Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Các loại ổ và phích cắm điện đang được sử dụng trên thế giới

banner.
Ảnh minh họa​

Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 15 kiểu phích cắm và ổ cắm điện tương ứng. Mỗi kiểu phích/ổ cắm có hình dáng, cấu trúc khác nhau và được đặt tên theo các ký tự alphabet, bắt đầu bằng chữ cái A, B, C,..., O. Tên gọi này do Cơ quan quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ ban hành và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới như một chuẩn để gọi tên các loại phích/ổ cắm điện. Vậy mỗi loại phích cắm được phân biệt như thế nào? Đặc điểm ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
phich_cam_dien.

Bản đồ phân bố các loại phích cắm điện theo từng quốc gia

ban_do_phan_bo.

Những quốc gia màu đỏ sử dụng phích kiểu A và B. Quốc gia màu xanh đậm sử dụng kiểu C và E/F (có thể hoàn toàn tương thích với nhau). Vùng màu nâu sử dụng phích kiểu D. Quốc gia màu xanh biển sử dụng kiểu phích G. Israel được biểu hiện bằng màu hồng để chỉ kiểu phích C và D. Các nước màu vàng sử dụng kiểu I. Các nước màu đen sử dụng kiểu C và J. Các nước màu xám sử dụng kiểu C và K. Các nước màu cam sử dụng kiểu C và L. Các nước màu tím sử dụng kiểu M (Nam Phi). Các quốc gia màu xanh ngọc sử dụng chuẩn N. Và cuối cùng là các quốc gia màu xanh lá mạ sử dụng kiểu C và O (Thái Lan).

Kiểu A

electricity-type-A-plug-300x140.

Phích/ổ cắm điện kiểu A được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,... Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất, mỗi chấu là 1 thanh kim loại phẳng song song với nhau. Phích cắm điện kiểu A được phát minh vào năm 1904 bởi Harvey Habbell II (1857-1927) và còn được gọi là phích cắm NEMA 1-15 (tiêu chuẩn phân loại kết nối điện). Phích cắm có 2 lá kim loại mỏng có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu, lưỡi cắm) là 12,7mm. Tuy nhiên, 2 chấu của phích cắm có chiều rộng không bằng nhau, một chấu sẽ có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại. Cụ thể, chấu nối với dây trung tính (dây nguội) sẽ có chiều ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng sẽ có chiều ngang là 6,3mm. Do đó, phích cắm kiểu A chỉ có 1 cách cắm vào ổ điện. Phích cắm kiểu A có cường độ dòng điện định mức là 15A.

electricity-type-A-socket-218x300.

Phích cắm điện kiểu A và kiểu B đều có 2 chấu bằng kim loại phẳng với 2 lỗ tròn ở đầu mỗi chấu. Tuy nhiên, tại sao lại có các lỗ tròn này? Nếu các bạn tháo ổ cắm điện kiểu A hoặc kiểu B ra và nhìn vào ngàm bên trong, nơi mà chấu của phích cắm trượt vào, các bạn sẽ thấy có một phần nhô lên cao. Phần lồi này sẽ vừa vặn với lỗ tròn trên đầu chấu để phích cắm có thể được giữ trong ổ cắm chặt hơn, ngăn chặn việc phích cắm sẽ trượt ra khỏi ổ cắm. Đồng thời, phần lồi lên cho phép 2 chấu điện tiếp xúc với thanh kim loại bên trong tốt hơn. Một nguyên nhân khác là do nhiều nhà sản xuất sẽ dùng lỗ trên đầu chấu điện để gắn tag niêm phong thiết bị lại như một cách để nói với người dùng rằng "đây là hàng mới 100% chưa qua sử dụng." Nguyên nhân cuối cùng là do phần lỗ trên sẽ tiết kiệm được 1 lượng nguyên liệu, và nếu sản xuất trên quy mô công nghiệp thì dù ít nhưng vẫn vẫn có thể tiết kiệm được phần nào giá thành sản xuất.

Một điều lưu ý là nếu phích cắm chỉ cắm một nửa chiều dài chấu vào ổ điện, một nửa chấu còn lại vẫn nằm ở bên ngoài thì nó chắc chắn đã có điện. Tuy khoảng cách trên là khá nhỏ so với ngón tay người nhưng tỷ lệ bị điện giật là vẫn có thể xảy ra nên hãy cẩn thật hết mức có thể khi sử dụng điện.

Kiểu B

electricity-type-B-plug-300x131.

Tương tự như phích cắm kiểu A, kiểu B cũng được sử dụng chủ yếu Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,... Đây là kiểu phích cắm 3 chấu được phát triển theo tiêu chuẩn NEMA 5-15. Nó có 2 chấu bằng kim loại phẳng dày 1,5mm, cách nhau 12,7mm, có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm và chiều rộng 6,3mm. Chấu thứ 3 là một thanh kim loại hình trụ có đường kính 4,8mm hoặc cũng có thể có mặt cắt bán nguyệt. Chấu thứ 3 này dài hơn 2 chấu phẳng 3,2mm để đảm bảo thiết bị được nối đất trước khi 2 chấu còn lại có điện. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 11,9mm. Phích cắm kiểu B có định mức là 15A.

electricity-type-B-socket-218x300.

Tại nhiều nơi, do người dùng chưa có điều kiện trang bị hệ thống điện có nối đất nên họ thường bẻ chấu nối đất bỏ đi và sử dụng bình thường như phích cắm 2 chấu.

Kiểu C

electricity-type-C-plug-2-300x119.

Phích cắm kiểu C là kiểu phích cắm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất. 2 chấu được tạo nên từ 2 thanh kim loại hình trụ tròn. Theo tiêu chuẩn, mỗi chấu có đường kính 4mm, khoảng cách giữa chân 2 chấu là 18,6mm và khoảng cách giữa đầu 2 chấu là 17,5mm. Từ chân của chấu điện được phủ một lớp cách điện có chiều dài 10mm. Do thiết kế bóp lại ở phía đầu nên phích cắm kiểu C có thể được sử dụng một cách linh hoạt với các ổ cắm có khoảng cách giữa 2 lỗ là 17,5 - 19 mm và đường kính mỗi lỗ từ 4 đến 4,8mm. Phích cắm kiểu C thường được sử dụng cho các thiết bị hạng II với định mức dưới từ 2,5A trở xuống.

electricity-type-C-socket-292x300.

Phích cắm kiểu C được sử dụng phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các nước châu Âu ngoại trừ Anh, Ireland, Cộng hòa Sip và Malta. Ngày nay, tiêu chuẩn an toàn điện tại nhiều quốc gia ngày càng được cải thiện nên ổ cắm kiểu C đang dần trở nên lạc hậu do không có nối đất. Tuy nhiên, nó vẫn còn được sử dụng rất phổ biến tại những khu vực đang phát triển vốn cơ sở hạ tầng điện còn chưa được hoàn thiện. Dù vậy, phích cắm kiểu C vẫn có thể sử dụng cho phích cắm kiểu E, F, J, K và N.

Kiểu D

electricity-type-D-plug-183x300.electricity-type-D-socket-286x300.

Phích cắm kiểu D được sử dụng hết sức phổ biến tại Ấn Độ và Nepal. Ấn Độ là quốc gia đã chuẩn hóa kiểu phích cắm này dựa trên tiêu chuẩn British Standard 546. Phích cắm kiểu C có 3 chấu điện hình trụ tròn, xếp theo hình tam giác. Chấu ở giữa nối đất có chiều dài 20,6mm và có đường kính là 7,1mm. 2 chấu còn lại có chiều dài 14,9 mm, đường kính 5,1mm và dài 14,9mm, cách nhau 19,1mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất đến 2 chấu còn lại dài 22,2mm. Phích cắm kiểu D có định mức là 5A.

Phích cắm kiểu D được đánh giá là 1 trong những loại phích cắm nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên nhân là do chấu điện không có phần chân cách điện (như kiểu C, G, I, L hoặc N). Điều này có nghĩa là nếu bạn cắm 1 nửa chấu vào trong ổ điện, 1 nửa chấu còn ở bên ngoài thì khả năng vô tình chạm phải là khá cao do chiều dài của chấu lớn, đủ để lọt ngón tay của trẻ em vào.

Kiểu E

electricity-type-EF-plug-1-249x300.electricity-type-E-socket-298x300.

Được sử dụng chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia và Ma Rốc. Đây là kiểu phích cắm được Pháp và Bỉ chuẩn hóa từ ổ cắm kiểu F (được sử dụng tại Đức và một số khu vực thuộc châu Âu). Đây là kiểu phích cắm 2 chấu có nối đất, mỗi chấu hình trụ tròn có chiều dài 14mm và đường kính 4,8mm. Phích cắm kiểu E cũng tương tự như kiểu C, nhưng khác biệt lớn nhất là có thêm một lỗ nối đất ở phía trên, khi cắm vào ổ cắm, lỗ này sẽ ăn khớp với chấu nối đất gắn chặt trong ổ cắm điện. Chấu này có chiều dài 19mm, đường kính 4,8mm và cách 2 chấu tiếp điện 10 mm.

Nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa ổ cắm kiểu E và kiểu F, người ta đã phát triển thêm 2 mảnh kim loại ở phía trên và bên dưới phích cắm kiểu E (phích cắm CEE 7/7 theo chuẩn châu Âu) để nó có thể đảm bảo chức năng nối đất khi cắm vào ổ cắm kiểu F. Hiện nay, phần lớn các phích cắm kiểu E mà các bạn thấy trên thị trường đều được chế tạo theo kiểu nói trên. Phích cắm kiểu E có địng mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu E.

Kiểu F

electricity-type-EF-plug-2-182x300.electricity-type-F-socket-300x300.

Phích cắm kiểu F được sử dụng phổ biến tại nhiều nước, đại diện như Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và khu vực Đông Âu. Phích cắm kiểu F thường được gọi là CEE 7/4 và còn có tên gọi khác là "Phích cắm Schuko", một cách viết tắt từ chữ "Schutzkontakt", một chữ tiếng Đức có nghĩa là "tiếp xúc được bảo vệ" hoặc "tiếp xúc an toàn". Kiểu phích cắm này được thiết kế tại Đức ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng sáng chế được trao vào năm 1926 cho Albert Büttner, một hãng sản xuất thiết bị điện tử tại Bavarian thuộc miền nam nước Đức.

Phích cắm kiểu F có cấu trúc tương tự như kiểu C và kiểu E với 2 chấu hình trụ tròn và 2 lá kim loại tiếp đất ở bên trên và bên dưới. Mỗi chấu có đường kính 4,8mm, dài 19mm và cách nhau 19mm. Khoảng cách giữa 2 lá kim loại nối đất dào 16mm. Phích cắm kiểu F có định mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu F.

Kiểu G

electricity-type-G-plug-300x300.electricity-type-G-socket-300x298.

Phích cắm kiểu G được sử dụng chủ yếu tại Anh, Ireland, Cộng hòa Síp, Malta, Malaysia, Singapore và Hong Kong. Đây là kiểu phích cắm 3 chấu, mỗi chấu có hình hộp chữ nhật. Chấu nối đất ở giữa có kích thước 4x8x22,7mm. 2 chấu còn lại có kích thước 4x6,35x17,7mm và cách chấu ở giữa nhau 22,2mm. Khoảng cách từ chấu ở giữa với 2 chấu còn lại là 22,2mm. Tại chân mỗi chấu được phủ một lớp cách điện dài 9mm dọc thân chấu để đảm bảo an toàn trong trường hợp phích bị cắm nửa trong nửa ngoài vào ổ cắm.

Với thiết kế các chấu hình hộp như trên nên phích cắm kiểu G không thể cắm vào ổ cắm kiểu C và ngược lại. Do đó, người ta thường sử dụng thêm một đầu nối để chuyển phích kiểu G thành kiểu C dù cách làm này dĩ nhiên là không đảm bảo tính an toàn do không có nối đất. Tại Anh, các ổ cắm điện tại nhà thường được lắp đặt theo kiểu mạch vòng và được bảo vệ bởi CB 32A. Đây là hệ thống điện rất ít khi sử dụng tại những nước khác và đòi hỏi phải có cầu chì trong phích cắm. Do đó, một số thiết bị nhỏ, như sạc điện thoại, laptop thường có thêm cầu chì 3A bên trong phích cắm. Các thiết bị lớn hơn như máy pha cà phê, trong phích cắm thường có cầu chì 13A.

Phích và ổ cắm kiểu G bắt đầu xuất hiện vào năm 1946 và phổ biến vào năm 1947. Vào cuối những năm 1950, nó được thay thế dần bằng ổ và phích cắm kiểu D trong những thiết bị mới sản xuất tại Anh. Cho tới cuối thập niên 1960, hầu hết các thiết bị điện đều được thay thế bằng tiêu chuẩn mới này. Đồng thời, ổ cắm kiểu G trên tường luôn đi kèm với công tắc để tăng cường thêm độ an toàn. Rõ ràng hệ thống điện tại Anh là một trong những hệ thống an toàn nhất thế giới nhưng cũng không kém phần phức tạp, rườm rà. Một số người thường nói đùa rằng thậm chí phích cắm tại Anh còn lớn hơn cả những thiết bị điện sử dụng nó.

Kiểu H

electricity-type-H-plug-191x300.electricity-type-H-socket-old-300x300.

Đây là kiểu phích cắm nối đất 16A được sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine. Phích cắm kiểu H có 3 chấu trụ tròn, đường kính 4,5mm, dài 19mm và tạo thành 1 hình tam giác đỉnh hướng xuống. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 9,5 mm. Khoảng cách giữa 2 chấu tiếp điện là 19mm. Phích cắm kiểu C có thể được sử dụng cho ổ cắm kiểu H. Hồi trước năm 1989, Israel vẫn còn sử dụng phích cắm với các chấu kiểu lá kim loại phẳng tương tự như kiểu A và B. Những ổ cắm điện được sản xuất vào năm 1989 đều chấp nhận cả chấu kiểu phẳng lẫn kiểu tròn.

electricity-type-H-socket-300x214.

Ổ cắm kiểu H không tương thích với phích cắm kiểu E hoặc F do đường kính của lỗ cắm nhỏ hơn phích kiểu E/F 0,3mm. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng cắm vào thì sẽ vẫn vừa vặn những dĩ nhiên là sẽ khá khó khăn. Bên cạnh đó, phích cắm kiểu H cũng là 1 trong những phích cắm nguy hiểm nhất thế giới do phần chân của chấu cắm không được phủ lớp cách điện.

Kiểu I

electricity-type-I-plug-class-I-2-290x300.electricity-type-I-socket-Clipsal-300x201.

Phích cắm kiểu I được sử dụng chủ yếu tại Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Trung Quốc và Argentina. Đây là phích cắm với 3 chấu đều là những lá kim loại dày 1,6mm, 2 chấu ở phía trên được bố trí nghiên 1 góc 30 độ so với phương thẳng đứng tạo thành hình chữ V ngược. Mỗi chấu dài 17,3mm, rộng 6,3mm và cách nhau 13,7mm (tính từ tâm). Chấu ở trung tâm bên dưới được nối đất, dày 1,6mm, rộng 6,3mm nhưng dài tới 20mm và cách 2 chấu còn lại 10,3mm (tính từ tâm). Một biến thể khác của phích kiểu I không có chấu nối đất mà chỉ có 2 chấu tiếp điện chữ V ngược. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 thì toàn bộ phích kiểu chữ I đều phải có nối đất và có lớp phủ cách điện ở chân chấu. Phích kiểu I có định mức là 10A.

electricity-type-I-plug-class-II-1-300x199.

Tuy nhiên, bộ phích/ổ cắm kiểu I vẫn có phiên bản định mức 15A nhưng chấu nối đất to hơn hơn với chiều rộng 8mm (thay vì 6,3mm). Do đó, phích kiểu I tiêu chuẩn vẫn cắm vừa ổ cắm kiểu I 15A nhưng ngược lại thì không được. Ngoài ra, phích cắm kiểu I của Trung Quốc có chấu tiếp đất dài hơn so với của Úc 1mm và được bố trí ở phía trên thay vì bên dưới.

Kiểu J

electricity-type-J-plug-300x128.electricity-type-J-Switzerland-300x252.

kiểu J hầu như chỉ được sử dụng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein. Đây là kiểu ổ cắm được Thụy Sĩ chuẩn hóa riêng với cấu trúc tương tự như kiểu C nhưng có thêm chấu nối đất. Phích cắm kiểu J có 3 chấu đường kính 4mm, dài 19mm. Chân mỗi chấu cũng được phủ một lớp cách điện dài 10mm tuy nhiên những phiên bản cũ hơn của phích kiểu J có thể không được phủ lớp cách điện này. Phích cắm điện kiểu J trông rất giống như kiểu N của Brazil nhưng không thể nào tương thích với ổ cắm kiểu N do khác nhau vị trí của chấu nối đất. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng cho ổ cắm kiểu J.

Kiểu K

electricity-type-K-plug-300x278.electricity-type-K-socket-300x300.

Kiểu K được sử dụng phổ biến ở Đan Mạch và Greenland. Khác với kiểu E, chấu nối đất của kiểu K không nằm trên phích cắm mà được tích hợp trong ổ cắm. Chấu nối đất có tiết diện chữ U, dài 14 mm, dày 4 mm và có đường kính 6,5 mm. 2 chấu tiếp điện còn lại có dạng trụ tròn, đường kính 4,8 mm, dài 19 mm và cách nhau 19 mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 13 mm. Phích cắm kiểu K có định mức 16A.

Mặc dù các ổ cắm ở Đan Mạch sẽ tương thích với các phích kiểu C, E và F nhưng không có kết nối đất trong các phích cắm. Do số lượng lớn các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ Châu Âu trang bị phích cắm kiểu E/F nên Chính phủ Đan Mạch đã ban hành luật tích hợp thêm ổ cắm kiểu E và F trên các ổ cắm tại Đây. Vì vậy, trong tương lai, tiêu chuẩn kiểu F và E sẽ dần thay thế cho các ổ cắm kiểu K từ trước đến nay ở Đan Mạch.

Kiểu L

electricity-type-L-plug-300x133.electricity-type-L-bipasso-socket-300x223.

Kiểu L hầu như chỉ được sử dụng ở Ý, Chile và một số nơi ở Bắc Phi. Ổ cắm điện kiểu L bao gồm hai biến thể khác nhau với định mức lần lượt là 10 và 16A. Cả hai biến thể này đều có phích cắm 3 chấu tròn đặt thẳng hàng. Chúng khác nhau về đường kính và khoảng cách giữa các chấu và do đó hoàn toàn không thể sử dụng qua lại. Kiểu L 10 A có ba chấu trụ tròn với đường kính 4mm, chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất với 2 chấu còn lại là 9,5mm. Ổ cắm kiểu L 10 A có thể nhận phích cắm kiểu C.

electricity-type-L-socket-single-199x300.

Phích kiểu L 16 A có 3 chấu trụ tròn đường kính 5mm, chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa đường trung tâm và chấu trung hòa là 26mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất với 2 chấu còn lại là 13mm. Ngày nay, có hai kiểu ổ cắm chung được sử dụng. Kiểu thứ nhất được gọi là ổ cắm bipasso, được sử dụng rất rộng rãi. Nó có thể sử dụng cho phích cắm kiểu L và kiểu C. Kiểu ổ cắm thứ hai là bipasso-Schuko cho phép sử dụng với phích kiểu E lẫn F.

Kiểu M

electricity-type-M-plug-300x300.electricity-type-M-socket-296x300.

Kiểu M được sử dụng hầu hết ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho. Đây là phích cắm tương tự như kiểu D hình tam giác của Ấn Độ nhưng nó có 3 chấu trụ tròn. Chấu nối đất dài 28,6mm và có đường kính 8,7mm. 2 chấu còn lại có đường kính 7,1mm và dài28,6 mm, cách chấu nối đất 25,4mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu tiếp điện là 28,6mm. Biến thể phích cắm kiểu M ở Nam Phi thường có thêm lớp cách điện được gắng trên chấu (để ngăn không cho tai nạn xảy ra khi phích chỉ được cắm một phầnở chân chấu.

Ở Ấn Độ, Sri Lanka và Nepal, mặc dù kiểu D được sử dụng rộng rãi nhưng một số thiết bị lớn vẫn sử dụng kiểu M. Một số ổ cắm ở đây còn tích hợp cả kiểu M và D. Kiểu M cũng được sử dụng ở Israel cho các thiết bị công nghiệp nặng như máy điều hòa công nghiệp và một số loại máy giặt. Ở Anh, kiểu M vẫn còn khá phổ biến. Chúng được dùng cho các thiết bị sân khấu, mặc dù xu hướng đang chuyển sang các kiểu phích cắm công nghiệp CEE màu xanh và đỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kiểu N

electricity-type-N-plug-300x152.electricity-type-N-socket-1-194x300.

Đây là phích cắm chỉ sử dụng chủ yếu ở Brazil. Phích cắm bao gồm hai chấu cắm điện và một chấu nối đất. Kiểu N có hai biến thể: các chấu của biến thể 10 A có đường kính 4mm và chiều dài 19mm. Biến thể thứ hai có cường độ định mức 20A, được sử dụng cho các thiết bị công nghiệp. Các chấu của biến thể này có đường kính 4,8mm và chiều dài 19mm. Khoảng cách giữa dây và chấu trung hòa 19 mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất và đường thẳng tưởng tượng nối hai chấu cắm điện là 3mm. Ổ cắm điện kiểu N được thiết kế đặc biệt để có thể tương thích với các phích cắm kiểu C. Kiểu N trông rất giống với kiểu J tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, nhưng hai kiểu này không tương thích với nhau do khoảng cách giữa chấu nối đất với chấu tiếp điện ngắn hơn.

Kiểu N được phát triển cho hệ thống gia điện dụng quốc tế 230V và còn được gọi là IEC 60906-1. Từ năm 1986, Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế đã đề xuất lấy đây làm tiêu chuẩn chung cho toàn châu Âu. Tuy nhiên các nỗ lực để các quốc gia trong liên minh châu Âu chấp nhận nó đã bị trị hoãn trong những năm 1990.

Brazil đã sử dụng đến 10 kiểu phích cắm và ổ cắm khác nhau bao gồm cả kiểu C. Để chấm dứt sự rối ren này, Hiệp hội tiêu chuẩn kỹ thuật Brazil quyết định đưa ra tiêu chuẩn IEC 60906-1. Năm 2001, tiêu chuẩn này đã được thông qua tại Brazil (được gọi là NBR 14136) và bắt đầu áp dụng vào năm 2007. Tuy nhiên, NBR 14136 không hoàn toàn giống với IEC 60906-1. Kiểu N của Brazil có đường kính chấu là 4 mm đối với phích 10 A và 4,8mm đối với phích 20 A trong khi IEC 60906-1 chỉ có một đường kính chấu duy nhất là 4,5mm cho định mức 16A.

Nhờ có công nghệ đúc phun hiện đại, các phích cắm và ổ cắm kiểu N giờ đây rất nhỏ gọn, bền và an toàn hơn so với các hệ thống phích cắm/ổ cắm khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc Brazil không chuẩn hóa phích/ổ cắm theo một kiểu duy nhất vẫn mang lại một số rủi ro do Brazil không có một điện áp tiêu chuẩn. Nói cách khác, người dùng không biết được sự khác nhau giữa nguồn điện 220V và 127V mà Brazil đang sử dụng và nó có thể làm hỏng hóc các thiết bị điện.

Kiểu O

electricity-type-O-plug-220x300.electricity-type-O-non-NEMA-compatible-socket-190x300.

Kiểu O hầu như chỉ được sử dụng tại Thái Lan. Ổ/phích cắm kiểu O có cường độ định mức là 16A. Kiểu phích cắm này được thiết kế vào năm 2006 nhưng vẫn chưa được sử dụng phổ biến vào lúc thời điểm bấy giờ. Phích kiểu O có hai chấu cắm điện và một chấu nối đất có đường kính 4,8mm. Các chấu cắm điện có chiều dài 19mm, cách nhau 19mm và được phủ lớp cách điện 10mm. Chấu nối đất có chiều dài 21.4mm và cách 2 chấu còn lại 11,9mm.

electricity-type-O-hybrid-socket-single-300x300.

Khoảng cách trên tương tự như đối với phích cắm kiểu B và không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phiên bản ổ cắm lai được thiết kế để có thể tương thích với các kiểu phích cắm A, B, C và O. Trong tương lai, khả năng thích ứng với phích cắm của Mỹ dự kiến sẽ được loại bỏ do lưới điện ở Thái Lan đã sử dụng điện 230 V. Mặc dù phích cắm kiểu O khá giống với phích cắm kiểu H của Israel hoặc kiểu K của Đan Mạch, nhưng chúng không thể sử dụng được với ổ cắm kiểu O.

Tham khảo Wki (1), (2), (3), HTW, WS
 

Tin đồn: Trước tháng 11 Google cập nhật Android 5.0 L cho Nexus 4, 5, 7 và 10

Tuy Google chưa có công bố chính thức nào về việc khi nào bản Android 5.0 L sẽ được cung cấp thương mại, nhưng những nguồn tin lộ ra gần đây đều cho biết thời điểm đó đang đến rất gần.

Nếu các bạn để ý thì đây là năm đầu tiên mà Google thay đổi chiến lược ra mắt phiên bản hệ điều hành Android mới của mình. Trước đây Google luôn giới thiệu 2 phiên bản Android mới vào 2 thời điểm trong một năm: mùa hè và mùa thu. Nhưng với việc ra mắt bản Android 5.0 L, Google đã đánh dấu hướng đi mới có vẻ rất giống Apple. Đối thủ hàng đầu của Google là Apple thường công bố bản cập nhật iOS mới vào mùa hè tại sự kiện WWDC, rồi cung cấp bản thử nghiệm beta cho các nhà phát triển hay bên thứ 3 dùng thử trong vài tháng, trước khi cung cấp chính thức đến tay người dùng thường là vào mùa thu, và cũng là thời điểm ra mắt iPhone mới. Android L được Google trình làng tại sự kiện Google I/O vào hè năm nay và Google cũng sớm phát hành bản Developer Preview cho đối tác cũng như các bên thứ 3 thử nghiệm. Chính vì thế nhiều khả năng là bản chính thức đến tay người dùng của Android 5.0 L sẽ được cung cấp vào mùa thu này, trùng với thời gian các dòng máy Nexus mới được giới thiệu.

Android-L-Material-Design-600x340.

Hồi đầu tháng 4 năm nay, chúng ta được biết là Google đang ấp ủ dự án Android Silver mới để thay thế cho các dự án Nexus hiện nay. Ngay sau đó thì các tin đồn về việc Google chấm dứt sản xuất các dòng máy Nexus rộ lên và đều bị người đại diện của Google gạt bỏ. Bây giờ thì chúng ta lại đứng trước nguồn tin về 1 chiếc Nexus 9 đến từ HTC với màn hình 8,9" tỉ lệ 4:3, chip Nvidia Tegra K1 64 bit, 4GB RAM, và thiết kế nhôm không điểm nối (aluminium zero-gap construction). Bên cạnh đó là vài hình ảnh của chiếc điện thoại Nexus 6 tên mã "Shamu" đến từ Motorola với màn hình 5,9" Quad HD, chip Snapdragon 805, 3GB RAM, và camera 13mp. Cả 2 dòng máy này sẽ được cài Android 5.0 L nếu được bán ra thị trường.

Đầu tháng này, trong một tài liệu của Nvidia có đề cập rằng Nexus 9 nhiều khả năng sẽ ra mắt trong quý 3 năm nay. Tiếp theo đó, một thành viên kỳ cựu từ cộng đồng Android
tiết lộ trên Twitter của mình thời gian ra mắt chính thức của Nexus 9 sẽ là ngày 16/10 sắp tới. Một nguồn tin khác cũng xác nhận là Nexus 6 và Nexus 9 sẽ được giợi thiệu vào giữa tháng 10 này, và vì vậy Android 5.0 L sẽ xuất hiện chậm nhất là trước tháng 11.

Điều hầu hết chúng ta băn khoăn lúc này là cái tên chính thức của bản Android 5.0 L mới sẽ là gì? Như đã biết thì Google có truyền thống đặt tên các bản Android OS mới theo các món ăn tráng miệng. Nhiều người đoán dựa theo chữ L gợi ý của Google là Lollipop, hay Licorice. Nhưng chữ Lemon Meringue Pie được đang được các nguồn tin đề cập nhiều hơn, khả năng từ này được chọn sử dụng cho hệ điều hành Android 5.0 mới sẽ rất lớn.

[​IMG]
Theo Google, Android 5.0 L sẽ là bản cập nhật lớn nhất từ trước đến nay cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành này. Một trong số những thay đổi thiết thực đó là giao diện hệ điều hành mới gọi là Material Design được trau chuốt hơn và các hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà ở 60 khung hình/giây. Thêm vào đó, bản cập nhật Android 5.0 L cũng cải thiện hiệu năng sử dụng nhờ thay nền tảng Dalvik cũ bằng ART cũng như ứng dụng chip xử lý 64 bit. Bản Android L Developer Preview có thêm chức năng tiết kiệm pin gọi là Project Volta mà nhiều thử nghiệm thực tế cho thấy có thể giúp cải thiện 30-40% thời gian sử dụng trên Nexus 5 so với hệ điều hành KitKat 4.4 hiện nay. Ngoài ra thì bản Android 5.0 L cũng đi kèm những cải tiến ở khu vực thông báo Notifications, màn hình khóa Lock Screen được thiết kế lại để chúng ta có thể tương tác thường xuyên với những thông báo trên đó.

Những người dùng Nexus 4, Nexus 5, Nexus 7 và Nexus 10 chắc chắn sẽ được ưu tiên cập nhật bản Android 5.0 L. Tiếp theo sẽ là những người dùng sử dụng các thiết bị cài hệ điều hành Android gốc hay còn gọi là Google Play Edition đến từ Motorola, HTC và Samsung. HTC hứa sẽ cập nhận bản Android mới cho các máy One M7 và One M8 trong vòng 90 ngày kể từ khi Google phát hành bản chính thức. Nhiều báo cáo cũng cho biết Samsung sẽ tiến hành cập nhật cho Galaxy S5 và Note 4 vào cuối tháng 11 hay đầu tháng 12. Sony và LG sẽ cập nhật Android 5.0 L cho các thiết bị của mình nhưng trễ hơn, dự kiến là vào khoảng cuối năm.

 

Khi chở trẻ em trong xe, nhớ gạt khoá an toàn cửa...

Tinhte.
Khoá trẻ em trên xe ô tô du lịch nằm ở 2 cửa hàng ghế sau. Đây là một thành phần bắt buộc phải có và nó cực kỳ quan trọng đối với những ai hay chở trẻ con trên xe. Tuy nhiên vì nó nằm khuất bên dưới cánh cửa và không phải ai cũng đọc sách hướng dẫn hay được chỉ dẫn lúc học lái xe cho nên không nhiều người biết được cái khoá này.


Nhiệm vụ chính của khoá trẻ em chính là để bảo vệ an toàn cho trẻ em khi chúng ngồi trong xe. Khoá trẻ em sẽ ngăn tình trạng mở cửa từ bên trong. Trẻ em thường rất hiếu động và táy máy, chúng có thể sẽ vô tình hay cố ý mở cửa xe lúc xe đang chạy. Việc này là cực kỳ nguy hiểm. Trẻ có thể bị rơi ra ngoài khi mở cửa xe từ bên trong hoặc là nếu mở cửa bất ngờ quá thì người lưu thông bên ngoài sẽ có thể đâm vào cửa xe, gây tai nạn.

Tinhte.vn-Khoa-Tre-Em-O-to-2.

Vì thế, những bậc phụ huynh khi chở trẻ con trên xe cần lưu ý điều này. Tuy việc khoá cửa xe ngăn không cho mở từ bên trong có gây chút ít bất tiện, nhưng vì an toàn của con trẻ mà hãy thực hiện nghiêm túc. Lúc dừng xe, tài xế hoặc người ngồi bên phụ phía trước có thể bước xuống xe mà mở cửa cho hàng ghế sau. Cũng không mất quá nhiều thời gian.

Mình sẽ có một bài lưu ý chi tiết hơn về vấn đề chở trẻ con trên xe. Mời các bạn đón xem.
 

Microsoft để lộ cái tên Windows TH trên một trang web của mình

Windows_TH.

Trên một trang web có tiêu đề "Windows Technical Preview dành cho doanh nghiệp", Microsoft đã vô tình tiết lộ về Windows TH. Có lẽ chữ TH ở đây là viết tắt cho Threshold, tên mã dùng trong nội bộ công ty để nói về Windows 9 - "phiên bản kế tiếp của hệ điều hành Windows dành cho máy khách". Tuy nhiên, vẫn có khả năng hãng sẽ áp dụng cái tên này cho sản phẩm thương mại hoàn chỉnh bởi vì chữ Windows TH được dùng làm menu ngang cấp độ với Windows 8.1, Windows 7 và các bản Windows tiền nhiệm. Hiện trang web nói trên đã bị gỡ xuống.

Microsoft được cho là sẽ tiết lộ nhiều chi tiết về Threshold tại một sự kiện diễn ra vào thứ 3 tuần sau, sau đó nội trong tháng 10 thì một bản dùng thử của nền tảng này sẽ được phát hành cho các lập trình viên và nhà phát triển phần mềm. Windows Threshold được kỳ vọng là sẽ có Start Menu, một trung tâm thông báo, tính năng desktop ảo, hỗ trợ màn hình độ phân giải 4K. Mời các bạn xem thêm ở bài viết Tổng hợp thông tin rò rỉ về Windows 9 Technical Preview.

windowsth.0.

Nguồn: The Verge
 

GoPro giới thiệu máy quay dòng thấp với tên gọi đơn giản là HERO

herofront.
Những người thích dòng sản phẩm GoPro đang chờ ngày ra mắt hai sản phẩm mới HERO4, thì hôm nay, lại có thêm thông tin GoPro giới thiệu thêm dòng sản phẩm phổ thông entry-level được gọi tên đơn giản là HERO. Trong khi hai sản phẩm dòng cao HERO4 sắp ra mắt với hai phiên bản Black và Silver quay video 4K/30 và màn hình cảm ứng, thì HERO thuộc dòng thấp và không có cả tính năng kết nối Wi-fi lẫn Bluetooth.

Nhưng HERO lại có chất lượng quay khá cao, 1080p ở tốc độ 30fps, 720p ở tốc độ 60fps. Cơ chế hoạt động của HERO sẽ rất đơn giản, chỉ cần khởi động camera với một nút bấm "QuikCapture" nằm bên trên thân máy. Có thêm chế độ "Auto Low Light" để gia tăng thu nhận ánh sáng khi hoạt cần hoạt động camera trong hoàn cảnh thiếu sáng. Về khoản chụp hình, HERO cho phép chụp liên tục 5 ảnh / giây với độ phân giải 5MP và tính năng chụp Time-Lapse 0.5s / ảnh. Thân máy và vỏ bảo vệ vẫn là cấu trúc của các dòng cao của GoPro, chắc chắn và chống vô nước ở độ sâu 40m.

herofront.hero-rear.hero-front-other.herofront2.

Tóm tắt thông số kỹ thuật cơ bản của HERO:
  • Video 1080p / 30
  • Video 720p / 60
  • Cơ chế 1 nút QuikCapture
  • Auto Low Light
  • Chụp ảnh liên tục 5 ảnh / giây, độ phân giải 5MP
  • Chụp Time-Lapse 0.5s / ảnh
  • Chịu độ sâu nước 40m
Hãng dự định ra mắt vào tháng vào tháng 10/2014 cùng lúc với HERO4

goprolineup.
 

Đại học Missouri chế tạo thành công hệ thống pin phóng xạ tuổi thọ dài, hiệu suất cao

pin_phong_xa.
Đại học Missouri vừa tuyên bố sản xuất thành công một hệ thống pin phóng xạ với tuổi thọ dài và hiệu suất cao hơn rất nhiều so với công nghệ pin hiện tại. Hệ thống pin trên hứa hẹn sẽ được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như phương tiện giao thông, hàng không vũ trụ,... và nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao khác.

Giáo sư Jae W. Kwon - dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: "Betavoltaic là công nghệ pin tạo ra năng lượng từ sự phóng xạ và nó đã được nghiên cứu từ những năm 1950. Các kỹ thuật kiểm soát phóng xạ đã không còn nguy hiểm nữa. Chúng ta đã có nhiều ứng dụng thương mại áp dụng công nghệ phóng xạ trong đời sống, chẳng hạn như máy báo cháy trong phòng ngủ hoặc trên các biểu tượng thoát hiểm dùng Tritium (một đồng vị nặng của Hidro) để phát quang."

Bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ Stronti-90, các nhà nghiên cứu đã có biến một điện cực nano Titan dioxide thành chất xúc tác cho phép tăng cường quá trình phân giải nước giúp năng lượng điện hóa được sinh ra nhiều hơn. Theo đó, chất xúc tác sẽ hỗ trợ bẻ gãy liên kết trong phân tử nước, chuyển thành các loại hợp chất oxy và phát ra các bức xạ hạt nhân. Tiếp theo, các bức xạ beta năng lượng cao sẽ xuyên qua các lỗ có kích thước nano trên điện cực titan dioxide, các cặp lỗ trống electron sẽ được tạo thành và tạo ra dòng dịch chuyển các electron. Kết quả cuối cùng là dòng điện sẽ được tạo thành.

Tuy nhiên, đây không phải là hệ thống pin phóng xạ đầu tiên được chê tạo. Trước đây, City Labs đã từng tạo nên mô hình pin năng lượng phóng xạ đầu tiên. Dù vậy, mô hình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri triển vọng và hứa hẹn hơn do sử dụng kỹ thuật phân ly do phóng xạ (tách nước bằng phóng xạ.) để tạo ra dòng điện. Đồng thời quá trình này cũng tạo hoạt động ở nhiệt độ thấp và có hiệu suất cao hơn rất nhiều so với các cách tiếp cận trước đó.

Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân là do trong quá trình phân ly nước bằng phóng xạ, các bức xạ beta năng lượng cao sẽ sản sinh ra các phóng xạ tự do bên trong môi trường nước. Sau đó, năng lượng động lực học sẽ tự kết hợp hoặc bị giữ lại trong các phân từ nước. Cuối cùng, các bức xạ sẽ được chuyển hóa thành điện bằng cách sử dụng các điện cực titan dioxide một cách hiệu quả ngay tại điều kiện nhiệt độ phòng.

Việc chế tạo thành công hệ thống pin năng lượng phóng xạ trên đã tạo tiền đề áp dụng cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt các ngành nghiên cứu công nghệ cao như hàng không vũ trụ vốn cần một nguồn năng lượng ổn định, hiệu suất cao và bền bỉ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Đồng thời, đây cũng là ứng cử viên sáng giá, khả thi cùng mới năng lượng mặt trời tạo nên những nguồn năng lượng ổn định, thân thiện với môi trường trong tương lai không xa. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chi Nature số ra mới đây.

 

Apple không còn cho phép quay về iOS 7 nếu bạn đã cập nhật lên iOS 8

iOS_7_ngung_cap_nhat.
Apple mới đây đã bắt đầu ngừng chứng thực cho iOS 7.1.2, do đó nếu thiết bị của bạn đã lên iOS 8 thì sẽ không thể quay trở về firmware cũ được nữa. Mới tuần trước đây Apple còn chứng thực cả hai phiên bản để cho những ai "lỡ" lên iOS 8 thì còn có đường quay về, nhưng đến hôm nay thì con đường đó trở thành một chiều. Nói cách khác, những thiết bị nào chỉ có thể chạy đến iOS 7 thì tất nhiên vẫn có thể khôi phục firmware lại của mình, nhưng máy nào có hỗ trợ iOS 8 đều bị buộc nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Chúng ta có thể bắt đầu nói lời tạm biệt với iOS 7 được rồi đấy nhỉ?
 

LG sắp ra mắt đồng hồ thông minh tích hợp kết nối 3G?

LG_smartwatch_3G.
Thiết bị mang mã hiệu VC100 này xuất hiện trong một hồ sơ được LG nộp lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ để được cấp các chứng nhận về kết nối không dây. Sản phẩm có thiết kế lai giữa chữ hình chữ nhật và hình bầu dục, kích thước dài x rộng là 57.7 x 35.5 mm (nhỏ hơn so với con số 58.3 x 39.8 mm của Samsung Gear S). Đặc biệt, máy có khả năng kết nối vào mạng di động CDMA của nhà mạng Verizon, gợi ý rằng đây là một chiếc smartwatch có thể tự mình hoạt động độc lập mà không cần đến điện thoại tương tự như Gear S. Với kết nối CDMA, tự chiếc đồng hồ có thể thực hiện cuộc gọi, gửi nhận tin nhắn, tải app, kiểm tra email... và làm nhiều thứ khác nữa. Hiện chưa rõ bao giờ thì VC100 sẽ được ra mắt.

Nguồn: FCC
 

Tìm hiểu cơ cấu truyền động trên xe hơi

banner_2.
Hệ thống truyền động (bao gồm hộp số) là một trong những thành phần hết sức quan trọng trên xe hơi. Nếu không có nó thì sức mạnh từ động cơ không thể nào truyền đến bánh xe và dĩ nhiên là chiếc xe của bạn sẽ không thể nào chạy được. Vậy bộ truyền động được cấu tạo như thế nào? Nó hoạt động ra sao? Có bao nhiêu loại hộp số? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời cho các câu hỏi trên.

Cơ cấu truyền động là gì?

Về cơ bản, cơ cấu truyền động trên xe hơi (transmission) là thành phần "ở giữa" động cơ và bánh xe, có nhiệm vụ truyền sức mạnh tạo ra bởi động cơ tới các bánh xe để giúp cả chiếc xe di chuyển. Thành phần quan trọng nhất của co cấu truyền động chính là hộp số, một hệ thống các bánh răng với đường kính, số răng khác nhau giúp kiểm soát sức mạnh được truyền từ động cơ tới bánh xe.

Một chi tiết khá thú vị, trong tiếng Anh của người Anh (Bristish English) thi thuật ngữ transmission được dùng để chỉ tất cả các cơ cấu bao gồm ly hợp, hộp số, trục láp (đối với xe dẫn động cầu sau), vi sai và ổ trục cuối. Tuy nhiên trong tiếng Anh của người Mỹ (American English), thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là hộp số và tách riêng với các cơ cấu khác.

Các bộ phận có liên quan tới quá trình truyền động

truyen_dong.

Dưới đây sẽ liệt kê ra các khái niệm thành phần cơ bản có liên quan tới quá trình chuyển mô men xoắn từ động cơ ra bánh xe
  • Bộ truyền động: Thành phần chính của bộ truyền động bao gồm hệ thống các bánh răng có nhiệm vụ giới hạn hoặc thay đổi mối quan hệ giữa tốc độ của động cơ với tốc độ của bánh xe. Đồng thời, khái niệm này còn được biểu hiện bằng tên gọi "số", diễn tả trạng thái hệ thống bánh răng trong quá trình truyền động, mỗi "số" sẽ tương ứng với tỷ lệ động năng từ máy/bánh xe khác nhau. Một khái niệm xuất hiện ở đây là tỷ số truyền của từng, dùng để diễn tả tỷ số vòng quay của bánh răng chủ động và bánh răng bị động.
  • Ly hợp: một cơ cấu cho phép kết nối và ngắt kết nối giữa động cơ xe với hệ thống truyền động.
  • Cần số: một gần gạt được người lái xe sử dụng để điều khiển số (hoặc khoảng số) hiện tại của bộ truyền động.
  • Mô hình chữ H: Một trình tự sắp xếp của các số, thường được ghi trên núm đầu cần số.
Tại sao phải cần có bộ truyền động?


Trong động cơ xe hơi, mô men xoắn được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ làm quay trục khuỷu. Tốc độ quay này có thể dao động từ 600 đến 7000 vòng/phút hoặc thậm chí là lớn hơn tùy thuộc vào sức mạnh của khối động cơ mà chiếc xe sở hữu. Tuy nhiên, tốc độ quay trên là quá lớn đối với bánh xe hơi (từ 0 đến 1800 vòng/phút), do đó chuyển động quay của trục khuỷu cần phải được dẫn qua một hệ thống các bánh răng để có thể tạo ra tốc độ quay phù hợp của các bánh xe giúp xe di chuyển.

Bên cạnh đó, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động cơ chỉ có thể tạo ra công xuất và mô men xoắn ở một phạm vi hẹp nhất định. Do đó, cần phải sử dung bộ truyền động để thay đỏi tỷ số truyền giữa động cơ và bánh xe trong trường hợp tốc độ xe thay đổi nhằm đảm bảo động cơ có thể vận hành trong dải tua máy tối ưu.

Các loại hộp số xe hơi

Trong quá khứ, nếu đề cập đến hộp số thì có lẽ mọi người đều nhắc đến số sàn và số tự động. Thậm chí, đây từng được xem như một tiêu chuẩn hộp số cho xe hơi. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi, nhiều công nghệ mới đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xe hơi và hộp số cũng ngày càng được nâng cấp theo hướng hiện đại hơn rất nhiều. Các loại hộp số phổ biến trên xe hơi hiện nay bao gồm:
  1. Hộp số sàn (số tay)
  2. Hộp số tự động (AT)
  3. Hộp số tự động có thể điều khiển bằng tay
  4. Hộp số vô cấp (CVT)
  5. Hộp số ly hợp kép (DCT)
  6. Hộp số trên xe hơi điện
Sơ lược mỗi loại hộp số xe hơi

Hộp số sàn (số tay)

so_san.
Hình ảnh cấu tạo số sàn​

Đây được xem là tiêu chuẩn của hệ thống truyền động và đại đa số người mới tập lái xe đều được tiếp cận với loại xe số sàn trước tiên. Khi vận hành hộp số sàn đòi hỏi người lái phải đạp cần côn và chuyển số bằng cách dùng tay gật cần số. Phần lớn những chiếc xe hơi số sàn hiện nay đều có 5 cấp số. Một số khác còn được trang bị hộp số sàn 6 cấp.

Vào những ngày đầu của ngành công nghiệp xe hơi, những chiếc xe đều sử dụng hộp số sàn. Nhìn chung, hệ thống số sàn khá đơn giản và hoạt động một cách hiệu quả và cho phép người lái có thể trực tiếp kiểm soát toàn bộ chiếc xe. Một số ý kiến cho rằng chỉ có hộp số sàn mới cho phép người lái có được cảm giác làm chủ xe tổt nhất. Tuy nhiên, vận hành xe số sàn đòi hỏi người lái phải liên tục thực hiện nhiều thao tác khi thay đổi tốc độ xe, dừng xe tạm thời,...Đồng thời, người lái cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để hoàn toàn điều khiển hiệu quả chiếc xe của mình.

Hộp số tự động

hop_so_tu_dong_ford.
Cấu tạo một bộ hộp số tự động​

Tên gọi đã khá rõ ràng và nói lên được bản chất của loại hộp số này. Được phát triển đầu tiên từ những năm 1920 và qua thời gian dài cải tiến, cho đến hiện nay thì phần lớn xe hơi được bán ra đều được trang bị hộp số tự động do sự tiện lợi, giảm bớt thao tác điều khiển của người lái, giúp họ tập trung vào tình hình giao thông và xử lý tình huống trên đường tốt hơn. Một cách nôm na, người dùng chỉ cần đặt chân vào cần ga và đạp, hệ thống sẽ tự động chọn số thích hợp với tình hình vận hành hiện tại của xe.

Vào giai đoạn ban đầu, nhiều hộp số tự động có 3 hoặc 4 cấp số (bao gồm cả lùi), cấu tạo rất phức tạp, hơi nặng hơn và hiệu suất làm việc kém hơn so với hộp số sàn. Tuy nhiên, các hộp số tự động hiện nay có thể có tới 8 cấp số, hiệu suất làm việc ngày càng được cải thiện và có thể chọn số một cách thông minh để giúp tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa. Bên cạnh đó, một số mẫu hộp số tự động còn cho người lái trực tiếp can thiệp và điều khiển khí cần thiết.

Hộp số tự động có thể điều khiển tay

so_tu_dong_manual.
Số tự động có thể điều chỉnh bằng tay ở khu vực dấu +/-​

Như đã đề cập ở trên, hiện nay, một số hộp số tự động đã có tới 8 cấp số hoặc nhiều hơn và việc lựa chọn số cho phù hợp với điều kiện vận hành của xe do hệ thống máy tính đảm nhiệm. Tuy nhiên, các hãng sản xuất xe vẫn cho phép người lái có thể chủ động can thiệp vào quá trình sang số thông qua một cơ cấu đặc biệt bố trí tại cần số (khu vực dấu +/-) hoặc lẫy chuyển số phía sau vô lăng (phổ biến trên những mẫu xe thể thao). Tuy nhiên, tính cơ động của hộp số tự động điều khiển tay không thể sánh với hộp số tay toàn phần, điển hình như người lái muốn từ số 7 về số 4 thì chỉ có thể giảm theo từng cấp số 7->6->5->4.

Hộp số vô cấp (Continuously Variable Transmission - CTV)

CVT.
Hộp số vô cấp (CVT) đặc trưng bởi cơ cấu ròng rọc và dây đai truyền​

Khác với hộp số truyền thống, hộp số vô cấp (CVT) không sử dụng các cặp bánh răng để thay đổi tỷ số truyền mà sử dụng hệ thống puly (ròng rọc) cùng đai truyền. Hệ thống ròng rọc có thể kích thước thay đổi được, từ đó thay đổi số của xe một cách liên tục và vô cấp. Sở dĩ xuất hiện khái niệm "vô cấp" là do hộp số CVT không rơi vào những bộ số cụ thể, thay vào đó "số" có thể biến thiên một cách liên tục trong khoảng tỷ số truyền cực đại và cực tiểu.

Về cơ bản thì lái một chiếc xe có hộp số CVT cũng tương tự như khi điều khiển xe số tự động nhưng người lái không cần quan tâm đến việc "sang số". Thay vào đó, khi chân ga được nhấn xuống, động cơ của xe sẽ chuyển đến tua máy cao hơn, tốc độ chiếc xe sẽ răng dần và hệ ròng rọc trong bộ truyền động sẽ tự thay đổi kích thước để tạo tỷ số truyền phù hợp. Do "số" có thể thay đổi một cách mượt mà nên hộp số CVT giúp tránh được tình trạng sốc khi sang số, giúp phần nào tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đồng thời do thao tác sử dụng tương đối đơn giản nên hộp số CVT được trang bị khá phổ biến trên các mẫu xe hiện nay, đặc biệt là xe Hybird và cả cho xe gắn máy.

Hộp số ly hợp kép (Dual-Clutch Transmission - DCT)

DCT_mer.
Một mẫu xe của Mercedes trang bị hộp số ly hợp kép, có thể điều khiển số thông qua lẫy sau vô lăng​

Về cơ bản, hộp số ly hợp kép (DCT) là sự kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ cao giữa số tự động, số sàn và được điều khiển bởi máy tính. Đây được xem như đối thủ cạnh tranh trực tiếp của hộp số CVT do khắc phục được những nhược điểm của cơ cấu ròng rọc là dây đai có thể dễ bị trượt, chùng trong quá trình sử dụng. Giống như tên gọi, hệ thống DCT sử dụng 2 ly hợp ma sát ướt để thay đổi số của xe. Công tác truyền động có thể được sử dụng ở chế độ hoàn toàn tự động, khi đó, máy tính sẽ tự điều khiển quá trình thay đổi hệ bánh răng. Nếu được chuyển sang chế độ điều khiển tay, người lái sẽ dùng cần gạt hoặc nút nhấn đề thay đổi số cho phù hợp với ý muốn.

Thêm vào đó, máy tính sẽ kiểm soát quá trình sang số (cả tự động lẫn bằng tay) cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của người lái. Đồng thời, do được trang bị 2 ly hợp tương ứng với các bánh răng cấp số lẻ và bánh răng cấp số chẵn nên hạn chế tối đa hao hụt công suất trong quá trình sang số. Nếu chọn chế độ tự động hoàn toàn, việc sang số sẽ được thực hiện cho phù hợp với mức độ hoạt động của động cơ và điều kiện môi trường bên ngoài nên luôn đảm bảo lực kéo được cung cấp phù hợp, tạo chất lượng động lực học và mức tiêu hao nhiên liệu tối ưu.

Hộp số trên xe hơi điện

hop_so_xe_dien_Vocis.
Hình ảnh hộp số 2 cấp do hãng Vocis phát triển​

Do những đặc thù riêng nên bộ truyền động của xe điện cũng khác so với các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong. Thông thường, xe hơi điện không có số hoặc chỉ có 1 cấp số cho phép xe có thể vận hành mượt mà ở tất cả các dải tốc độ. Nguyên nhân là do mô men xoắn tạo ra bởi motor điện phụ thuộc vào dòng điện chứ không phải tốc độ quay nên xe điện thường có mô men xoắn cao trên một dải tốc độ dài trong quá trình tăng tốc so với động cơ đốt trong. Đơn giản nhất là bộ truyền động không số. Do mô men xoắn của motor điện không phụ thuộc vào tốc độ quay, năng lượng từ motor sẽ được sinh ra dưới dạng cả mô men xoắn lẫn tốc độ quay của động cơ. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều năng lượng bị hao hụt hơn khi xe di chuyển ở tốc độ chậm.

Đối với bộ truyền động 1 số, vấn đề trên được phần nào cải thiện bằng cách sử dụng tỷ lệ truyền cho phép motor quay nhanh hơn so với bánh xe (chuyển mô men xoắn thấp, tốc đọ quay nhanh của motor thành mô men xoắn cao, tốc độ quay chậm của bánh xe) giúp quá trình tăng tốc trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, motor chỉ có thể hoạt động ở một tốc độ tối đa nhất định, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tối đa của xe. Nếu muốn xe đạt tốc độ cao hơn, cái giá phải trả là gia tốc sẽ giảm xuống và hiệu suất ở tốc độ thấp cũng giảm đi. Bộ truyền động đa cấp số cho phép xe vận hành với hiệu suất cao ở cả tốc độ thấp và cao, nhưng hệ thống cũng phức tạp, nặng nề và có giá thành sản xuất cao chính là những rào cản khiến nó vẫn chưa được phổ biến trên những chiếc xe hơi điện ở hiện tại.

 

[Ứng dụng Việt] Video Memories - tạo slideshow ảnh nhanh chóng và dễ dàng trên Windows Phone 8.1

Movie_Video_Memories_640px.

Video Memories là một trong số sáu app lọt vào vòng 3 của cuộc thi Tỷ phú ứng dụng Windows Phone do Microsoft tổ chức tại Việt Nam. Ứng dụng này cho phép tạo ra các đoạn video ngắn từ chính những tấm hình đang có trên máy với nhiều hiệu ứng màu sắc và cách lồng khung khác nhau. Bạn cũng có thể chèn nhạc nền để giúp đoạn video của mình trở nên sinh động. Video Memories sẽ giúp chúng ta chia sẻ các khoảnh khắc vui vẻ của mình một cách sôi nổi và đẹp mắt hơn so với việc chỉ đơn giản đăng tải những tấm ảnh tĩnh lên mạng xã hội.

Video

Tải về Video Memories (tương thích Windows Phone 8.1 trở lên)
QR_Video_Memories.
Cách sử dụng

Sau khi tải và cài đặt Video Memories, bạn hãy chạy app này lên, nhấn vào dòng "Show Mới" để bắt đầu tạo đoạn clip của mình. Những thứ mà bạn cần nhập liệu được bố trí trực quan từ trên xuống dưới, bao gồm:
  • Tiêu đề của show: hãy viết một tiêu đề ngắn gọn nhưng ý nghĩa để trình chiếu ở đầu clip. Ô vuông màu trắng kế bên là nơi bạn có thể chọn màu cho tiêu đề.
  • Nhạc nền: chọn từ các file nhạc đang lưu trong bộ nhớ máy hoặc lấy từ OneDrive
  • Thời gian ảnh: là thời gian mà mỗi tấm ảnh sẽ xuất hiện trong đoạn clip
  • Độ dài video: hoặc là theo tổng số ảnh, hoặc theo độ dài của bài nhạc nền
  • Chế độ giãn: chỉnh lại kích thước ảnh cho vừa với khung video. Mình khuyên các bạn nên để nguyên chế độ này là "theo tỷ lệ ảnh" để hình không bị méo, biến dạng
  • Chất lượng: là độ phân giải video thành phẩm khi xuất ra. Có hai mức là WVGA và HD 720p.
  • Cuối cùng, thứ mà chúng ta cần thêm vào đó là các ảnh. Có dòng "Bấm vào đây để thêm ảnh", bạn hãy chọn vào đó và lựa những tấm hình đẹp muốn đưa vào clip.
Sau khi đã thêm ảnh xem, bạn có thể chọn vào từng ảnh để di chuyển vị trí (nút mũi tên trái phải), loại bỏ (biểu tượng thùng rác) hoặc thay đổi hiệu ứng cho ảnh (biểu tượng hình bánh răng). Lúc nhấn vào cái bánh răng, bạn sẽ được phép chọn hiệu ứng chuyển động, hiệu ứng màu sắc hoặc thêm tiêu đề cho từng ảnh một.

Movie_Video_Memories.

Bước cuối cùng là chọn khung ảnh. Video Memories có một biểu tượng nhỏ hình khung nằm ở cạnh dưới màn hình, nhấn vào đó để chọn khung theo ý thích của bạn. Nút "Xem trước" nằm bên cạnh sẽ cho bạn xem sơ qua đoạn clip, và nếu vừa ý rồi thì nhấn nút "Tạo video" để kết xuất phim ra thành phẩm. Khi đã có video hoàn chỉnh, bạn có thể chia sẻ nó lên Facebook hoặc YouTube để cho mọi người cùng xem.
 

Trên tay ống kính siêu Tele Nikon 500mm f/4 AF-S ED

TMH_3807.JPG

Ống kính Nikkor 500mm f/4 là một trong những chiếc siêu tele của Nikon, trong đó có 800mm f/5.6, 600mm f/4, 400mm f/2.8, 200-400mm f/4 - là niềm mơ ước của các tay máy chuyên thể thao và thiên nhiên hoang dã. Chúng rất nặng về trọng lượng và cả về tiền, đem lại một chất lượng hình rất đẹp cũng như sự tự hào cho các tay máy sở hữu chúng

Tính năng:
  • Chống rung,
  • Lấy nét tự động hoặc thủ công
  • Nút khóa nét và bám nét trên ống
  • Nhớ vi trí focus

Thông số kỹ thuật
  • Tiêu cự: 500mm cho góc chụp 5° ở máy Fullframe
  • Khẩu độ tối đa: f/4 Khẩu độ tối thiểu: f/22
  • Khả năng lấy nét gần nhất 4 mét
  • Ống kính có 14 thấu kính chia thành 11 nhóm
  • Số lá khẩu: 9
  • Đường kính filter: 52mm (
  • Phủ Nano Crystal, 3 thấu kính có độ tán xạ thấp (ED)
  • Khẩu kính 139.5 mm, chiều dài 391 mm
  • Khối lượng 3,880g
  • Giá khoảng 8400 dollar
Cảm ơn công ty Vicvietnam đã cho mượn thiết bị