà thôi, mỗi khi bạn chọn vào file nào đó để mở nó thì nó mới được tải về.


Copy.com dù sao cũng chỉ là dịch vụ mới ra mắt và cần thêm thời gian để thử nghiệm cũng như nâng cấp thêm. Vì thế nếu bạn có hứng thú thì cũng lưu ý là không lưu dữ liệu quan trọng bằng dịch vụ này. Với dung lượng miễn phí khá lớn, Copy thích hợp là nơi sao lưu hình ảnh cũng như tài liệu. Ngoài ra trong thời gian này thì họ còn tung ra chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn, đó là tặng cho bạn và người được bạn giới thiệu, mỗi người 5GB dung lượng lưu trữ.

Có nghĩa là khi mình giới thiệu với bạn và mời bạn đăng kí Copy bằng link sau: https://copy.com?r=vCxEtL, thì cả bạn và mình đều được cộng thêm 5GB. Tất nhiên, không cần link giới thiệu mà truy cập thẳng vào Copy.com cũng có thể đăng kí được. Hiện chưa rõ dung lượng miễn phí tối đa là bao nhiêu.

Ngoài ra, với Copy.com thì bạn có thể chia sẻ file rất nhanh. Mỗi khi cài xong Copy trên máy tính thì sẽ có thư mục Copy được tạo mới, muốn sao lưu dữ liệu nào lên mây thì bạn copy dữ liệu đó vào thư mục này. Trong thư mục này, mỗi khi bạn muốn share 1 file hay 1 folder trong đó cho người khác thì chỉ cần click chuột phải vào file hay folder đó, chọn Copy Actions -> Send hoặc Copy public Link ...

Tinhte_copy_2

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Dùng thử dịch vụ lưu trữ online Copy.com

Tinhte_copy_00

Lại thêm một đám mây nữa được giới thiệu thiệu với tên gọi Copy.com, cạnh tranh trực tiếp với Dropbox, iCloud hay Google Drive... Để thu hút thì Copy cung cấp cho người mới đăng kí dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15GB, và tung ra chương trình khuyến mãi tặng 5GB cho mỗi lượt đăng kí mới. Chương trình ưu đãi lại chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định chứ không phải mãi mãi. Copy.com hỗ trợ cả người dùng máy tính Mac, Windows, Linux và các thiết bị di động chạy iOS hay Android. Điểm trừ lớn nhất là tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không bằng so với Dropbox mình vẫn hay dùng.
Như đã nói ở phần đầu, tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không phải chỉ mình mình bị tốc độ chậm mà mình đã tham khảo một số người dùng rồi thì ai cũng cảm nhận tương tự. Có lẽ tốc độ sẽ được cải thiện sau khi toàn bộ data trong thư mục Copy đã được đồng bộ lên server. Vì thế tốt nhất là bạn nên cắm máy cho Copy đồng bộ xong hết dữ liệu, sau đó mới thử tốc độ thì sẽ tốt hơn.

Tinhte_copy_01

Tốc độ tải xuống các thiết bị thì cũng không chậm lắm mà chấp nhận được. Phần mềm của Copy cho Android và iOS được làm khá tốt, giao diện đơn giản và đẹp, ngon hơn trên máy tính. Tính năng trên iOS và Android hơi khác nhau một chút, trên Android có thêm tính năng tự động tải hình mới chụp lên Copy, còn iOS thì không. Với phần mềm trên thiết bị di động thì data không được tải về sẵn mà Copy chỉ tải danh sách chỉ mục về mà thôi, mỗi khi bạn chọn vào file nào đó để mở nó thì nó mới được tải về.


Copy.com dù sao cũng chỉ là dịch vụ mới ra mắt và cần thêm thời gian để thử nghiệm cũng như nâng cấp thêm. Vì thế nếu bạn có hứng thú thì cũng lưu ý là không lưu dữ liệu quan trọng bằng dịch vụ này. Với dung lượng miễn phí khá lớn, Copy thích hợp là nơi sao lưu hình ảnh cũng như tài liệu. Ngoài ra trong thời gian này thì họ còn tung ra chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn, đó là tặng cho bạn và người được bạn giới thiệu, mỗi người 5GB dung lượng lưu trữ.

Có nghĩa là khi mình giới thiệu với bạn và mời bạn đăng kí Copy bằng link sau: copy.com/?r=vEToZo, thì cả bạn và mình đều được cộng thêm 5GB. Tất nhiên, không cần link giới thiệu mà truy cập thẳng vào Copy.com cũng có thể đăng kí được. Hiện chưa rõ dung lượng miễn phí tối đa là bao nhiêu.

Ngoài ra, với Copy.com thì bạn có thể chia sẻ file rất nhanh. Mỗi khi cài xong Copy trên máy tính thì sẽ có thư mục Copy được tạo mới, muốn sao lưu dữ liệu nào lên mây thì bạn copy dữ liệu đó vào thư mục này. Trong thư mục này, mỗi khi bạn muốn share 1 file hay 1 folder trong đó cho người khác thì chỉ cần click chuột phải vào file hay folder đó, chọn Copy Actions -> Send hoặc Copy public Link ...

Tinhte_copy_2

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

5 mẹo nâng cao để giải phóng dung lượng lưu trữ trên máy Mac

Giai_phong_dung_luong_HDD_SSD_Mac_OS_X
Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn rằng dung lượng ổ lưu trữ trong chiếc máy tính Mac của bạn sẽ đầy dần dần. Đối với những người sử dụng ổ cứng dung lượng lớn cỡ 500GB, 750GB hay 1TB thì đây không phải là vấn đề quá lo lắng (mặc dù nó cũng sẽ đầy, không sớm thì muộn), nhưng với những ai đang gắn SSD cho máy Mac của mình thì câu chuyện dung lượng là cực kì quan trọng. Khi ổ lưu trữ bị đầy, bạn đã thử xóa hết những tập tin cá nhân, những ứng dụng không dùng đến nhưng nó vẫn không giải phóng được bao nhiêu dung lượng trống. Nếu bạn đang trong tình huống đó, hãy tham khảo 5 mẹo vặt trong bài viết này.

Xóa tập tin cache

Cache là có thể tạm dịch là "bộ nhớ đệm". Ở trong OS X, Apple bố trí một thư mục tên là Caches để cho phép lập trình viên lưu tạm dữ liệu của ứng dụng vào đây để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như lưu lại các cấu hình của app, đẩy nhanh tốc độ tải nội dung... Sau một thời gian sử dụng, thư mục này sẽ đầy lên và dung lượng HDD/SSD mà nó chiếm dụng càng nhiều hơn.

Để xóa bớt những thứ không còn dùng, bạn ra ngoài Desktop, nhấn Command + Shift + G. Trong hộp thoại mới xuất hiện, nhập vào dòng ~/Library/Caches/ rồi nhấn Enter. Một cửa sổ Finder sẽ mở ra đúng ngay thư mục Caches. Thế nhưng mặc định OS X không cho chúng ta thấy dung lượng của thư mục, thế nên bạn phải vào menu View > Show View Options (hoặc nhấn Command + J). Đánh dấu chọn vào ô "Calculate all the sizes". Chờ một lát để Finder tính toán xong hết dung lượng folder.

Giai_phong_dung_luong_mac

Tiếp tục chuyển cửa sổ Finder sang dạng xem theo danh sách cho dễ theo dõi bằng cách nhấn vào biểu tượng bốn sọc ngang như đánh dấu ở hình trên (hoặc nhấn Command + 2). Giờ đây bạn sẽ thấy được thư mục cache có dung lượng lớn nhất nằm ở trên cùng và cứ thể giảm dần. Bạn hãy xem những thứ nào bạn không cần dùng đến để xóa bớt đi, có thể là các folder cache của những ứng dụng cũ chẳng hạn. Lưu ý rằng bạn phải cẩn thận nhé, nếu xóa nhầm những thứ hay dùng thì phiền lắm đó. Bạn cũng có thể xóa một số file nhất định trong folder mà thôi (ví dụ, mình chỉ xóa những file cache của Adobe Raw từ tháng 3 trở về trước).

Xóa dữ liệu giọng nói ra khỏi máy Mac

Đối với những người sử dụng ổ SSD như mình, dung lượng trống là rất quan trọng (bởi mình không có tiền để chọn mua ổ dung lượng lớn), do đó mình luôn tìm cách xóa hết những tập tin nào không cần sử dụng. Trong số đó có những tập tin mà OS X dùng để chuyển đổi văn bản thành giọng nói (text-to-speech) và chúng cũng chiếm dung lượng kha khá lớn.

Để xóa các file text-to-speech, các bạn thực hiện như sau: chạy ứng dụng Terminal lên (có thể tìm thấy trong thư mục Applications > Utilities > Terminal hoặc nhấm Command + Space, gõ Terminal). Khi cửa sổ Terminal đã xuất hiện, nhập (hoặc copy-paste) lần lượt hai dòng lệnh sau:

Code:
cd /System/Library/Speech/ sudo rm -rf Voices/*
Sau khi chạy hai dòng lệnh này, hai máy mình trống thêm được khoảng 300MB và 500MB. Một con số cũng khá lớn đấy chứ. Đủ để chứa hàng thêm hàng tá tập tin văn bản và vài app nữa.

Trong trường hợp bạn CÓ SỬ DỤNG text-to-speech, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ xóa đi những file thuộc các app không dùng đến trong thư mục /System/Library/Speech/Voices/. Nhưng mình nghĩ số lượng các bạn sử dụng text-to-speech không nhiều.

Xóa thư mục hỗ trợ của Steam

Steam là một nền tảng chơi game được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mình có dùng Steam, và mình biết nhiều bạn khác cũng đang dùng Steam để chơi game trên Mac. Nếu bạn cũng thế, hãy tham khảo thủ thuật sau để giải phóng bộ nhớ.

Trước hết, các bạn vào Finder, nhấn Command + Shift + G, sau đó nhập dòng ~/Library/Application Support/ rồi nhấn Enter. Trong thư mục này bạn sẽ tìm thấy thư mục nhỏ hơn có tên gọi Steam và ở đó có chứa nhiều file của các game mà bạn không còn chơi nữa. Để xem dung lượng của folder, bạn cũng làm giống hướng dẫn ở thủ thuật số 1, đó là nhấn Commad + J, chọn ô Calculate All Sizes. Bạn sẽ thấy những game nào đang làm giảm dung lượng ổ lưu trữ. Nhưng nhớ là chỉ xóa data của những game nào không còn chơi thôi nhé, và nếu bạn chỉ cài 1-2 game trong máy thì thôi không cần xóa cũng được.

Xóa các log hệ thống và tập tin cache của QuickLook

Log là những tập tin dùng để ghi lại các hoạt động của một thứ gì đó và nó thường dùng để ghi nhận lỗi, theo dõi hiệu năng app. Số lượng log cũng như dung lượng log sẽ ngày càng nhiều lên mặc dù log chủ yếu chỉ là các file văn bản thuần túy. Tuy nhiên, với hầu hết người dùng thông thường thì chúng ta chẳng cần phải đọc những dòng log này để làm gì cả. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể xóa chúng đi một cách an toàn mà không phải lo lắng.

Để xóa log, bạn chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau:

Code:
sudo rm -rf /private/var/log/*
Lưu ý rằng máy sẽ yêu cầu bạn nhập password. Nếu cần, bạn có thể thực hiện việc xóa log khoảng 1 tháng 1 lần bởi khi xóa đi thì các ứng dụng và dịch vụ sẽ tạo lại log, và cũng theo thời gian chúng lại lớn lên. Mình đã xóa log sau 3 tháng sử dụng máy và được thêm tới 2GB trống lận.

Ngoài ra, bạn còn có thể xóa bộ nhớ đệm của tính năng QuickLook. Nó là tính năng xem trước nội dung của một tập tin nào đó khi bạn nhấn phím Spacebar. Ví dụ, chọn một tập tin ảnh ở desktop, nhấn Spacebar thì bạn sẽ thấy ảnh xem trước của nó, còn nếu chọn một file MP3 thì sẽ được nghe nhạc. Và để hoạt động được, QuickLook cần dùng đến bộ nhớ đệm và chúng ta hoàn toàn có thể xóa nó đi bằng cách chạy Terminal, nhập dòng lệnh sau (Terminal cũng sẽ đòi bạn nhập password):

Code:
sudo rm -rf /private/var/folders/
Vô hiệu hóa chế độ SafeSleep trên máy Mac

Vào năm 2005, Apple có ra mắt một tính năng tên là SafeSleep. Về cơ bản, đây là một chế độ "nghỉ đông" (trên Windows gọi là Hibernate) và nó có khả năng lưu lại trạng thái hoạt động của máy Mac. Nhờ đó mà khi bạn khởi động lên, máy Mac sẽ phục hồi lại đúng như thời điểm mà bạn tắt máy, ngay cả khi pin đã cạn hoặc bạn shutdown hoàn toàn.

Ở OS X Lion, Apple tiếp tục giới thiệu thêm hai tính năng mới là Autosave và Resume với cách hoạt động giống SafeSleep. Do đó, việc vô hiệu hóa SafeSleep không gây ảnh hưởng đến Autosave và Resume mà lại có thể giúp bạn giải phóng được vài GB dung lượng. Nếu bạn thường cắm sạc khi máy gần hết pin chứ không để pin bị cạn sạch thì hãy sử dụng thủ thuật này.

Để thực hiện việc này, chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau để vô hiệu hóa SafeSleep.

Code:
sudo pmset hibernatemode 0
Tiếp tục nhập thêm dòng lệnh sau để xóa những tập tin ảnh ổ đĩa mà SafeSleep đã tạo ra

Code:
sudo rm /var/vm/sleepimage
Nếu bạn gặp vấn đề gì đó và muốn kích hoạt loại SafeSleep "cho nó lành" thì nhập vào Terminal dòng sau:

Code:
sudo pmset -a hibernatemode 3
Một số thứ khác bạn nên làm khi cần giải phóng dung lượng trống cho Mac
  • Xóa thùng rác. Mình thấy có nhiều bạn, nhất là nhiều bạn mới tiếp cận với Mac, không chịu xóa trash, và khi xóa được rồi thì thấy trống được tối 2-3GB, có người còn hơn như thế tùy vào kích thước file đã delete.
  • Xóa các ứng dụng bạn không dùng đến. Bạn có thể dùng thêm app http://www.appzapper.com để hỗ trợ việc gỡ ứng dụng được sạch sẽ hơn
  • Xóa các file *.dmg không còn xài đến vì chúng đã được cài vào máy của bạn rồi mà.
  • Nên tính đến chuyện chép những thứ ít dùng hoặc không dùng ra ổ cứng ngoài. Bạn có nhiều lợi ích khi làm việc này: khi mấy máy thì dữ liệu không bị mất theo, lỡ máy hư còn có cái để chép vào lại.
  • Có thể dùng các dịch vụ như Dropbox, Box, SkyDrive để lưu tập tin không còn dùng đến, lợi ích là bạn có thể truy cập chúng mọi lúc mọi nơi (mọi dữ liệu quan trọng của mình, mình lưu hết lên mây, lưu thêm một bản ở ổ cứng ngoài). Sau khi di chuyển lên mây rồi thì xóa bớt dữ liệu trong máy đi.
  • Xóa cache của trình duyệt. Cái này thì tùy từng browser mà sẽ có cách thực hiện khác nhau, nhưng nhìn chung thì bạn sẽ cần phải vào Preferences của trình duyệt > Privacy > Cache/Cookie/History data (hoặc các chữ tương đương).