Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bạn có thể trang trí chiếc điện thoại Windows Phone 8.1 bằng những cách nào?

Trang_tri_Windows_Phone_8_1.

Trên Windows Phone 8.1, Microsoft đã bổ sung một số tính năng mới để chúng ta tùy biến chiếc điện thoại của mình cho thật độc đáo và mang cá tính riêng. Đây là nỗ lực rất đáng khen ngợi của hãng nhằm giải quyết lời phàn nàn về việc Windows Phone quá yếu kém khi nhắc đến khía cạnh cá nhân hóa. Giờ thì nhiều anh em đã bắt đầu nhận được bản cập nhật Windows Phone 8.1 chính thức rồi, thế nên trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại những tính năng mới nói trên, đồng thời chia sẻ một số ứng dụng để làm cho chiếc smartphone trong tay bạn ngày càng đẹp hơn.

Nội dung chính của bài viết như sau
Noi_dung.

1. Sử dụng hình nền cho màn hình Start

Trước đây Windows Phone bị than phiền là không hỗ trợ hình nền cho màn hình Start nên nhìn chán quá. Microsoft đã lắng nghe ý kiến đó và bổ sung thêm tính năng đổi wallpaper cho Start screen, nhưng hãng áp dụng nó một cách rất khác so với khái niệm hình nền mà chúng ta thường thấy. Hình nền của Windows Phone 8.1 sẽ đứng yên bên dưới và các ô Live Tile trong suốt sẽ lướt bên trên nhìn rất thú vị. Vẫn có một số Tile sẽ không trở nên trong suốt mà giữ lại màu mặc định, điều này thì tùy thuộc vào lập trình viên viết ra phần mềm chứ chúng ta không can thiệp trực tiếp được.

Để thiết lập hình nền cho màn hình Start, các bạn làm như sau:
  1. Vào Cài đặt > Màn hình bắt đầu + chủ đề > Nền màn hình Bắt đầu
  2. Nhấn nút Chọn ảnh
  3. Chọn lấy tấm hình bạn mong muốn
  4. Cắp cúp ảnh lại cho phù hợp theo khung hiển thị trên màn hình
  5. Nhấn dấu tick ở cạnh dưới màn hình khi đã ưng ý
Wallpaper_Start_Screen.

2. Tự tạo Tile trong suốt

Như mình đã nói ở trên, có một số ứng dụng không được thiết kế Tile trong suốt, chính vì thế màn hình Start của chúng ta đôi khi nhìn khá lởm chởm bởi hình nền bên dưới không được hiển thị một cách trọn vẹn. Nếu bạn cũng gặp tình huống giống như vậy thì chúng ta phải thay mặt lập trình viên để làm ra các ô Live Tile trong suốt bằng ứng dụng Transparent Tiles Maker.


Cách xài Transparent Tiles Maker:
  1. Tải app về rồi cài đặt như bình thường
  2. Chạy app lên, chờ nó tải thêm một lượng dữ liệu nhỏ nữa
  3. Nhấn phím menu, tìm kiếm tên app mà bạn tính làm Live Tile trong suốt
  4. Nếu Transparent Tiles Maker tìm ra app, bạn chọn vào nó
  5. Sẽ có hình ảnh ô Live Tile trong suốt cho bạn xem trước, nhấn nút "Pin" để ghim nó ra màn hình chính. Lưu ý rằng có một số ô Live Tile sẽ yêu cầu bạn trả phí thì mới xài được.
Transparent_Tile.

3. Ứng dụng tạo hình nền cho màn hình Start

Ngoài việc sử dụng các ảnh đã có sẵn, bạn còn có thể tự mình tạo ra những hình nền rất độc đáo để dùng với Windows Phone 8.1 bằng phần mềm OneStart. App này có giao diện rất đơn giản, nhìn vào là biết dùng ngay, và các tính năng chính của nó bao gồm:
  • Tạo hình nền chỉ một màu đơn từ trên xuống dưới
  • Chọn ảnh có sẵn của bạn, cho phép làm mờ rồi biến thành hình nền
  • Tạo hình nền có các khối đa diện đủ màu sắc (bản Pro, mua dưới dạng in-app purchase giá 0.99$)
Tải về ứng dụng OneStart (miễn phí, có in-app purchase)
OneStart.

OneStart.

Nếu không thích OneStart, bạn có thể xài thử ứng dụng PolyScreen. Nó cũng cho phép chúng ta tạo hình nền với các khối đa diện vui mắt, tuy nhiên màu sắc thì mình thấy rằng không đẹp bằng OneStart (bạn có thể chỉnh nhưng tốn khá nhiều công sức), nhưng bù lại được cái là app miễn phí hoàn toàn.


4. Chỉnh kích thước Live Tile

Các ô Live Tile trên Windows Phone 8.1 có thể tùy biến được giữa 3 kích thước khác nhau: to, vừa và nhỏ. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu khéo sắp đặt thì bạn có thể làm cho các ô Live Tile này trở thành một nghệ thuật đấy. Nhiều anh em đã từng chia sẻ các cách sắp xếp cực kì ấn tượng rồi. Bạn hãy thử dùng cách này xem sao nhé, nó cũng là một phương pháp tùy biến Home Screen cực kì hiệu quả đấy.

Cách chỉnh kích thước Live Tile:
  1. Nhấn giữ vào một ô Live Tile ngoài màn hình Start
  2. Chạm vào biểu tượng hình mũi tên ở góc dưới bên phải của ô
  3. Tiếp tục chạm đến khi đạt kích thước ưng ý
  4. Di chuyển Tile sang vị trí mới nếu cần
Kich_thuoc_Tile.

5. Nhóm các ô Tile thành thư mục

Tính năng này chỉ áp dụng cho Windows Phone 8.1 Update 1, bản cập nhật thử nghiệm chỉ dành cho lập trình viên. Nếu anh em muốn trải nghiệm WP 8.1 Update 1 thì hãy tham khảo bài hướng dẫn nâng cấp tại đây, còn trong bài này mình chỉ nói về cách nhóm các ô Tile thành thư mục mà thôi (gọi là Live Folder). Nhờ cách nhóm này mà bạn có thêm một ô Tile lớn trên màn hình, bên trong hiển thị hàng loạt ô nhỏ hơn nhìn cũng khá vui mắt. Và không gì có thể hạn chế sự sáng tạo của bạn, hãy sắp xếp sao cho thật đẹp nhé.

Cách nhóm các ô Tile thành thư mục:
  1. Nhấn giữ vào một ô Live Tile bắt kì
  2. Kéo thả nó đè lên một ô Live Tile khác mà bạn đang muốn cho bọn chúng vào chung một thư mục
  3. Một thư mục sẽ tự động được tạo ra, bạn có thể đặt lại tên cho folder nếu muốn
Folder.

6. Sử dụng một kiểu màn hình khóa khác

Nãy giờ chúng ta đã tùy biến màn hình Start rồi, giờ là đến lúc làm đẹp cho màn hình khóa của Windows Phone 8.1 bằng ứng dụng Live Lock Screen. Đây là phần mềm được Microsoft tiết lộ tại sự kiện BUILD 2014 hồi tháng Tư vừa rồi và mãi gần đây nó mới xuất hiện trên Windows Phone Store để chúng ta tải về. Sau khi cài xong, bạn sẽ có được 6 kiểu màn hình khóa mới rất thú vị, các dòng hiển thị thời gian, ngày tháng, thông báo lẫn hiệu ứng khi unlock cũng khác biệt nhiều so với trước đây. Ngay bây giờ các bạn đã có thể tải về app Live Lock Screen Beta bằng link hoặc mã QR bên dưới để trải nghiệm.

Lưu ý:
  • Đây chỉ mới là phiên bản Beta nên có thể nó còn lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng
  • Bạn có thể chọn hình nền cho Live Lock Screen một cách sáng tạo, khi đó chúng ta sẽ có những hiệu ứng mở khóa rất đẹp
Windows_Phone_Lockscreen_1.

7. Một vài hình nền ấn tượng cho Live Lock Screen

Như mình đã nói ở trên, anh em có thể lựa những hình nền đẹp để làm nền cho Live Lock Screen, khi đó chúng ta sẽ có những màn hình khóa vô cùng ấn tượng nhờ sự kết hợp giữa hiệu ứng chuyển động của app với ảnh bên dưới. Trang WPCentral có một topic lớn chia sẻ các ảnh đẹp dùng cho mục đích này, xin phép lấy một ít về cho anh em Tinh tế dùng. Nếu thích bạn cũng có thể tìm thêm trên ở link trên, hoặc hơn nữa là tự chế ra ảnh để dùng thì quá tuyệt vời.

Tải về loạt ảnh bên dưới bằng file ZIP (hoặc lưu trực tiếp từng ảnh từ trình duyệt cũng được)


[Nhiếp ảnh điện thoại] Phụ kiện để chụp ảnh điện thoại thú vị hơn

IMG_3365.

Chúng ta biết là camera của điện thoại linh hoạt, di động thuận tiện, nhưng chất lượng hình ảnh cũng có giới hạn nhất định. Cảm biến nhỏ, khả năng tuỳ chỉnh cũng như các xử lý thuật toán cho một bức ảnh có giới hạn. Những người thích chụp ảnh bằng điện thoại cố gắng giảm thiểu hạn chế để có bức ảnh ưng ý hơn bằng cách dùng thêm phụ kiện hoặc ống kính gắn thêm. Các phụ kiện hiện đang được sử dụng rộng rãi đó chính là các kính lọc với nhiều hiệu dụng khác nhau. Chẳng hạn như kính chụp cận cảnh để vật thể được phóng đại lớn, kính ND filter để có thể giảm tốc độ vận hành của màn trập chậm hơn, kính lọc mắt cá fisheye... Xin giới thiệu với các bạn thích trò này cụ thể trong video sau:


Các loại kính thông dụng đang được nhiều người chơi:
  • Ống kính macro/close-up: kẹp trước camera để phóng đại vật thể cần chụp, như côn trùng sâu bọ, tĩnh vật nhỏ... vì cảm biến ảnh của điện thoại rất nhỏ, nên qua thấu kính phóng đại này, khoảng ảnh rõ nét cực kỳ mỏng (hay gọi là dof mỏng), nên rất khó để có bức ảnh macro như ý, nhưng cũng có thể là một khắc phục thú vị cho những ai thích chủ đề ảnh cận cảnh bằng điện thoại.
  • Ống kính tele: gồm một hệ thống thấu kính để chụp các vật thể ở xa. Ống kính mình mượn được giới thiệu ở đây có hiệu năng 12x nên rất khó sử dụng để ảnh được cố định vì sự rung lắc của điện thoại cầm tay chụp. Sẽ khá phức tạp khi phải gắn điện thoại gắn tele vào chân máy, sự cồng kềnh sẽ tiêu huỷ sự gọn nhẹ tiện dụng của chụp ảnh điện thoại.
  • Filter star (tạo tia sao khi chụp phơi sáng có ánh đèn). Sử dụng filter này, bạn cũng phải chụp ở tốc độ màn trập chậm, có thể từ khoảng 15 - 30 giây thì tia sáng nó mới kéo dài và sắc gọn, tạo cảm xúc ảnh hơn.
  • Filter ND giảm khẩu để kéo dài thời gian phơi sáng. Phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh với thời gian vận hành màn trập chậm, khi muốn dải suối thác mịn màng, hay sóng biển huyền ảo, hoặc ánh đèn thành phố lung linh hơn. Nhất là chụp các chủ đề trong môi trường ánh sáng ban ngày. Chụp chủ đề ảnh "phơi sáng" với tốc độ màn trập chậm này, điện thoại phải có chức năng chụp chậm, hoặc sử dụng app, hoặc máy phải tự đo sáng để giảm tốc độ xuống như ý muốn.
  • Filter màu: Gắn trước camera điện thoại để tăng thêm một sắc độ màu nào đó, hoặc giảm bớt sắc màu nào đó của ánh sáng.
  • Circular Polarizing Filter: Kính lọc phân cực xoay được (CPL), gồm một phần áp sát vào camera, phần kia có thể xoay tròn để phân cực ánh sáng. CPL hữu ích cho các chủ đề chụp ngoài trời, giúp cho màu sắc ấn tượng hơn. CPL hiệu quả khi chụp mặt nước, chụp qua bề mặt gương kính trong không bị cản bởi bóng in lên mặt nước hay gương, chụp trời mây nổi khối hơn...


Ảnh sử dụng các filter như macro, tele mình đã giới thiệu, đây chỉ là một số ảnh sử dụng ND Filter
Không gắn Filter
2.tinhte.vn.

Gắn Filter ND 1000
2a.tinhte.vn.

Không gắn Filter
11a.tinhte.vn.

Gắn Filter ND400
11.tinhte.vn.



Dù gì thì điện thoại vẫn là điện thoại. Ảnh chụp từ chúng vẫn có giới hạn nhất định. Tuy nhiên, đây cũng có thể góp phần tăng thêm điều thú vị cho những bạn thích chụp ảnh bằng chiếc điện thoại sẵn có của mình, với những chủ đề ảnh có thể tạo nhiều cảm xúc hơn. Còn những ai muốn có một khung ảnh toàn vẹn hơn về mặt chất lượng ảnh, hãy mua cho mình một chiếc máy ảnh.

Cảm ơn Metrophone.vn đã cho mượn các phụ kiện để làm bài này.
:)

ĐH Washington phát triển thiết bị có thể kết nối Internet, hoạt động bằng năng lượng sóng vô tuyến

WiFi_Backscatter.

Theo viễn cảnh của một thế giới Internet of Things thì mọi thứ sẽ có thể tương tác với nhau như trao đổi dữ liệu hoặc điều khiển lẫn nhau qua kết nối không dây, chẳng hạn như Wi-Fi. Tuy nhiên, mọi thiết bị kết nối vào mạng Wi-Fi đều cần phải dùng đến pin hoặc nguồn điện ngoài và đây là hạn chế khiến thời đại IoT vẫn chưa đến. Để giải quyết trở ngại này, các nhà nghiên cứu tại đại học Washington đã phát triển một thiết bị có thể kết nối Wi-Fi không dùng đến pin mà dựa vào nguồn năng lượng từ tần số vô tuyến tán xạ.

Những thiết bị nào cần kết nối Internet mà không dùng pin hay nguồn điện ngoài? Những thứ đeo được như đồng hồ, vòng đeo tay thông minh hay những con cảm biến sẽ rất cần đến một giải pháp năng lượng để hoạt động mà không cần dùng đến pin. Lúc đó, đồng hồ thông minh sẽ mỏng hơn; cảm biến thì có thể tích hợp vào mọi thứ quanh căn nhà để giám sát nhiệt độ, ra lệnh cho hệ thống điều hòa điều chỉnh hay tích hợp vào kết cấu công trình để theo dõi những thay đổi về cấu trúc và thậm chí là gắn trên người để trông nom sức khỏe.

Vì những lợi ích nêu trên, các kỹ sư tại đại học Washington đã thiết kế một thiết bị giao tiếp sử dụng tín hiệu tần số radio (RF) làm nguồn năng lượng và tái sử dụng hạ tầng mạng Wi-Fi hiện có để cung cấp kết nối Internet cho thiết bị. Công nghệ này được gọi là Wi-Fi tán xạ ngược và đây là công nghệ đầu tiên cho phép các thiết bị không dùng pin kết nối vào mạng lưới Wi-Fi.

Shyam Gollakota - phó giáo sư kỹ thuật và khoa học máy tính tại UW cho biết: "Nếu thời đại IoT đến, chúng tôi phải cung cấp kết nối cho hàng tỉ thiết bị không dùng pin - những thứ sẽ được tích hợp vào các đồ vật xung quanh chúng ta. Hiện tại, chúng tôi đã có thể kích hoạt kết nối Wi-Fi cho các thiết bị với mức tiêu thụ năng lượng ít hơn rất nhiều so với yêu cầu năng lượng của các thiết bị bình thường."

Nghiên cứu của họ được phát triển dựa trên một nghiên cứu trước đó nhằm chứng minh các thiết bị dùng điện năng thấp như cảm biến nhiệt độ hoặc thiết bị đeo được có thể hoạt động mà không cần đến pin hay nguồn điện ngoài bằng cách khai thác năng lượng từ tín hiệu radio, TV và kết nối không dây truyền đi trong không gian. Nhóm nghiên cứu tại UW đã tiến thêm một bước xa hơn khi giúp mỗi thiết bị kết nối vào Internet bên cạnh khả năng hoạt động độc lập.

Thử thách được đặt ra cho họ là làm sao cung cấp kết nối Wi-Fi cho các thiết bị mà thông thường sẽ tiêu thụ từ 3 đến 4 lần điện năng có thể thu thập từ tín hiệu không dây. Giải pháp của UW là phát triển một chiếc thẻ tích hợp ăng-ten và mạch điện tiêu thụ điện năng siêu thấp có thể giao tiếp với điện thoại và máy tính có kết nối Wi-Fi.

WiFi_Backscatter_01.

Về cơ bản, các thẻ này luôn trong tình trạng dò tìm tín hiệu Wi-Fi di chuyển giữa bộ định tuyến (router) và điện thoại hoặc laptop. Chúng mã hóa dữ liệu bằng cách phản xạ hoặc không phả xạ tín hiệu từ Wi-Fi router và làm thay đổi các tín hiệu này. Các thiết bị có kết nối Wi-Fi như laptop và smartphone sẽ có thể phát hiện những thay đổi về cường độ tín hiệu, qua đó nhận dữ liệu từ thẻ. Bằng cách này, một chiếc đồng hồ thông minh có thể tải về email hoặc tải dữ liệu lên một dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn như Google Spreadsheet.

Thẻ tán xạ Wi-Fi của đại học UW có thể giao tiếp với một thiết bị có kết nối Wi-Fi ở tỉ lệ 1 kb/s với khoảng cách giữa 2 thiết bị khoảng 2 m. Họ đang tìm cách mở rộng cự ly này lên 20 m và đăng ký sáng chế cho công nghệ. Được biết, nghiên cứu trên đã được tài trợ bởi quỹ UW Commercialization Gap Fund, Qualcomm Innovation Fellowship, quỹ nghiên cứu Washington, quỹ khoa học quốc gia và đại học Washington.


Nguồn: Washington