Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Steve Ballmer là người đã viết thông điệp báo lỗi "màn hình xanh chết chóc" trên Windows

BSOD_01.

Blue Screen of Death (BSOD) hay "màn hình xanh chết chóc" là một lỗi rất phổ biến của hệ điều hành Windows. Thế nhưng ít ai biết rằng người viết ra đoạn thông điệp báo lỗi này lại chính là cựu giám đốc điều hành của Microsoft - Steve Ballmer.

Trên trang blog MSDN, lập trình viên của Microsoft - Raymond Chen đã tiết lộ một sự thật thú vị về nguồn gốc của hộp thoại báo lỗi màn hình xanh. Chuyện là Steve Ballmer ban đầu đã không hài lòng với đoạn thông điệp gốc được dùng để báo lỗi khi ứng dụng bị treo trên phiên bản Windows 3.1. Lúc đó Ballmer là người lãnh đạo bộ phận các hệ thống của Microsoft và trong một lần ghé thăm nhóm phát triển Windows, ông đã bày tỏ ý kiến rằng các câu từ trong thông điệp không phù hợp với thao tác Ctrl + Alt + Del. Nhóm phát triển Windows đã thách thức Ballmer thử làm tốt hơn và rốt cuộc là ông đã làm.

BSOD_02.
Màn hình xanh chết chóc trên Windows 8.

Một vài ngày sau lần gặp gỡ đầu tiên, Ballmer đã gởi email đến nhóm phát triển Windows. Trong email, Ballmer đã nêu ý kiến của mình về chức năng của thao tác Ctrl + Alt + Del và màn hình xanh chết chóc ra đời từ đây. 22 năm sau khi Windows 3.1 xuất hiện trên các máy tính desktop, màn hình xanh chết chóc vẫn là một hộp thoại báo lỗi rất cơ bản và thiết kế của nó dường như không đổi nhiều qua thời gian. Chỉ đến khi Windows 8 ra mắt thì Microsoft mới bổ sung một biểu tượng mặt méo :( vào hộp thoại khi hệ thống gặp lỗi. Mặc dù Ballmer có thể là người chịu trách nhiệm đưa ra đoạn thông điệp liên quan đến thao tác gỡ rối Ctrl + Alt + Del nhưng đồng sáng lập Microsoft - Bill Gates đã thừa nhận rằng việc bắt buộc người dùng Windows phải sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Alt +Del là một sai lầm của hãng. Gates cũng lên tiếng trách cứ IBM vì đã từ chối bổ sung một nút bấm duy nhất cho lệnh này trên bàn phím và hậu quả là hàng triệu người dùng trên thế giới vẫn phải sử dụng tổ hợp Ctrl + Alt + Del để đăng nhập và gỡ rối mỗi khi Windows gặp lỗi.

Theo: The Verge
 

Bức ảnh đầu tiên về Fuji Silver X-T1

Chiếc máy Fujifilm X-T1 ra đời đầu năm nay (2014) là chiếc mirroless lấy nét nhanh nhất, chống nước và có ống ngắm điện tử phóng đại lớn được giới thích dòng máy nhỏ gọn ưa thích. Nhưng, hãng này còn muốn nâng cấp thêm một chút cho nó với sản phẩm mới có tên là Silver X-T1 đang râm ran tin đồn sắp ra mắt. Điểm nâng cấp nổi bật là tốc độ xử lý ảnh và tốc độ màn trập rất cao, lên đến 1/32000 giây. Và, giá của Silver X-T1 cao hơn X-T1 khoảng 200$. Những người yêu thích máy ảnh Fujifilm phát hiện hai hình ảnh đầu tiên về chiếc máy này. Hai hình ảnh có chút khác nhau, và họ khẳng định một trong hai là hình thật.

Hình này được gửi bởi Digicameinfo
fuji_x-t1graphite_f001.

Và, hình này được gửi bởi FR Twitter
Bw4KR9zIMAEWjwR.

Cùng thông tin, hai ống kính XF mới của Fuji cũng rò rỉ:

XF56mm f/1.2 APD
Đường kính filter 62mm
Giá 1.450$
fuji_xf85f12apd_001_zpse782d9d1.
XF50-140mm f/2.8 R LM OIS
Chống nước, bụi
Chịu lạnh dưới 10 độ
Motor lấy nét AF Triple
Lớp tráng phủ Nano-Gl
Hệ thấu kính 23 chi tiết trong 16 nhóm
Đường kính filter 72mm
Giá 1.550$
fuji_xf50-140f28_001_zps0f4f0376.

Nguồn: Digicameinfo
 

[IFA 2014] Thử nghiệm độ bền của mặt kính Sapphire

iPhone 6 dự kiến sẽ có mặt kính sapphire và người ta rất mong chờ để được thử nghiệm những gì mà nó mang lại. Tại IFA 2014 thì Huawei có giới thiệu một phiên bản đặc biệt cho chiếc điện thoại Ascend P7 của họ bổ sung mặt kính sapphire đằng trước và gốm ceramic đằng sau. Mình có thử dùng đồng xu và chân đèn cà mạnh nhiều lần vào màn hình để xem có bị trầy hay không.

Trong thang độ cứng của Sapphire là vật liệu tự nhiên cứng nằm ở mốc số 9, tức cứng thứ nhì chỉ sau kim cương số 10 (chúng ta tạm không nhắc tới các vật liệu nhân tạo cho đơn giản). Vật liệu càng cứng thì càng giòn, mà càng giòn thì càng dễ vỡ khi bị đập hoặc rơi. Chính vì đặc tính này mà người ta hay dùng Sapphire để làm mặt đồng hồ, một sản phẩm rất khó rơi và hay va chạm với những vật xung quanh.


Khi sử dụng Sapphire làm mặt kính điện thoại, các nhà sản xuất cũng gặp vấn đề tương tự vì điện thoại rất dễ rơi vỡ. Hơn thế nữa, sapphire chỉ có thể được cắt bởi vật liệu cứng hơn nó là kim cương nên rất khó để chế tác. Sapphire cũng nặng hơn rất nhiều và gần như không thể uốn dẻo (quá giòn) so với các tấm kính cường lực kiểu Gorilla Glass trên điện thoại. Với những đặc điểm đó thì chỉ những dòng máy bán với giá mắc tiền như Vertu hay một vài bộ phận nhỏ (camera iPhone, phím home iPhone 5s) được trang bị Sapphire. Khi Huawei làm ra bản Ascend P7 sapphire thì nó cũng là bản đặc biệt được chế tạo rất ít.

Vậy tại sao phải sử dụng sapphire trên điện thoại? đó là vì các mặt kính như Gorilla Glass hay Dragon Trail chống chọi rất tốt với dao, kéo hay các vật sắc nhọn nhưng lại chết ngay từ đầu với bụi, những hạt nhỏ li ti đó đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt màn hình. Sapphire cứng hơn và gần như không sợ bị trầy khi để trong túi quần. Hơn nữa, loại vật liệu cao cấp này mang tính quảng bá rất cao và có thể là một cái cớ để tăng giá bán.

Nếu Sapphire đã cứng như vậy thì tại sao người ta vẫn có thể dùng giấy nhám chà nát như một số người từng thử trước kia? Do quá mắc và khó chế tạo cộng với việc quá giòn, các công ty sản xuất đã phải chuyển sang sapphire nhân tạo bổ sung thêm một số thành phần để giảm tính giòn của nó, tăng độ liên kết giữa các phân tử nhưng lại làm giảm độ cứng đi. Sapphire nhân tạo có giá thành rẻ hơn đáng kể và cũng dễ chế tác hơn, và có lẽ mặt kính mới trên iPhone 6 và Aspend P7 Sapphire dùng vật liệu này nên người ta mới có thể dùng một số loại giấy nhám đặc biệt với độ cứng rất cao để làm nó trầy. Nếu dùng sapphire tự nhiên (kiểu phím home iPhone 5s) thì bạn chỉ có thể dùng giấy nhám có bụi kim cương hoặc bụi sapphire thì nó mới trầy nổi.

Quay trở lại kết quả thử nghiệm bề mặt Aspend P7, mình dùng đồng xu lấy từ trong túi quần ra (thường là có bụi, cát nhỏ) để cà và chân đèn flash làm từ thép nhưng nó vẫn không trầy. Mình không có điều kiện thử bằng những vật liệu cứng hơn và cũng không đủ can đảm thả nó xuống đất nên chúng ta chỉ có cái nhìn sơ bộ nhất. Khi nào iPhone 6 mời mà có màn hình sapphire thì lúc đó chúng ta sẽ có các trò chơi khác vui hơn rất nhiều.
Những hình ảnh dưới đây sẽ cho các bạn thấy màn hình Sapphire là như thế nào. Khi nhìn ở bên ngoài thì chúng ta không thể biết được cái nào dùng kính cường lực và cái nào là sapphire. Khi đặt 2 máy cạnh nhau để so chất lượng màn hình xem có khác biệt không thì mình cũng thấy chúng tương tự như nhau.

Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire.
Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-9.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-10.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-11.
Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-2.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-4.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-5.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-3.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-6.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-7.Tinhte_Huawei Aspend P7 Sapphire-8.Màu trắng là bản thường, đen là sapphire
 

Nguồn gốc các màu đỏ, vàng, xanh trên đèn giao thông

traffic-light-tree.

Đèn giao thông là thứ mà mọi người chúng ta có thể bắt gặp mỗi ngày. Luật "đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi" đã trở thành quy định phổ biến tại khắp nơi trên thế giới buộc mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ. Vậy tại sao đèn đỏ thì phải dừng lại còn đèn xanh thì được chạy mà không phải là ngược lại? hoặc tại sao lại không chọn các màu khác đỏ và xanh lá? Để tìm câu trả lời, mời các bạn trở lại khoảng thời gian những năm 1830,...

Tại sao đèn giao thông có màu xanh, đỏ vàng?

Quy định tín hiệu màu sắc giao thông hiện nay bắt nguồn từ hệ thống dùng trong ngành công nghiệp đường sắt vào những năm 1830. Vào thời điểm bấy giờ, các công ty đường sắt đã phát triển một hệ thống đèn báo hiệu để người điều khiển tàu biết khi nào là dừng hoặc tiếp tục đi. Mỗi màu sắc sẽ đại diện cho các hành động khác nhau. Màu đỏ được chọn để biểu thị tín hiệu dừng lại, màu trắng cho phép đi tiếp và màu xanh lá để cảnh báo, thận trọng hơn.

450px-Castleton_East_Junction_signal_box_59_signal_(1).
Hình ảnh trụ đèn báo tín hiệu hiện đại trong ngành đường sắt​

Nguyên nhân màu đỏ, màu của máu, đã là một tín hiệu của sự nguy hiểm từ thời xa xưa. Một số sử gia còn cho rằng các binh đoàn La Mã còn sử dụng các lá cờ màu đỏ như biểu tượng của thần chiến tranh vào những trận chiến cách đây hơn 2000 năm. Rõ ràng, màu đỏ hoàn toàn phù hợp để ra hiệu dừng lại do nó khá kích thích thị giác của con người. Tuy nhiên, việc dùng màu trắng để ra hiệu cho phép được đi tiếp lại xuất hiện nhiều vấn đề.

Điển hình như một vụ tai nạn hồi năm 1914 đã xảy ra, nguyên nhân là do chiếc kính lọc màu đỏ đã bị rơi ra ngoài và để lộ ra bóng đèn màu trắng bên trong. Khi đó, người điều khiển đèn vẫn nghĩ là hệ thống đèn hoạt động bình thường, trong khi người lái tàu lại nhìn thấy màu trắng và nghĩ là mình có thể đi tiếp. Kết quả là, đoàn tàu đó đã đâm vào toa xe lửa phía trước. Trước tình hình đó, ngành đường sắt quyết định chuyển màu xanh lá thành tín hiệu "có thể đi" và màu vàng được chọn để ra hiệu cảnh bảo cẩn thận. Ngành đường sắt cho rằng 3 màu đỏ, vàng, xanh hoàn toàn khác nhau và có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

Hệ thống đèn báo hiệu trên được mang từ đường sắt đến đường bộ như thế nào?

Vào năm 1865, tại London nước Anh, một mối quan tâm được dấy lên trong cộng đồng do lượng xe ngựa kéo ngày càng tăng nhanh và gây nguy hiểm cho người đi bộ khi họ băng qua đường. Khi đó, một kỹ sư và nhà quản lý đường sắt tên là John Peake Knight, người có vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống đường sắt tại Anh, đã đến sở cảnh sát London và đề xuất ý tưởng dùng hệ thống trụ đèn tín hiệu trên đường ray xe lửa (semaphore) để trang bị cho đường giao thông bình thường.

1868light.
Trụ đèn giao thông do John Peake Knight đề xuất vào năm 1868​

Theo ý tưởng của John, trụ đèn giao thông sẽ có 1 hoặc nhiều nhánh có thể nâng thẳng đứng lên và hạ xuống theo chiều ngang để chắn đường lại. Vào ban ngày, các nhân viên cảnh sát sẽ điều khiển nó nâng lên hạ xuống để báo cho những chiếc xe ngựa biết khi nào họ phải dừng lại và đứng tránh sang một bên. Vào ban đêm, chiếc trụ được trang bị màu đỏ và xanh lá để báo cho người điều khiển xe biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Sự kiện này đánh dấu việc đèn tín hiệu giao thông đã chuyển từ đường sắt lên đường bộ thông thường.

Ngay khi đó, đề xuất của John đã nhanh chóng được chấp nhận và vào ngày 10 tháng 12 năm 1868, hệ thống trụ đèn đầu tiên được lắp đặt tại giao lộ Great George và Bridge Street ở London. Và hệ thống đã làm việc rất hiệu quả... cho đến vài tháng sau đó: Một trong những ống dẫn cung cấp khi gas thắp sáng đèn bị rò rỉ. Thật không may, người cảnh sát đang đứng gần đó để điều khiển các nhánh của trụ đèn không nhận thấy việc gas bị rò rỉ. Kết quả là bóng đèn bị phát nổ và nhân viên cảnh sát đó đã bị thiêu cháy. Vì vậy, mặc dù những thành công ban đầu, trụ đèn giao thông ngay lập tức bị hủy bỏ tại Anh.

Sự phát triển của đèn tín hiệu giao thông tại Mỹ

traffic-lights-duc.
Không chỉ riêng Mỹ mà tại một số nước khác cũng sử dụng tháp giao thông trong những năm 1910​

Ở phía bên kia bờ đại dương vào những năm 1910 và 1920, các cảnh sát tại Hoa Kỳ cũng sử dụng một cái tháp cao để quan sát tình hình giao thông thuận lợi hơn. Trong suốt khoảng thời gian này, nhân viên cảnh sát có thể dùng hệ thống đèn xanh lá và màu đỏ từ ngành đường sắt để báo hiệu cho các phương tiện biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Một cách khác cũng được sử dụng là viên cảnh sát sẽ vẩy cánh tay của họ để ra hiệu điều khiển giao thông.

Vào năm 1920 tại thành phố Detroit, Michigan, một cảnh sát tên là William L. Potts đã phát minh ra mô hình tín hiệu giao thông 4 mặt, 3 màu, sử dụng cả 3 màu đỏ, vàng, xanh lá để điều khiển giao thông tại các giao lộ. Việc này đánh dấu sự kiện thành phố Detroit trở thành nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng đèn giao thông 3 màu đỏ, vàng, xanh và vẫn còn áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thời gian sau đó, nhiều nhà phát minh đã tiếp tục thiết kế lại những mẫu đèn giao thông khác nhau, một số vẫn sử dụng 3 màu đỏ vàng xanh, một số thiết kế khác lại chọn những màu khác. Khi đó, trụ đèn giao thông cần một người thực hiện thao tác đóng cầu dao, ấn nút,... để đổi màu đèn. Và dĩ nhiên, chi phí áp dụng và vận hành đèn giao thông với phương thức trên là khá tốn kém.

marb_4-way04.
Mô hình đèn giao thông 4 mặt, 3 màu do William L. Potts đề xuất​

Vào cuối những năm 1920, một số đèn giao thông tự động bắt đầu được phát minh. Mô hình đầu tiên sử dụng phương pháp đơn giản là đổi màu đèn sau các khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của của phương pháp này là gây ra tình trạng một số xe phải dừng lại, trong khi đường cắt ngang lại không có phương tiện nào băng qua giao lộ. Khi đó, một nhà phát minh có tên Charles Adler Jr. đã đề xuất ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng trên.

Theo đó, Alder đã phát minh ra mô hình đèn giao thông có thể phát hiện ra tiếng còi xe hơi. Một microphone được lắp trên điểm giao nhau của 2 con đường. Khi có phương tiện dừng lại, tất cả những gì người lái cần làm là bấm còi để đèn giao thông chuyển màu. Để giữ cho người lái không liên tục bấm còi khiến màu đèn chuyển quá nhanh, Alder còn quy định rằng một khi đèn đã đổi màu thì 10 giây sau nó mới có thể đổi màu lần nữa. Ông cho rằng với khoảng thời gian này thì ít nhất 1 chiếc xe cũng có thể băng qua đường an toàn. Và dĩ nhiên, hệ thống này cũng gây không ít phiền toái cho người đi bộ và các hộ gia đình gần giao lộ bởi tiếng kèn liên tục.

console.
Hình ảnh bên trong trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông vào những năm 1970​

Đồng thời, nhà phát minh Henry A. Haugh đã đề xuất ý tưởng hệ thống đèn giao thông mới nhằm khắc phục các nhược điểm trước đó. Hệ thống của Haugh sử dụng 2 dải kim loại nhằm phát hiện ra khi nào có xe chạy lên. Khi một chiếc xe đi qua làm cho cho 2 thanh kim loại chạm vào nhau, ánh đèn sẽ sớm được đổi màu để cho phép xe tiếp tục di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, mô hình của Haugh đã bộc lộ nhược điểm, một số trường hợp xe không chạy vào đúng điểm cần thiết và hệ thống đổi đèn không thể hoạt động được.

Mãi tới những năm 1950, nhờ sự phát triển của máy tính nên việc đổi màu đèn giao thông dã có bước cải tiến rõ rệt. Đèn giao thông đã hoạt động chính xác, nhanh chóng hơn. Vào năm 1952, 120 chiếc đèn giao thông tại thành phố Denver đã được điều khiển bằng máy tính. Tiếp theo đó vào năm 1967, các thành phố Toronto và Ontario đã chính thức sử dụng hệ thống máy tính chuyên dụng để điều khiển tín hiệu đèn giao thông. Không lâu sau đó, hệ thống máy tính đã có thể kiếm soát tín hiệu giao thông ở 159 thành phố khắp nước Mỹ thông qua đường dây điện thoại. Đồng thời, người điều khiển cũng có thể điều chỉnh thời gian đèn xanh và đèn đỏ một cách nhanh chóng bằng máy tính.

 

Một em bé sơ sinh được cứu sống nhờ ứng dụng Pulse Point

screen shot 2014-09-06 at 9.56.51 am.png.
Tất nhiên là cái ứng dụng PulsePoint chỉ là nhịp cầu giúp cho em bé được cứu chứ nó không trực tiếp thực hiện việc này, nhưng qua đó ta cũng thấy là điện thoại thông minh và các ứng dụng của nó thực sự là điều không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đầu đuôi câu chuyện như sau:

Cô Lesley Reckord là nhân viên tại cửa hàng Empire Dance Shop, cô ấy được báo là có một em bé sơ sinh đang bị tím tái ngay tại cửa hàng, vốn trước kia là một nhân viên cứu hộ, cô Reckord ngay lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo cho cháu bé ngay sau khi điện báo 911.

screen shot 2014-09-06 at 10.01.00 am.
Cô Lesley Reckord

screen shot 2014-09-06 at 10.01.49 am.

Ngay lúc này, điện thoại của ông Jeff Olson - là nhân viên kỹ thuật đang làm việc tại cửa hàng Perfection Tire cách đó hai khu nhà rung lên, ứng dụng Pulse Point vừa thông báo với ông là có một sự cố khẩn cấp cần ông trợ giúp. Ông Olson là một người biết kỹ năng sơ cứu, ông đăng ký làm tình nguyện viên và sẵn sàng trợ giúp nếu có sự cố xảy ra ở gần ông. Pulse Point thông qua GPS biết được là nơi em bé bị tím tái rất gần với vị trí hiện tại của ông Olson nên nó đã báo.

screen shot 2014-09-06 at 10.01.21 am.
Ngay lập tức ông Olson chạy đến, thấy em bé có dấu hiệu nguy kịch, ông đã thực hiện các sơ cứu đúng kỹ thuật trong lúc chờ xe cấp cứu đến, nhờ vậy mà em bé được cứu.

Tóm lại, ta có thể tạm kết luận là nhờ những con người đầy trách nhiệm như ông Olson và hệ thống nhận thông tin rất tốt là 911 mà em bé cũng như nhiều trường hợp khác được cứu sớm và hiệu quả. Ứng dụng Pulse Point sẽ vô hiệu nếu như những người tham gia hệ thống này không thực sự nhiệt tình, mình không rõ ứng dụng này có nhiều ngưòi Việt Nam sử dụng chưa, các bạn sử dụng Android và iOS có thể tải ứng dụng tại đây: http://www.pulsepoint.org/download/

Giải thích thêm về cơ chế hoạt động của Pulse Point:
Theo trang web cung cấp dịch vụ này, thì để hệ thống hoạt động trơn tru, cần có 3 yêu cầu sau:
a. App trên di động của người tình nguyện (có sẵn cho Android và iOS)
b. Hệ thống kết nối dữ liệu giữa các trung tâm tiếp nhận cấp cứu có hợp tác với Pulse Point (bao gồm các dịch vụ khẩn cấp, các cơ sở y tế, cảnh sát, 911 vv và vv)
c. Hệ thống điều động tình nguyện viên, dựa trên vị trí thực tế và chuyên môn của các tình nguyện viên, dựa trên yêu cầu khẩn cấp của người bị nạn, hệ thống điều động sẽ gởi thông báo đẩy (push notification) tới điện thoại của tình nguyện viên để họ có thể giúp người khác

Các bạn có thể tìm hiểu rất chi tiết tại http://www.pulsepoint.org/pulsepoint-respond/

Video trên Youtube tường thuật lại sự việc:

 

[IFA 2014] Trên tay Acer Switch 11: vừa là tablet, vừa là laptop

Tinhte_Acer_Switch_11-14.

Muốn có một chiếc laptop nhỏ gọn và không phải mang thêm một cái tablet bên mình mọi lúc mọi nơi? Vậy tại sao không gộp chung chúng lại trong một sản phẩm duy nhất? Đó chính là ý định của Acer khi ra mắt chiếc Switch 11, một phiên bản lớn hơn của dòng Switch 10 vốn đã xuất hiện trên thị trường. Mẫu máy này có hai phần: phần tablet cũng là màn hình kích thước 11,6", phần đế bàn phím đầy đủ thì sở hữu thiết kế vát mỏng và nó sẽ trở thành vũ khí lợi hại khi bạn cần gõ văn bản hoặc thực hiện những thao tác với chuột trong môi trường desktop. Khi ghép cả hai phần lại với nhau thì máy hơi dày, nhưng bù lại chúng ta có được sự tiện dụng cao hơn.


Cả phần tablet lẫn phần dock của Switch 11 đều làm từ vỏ nhựa nhưng lại được hoàn thiện với một lớp nhôm nên mang lại cảm giác cao cấp cho người dùng. Bề mặt máy màu xám kim loại và hơi nhám, ít bám vân tay. Khi cầm riêng phần tablet thì hơi nặng một chút và bạn sẽ cần đến cả hai tay để có thể thao tác trên máy một cách thuận tiện. Mình đang nghĩ đến tình huống lên giường nằm đọc báo, đọc sách bằng Switch 11 mà bị nó rơi vào mặt thì chắc là đau lắm. Giá như Acer có thể làm cho máy nhẹ hơn một chút thì thật tuyệt vời, còn độ mỏng của thiết bị thì ở mức chấp nhận được so với một chiếc máy tính bảng cỡ 10-11".

Màn hình của chiếc Switch 11 mà mình trên tay tại IFA có độ phân giải HD 1366 x 768. Điều này khiến việc hiển thị hình ảnh của Switch 11 chưa tốt bởi các đối tượng đồ họa và chữ bị vỡ hạt khá nhiều. Mặc dù vậy, màu sắc của máy lại khá tốt nên cũng bù đắp được phần nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua phiên bản Switch 11 cao cấp hơn với màn hình Full-HD, lúc đó mình nghĩ rằng tình hình sẽ được cải thiện.

Nói về bàn phím rời, bộ đế này có thiết kế vát mỏng ở viền dưới nên trông nó mỏng hơn bình thường. Bạn có thể dễ dàng gắn phần tablet vào dock chỉ bằng cách ấn nhẹ máy xuống, không cần phải gạt hay nhấn bất kì một nút nào. Khi gỡ máy lên, bạn cũng chỉ cần dùng tay đè nhẹ phần đế là đã có thể nhấc tablet lên rất tiện lợi. Mặc dù vậy, lúc ở vị trí đang kết nối với nhau thì hai phần lại được gắn kết rất chắc chắn, không sợ rơi ra hay bị lỏng. Khớp nối cứng cáp cũng khiến màn hình ít bị bật ra sau khi thực hiện các thao tác cảm ứng ở chế độ sử dụng như là một máy laptop bình thường.

Tinhte_Acer_Switch_11-15.

Switch 11 sử dụng vi xử lý Intel Atom bốn nhân cho hiệu năng tạm ổn, ngoài ra bạn cũng có thể nâng cấp máy thành CPU Core i5 để thiết bị chạy nhanh hơn, độ phản hồi nhạy hơn. Những chi tiết khác bao gồm RAM 2GB hoặc 4GB, bộ nhớ trong 64GB hoặc 128GB. Máy sẽ bắt đầu bán ra vào tháng sau với giá khởi điểm là 400$.