Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Chuyện cái Camera Sony Z3 / Z3 compact

Cặp điện thoại Xperia Z3 và Z3 compact có cấu hình mạnh mẽ gần như nhau, chỉ khác thiết kế một chiếc lớn một chiếc bé hơn, và riêng về Camera thì chúng như nhau. Sony trang bị cho cả hai đều là cảm biến ảnh Exmor RS có kích thước 1/2.3 inch với số lượng điểm ảnh là 20.7 triệu điểm. Ống kính Sony G có tiêu cự 25mm và độ mở khá lớn f/2.0 kết hợp với dải ISO lên đến 12.800 thì thấy Sony nhắm đến nhu cầu chụp ảnh trong hoàn cảnh ánh sáng yếu, trong nhà hoặc buổi đêm. Về Video thì Z3 và Z3 compact có chống rung quay video 4K, quay chụp dưới nước, và một tính năng hấp dẫn là quay Time-Lapse 4K. Camera trước cũng được nâng cấp một chút 2.2MP và quay video HD.

10706381_10204335889534677_1798074828_n.

Đó là thông số kỹ thuật phần camera của hai chiếc điện thoại mới nhất của Sony. Nhưng, bao giờ cũng vậy, "tính chất cảm xúc của màu sắc do camera mang lại bao giờ cũng quan trọng hơn tính chất vật lý của chúng!" Nhận máy ở quán cafe, thói quen bao giờ cũng vào giao diện camera ngay, xem có gì mới, lạ lẫm và nếu có thì có cảm hứng không. Khi cầm cái Experia Z3, cái gì gây ấn tượng và thích thú nhất đối với cá nhân mình, đó cũng là điều mình muốn kể ngay. Đó là gì? - Tính năng "background defocus".

Bấm thử tấm đầu tiên với background defocus:
19700124_111301.tinhte.vn.

Hay quá! Mình bèn tìm góc khác, cũng quán cafe, bối cảnh thực của nó tối tăm và rối rắm thế này:
DSC_0012.tinhte.vn.

Chụp với tính năng "backgound defocus" thì nó ra thế này:
20140913_121804.tinhte.vn.

Thích quá, thử thêm 1 tấm, có cái ly cacao!
20140913_121919.tinhte.vn.

Thêm tấm nữa!
19700124_171206.tinhte.vn.

Xem mấy tấm ảnh trên thấy "ảo quá chừng chừng"! Người ta vẫn thường nói: "Chiếc máy ảnh không tạo được một chút khác biệt nào. Tất cả những gì chúng làm là ghi nhận những gì ta đang nhìn thấy. Nhưng ta phải NHÌN THẤY". Nhiếp ảnh là nghệ thuật quan sát. Đó là việc tìm ra điều thú vị ở cái tầm thường. Điều này chẳng liên quan gì đến sự vật ta nhìn mà hoàn toàn do cách ta nhìn sự vật. Bởi thế nên, người ta cũng thường nói: "Nhiếp ảnh hoàn toàn không phải hiện thực. Đó là một ảo tưởng về hiện thực mà chúng ta sử dụng mọi kỹ thuật để sáng tạo ra thế giới riêng tư của chính mình". Tính năng "Background Defocus" thực tế là tự động chụp 2 tấm khi bạn bấm máy, sau đó thuật toán can thiệp và cho bạn 2 tuỳ chỉnh: một là tuỳ chọn 1 trong 3 hiệu ứng defocus và tuỳ chỉnh mức độ defocus.

20140918_234052.tinhte.vn.

Defocus ở mức trung bình
20140914_095448.tinhte.vn.

Tăng 50% defocus
20140914_095403.tinhte.vn.

100% defocus
20140914_095422.tinhte.vn.

Chọn hiệu ứng defocus chiều ngang
20140914_095523.tinhte.vn.

Chọn hiệu ứng defocus chiều đứng
20140914_095328.tinhte.vn.20140918_225759.tinhte.vn.20140918_225902.tinhte.vn.



Màu sắc của Z3 / Z3 compact thế nào?

Việc mô tả màu sắc bằng những tên gọi đơn giản như đỏ rực, vàng chanh, xanh chuối... không thể nào đánh giá được vai trò của màu sắc trong bức ảnh. Màu sắc còn có tác dụng tạo ra một cảm xúc ảnh, và nó biến đổi tuỳ theo phản ứng chủ quan của mỗi người. Nhiếp ảnh lại không thể pha trộn phối màu tự do như người hoạ sĩ, nên cái "bảng màu có sẵn trong thiện nhiên vạn vật và có nơi cuộc sống sinh động" chính là tính chất phong phú tạo ra nhiều hiệu quả thích thú và cảm xúc hơn bảng màu của người hoạ sĩ.

Vào vựa trái cây ở vỉa hè đủ sắc màu tự nhiên của hoa quả, tông nóng tông lạnh...
mau_2.tinhte.vn.mau_3.tinhte.vn.mau_1.tinhte.vn.mau_4.tinhte.vn.bd_1.tinhte.vn.bd_2.tinhte.vn.

Và, câu chuyện tự nhiên của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của người nông dân.


Dải màu khi chênh sáng và độ tương phản ra sao?
Giới hạn của camera điện thoại là cảm biến ảnh quá nhỏ, có những vùng ảnh với nguồn sáng chênh lệch mạnh sẽ vượt ra khỏi biên độ ghi nhận ánh sáng của cảm biến, hậu quả là hoặc vùng tối hoặc vùng chênh sáng sẽ mất ít nhiều hoặc mất tất cả chi tiết ảnh. Dẫu thế nào thì điện thoại vẫn là điện thoại! Nên, các hãng luôn cố gắng giảm thiểu hạn chế này bằng cách nâng cấp liên tục hoặc phần cứng hoặc phần mềm. Sony đã cho thấy sản phẩm Z3 và Z3 compact của họ về dải màu và tương phản tương đối ổn, không xuất sắc như một vài sản phẩm đang có trên thị trường, nhưng cũng thuộc phần khá khi đánh giá yếu tố quan trọng này. Chính yếu tố này - chụp chênh sáng và thiếu sáng, anh em vẫn nói gặp khó mới biết cái nào ngon - cho thấy camera của sản phẩm nào "ngon" hay "kém", còn ở môi trường ánh sáng tốt, thì hầu như là khó phân biệt.

dynamic_1.tinhte.vn.


Và, chụp trong hoàn cảnh ánh sáng yếu trong nhà và buổi đêm:
iso_1.tinhte.vn.iso_2.tinhte.vn.

Tốc độ vận hành Camera của Z3 / Z3 compact rất nhanh. Khả năng canh nét nhanh, xử lý và lưu ảnh nhanh, ít có trường hợp gây ức chế vì điều này. Hơn nữa, kết hợp với tính năng chụp tự động mà Sony gọi là "Auto Superior" rất tốt. Với 3 thông số quan trọng của nhiếp ảnh là khẩu độ ống kính tác động đến dof, tốc độ vận hành màn trập tác động đến độ mờ nhoè vật thể hay bắt dính vật thể chuyển động, và dải nhạy sáng của cảm biến ISO. Trong đó khẩu độ điện thoại Z3 cố định không thay đổi, tốc độ màn trập và ISO tuỳ thuộc vào mức độ thông minh của cơ chế Auto Superior là rất quan trọng. Sony có lẽ đã đầu tư nghiên cứu cho tính năng này nhiều.

Mình dừng đèn đỏ chuẩn bị qua xanh, giơ máy và bấm dính ngay. Auto Sup chọn 1/400s
nhanh_3.tinhte.vn.

Chụp trẻ con là rất khó và khổ! Cần bắt nét nhanh và ISO ở mức nào an toàn không nhiễu mà vẫn có tốc độ màn trập đủ để bắt dính sự chuyển động liên tục của con trẻ. Auto Superior chọn ISO 1000 tốc độ 1/100s
nhanh_1.tinhte.vn.nhanh_2.tinhte.vn.

Và, mang máy ra đời thường chiến đấu, chậm chạm và kém thông minh là thua. Nút chụp cứng là một lợi thế cho người chụp ảnh điện thoại. Z3 / Z3 compact có nút chụp cứng, bấm 1/2 nút canh nét và bấm chụp. Hiện tại chỉ có vài loại điện thoại trang bị nút này, và đây là một trong những điều cá nhân mình rất thích và mình vẫn hay chia sẻ cho nhiều bạn.

nhanh_7 copy.tinhte.vn.

Chuyển qua trắng đen thử:
nhanh_7 copya.tinhte.vn.

Bắt thêm tấm nữa coi có phải hên không!
nhanh_8 copyb.tinhte.vn.



Chụp cận cảnh
Sự tiện dụng của điện thoại là người ta có thể mang nó theo mọi lúc mọi nơi và có thể dùng nó chụp đủ loại ảnh, đặc biệt là chụp những thứ gần tầm tay và xung quanh họ trong cuộc sống và công việc. Ở chế độ Auto Superior, khi để sát điện thoại vào một vật thể và canh nét, máy tự động chuyển qua chế độ macro.
can_1.tinhte.vn.


Về khoản video
Chúng ta có 3 đoạn:
  • Quay dưới nước
  • Quay Timeshift video
  • Time-Lapse (tải phần mềm tại đây. Tuỳ chọn 4K trong in-app-purchase với giá khoảng 46,000 đồng)





Cái Timeshift là tính năng bạn có thể biên tập tuỳ chọn slow-motion từng đoạn tuỳ ý sau khi quay xong, rồi lưu lại thành đoạn clip. Khi trình diễn, đến đoạn bạn chọn sẽ slow-motion các sự chuyển động rất thú vị. Trong đoạn video dưới, chúng ta cũng thấy sự giảm rung khi quay video của Z3 khá tốt.

Vị trí cái Camera ngay sát góc, trong khi góc mở là 25mm, chỉ cần không chú ý, tay bạn có thể che mất 1/3 khung ảnh. Sau khi giơ máy lên trời quay video góc cao và để sát mặt đường quay góc thấp, thì cả hai lần đều bị 1/3 ngón tay che mất khung, và cả 2 lần đều mất sự hứng thú để làm lại.
 

Tại sao chúng ta phải tắt điện thoại, dựng thẳng lưng ghế, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh

cài_dây_an_toàn.
Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: "Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn" mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay thì hôm nay, chuyên mục "Tại sao?" sẽ tiếp tục cùng bạn đi tìm câu trả lời.

Tại sao phải tắt nguồn điện thoại di động và thiết bị điện tử?

Từ năm 1991, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân bao gồm cả điện thoại di động trên máy bay mặc dù vào thời điểm đó Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) trên thực tế lại không cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân. Đây là một vấn đề gây tranh cãi đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Lý do hàng đầu được FCC đưa ra là hoạt động của các thiết bị có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Máy bay được trang bị một loạt các hệ thống điện tử cho phép phi công và bản thân máy bay liên lạc với mặt đất, hỗ trợ định hướng và giám sát các trang thiết bị khác. Các hệ thống này được gọi là hệ thống điện tử hàng không. Rất nhiều thành phần trong hệ thống sử dụng tín hiệu radio để gởi nhận thông tin do đó chúng tiềm năng bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng sử dụng tần số radio tương tự. Bức xạ tần số radio còn có khả năng ảnh hưởng đến dòng điện trong các dây dẫn do đó hệ thống điện tử hàng không có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của các thiết bị điện tử đối với hoạt động của máy bay nhưng lệnh cấm này vẫn tồn tại và nhiều hãng hàng không trên thế giới đã hưởng ứng theo phương châm "an toàn là trên hết."

Thêm vào đó, giai đoạn cất cánh và hạ cánh của máy bay được xem là 2 giai đoạn quan trọng nhất đối với mỗi chuyến bay và đòi hỏi phi hành đoàn phải tập trung cao độ, duy trì liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ATC và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh được xác định khi máy bay đang bay dưới 10,000 ft (~ 3048 m) và trung bình một chiếc máy bay sẽ mất khoảng từ 15 đến 20 phút để đạt độ cao này. Do đó, giới hạn sử dụng thiết bị điện tử sẽ nằm trong khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến bay.

thiết_bị_được_dùng.

Điện thoại di động dĩ nhiên bị cấm sử dụng hoàn toàn trên chuyến bay. Khi được yêu cầu tắt nguồn hay đưa máy về chế độ Airplane Mode có nghĩa thiết bị phải được đảm bảo ngắt hoàn toàn các kết nối vô tuyến. Các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc, máy chơi game, laptop v.v... phải được tắt trong giai đoạn cất và hạ cánh. Các thiết bị như máy trợ tim, trợ thính, dao cạo râu chạy điện vẫn được sử dụng bởi chúng không gây nhiễu.

Ngoài việc loại trừ nguy cơ gây nhiễu thì việc cấm sử dụng thiết bị điện tử cũng ngăn ngừa khả năng gây tổn thương cho hành khách trong trường hợp máy bay dằn xóc khi đi vào vùng thời tiết xấu, thiết bị có thể bị hất văng gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong quá trình cất hạ cánh cũng giúp cho hành khách tập trung theo dõi các chỉ dẫn an toàn bay hơn và phi hành đoàn cũng không bị phân tâm khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

đt_trên_máy_bay_01.

Ngoài ra, FCC còn đưa ra một lý do nữa là hoạt động của điện thoại di động hay các thiết bị thu phát sóng có thể gây nhiễu mạng lưới truyền thông dưới đất. Khi bạn thực hiện một cuộc gọi ở độ cao dưới 10,000 ft, tín hiệu sẽ được truyền đi qua hàng loạt các cột phát sóng di động thay vì chỉ 1 và nếu có nhiều người cùng thực hiện cuộc gọi, mạng lưới truyền thông dưới đất sẽ bị tắt nghẽn. Về phía FAA, cơ quan hàng không liên bang Mỹ khuyến nghị hành khách nên chuyển về chế độ Airplane Mode bởi ở độ cao 30,000 ft (~ 9144 m), điện thoại không thể nhận được tín hiệu di động và nếu cứ liên tục dò tìm tín hiệu thì điện thoại sẽ nhanh chóng hết pin khi bạn hạ cánh.

thiết_bị_Bluetooth.

Vào tháng 8 năm 2012, FAA đã bắt đầu xem xét việc nới lỏng sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trên máy bay mặc dù điện thoại vẫn bị cấm. Đến tháng 10 năm 2013, FAA đã công bố rằng các hãng hàng không có thể xem xét cho phép hành khách sử dụng thiết bị điện tử cầm tay một cách an toàn trong tất cả các giai đoạn của chuyến bay. Điện thoại có thể được sử dụng với các chức năng giải trí và phải đưa về chế độ Airplane Mode hoặc tắt kết nối di động, không được dùng tính năng liên lạc theo lệnh cấm của FCC. Kết nối Bluetooth tầm ngắn vẫn được cho phép, bạn có thể dùng các thiết bị ngoại vi như bàn phím Bluetooth. Nếu hãng hàng không có cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên chuyến bay, hành khách vẫn có thể sử dụng các dịch vụ này. Trong quá trình cất/hạ cánh, thiết bị điện tử phải được giữ chặt trên tay hoặc đặt vào túi ghế phía trước.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng mỗi hãng hàng không được phép đưa ra các quy định riêng và cũng tùy theo luật pháp của từng quốc gia mà hành vi sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử trên máy bay có bị cấm hay không. Do đó khi đi máy bay của hãng hàng không nào thì bạn phải tuân thủ quy định của hãng cũng như luật pháp tại quốc gia mà chuyến bay cất/hạ cánh. Tại Việt Nam, cả 3 hãng hàng không hiện tại đều cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay và cho phép sử dụng một số thiết bị điện tử sau khi máy bay đã ổn định độ cao.

Tại sao phải mở cửa sổ?

mở_cửa_sổ.

Bên cạnh việc phải tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khi máy bay cất và hạ cánh thì điều tiếp theo bạn phải làm là mở ô cửa sổ hay cụ thể là tấm che cửa sổ. Đôi khi ánh sáng bên ngoài quá chói khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng chúng ta buộc phải thực hiện điều này theo yêu cầu của tiếp viên. Tại sao?

Chúng ta có một số giải đáp theo gợi ý của nhiều người dùng trên trang stackexchange:
  • Hành khách rất tò mò do đó họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra điều bất thường bên ngoài, chẳng hạn như một dấu hiệu hỏng hóc trên cánh, động cơ hay vật thể lạ và thông báo ngay cho tổ bay. Và để làm điều này, các cửa sổ trên máy bay được yêu cầu phải mở.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, thời gian thoát khỏi máy bay sẽ được tính bằng giây. Nếu tấm che cửa sổ được mở, phi hành đoàn có thể quan sát điều kiện bên ngoài và điều này giúp họ lên kế hoạch sơ tán, chẳng hạn như phải sử dụng cửa thoát hiểm nào.
  • Trong các chuyến bay ban ngày, việc mở cửa sổ và mở tối đa ánh sáng trong cabin sẽ giúp mắt người làm quen với ánh sáng tốt hơn. Điều này có nghĩa nếu có điều gì bất thường và hành khách cần phải được sơ tán nhanh chóng thì độ tương phản ánh sáng sẽ không bị thay đổi đột ngột và hành khách không bị ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vào ban đêm, tấm che cửa sổ được mở, ánh sáng trong cabin được giảm xuống giúp các nhân viên cứu hộ dưới mặt đất có thể quan sát những gì xảy ra bên trong cabin dễ dàng từ bên ngoài.
  • Hành khách được yêu cầu mở tấm che cửa sổ trước khi cất/hạ cánh bởi đây là những giai đoạn quan trọng trong mỗi chuyến bay và hầu hết các tai nạn hàng không đều xảy ra trong giai đoạn này.
Tại sao phải dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn?

dựng_thẳng_lưng_ghế.

Có 2 lý do chính rất đơn giản khi bạn được yêu cầu dựng thẳng lưng ghế. Thứ nhất, khi bạn dựng thẳng ghế, vị trí ghế được khóa lại và ngược lại, khi bạn ngã lưng ghế ra phía sau, vị trí ghế không được khóa. Đây là cơ chế hoạt động của mọi ghế trên máy bay và bạn cũng đã quá quen thuộc với việc phải bấm nút trên chỗ để tay để nhả khóa và ngã lưng ghế ra sau. Trong trường hợp khẩn cấp, một chiếc ghế không được khóa cố định sẽ chịu nhiều lực tác động hơn và lưng ghế bật về phía trước sẽ gây nguy hiểm cho chính người ngồi trên ghế cũng như người ngồi phía sau.

Thứ 2, người ngồi đằng sau chiếc ghế không được dựng thẳng lưng sẽ không thể có được tư thế trụ vững nhất trong trường hợp va chạm. Có rất nhiều cách để chống trụ cơ thể khi máy bay gặp va chạm và vào cuối những năm 1980, FAA cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp để hành khách chuẩn bị tư thế đón nhận va chạm. Trước khi một chiếc máy bay dân dụng được chứng nhận, nhà sản xuất phải chứng minh rằng nó có thể cho phép hành khách sơ tán nhanh chóng. Vì lý do này, phần 121.311(d) luật hàng không liên bang Mỹ yêu cầu lưng ghế trên máy bay phải có cơ chế khóa an toàn.

bàn_ăn.

Về chiếc bàn ăn, có 2 lý do đơn giản buộc bạn phải gập gọn nó lại khi máy bay cất/hạ cánh. Thứ nhất, bàn ăn được gập gọn sẽ tạo khoảng trống, giúp bạn cũng như người ngồi cạnh sơ tán nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp. Thứ 2, khi va chạm xảy ra, nếu bạn không thắt chặt dây an toàn, cơ thể bạn có thể trượt về phía trước, đập vào bàn ăn và các cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương.

cài_dây_an_toàn.

Về phần dây an toàn thì chức năng của nó chúng ta đều đã biết. Dây an toàn giúp giữ cố định cơ thể với ghế và giảm thiểu chấn thương khi máy bay bị dằn xóc hay va chạm. Hành khách có thể được tháo dây an toàn khi máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng bắt buộc phải cài dây trong quá trình cất/hạ cánh và mỗi khi đèn hiệu cài dây an toàn được bật sáng.

Một số hành khách thường xem thường yêu cầu này và bản thân mình từng chứng kiến một trường hợp suýt tai nạn do không cài dây an toàn. Trong một lần đi máy bay về Đà Nẵng, mặc dù máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng đèn hiệu cài dây vẫn bật sáng. Có một hành khách nữ cần sử dụng WC nhưng tiếp viên không cho phép rời ghế và yêu cầu vẫn cài dây do đèn hiệu này chưa được tắt đi. Tiếp viên nhiệt tình giải thích rằng mặc dù đã đạt độ cao nhưng cơ trưởng vẫn chưa tắt đèn báo hiệu cài dây an toàn do khả năng máy bay sẽ đi vào vùng thời tiết xấu. Chị đó đã phớt lờ lời cảnh báo, không cài dây an toàn và kết quả là máy bay xóc mạnh khi bay vào vùng nhiễu động khí khiến chị này suýt chút nữa là ngã ra khỏi ghế. Các bạn hẳn cũng từng gặp phải tình huống tương tự khi đi máy bay và lời khuyên chân thành là các bạn nên cài dây mỗi khi đèn báo bật sáng đề phòng tai nạn đáng tiếc.

Nguồn: Tổng hợp
 

NASA đang muốn hồi sinh loại hình vận tải hàng không siêu thanh

concorde.
Một chiếc Concorde của British Airways.​

Tại Aviation 2014 - triển lãm thường niên do Viện hàng không không gian Hoa Kỳ tổ chức, NASA đã trình diễn những công nghệ mới đang được cơ quan này nghiên cứu nhằm làm sống lại lĩnh vực vận tải hàng không siêu thanh trong 15 năm tới. Những nổ lực của NASA cũng như các công ty tư nhân như Aeron hay Spike Aerospace hứa hẹn sẽ mở ra một thế hệ máy bay vận tải siêu thanh tiếp theo, nối tiếp những thành công của huyền thoại bầu trời - Concorde.

Viễn cảnh về loại hình vận tải hành khách siêu thanh đã bắt đầu được nhen nhóm vào những năm 1950 và điều này dường như là một bước tiến hợp lý trong lĩnh vực hàng không dân dụng vốn đã trải qua rất nhiều bước đột phá và phát triển nhanh chóng đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Ý tưởng về đường bay từ London đến New York trong chỉ 3 giờ được xem là một sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với nền kinh tế cũng như là một phương pháp để đưa thế giới đến gần nhau hơn.

Vào thập niên 60, Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô - tất cả đều theo đuổi các chương trình phát triển và khai thác máy bay chở khách với tốc độ trên Mach 1 (> 1235 km/h). Một cuộc chạy đua về công nghệ lớn đã diễn ra và viễn cảnh về những chiếc máy bay chở khách siêu thanh Concorde, Tupolev, Boeing và Lockheed bay quanh thế giới dưới sự điều hành của các hãng hàng không lớn dường như mở ra trước mắt.

tu-144.
Tupolev Tu-144 - máy bay siêu thanh đầu tiên.

Tuy nhiên, năm 1973 được xem là một năm thảm hoạ của ngành hàng không khi chiếc TU-144 - mẫu máy bay được xem là phiên bản Concorde của Tupolev, Liên Xô đã rơi ngay trong màn trình diễn tại triển lãm hàng không Paris Air Show. Kèm theo đó là lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC khiến nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nước phương Tây gặp khó khăn và bản thân Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) cũng đã ban hành một lệnh cấm các chuyến bay siêu thanh hạ cánh trên lãnh thổ nước Mỹ. Kết quả là các chương trình phát triển máy bay vận tải siêu thanh đồng loạt bị huỷ bỏ, không có đơn đặt hàng và chỉ có vỏn vẹn 20 chiếc Concorde do liên minh Aerospatiale của Pháp và British Aircraft Corp (BAC) của VQ Anh sản xuất. Concorde cũng chỉ được khai thác bởi Air France và British Airways nhờ sự hỗ trợ của chính phủ 2 nước. Không thể phủ nhận rằng Concorde là một mẫu máy bay rất quyến rũ, thanh thoát và sở hữu những công nghệ đi trước thời đại. Nhưng sau vụ tai nạn nghiêm trọng của chuyến bay Air France 4590 ngày 25 tháng 7 năm 2000 tại Paris, đến ngày 24 tháng 10 năm 2003 thì Concorde chính thức bị ngưng hoạt động sau 27 năm phục vụ.

Điều đó dường như là sự chấm dứt của những chuyến bay siêu thanh ngoại trừ những chiếc máy bay siêu thanh quân sự. Thế nhưng tính đến nay, công nghệ hàng không đã trải qua hơn 40 năm và những công ty tư nhân cũng như tổ chức chính phủ đang tìm cách làm mới lĩnh vực hàng không siêu thanh dân dụng.

Nếu muốn dịch vụ vận tải hành khách siêu thanh thành công, ngành hàng không phải vượt qua rất nhiều trở ngại. Một trong số đó là làm sao chế ngự vụ nổ siêu thanh khi máy bay phá vỡ tường âm thanh. Peter Coen - lãnh đạo dự án tốc độ cao (High Speed Project) thuộc ban điều hành nhiệm vụ nghiên cứu hàng không của NASA cho biết: "Việc hạn chế tác động của vụ nổ siêu thanh hay sóng xung kích gây ra bởi một máy bay bay nhanh hơn vận tốc âm thanh là trở ngại quan trọng nhất để đưa các chuyến bay siêu thanh thương mại trở lại. Những rào cản khác còn bao gồm vấn đề khí thải trên độ cao lớn, hiệu quả nhiên liệu và tác động của tiếng ồn đối với dân cư xung quanh các sân bay."

Vấn đề trên sẽ được giải quyết như thế nào phụ thuộc một phần vào yếu tố kỹ thuật, một phần vào thái độ của cộng đồng và một phần vào việc cải tiến các điều luật của FAA vốn khá mơ hồ trên giấy tờ. Do đó, NASA cùng các đối tác đang tiến hành phương pháp tiếp cận 3 mũi nhọn để đi đến một giải pháp thống nhất.

Theo NASA, cơ quan này hiện tại đang phát triển các công nghệ để có thể được dùng trên máy bay siêu thanh dân sự vào năm 2025. Do các vụ nổ siêu thanh không giống nhau nên một trong những dự án của NASA sẽ là cho các thành viên cộng đồng tại trung tâm nghiên cứu Langley, Hampton, bang Virginia nghe qua 140 vụ nổ siêu thanh khác nhau và thu nhận phản hồi từ họ.

Tương tự với các nghiên cứu được thực hiện bởi trung tâm nghiên cứu bay Armstrong tại căn cứ không quân Edwards, bang California, nghiên cứu trên sẽ giúp NASA tiến đến mục tiêu thứ 2 đó là ngồi vào bàn đàm phán với FAA và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để thay đổi các luật lệ về các chuyến bay siêu thanh được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ trước. NASA cho biết độ ồn của các vụ nổ siêu thanh không thể định rõ, do đó NASA cùng các đối tác hiện đang làm việc với các cơ quan hành pháp để đưa ra một cấp độ ồn chấp nhận được.

nasa_máy_bay_siêu_âm.
Mẫu thiết kế máy bay siêu âm của Lockheed.

Về khía cạnh kỹ thuật, các trung tâm của NASA nằm rải rác trên nước Mỹ tại California, Ohio và Virginia đang tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của các vụ nổ siêu thanh đồng thời nghiên cứu các thiết kế máy bay để giảm thiểu tác động của chúng.

Tại trung tâm nghiên cứu Ames, các thử nghiệm trong hầm gió đã được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng định hình vụ nổ siêu thanh bằng cách kéo dài hoặc tản sóng xung kích ra xung quanh khi thay đổi thiết kế của thân, cánh, động cơ, vỏ động cơ và các thành phần khác trên máy bay. Thiết kế tốt nhất được các nhà nghiên cứu suy ra là mũi máy bay thon nhọn như cây kim, thân mỏng và cánh hình tam giác vuốt dài ra sau.

nasa_máy_bay_siêu_âm_01.Mẫu thiết kế máy bay siêu thanh của Boeing với 2 động cơ đặt trên.

Một số mẫu thiết kế đến từ các nhà sản xuất máy bay lớn đã được NASA đưa vào thử nghiệm trong hầm gió siêu thanh. Mẫu thiết kế từ Lockheed Martin trông giống như một phiên bản kéo dài thân của chiếc Concorde với 2 động cơ đặt dưới và 1 động cơ thứ 3 được đặt trên cánh. Trong khi đó, mẫu thiết kế của Boeing lại đặc biệt hơn với 2 động cơ đặt phía trên mỗi cánh. Theo NASA, vị trí lắp đặt động cơ có thể làm giảm tác động của vụ nổ siêu thanh. Động cơ đặt trên cánh có thể đưa vụ nổ hướng lên trên nhưng bù lại hiệu năng vận hành của máy bay sẽ bị ảnh hưởng.

Những thiết kế này đã trải qua các bài kiểm tra trong hầm gió của NASA. Các hầm gió đều được thiết kế theo mô hình đặc biệt nhằm tái tạo các đặc tính của một phương tiện bay kích cỡ đầy đủ vận hành ở tốc độ siêu thanh. Điều này cho phép các nhà khoa học đo đạt vụ nổ siêu thanh ở nhiều cự ly khác nhau đồng thời ước lượng hiệu năng động cơ. Dữ liệu thử nghiệm sau đó được dùng để phê chuẩn và điều chỉnh các mô hình trên máy tính.

nasa_máy_bay_siêu_âm_03.
Thử nghiệm mô hình máy bay trong hầm gió.

Ngoài ra, bằng hầm gió và mô hình máy bay, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành phân tích dòng khí đi vào và thoát ra để nghiên cứu vỏ động cơ và điều chỉnh dòng khí cũng như các tỉ lệ tại nhiều mức tốc độ từ dưới siêu thanh đến siêu thanh (tối đa Mach 1.8) để tìm cách tích hợp chúng vào thiết kế máy bay siêu thanh mà không làm giảm hiệu năng.

Theo Don Durston - kỹ sự thuộc dự án tốc độ cao tại trung tâm nghiên cứu Ames: "Mục đích của các thử nghiệm là đo tác động của hình dạng vỏ động cơ lên vụ nổ siêu thanh. Các kết quả ban đầu cho thấy đúng như chúng tôi dự đoán, mọi thay đổi nhỏ trên vỏ động cơ đặt trên cánh của mô hình máy bay Boeing ảnh hưởng không đáng kể đến vụ nổ siêu thanh, trong khi đó mô hình của Lockheed với 2 động cơ đặt dưới cánh lại cho thấy những tác động rõ rệt lên vụ nổ. Tuy nhiên, những tác động này đều đã được dự đoán và có thể là do quy trình thiết kế được Lockheed sử dụng."

Sau thử nghiệm, Peter Coen hồ hởi cho biết: "Chúng tôi tự tin khi đã có trong tay các công cụ thiết kế và cũng đã phê chuẩn cấp độ thiết kế cần thiết. Với đà phát triển này, chúng tôi cho rằng dịch vụ vận tải hành khách siêu thanh với độ ồn thấp hoàn toàn có thể đạt được."

Nguồn: NASA
 

Elon Musk: Xe tự hành sẽ sẵn sàng trong 5 hay 6 năm nữa

rinspeed-xchange-concept-1.

Trong lần phỏng vấn gần đây nhất với tờ Wall Street Journal, CEO của hãng xe điện Tesla - Elon Musk cho biết những công nghệ ứng dụng trên xe tự hành (autonomous car) sẽ sẵn sàng trong vòng 5 hoặc 6 năm tới. Bên cạnh đó, độ an toàn của những chiếc xe tự hành này sẽ cao hơn 10 lần so với việc điều khiển bởi con người.

Hãng xe hơi có trụ sở tại California vẫn đang hoàn thiện với công nghệ nhận diện vật thể, một trong những trở ngại lớn nhất đối với xe tự hành trước khi được tung ra thị trường. Tesla cũng lên kế hoạch hợp tác với các bên thứ 3 để cung cấp các linh kiện điện tử cần thiết.

Hồi đầu năm nay, Elon Musk cũng từng chia sẻ với Bloomberg rằng Tesla sẽ góp mặt vào cuộc đua phát triển xe tự hành với Google và hy vọng Tesla sẽ là công ty đầu tiên giới thiệu một mẫu xe tự lái với đầy đủ các tính năng hoàn chỉnh. Tại đây, Musk cũng làm rõ vấn đề là Tesla sẽ không đi theo ý tưởng một chiếc xe tự lái hoàn toàn (self driving) như Google phát triển trong những năm qua.

rinspeed-xchange-concept-2.

Mà những chiếc xe tự hành trong tương lai của hãng sẽ có chế độ tự lái riêng autopilot (một chức năng đã ứng dụng rộng rãi trên máy bay), đồng thời vẫn cho phép người lái can thiệp việc điều khiển khi cần thiết. Điều này có nghĩa là chế độ tự lái autopilot sẽ chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian, chứ không phải toàn thời gian như xe tự hành của Google.

Mặc dù dự đoán các mẫu xe tự hành đầu tiên của Tesla sẽ sẵn sàng vào năm 2020, nhưng Elon Musk cũng không loại trừ khả năng quá trình hợp thức hóa và ban hành các điều luật liên quan đến xe tự hành sẽ khiến thời gian ra mắt chính thức dời lại thêm vài năm nữa.

 

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Apple nâng giá sửa chữa iPhone 6 và iPhone 6 Plus

2593199_iPhone6Plus_Teardown_4.
Apple vừa cập nhật mức giá sửa chữa mới cho 2 chiếc iPhone 6iPhone 6 Plus. Sẽ có tất cả 3 hạng mục sửa chữa được Apple liệt kê rõ ràng trong chính sách sửa chữa của mình: hư hỏng màn hình (Screen damage), pin và nguồn (Battery & power), các sửa chữa khác (Other repairs).
Capture.JPG
Trong đó giá gói sửa chữa khác bao gồm các hư hỏng nằm ngoài chính sách bảo hành 1 năm của iPhone 6 và iPhone 6 Plus đã được Apple điều chỉnh lại cao hơn iPhone 5S, 5C và 5. Bên dưới là bảng giá chi tiết của gói sửa chữa khác Apple áp dụng cho các đời iPhone.
  • iPhone 6 Plus: 329$
  • iPhone 6: 299$
  • iPhone 5s, iPhone 5c, iPhone 5: 269$
  • iPhone 4s: 199$
  • iPhone 4, iPhone 3GS, iPhone 3G, iPhone: 149$
Apple bảo hành 1 năm cho mỗi chiếc iPhone bán ra, nhưng không bao gồm các hư hỏng do va chạm mạnh. Mức giá bên trên là dành cho thị trường Mỹ và chưa bao gồm tiền phí cho việc vận chuyển $6.95. Với gói sửa chữa khác này, khách hàng sẽ được thay thế mới những linh kiện hư hỏng trong chiếc iPhone của mình hay sẽ được Apple đổi cho 1 chiếc iPhone hoàn toàn mới.

Mức giá thay thế Apple áp dụng cho hạng mục thay màn hình lần lượt là:
  • iPhone 6: 109$
  • iPhone 6 Plus, iPhone 5s, iPhone 5c, iPhone 5: 129$
Mức giá thay thế pin mới trên iPhone 6 và iPhone 6 Plus không có sự thay đổi so với các đời iPhone trước, và nó sẽ lấy của bạn 79$ (chưa kèm phí vận chuyển). Nếu không muốn trả cái giá quá đắt cho 1 lần sửa chữa nặng thì bạn có thể mua gói AppleCare+ mở rộng bảo hành 2 năm cho iPhone với giá 99$ và tận hưởng chính sách sửa chữa giá rẻ cho tối đa 2 lần hỏng hóc. Thay vì phải trả 329$ cho 1 lần sửa iPhone 6 Plus thì với gói AppleCare+ bạn chỉ trả 79$ và một ít tiền thuế bang.

 

NASA đưa chiếc máy in 3D đầu tiên lên vũ trụ

3DPrinting2.JPG

Mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA vừa đưa chiếc máy in 3D đầu tiên vào không gian. Được chuyên chở lên quỹ đạo bằng tàu vũ trụ vận tải thương mại SpaceX Dragon, chiếc máy in 3D sẽ được lắp đặt trên trạm không gian quốc tế ISS nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các phi hành gia. NASA tin rằng máy in 3D sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo sứ mạng khám phá không gian của con người. Theo đó, nếu được thử nghiệm thành công, sẽ còn nhiều hệ thống in 3D khác sẽ được gởi lên Mặt Trăng, vệ tinh hoặc thậm chí là Sao Hỏa trong tương lai không xa.

Trên thực tế, việc dùng máy in 3D để sản xuất các trang thiết bị trên không gian không phải là một ý tưởng quá mới mẻ. Việc đưa các trang thiết bị chế tạo sẵn từ Trái Đất lên vũ trụ là quá trình hết sức tốn kém và phức tạp. Tuy nhiên, với máy in 3D, người ta chỉ cần đưa nguyên liệu vào không gian và những thiết bị cần thiết sẽ được "in ra" ngay trên quỹ đạo. Hướng tiếp cận này không những kinh tế hơn mà còn có thể xây dựng nên những khối kiến trúc kích thước lớn, phức tạp hơn rất nhiều so với việc làm sẵn dưới Trái Đất. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thử nghiệm khắt khe thì mãi đến bây giờ NASA mới chính thức đưa chiếc máy in 3D đầu tiên lên vũ trụ.

nasa3dprinter2.

Khác với những hệ thống in 3D được thương mại hóa trên thị trường, cỗ máy in 3D của NASA được hãng công nghệ Made in Space (MiS) chế tạo đặc biệt cho phép có thể hoạt động trong điều kiện trọng lực gần như bằng 0 và dùng phương pháp phun từng lớp vật liệu để có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng trong không gian 3 chiều. Nguyên liệu nhựa ABS sẽ được nung nóng ở nhiệt độ từ 225 đến 250 độ C để tạo thành "mực in".

Theo lý thuyết, việc in 3D trong không gian phải đối mặt với rất nhiều trở ngại so với trên Trái Đất. Vấn đề lớn nhất chính là trạng thái không trọng lực sẽ khiến việc tạo hình vật thể gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình thử nghiệm dưới Trái Đất, MiS đã dùng máy bay phản lực bay theo quỹ đạo parabol để mô phỏng trạng thái không trọng lực ngoài vũ trụ. Bằng phương pháp đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã dùng chính sức căng bề mặt của plastic nóng chảy để giữ các lớp vật liệu in có thể đính lại với nhau. Cuối cùng, những vật thể nhỏ đã có thể được in ra trong thời gian từ 15 đến 20 phút trong điều kiện mô phỏng không trọng lực.

Bên cạnh đó, vấn đề nhiệt độ cũng là một trong những thách thức khi máy in 3D vận hành trên vũ trụ. Nguyên nhân là do quá trình đối lưu (sự trao đổi nhiệt bằng các chuyển động của chất lỏng và chất khí) hầu như không tồn tại trong vũ trụ đòi hỏi hãng phải tìm cách kiểm soát quá trình truyền nhiệt một cách hiệu quả. Đồng thời, một chiếc máy in 3D cũng cần phải đảm bảo không tạo ra chất thải làm ô nhiễm bầu không khí kín trong trạm không gian.

Sau khi hoàn thành lắp đặt tại trạm không gian ISS, cỗ máy trên sẽ tiếp tục trải qua thêm nhiều thử nghiệm trong không gian thật sự với nhiệm vụ là in ra các vật thể nhỏ. Nếu thành công, hệ thống trên sẽ được phóng lớn ra, hỗ trợ in được nhiều vật liệu hơn để có thể chế tạo các vật thể kích thước lớn, bền hơn và thậm chí là những công trình kiến trúc, trang thiết bị ngay trên quỹ đạo trong tương lai.

Theo Space, NASA
 

Vì sao và khi nào chúng ta cần sửa lỗi phân quyền (repair permission) trong OS X ?

Permission_OS_X.

"Thử sửa phân quyền coi sao" là một lời khuyên được đưa ra khá nhiều trong những bài chia sẻ liên quan đến việc khắc phục một vài lỗi nào đó của OS X. Đôi khi việc này có thể chấm dứt vấn đề mà bạn đang gặp với chiếc máy Mac của mình, nhưng đôi khi nó lại chẳng giúp ích gì cả. Vậy thao tác này thực chất là gì? Nó có tác dụng ra sao và khi nào thì chúng ta nên chạy sửa lỗi phân quyền?

Phân quyền là gì?

Giống với những hệ điều hành khác, bao gồm cả Windows, Linux hay Unix, các tập tin và thư mục trong OS X đều có phân quyền riêng của mình, gọi là file/folder permission. Quyền này sẽ kiểm soát cách mà người dùng và các tiến trình (hay nói rộng hơn, là các phần mềm, ứng dụng) được phép truy xuất tập tin. Ví dụ, các tập tin hệ thống thường chỉ được thiết lập quyền "read only" (chỉ đọc) để người dùng không táy máy xóa mất phần cốt lõi của OS X, trong khi những tập tin ứng dụng thì có quyền "executable" (thực thi), nếu không bạn sẽ chẳng thể nào xài app đó được cả.

Permission, nói cách khác, là cách mà hệ điều hành đảm bảo tính bảo mật cho tất cả mọi thứ, từ những tập tin ứng dụng cho đến các phần cực kì quan trọng của máy tính. Một ứng dụng nào đó không được phép chỉnh sửa dữ liệu của bạn nếu chưa được phép, một phần mềm không thể chỉ đơn giản đột nhập và đánh sập OS X. Nếu một máy tính có người dùng thì việc phân quyền sẽ giúp tập tin của người này an toàn trước người khác.

OS X có hai loại permission:
  • Loại 1: giống permission của Unix và Linux, bao gồm read (r - đọc), write (w - ghi), executable (x - thực thi).
  • Loại 2: được gọi là quyền access control list (ACL)
Tuy nhiên mình chỉ giới thiệu nó sơ qua cho các bạn biết, bạn nào thích tìm hiểu sâu hơn thì có thể tìm kiếm giải thích trên Apple.com và Wikipedia nhé.

Cách xem phân quyền trong OS X

Bạn có thể xem được phân quyền của một tập tin, thư mục trong OS X rất dễ dàng bằng cách nhấp phải chuột vào một file/folder bất kì, chọn Get Info và nhìn vào mục "Sharing & Permissions". Tại đây bạn sẽ thấy các quyền mà tài khoản của bạn có đối với tập tin, quyền của nhóm người dùng mà tài khoản của bạn nằm trong đó (gọi là group), và quyền của những người còn lại (everyone, còn gọi là other).

Get_Infor.

Tất cả thông tin về permission được lưu trong một cơ sở dữ liệu được gọi là Bill of Materials (BOM). Tập tin của cơ sở dữ liệu này có dạng *.bom, nó nằm ở đường dẫn /var/db/receipts và /Library/Receipts. Bản thân hệ điều hành cũng như các ứng dụng bên thứ ba sẽ để lại những tập tin *.bom trong hai thư mục này như là một "cuốn sách tham khảo" để dùng về sau.

Permisson.

Sửa phân quyền

Khi bạn thực hiện việc sửa permission, OS X sẽ nhìn vào những tập tin *.bom nói trên và đối chiếu với các tập tin thực sự đang tồn tại trong ổ đĩa của bạn. Nếu một tập tin/thư mục có permission không khớp với những gì được ghi trong tập tin .bom, OS X sẽ thay đổi phân quyền lại cho đúng với "cuốn sách tham khảo".

Lưu ý rằng điều này không phải được áp dụng cho tất cả mọi tập tin hay thư mục đang có trong máy tính của bạn. Dữ liệu cá nhân, tài liệu, hình ảnh của bạn cũng có permission riêng của từng file đấy, tuy nhiên nó không được lưu trữ trong các tập tin BOM. Ngoài ra, những ứng dụng nào không được cài đặt bằng các gói *.pkg (mà chỉ đơn giản là copy vào thư mục Applications rồi chạy) cũng không được lưu permisson vào cơ sở dữ liệu. Chính vì thế, trong quá trình sửa permisson, OS X sẽ chừa những tập tin này ra.

Khi nào thì chúng ta nên sửa phân quyền?

Trong lúc chúng ta sử dụng máy tính, có khả năng một phần mềm nào đó sẽ thay đổi permisson của file/folder khác đi so với ban đầu. Chính sự thay đổi này sẽ dẫn đến những rắc rối phát sinh về sau. Ví dụ: một chương trình có thể lỡ gán quyền ghi (read) cho một tập tin hệ thống, thế rồi tập tin này lại tiếp tục bị thay đổi nội dung bởi một vài ứng dụng khác khiến OS X không còn hoạt động như bình thường. Ví dụ khác: một ứng dụng có thể bị bỏ mất quyền thực thi (executable) khiến nó không còn có thể chạy lên, hoặc thư mục chính của bạn bị bỏ mất quyền ghi nên bạn chẳng thể nào lưu hay chỉnh sửa tập tin gì nữa.

May mắn cho chúng ta là OS X có sẵn công cụ giúp chỉnh sửa lại những permission trong những tình huống như trên, và tuyệt hơn nữa đó là công đoạn này rất an toàn. Việc sửa phân quyền sẽ không gây ra bất kì lỗi gì, chỉ là nó có khắc phục được vấn đề hiện tại hay không mà thôi. Đó là lý do vì sao bạn thường thấy người ta đề xuất sửa phân quyền khi bạn gặp một vấn đề nghiêm trọng với chiếc máy tính Mac của mình.

Nếu bạn không gặp chuyện gì hết, máy vẫn chạy ngon lành thì bạn chẳng cần phải chạy sửa lỗi làm gì. OS X cũng chỉ tự động repair permission mỗi khi cập nhật hay nâng cấp hệ điều hành mà thôi.

Làm thế nào để sửa phân quyền?

Bạn có thể chạy sửa permission bằng cách vào thư mục Applications > Utilities > Disk Utility. Một cách khác vui vẻ và nhanh hơn: nhấn vào biểu tượng hình cái kính lúp ở góc trên bên phải màn hình, gõ vào chữ Disk Utility rồi nhấn Enter.

Khi đã chạy được công cụ này lên, bạn chọn lấy phân vùng Mac của mình (thường được đặt tên là "Macintosh HD"). Sau đó nhấn tiếp nút "Verify Disk Permissions" để xem có vấn đề gì hay không. Nếu máy báo có, bạn nhấn tiếp nút "Repair Disk Permissions" để máy tự thực hiện việc sửa lỗi.

Repair_permission.

Nhưng anh em cũng nên biết là có những permission có thể được thay đổi mà không gây ra bất kì vấn đề gì với hệ thống của chúng ta. Nếu máy Mac của bạn đang chạy bình thường mà bạn thấy Disk Utility báo rằng có một số phân quyền đã bị thay đổi thì cũng đừng quá lo lắng.

Ngoài việc chạy Disk Utilities từ trong hệ điều hành, bạn có thể chạy nó từ trình OS X Recovery nếu máy không thể chạy lên. Để truy cập vào chế độ đặc biệt này, lúc vừa nhấn nút nguồn để khởi động thiết bị, bạn nhấn giữ phím Option, sau đó chọn vào phân vùng "10.x Recovery". Việc sửa permission từ OS X Recovery đã vài lần giúp mình khắc phục được chuyện máy Mac không chạy rồi đấy.

password-reset-from-disk.

Làm thế nào để sửa permission cho thư mục chính?

Thư mục chính trong OS X còn được gọi là thư mục Home. Nó là nơi chứa các thư mục con như Desktop, Music, Pictures, Movies, Download... Đôi khi thư mục này bị lỗi khiến bạn không thể làm gì với những tài liệu của mình. Nếu gặp tình trạng như vậy, bạn còn có một công cụ khác để sửa lỗi permission cho thư mục Home. Thực chất thì công cụ mà mình nói ở đâu không dùng đến các file *.bom, nó chỉ đơn giản chỉnh lại permisson của Home về mặc định của Apple mà thôi.

Để sử dụng tính năng này, bạn sẽ phải vào chế độ OS X Recovery. Đầu tiên bạn hãy tắt hẳn máy tính của mình đi, lúc vừa nhấn nút nguồn để khởi động thiết bị thì bạn nhấn giữ phím Option trên bàn phím, sau đó chọn vào phân vùng "10.x Recovery".

Khi chế độ này đã chạy lên, bạn vào menu Utilities > Terminal. Nhập lệnh

Code:
resetpassword
vào cửa sổ dòng lệnh rồi nhấn Enter. Tiếp tục chọn ổ đĩa cài hệ điều hành rồi chọn tài khoản đang bị vấn đề với thư mục Home. Ở cuối cửa sổ này, tìm mục "Reset Home Directory Permissions and ACLs" và nhấn nút Reset tại đây. Khởi động lại máy Mac của bạn khi đã hoàn thành. Permisson của thư mục home sẽ quay trở lại ban đầu.
mac-reset-password.
 

Sony đang phát triển kính mắt thông minh sử dụng tròng trong suốt có khả năng hiển thị thông tin

Sony_SmartEyeGlass_2.

Sony mới đây cho biết rằng họ đang phát triển SmartEyeglass, một chiếc kính mắt thông minh sử dụng tròng trong suốt nhưng vẫn có khả năng hiển thị thông tin trên đó. Sony cho biết thêm tròng kính được tạo ra nhờ công nghệ "quang học hologram" và nó có độ trong suốt là 85% và dày chỉ 3mm. Giải pháp này khác biệt so với cách sử dụng máy chiếu hoặc màn hình riêng biệt mà những chiếc smartglass khác đang sử dụng, vốn có thể chặn tầm nhìn của người dùng và khiến việc sử dụng kính không còn tự nhiên nữa. Đáng chú ý, SmartEyeglass chỉ hiển thị thông tin trắng đen để tiết kiệm điện so với màn hình màu, đồng thời giúp tăng độ sáng lên tối đa 1000 cd/m2 nhằm đảm bảo tính dễ đọc ở nhiều môi trường khác nhau.

Bên cạnh đó, chiếc kính mắt của Sony còn được tích hợp cảm biến ảnh CMOS, gia tốc kế, con quay hồi chuyển, la bàn số, cảm biến ánh sáng và microphone. Thiết bị sẽ kết nối không dây với smartphone chạy Android để hoạt động (yêu cầu Android 4.3 trở về sau nếu muốn dùng tính năng có liên quan đến video của kính).

Một vài tình huống sử dụng cho SmartEyeglass mà Sony đưa ra đó là khi bạn đang đi trên đường thì bạn sẽ thấy thông tin ai đang gọi điện đến cho mình, lúc đang nấu ăn thì các bước nấu nướng sẽ được hiển thị lên tròng kính, hướng dẫn đường đi hoặc trình diễn các cập nhật mạng xã hội lên trên hình ảnh đời thực tại một địa điểm nào đó.

Vào ngày 19/9, Sony đã ra mắt một bộ SDK SmartEyeglass bản thử nghiệm để các lập trình viết bắt đầu phát triển phần mềm dành cho thiết bị này. Sau đó, đến hết năm tài chính 2014, Sony sẽ bắt đầu bán ra chiếc kính này.



Một số tình huống sử dụng thiết bị

Sony_SmartEyeGlass_4.

Sony_SmartEyeGlass_6.

Sony_SmartEyeGlass_3.

Sony_SmartEyeGlass_5.

Sony_SmartEyeGlass_7.

Nguồn: Sony (1), (2)
 

Samsung đang phát triển smartwatch có cảm biến vân tay và một hệ thống thanh toán mới?

Samsung_Gear.
Ảnh minh họa

Theo trang Business Korea, Samsung hiện đang phát triển một chiếc smartwatch mới có tích hợp cảm biến vân tay và một hệ thống thanh toán trong sự hợp tác với PayPal. Hệ thống này sẽ hiện diện tại khoảng 50 quốc gia ở thời điểm ra mắt. Nó cho phép người dùng xem và chọn món đồ ngay cả khi chưa bước vào cửa hàng, chỉ khi nhận đồ rồi thì mới thanh toán. Thông tin khuyến mãi, giảm giá ở những doanh nghiệp lân cận cũng sẽ được gửi đến người dùng, còn cảm biến vân tay sẽ được tận dụng để xác thực nhanh chóng khi trả tiền, gần giống như cách mà Samsung từng áp dụng cho Galaxy S5. Mẫu đồng hồ này sẽ ra mắt sớm nhất là tại triển lãm MWC 2015 vào đầu tháng 3 năm sau.

Nguồn tin nói thêm rằng Samsung sẽ bắt tay với Synaptics để hoàn thiện giải pháp xác thực nói trên. Hiện Synaptics đã thành lập một liên minh liên quan đến việc xác thực bằng các công cụ sinh trắc học, và vân tay là một trong số đó. Thành viên tham gia liên minh còn có PayPal, Bank of America, Visa, Samsung Electronics, Microsoft, Google, LG. Richard Bergman, CEO của Synaptics, cũng từng nói rằng "thiết bị đeo được với tính năng xác thực bằng vân tay và các giải pháp liên quan sẽ được ra mắt vào đầu năm sau".

Nguồn: Business Korea
 

[Rò rỉ] Windows 9 sẽ hỗ trợ độ phân giải tối đa 8K

File_Explorer_icon.

Theo thông tin rò rỉ từ PCPortal.org.ru, Windows 9 sẽ hỗ trợ các màn hình có độ phân giải lên đến 8K, gấp đôi so với Windows 8.1 hiện tại. Trong hình trên là các kích thước mới của biểu tượng File Explorer tìm thấy trên Windows 9 Technical Preview với kích thước tối đa 768 x 768 px và trong hình dưới là thang tỉ lệ hiển thị (DPI Scaling) dựa trên mật độ điểm ảnh của màn hình.

Hiện tại độ phân giải 8K chỉ mới xuất hiện trên TV trong khi độ phân giải lớn nhất trên màn hình máy tính hiện nay thuộc về chiếc màn hình Dell UltraSharp 27 Ultra HD 5K. Hy vọng rằng với sự hỗ trợ của Windows 9 thì trong năm tới sẽ có nhiều thiết bị và màn hình phân giải cao hơn xuất hiện. Người dùng Windows 9 trên các thiết bị này cũng có thể trải nghiệm chất lượng hiển thị tốt hơn với các yếu tố đồ họa giao diện, biểu tượng ứng dụng phân giải cao.

DPI_Scaling.

Theo: PCPortal
 

Larry Ellison thôi làm CEO Oracle sau 37 năm

0505_larry-ellison-bully-bosses_650x4551.

Larry Ellison, người đồng sáng lập và là CEO duy nhất của Oracle kể từ khi công ty này thành lập vừa tuyên bố sẽ từ chức để nhường lại ngôi vị ông đã nắm giữ từ năm 1977 cho đồng nghiệp. Larry là người đã cùng sáng lập ra công ty chuyên phát triển phầm mềm doanh nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu mang tên Oracle 37 năm về trước, hiện ông đã 70 tuổi, sẽ không rời khỏi Oracle hoàn toàn mà vẫn nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty. Cựu CEO HP là Mark Hurd và Safra Catz sẽ thay Larry Ellison lên làm CEO Oracle.

Oracle được thành lập vào năm 1977 bởi Larry Ellison cùng Bob Miner và Ed Oates dưới tên gọi SDL (Software Development Laboratories - Viện phát triển phần mềm), sau đó đổi tên thành Oracle vào năm 1982. Ngoài cung cấp phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, Oracle còn phát triển một số phần mềm hướng tới doanh nghiệp khác. Công ty này từng là đơn vị phát triển phầm mềm lớn thứ 2 trên thế giới xét về doanh thu, sau Microsoft của Bill Gates.

Việc thành lập nên Oracle cũng như làm CEO của một công ty khổng lồ như vậy đã giúp Larry Ellison liên tục lọt vào danh sách những tỷ phú công nghệ. Năm 2008, hãng tin AP bình chọn ông là CEO được trả lương cao nhất thế giới. Còn Forbes bầu Larry Ellison giàu thứ 5 trên thế giới với tài sản khoảng 52 tỉ Mỹ kim (tính tới 2014). Trong suốt cuộc đời mình, Larry Ellison cũng cho cả thế giới thấy ông là một tỷ phú chịu chơi và rất cá tính khi chi tiền mua nhiều xe hơi, du thuyền, sân golf, các khu biệt thự… thậm chí là một hòn đảo ở Hawai. Sau khi rút lui khỏi cương vị CEO Oracle, ông không nghỉ hữu hoàn toàn mà sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch công ty cũng như giám đốc phụ trách công nghệ. Được biết, hai CEO mới đã thay Larry Ellison trong các công việc điều hành hàng ngày nhiều năm nay, Larry chỉ tập trung vào chiến lược tổng thể của Oracle. Ông sinh năm 1944 và hiện đã 70 tuổi.

Nguồn: The Verge, Wikipedia
Ảnh: Forbes