Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Bốn cảnh chùa, bốn bản sắc văn hóa.

Lại một ngày CN nữa với thời tiết đặc trưng của Sài Gòn, sáng nắng, trưa nóng, chiều mưa. Sáng CN vừa rồi anh @tamiflu100mg có rủ rê trên face đi chụp bình minh ở cầu An Hạ, nhưng mình thấy thời tiết không lý tưởng để chụp bình minh nên thôi, mình dành buổi sáng này cùng với gia đình nhỏ đi tham quan 4 cảnh chùa ở trung tâm Sài Gòn. 4 cảnh chùa này là 4 đặc trưng văn hóa của 4 dân tộc Ấn, Khơ me, Hoa và Việt, toàn bộ chuyến đi gói gọn trong 3 tiếng đồng hồ.
Đầu tiên là đền thờ Bà Mariamman (hay thường gọi là chùa Bà) nằm ở số 45 Trương Định, Q1. Đây là 1 đền thờ của người Ấn Độ và là 1 điểm tham quan của nhiều khách du lịch nước ngoài.
Đây là 1 đền thờ nhỏ nằm ngay giữa trung tâm thành phố với 3 ngôi tháp đá nhỏ bên trong.
x_0042438.

Ngôi tháp giữa lớn nhất thờ Bà.
x_0042446.

Hai ngôi tháp hai bên nhỏ hơn thờ Cô và Cậu.
x_0042440.

x_0042445.

Phía sau đền thờ là nơi cầu nguyện tâm linh.
x_0042442.

Xung quanh đền thờ là hình tượng cái vị thần của Ấn Độ, trong ảnh là thần Vishnu.
x_0042441.

Những chiếc lá trang trí trong dịp lễ hội vừa kết thúc.
x_0042439.
Nơi đốt nhang, mỗi người chỉ được đốt 1 cây nhang.
x_0042443.

Trong đền luôn tràn ngập hoa tươi.
x_0042444.

Sau đó mình chạy thẳng hết đường Trương Định đến đường Hoàng Sa để ghé thăm chùa Chantarangsay, một ngôi chùa Khơ me nằm ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo, P7, Q3.
Như nhiều ngôi chùa Khơ me ở miền Tây, màu sắc chủ đạo của chùa là màu vàng.
x_0042447.


Bên ngoài chánh điện.
x_0042453.

Bên trong chánh điện tràn ngập các giai thoại Phật giáo ở mọi nơi trên tường.
x_0042449.

Gian thờ chính.
x_0042448.
Nơi ở của các nhà sư.
x_0042455.

x_0042451.

Phù điêu.
x_0042452.
Ngôi tháp nhỏ thường thấy ở cách chùa Khơ me.
x_0042454.
Sau đó mình đến đường Nguyễn Trãi để thăm miếu Quan Đế (hay còn gọi là chùa Ông), một đền thờ của người Hoa nằm ở số 676 đường Nguyễn Trãi, P11, Q5.
Cổng vào chùa.
x_0042456.


Hai vị môn thần giữ cửa.
x_0042458.


Các bức hoành phi thếp vàng trong chùa.
x_0042457.


Sân thiên tĩnh ở trước chùa.
x_0042467.

Chính điện.
x_0042470.

Bàn thờ chính điện.
x_0042460.
Chùa này thờ Quan Công, một vị thánh của người Hoa, nếu các bạn có đọc hoặc xem qua Tam Quốc Chí sẽ biết ông.
x_0042461.
x_0042465.
Ngựa Xích Thố của Quan Công, người Hoa tin rằng nếu chui dưới bụng con ngựa và rung chuông, nhạc ngựa sẽ gặp may mắn.
x_0042469.
Bảo tháp cầu an.
x_0042464.
Phong linh.
x_0042471.
Rời chùa, mình đi về đường 3/2, gần cầu vượt Cây Gõ để ghé thăm cảnh chùa cuối cùng, chùa Phụng Sơn. Nằm ở số 1408 đường 3/2, P2, Q11, Phụng Sơn Tự (hay còn gọi là chùa Gò) là ngôi chùa mang nét đặc trưng của người Việt được xây dựng từ đầu thế kỷ 19.
x_0042474.
Ngôi chùa với mái ngói mang đậm bản sắc Việt.
x_0042486.

Bà thờ chính điện.
x_0042479.
Bàn thờ bên trái.
x_0042477.

Bàn thờ bên phải.
x_0042483.

Xung quanh là nhiều bàn thờ nhỏ.
x_0042480.
x_0042481.

x_0042482.


49 ngọn đèn Dược Sư.
x_0042476.

Khoảng sân lộ thiên ở giữa chùa.

x_0042484.

Cây bạch mai đã trên 100 năm tuổi, 1 báu vật của chùa. x_0042485.
Tham quan 4 bản sắc văn hóa của 4 dân tộc chỉ trong 3 tiếng đồng hồ tại ngay trung tâm Sài Gòn, đó quả là 1 chuyến đi thú vị phải không các bạn :)
Muốn biết chi tiết về các ngôi chùa này các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.
Cám ơn các bạn đã xem hình.

Bonus:
x_0042468.
x_0042472.
x_0042473.
x_0042478.
 

Rò rỉ HTC One M8 Eye: thiết kế tương tự One M8, camera kép 13 MP, camera trước 5 MP

htc-one-m8-eye.
Bên cạnh HTC Desire Eye thì chúng ta tiếp tục có thêm thông tin về chiếc HTC One M8 Eye. Chiếc máy này có tên mã HTC M8Ew và nó vừa được đăng ký tại trung tâm chứng nhận thiết bị viễn thông TENAA của Trung Quốc. Theo đó, HTC One M8 Eye sẽ có cùng kích thước, thiết kế và chất liệu vỏ nhôm như HTC One M8 nhưng hệ thống camera kép đã được thay đổi với độ phân giải 13 MP thay vì 4 MP hiện nay. Ngoài ra, camera trước cũng được nâng cấp lên 5 MP nhằm đáp ứng nhu cầu chụp tự sướng.

Tên mã của máy là HTC M8Ew và hậu tố "w" cho thấy nó sẽ tương thích với mạng WCDMA của Trung Quốc nhưng cũng có khả năng HTC M8E sẽ có các phiên bản quốc tế. Cấu hình chi tiết của HTC One M8 Eye vẫn chưa được tiết lộ nhưng dự đoán sẽ tương tự phiên bản trước với CPU Qualcomm lõi tứ 2,3 GHz, 2 GB RAM, bộ nhớ trong 16 GB có hỗ trợ thẻ nhớ và màn hình 5". HTC sẽ tổ chức một sự kiện vào ngày 8 tháng 10 tới và hy vọng chúng ta sẽ được diện kiến HTC One M8 Eye ngay tại sự kiện này.



Theo: Slashgear; TENAA
 

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Ứng dụng Facebook Messenger sẽ cho phép gửi tiền cho bạn chat?

Facebook_thanh_toan_truc_tuyen.


Sinh viên Andrew Aude đến từ trường Đại học Stanford mới đây đã phát hiện ra một số đoạn mã ẩn trong ứng dụng Facebook Messenger dành cho iOS để cho phép người dùng gửi tiền đến một người bạn nào đó. Việc "chia sẻ" tiền này được thực hiện tương tự như cách chúng ta gửi một tấm ảnh, có điều bạn sẽ phải thêm thông tin thẻ ghi nợ (debit card) và mã PIN vào. Giao dịch chuyển tiền chỉ được thấy bởi hai bạn với nhau và hiện tại đang miễn phí, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu Facebook thu phí vài phân trăm cho mỗi giao dịch (tương tự như cách mà Paypal hoạt động). Một vài ảnh chụp màn hình rò rỉ do trang TechCrunch cung cấp cũng củng cố thêm tin tức nói trên.

TechCrunch chia sẻ thêm rằng dịch vụ chuyển tiền này hiện chỉ cho phép xài thẻ ghi nợ bởi vì chi phí xử lý sẽ thấp hơn thẻ tín dụng (credit card), việc cấu hình cũng dễ hơn so với cách liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Hiện chưa rõ bao giờ thì dịch sẽ chính thức ra mắt.

Đây không phải là lần đầu tiên Facebook có dấu hiệu quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến. Hồi đầu năm nay Facebook đã thuê lại cựu chủ tịch Paypal, ông David Marcus, để dẫn dắt việc phát triển nền tảng nhắn tin của mình. Sau đó, Mark Zuckerberg cũng đã nói với các nhà đầu tư về tham vọng của công ty trong lĩnh vực thanh toán, mặc dù vậy ông nói việc bước vào thị trường này sẽ không phải một sớm một chiều.

Nguồn: TechCrunch
 

HP sắp tách mảng PC và máy in ra khỏi bộ phận chuyên về phần cứng và dịch vụ doanh nghiệp (cập nhật)

HP.

Theo tờ Wall Street Journal, HP hiện đang chuẩn bị tách ngành hàng PC và máy in ra khỏi bộ phận Phần cứng và Dịch vụ doanh nghiệp. Một thông báo về vấn đề này có thể sẽ xuất hiện sớm nhất vào ngày mai. Nguồn tin tiết lộ CEO Meg Whitman sẽ trở thành chủ tịch nhánh PC và máy in, đồng thời giữ chức CEO cho bộ phận Doanh nghiệp mới. Dion Weisler, hiện đang là phó chủ tịch mảng in ấn và hệ thống cá nhân, sẽ lên làm CEO cho mảng PC bởi ông đã quen thuộc với loại sản phẩm này.

Đây không phải là lần đầu tiên tin đồn về việc chia tách trong HP xuất hiện. Hồi năm 2011, tin đồn nói rằng các quan chức HP đã gần đạt đến quyết định tách bộ phận Doanh nghiệp thành một mảng riêng. Sau khi CEO tại thời điểm đó là Léo Apotheker nghỉ việc, HP vẫn giữ nguyên cấu trúc như trước. Động thái tách nói trên được Wall Street Journal cho là nỗ lực của HP trong việc có lại lợi nhuận.

Trong những năm gần đây HP đã gặp khó khăn bởi vì lợi nhuận từ PC giảm sút trong bối cảnh thị trường chung rất ảm đạm. Việc bán máy in, mực in và các phụ kiện ngành in thì khả quan hơn. Ngành hàng máy in và PC được HP gộp chung lại hồi năm 2012. Cũng trong năm này, HP mất danh hiệu nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới vào tay Lenovo.

Cập nhật: thông tin trong bài viết này đã trở thành sự thật.

 

Thiếu lái là gì? Dư lái là gì? Và làm thế nào để khắc phục?

Mat lai.
Cụm từ Mất lái chúng ta hay nói đến thực chất là cách gọi chung của 2 trường hợp cụ thể hơn là Thiếu lái (Understeer) và Dư lái (Oversteer). Hiện tượng Thiếu lái và Dư lái đều xảy ra khi chiếc xe mất độ bám với mặt đường, nhưng khác nhau ở chỗ tùy theo cấu hình dẫn động của chiếc xe mà nó bị mất độ bám ở 2 bánh trước hay 2 bánh sau, và do đó cách khắc phục cũng như điều chỉnh sẽ không giống nhau.

Trong điều kiện giao thông bình thường sẽ ít khi nào chúng ta đạt đến giới hạn mất kiểm soát một chiếc xe. Tuy nhiên nếu là người thường xuyên điều khiển xe thì chúng ta cũng nên tìm hiểu về các trường hợp mất lái để có thêm kiến thức làm chủ chiếc xe cũng như có thể tự cứu mình trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Mat lai 2.

Thiếu lái

Thiếu lái hiểu đơn giản là khi vào cua chiếc xe không ôm theo ý muốn của người lái, mà có xu hướng đi theo đường thẳng, chệch ra hướng ngược lại của vòng cua. Thiếu lái là tính chất đặc trưng của các xe dẫn động cầu trước (FWD - Front Wheel Drive) và đa số các xe dẫn động bốn bánh (AWD - All Wheel Drive) khi chúng ta vào cua quá nhanh. Lúc này 2 bánh trước là 2 bánh đánh lái cũng là 2 bánh dẫn động sẽ bị mất độ bám và khiến chiếc xe không di chuyển theo hướng chúng ta đánh lái. Việc đánh lái thêm về hướng ôm cua cũng không thể giúp được chiếc xe ôm cua theo ý muốn. Ngoài ra cũng có một số tác nhân khác là điều kiện mặt đường trơn trượt hay sử dụng thắng khi vào cua ở những xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng sẽ dẫn đến tình huống thiếu lái tương tự.


understeer 1.

Bức hình phía trên phần nào cũng cho chúng ta thấy sự nguy hiểm khi rơi vào tình huống thiếu lái. Chiếc xe sẽ phóng sang làn đường đối diện hay thậm chí lao sang lề bên kia và tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có một tin mừng là thiếu lái sẽ dễ kiểm soát hơn và không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm làm chủ chiếc xe so với trường hợp dư lái. Nói cách khác, thiếu lái sẽ có phần an toàn dư lái. Đó là lý do vì sao ngay từ nhà máy các xe dẫn động 4 bánh AWD thường được nhà sản xuất định hướng phần động năng của chiếc xe thiên về thiếu lái, mặc dù các xe dẫn động 4 bánh cũng có khả năng bị dư lái giống các xe dẫn động cầu sau.

Chắc chắn trong điều kiện đường xá bình thường chúng ta sẽ ít khi gặp được tình huống xe bị thiếu lái. Mình đã từng rơi vào tình huống này 1 lần duy nhất đó là sau tay lái của một chiếc xe dẫn động cầu trước, khi vào cua nhanh ở tốc độ 90 km/h. Điều kiện mặt đường trơn trượt cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm giới hạn hoạt động của một chiếc xe. Nếu lúc mặt đường khô 1 chiếc xe bắt đầu mất độ bám và thiếu lái ở tốc độ 90 km/h, thì khi trời mưa mặt đường ướt, không thuận lợi cho sự ma sát giữa lốp và mặt đường thì tốc độ khiến xe bắt đầu thiếu lái sẽ giảm xuống còn 80 hay 70 km/h.

Vậy thiếu lái có thể khắc phục bằng cách nào?

Thiếu lái xảy ra là do 2 bánh trước mất độ bám với mặt đường. Cách khắc phục tình trạng thiếu lái duy nhất là chúng ta cần giảm tốc độ của chiếc xe để 2 bánh trước có thể lấy lại được độ bám với mặt đường. Cách tốt nhất để giảm tốc độ trong tình huống này là nhả chân ga để chiếc xe từ từ giảm tốc độ. Không nên phanh gấp trong trường hợp này, vì phanh gấp sẽ xảy ra hiện tượng bó cứng phanh và đưa 2 bánh xe trước trở về trạng thái mất ma sát với mặt đường hay nói cách khác là phản tác dụng. Bên cạnh việc nhả chân ga cho xe giảm tốc độ từ từ, thì chúng ta cũng đồng thời trả vô lăng về hướng thẳng lái (ngược lại hướng ôm cua, và không cần về hẳn vị trí thẳng lái) một chút để giảm căng thẳng cho 2 bánh trước và giúp 2 bánh này lấy lại độ bám đường nhanh hơn. Đến khi cảm nhận xe bắt đầu lấy lại hoàn toàn độ bám với mặt đường thì chúng ta mới bắt đầu đánh lái nhiều hơn về phía ôm cua.

Những xe hiện nay đều có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS nên trong những trường hợp vào cua tốc độ quá nhanh và việc giảm tốc bằng cách nhả chân ga tự nhiên không giúp lấy lại độ bám nhanh như mong muốn thì chúng ta có thể dậm thêm một chút phanh. Nhớ là chỉ một chút để hỗ trợ thôi, đừng phanh gấp. Hệ thống ABS lúc này sẽ nhận ra 2 bánh trước bị trượt và sẽ phân bổ lực phanh về 2 bánh sau nhiều hơn nên 2 bánh trước sẽ không bị bó dẫn đến tác dụng ngược là mất lực bám.

Tóm tắt lại khi bị thiếu lái thì hãy thực hiện theo 3 bước sau để khắc phục:

1. Lập tức nhả chân ga ra.
2. Trả vô lăng về hướng thẳng lái (ngược lại hướng ôm cua). Không cần về hẳn vị trí thẳng lái. Có thể dậm thêm 1 chút phanh nếu xe có ABS.
3. Khi xe bắt đầu lấy lại lực bám thì mới nên đánh lái nhiều hơn về phía ôm cua.

Nếu chưa hình dung thiếu lái và cách khắc phục như thế nào thì bạn có thể tham khảo thêm trong clip sau:


Dư lái

Không khó để đoán được dư lái là hiện tượng hoàn toàn ngược lại với thiếu lái. Dư lái xảy ra trong 2 trường hợp. Thứ nhất đó là khi vừa thoát khỏi chóp góc cua - apex (xem điểm B trong hình bên dưới) và chúng ta đột ngột thốc ga những chiếc xe dẫn động cầu sau. Thứ hai là khi chúng ta vào cua quá nhanh và đột ngột nhả chân ga gây ra hiện tượng chuyển dịch trọng lượng bất ngờ từ sau ra trước. Cả 2 trường hợp trên đều khiến 2 bánh xe sau làm nhiệm vụ dẫn động mất độ bám đường và hậu quả tất yếu là xe sẽ xảy ra hiện tượng văng đuôi hay tệ hơn là xe sẽ xoay vài vòng trên mặt đường. Dư lái thường bắt gặp ở những xe dẫn động cầu sau (RWD - Rear Wheel Drive), một số xe dẫn động 4 bánh và vài chiếc dẫn động cầu trước cá biệt.

Về cơ bản thì dư lái sẽ nguy hiểm hơn thiếu lái, nhưng lạ một nỗi là cái gì càng mạo hiểm thì con người chúng ta lại càng bị hấp dẫn. Đối với những ai mê tốc độ thì tính chất dư lái chính là yếu tố tạo nên sự vui vẻ đằng sau tay lái của một chiếc xe. Dựa vào hiện tượng dư lái cùng một chút thành thạo trong kỹ thuật countersteer (tham khảo thêm bên dưới) là chúng ta có thể tạo nên những đường drift đẹp mắt. Còn trong bộ môn đua xe thể thao thì những xe có tính chất dư lái thường mất ít thời gian để hoàn thành một khúc cua hơn những chiếc xe có tính chất thiếu lái và do đó nó sẽ có lợi thế để hoàn thành vòng đua sớm hơn.

oversteer 1.

Dư lái thật sự khó khắc phục hơn thiếu lái rất nhiều và để kiểm soát hiện tượng dư lái là điều không hề đơn giản tí nào đối với những tay lái bình thường như chúng ta. Khắc phục dư lái không hề giống với khắc phục thiếu lái là chỉ cần buông chân ga để chiếc xe chạy chậm lại và tăng độ bám ở 2 bánh bị mất trước đó, mà nó yêu cầu chúng ta phải thuần thục kỹ năng đánh lái Countersteer để giúp đưa chiếc xe vượt qua khúc cua trong tình trạng bị văng đuôi có kiểm soát và rồi lấy lại độ bám đường khi trở lại chuyển động thẳng sau đó.

Vậy Countersteer là gì?

Đó là kỹ năng đánh lái ngược lại hướng xe đang ôm cua với một lượng vừa đủ. Nếu đánh lái ngược quá ít thì sẽ không đủ để ngăn hiện tượng văng đuôi, còn đánh quá nhiều thì sẽ gây ra tác dụng ngược là khiến xe văng đuôi hay bị xoay theo hướng ngược lại. Kỹ năng đánh lái countersteer cần được luyện tập nhiều lần mới thành thạo được, vì phản ứng tay lái không đủ nhanh sẽ khiến đuôi xe văng đến một mức độ khó có thể kiểm soát.

Một mẹo nhỏ để thực hiện kỹ năng countersteer dễ dàng đó là đừng nhìn theo hướng chiếc xe đang lao về mà hãy nhìn về hướng bạn muốn chiếc xe đi đến và đánh lái theo. Ngoài ra, các bạn cũng có thể mớm nhẹ một ít ga để phần trọng lượng có thể chuyển bớt về sau xe và giúp 2 bánh sau nhanh lấy lại độ bám đường hơn.

oversteer-close-up.

Tóm lại, khi rơi vào tình huống dư lái sẽ có 3 điều chúng ta cần nhớ:

1. Nhìn về hướng bạn muốn chiếc xe đi đến
2. Đánh lái theo hướng đó, tức là ngược với hướng xe đang ôm cua
3. Nếu cần có thể mớm nhẹ ít ga để 2 bánh sau mau lấy lại độ bám đường

Nếu chưa hình dung dư lái và cách khắc phục như thế nào thì bạn có thể tham khảo thêm trong clip sau:


Dư lái có xuất hiện trên xe dẫn động cầu trước?

Câu trả lời là Có. Như các bạn cũng biết thiếu lái mới là tính chất tự nhiên của những xe dẫn động cầu trước, nhưng cũng có những mẫu xe hot hatch cá biệt như Peugeot 205 GTi, Renault Clio Cup hay Ford Focus ST được nhà sản xuất set up để thiên về dư lái nhiều hơn nhằm mang lại niềm vui sau tay lái và đạt hiệu năng tốc độ cao hơn. Sẽ không khó hiểu vì cả 3 chiếc trên đều là xe dùng để đua (track car) hay là xe để người lái thỏa mãn niềm vui sau tay lái (driver car).

Ford-Focus-ST.

Lấy điển hình chiếc Focus ST, bí kíp để cho chiếc xe cầu trước này có thể dư lái được là do Ford trang bị cho nó hệ thống Torque Vectoring Control nhưng với một chút điều chỉnh nhỏ trong phần thuật toán. Để khi chiếc xe vào cua hệ thống Torque Vectoring Control sẽ bổ sung lực phanh cho bánh trước ở phía trong và giúp cho hiện tượng văng đuôi dễ xảy ra hơn. Bên cạnh đó, Ford cũng tăng cứng cho 2 giảm xóc bánh sau và trang bị 1 thanh giằng (swaybar) giữa trục sau dày hơn nhằm làm cho 2 bánh sau nhanh mất độ bám đường hơn và có thể giúp người lái thực hiện những cú drift như mong muốn.

Khắc phục dư lái trên xe dẫn động cầu trước hay dẫn động 4 bánh cũng có cùng nguyên tắc với những xe dẫn động cầu sau.

Đề phòng hiện tượng mất lái như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dẫu biết cơ may rơi vào tình huống mất lái trong điều kiện đường bình thường là rất thấp, nhưng tốt hơn hết chúng ta nên biết cách để tránh rơi vào những tình huống như vậy. Vì thiếu lái hay dư lái đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Có một số cách độ xe giúp giảm thiểu hiện tượng thiếu lái hay dư lái như mong muốn, tuy nhiên nó sẽ không được thực tế lắm. Vì người ta chỉ độ như vậy cho những xe chạy track hay những ai đam mê tốc độ mới cần đến những set up như vậy cho chiếc xe chạy nhanh của mình. Chắc chắn mình sẽ giới thiệu các hạng mục đó trong phần 2 của loạt bài Nhập môn độ xe, còn trong phạm vi bài này mình chỉ chia sẻ những lưu ý để chúng ta có thể tránh được những tình huống mất lái.

1. Không nên vào cua ở tốc độ quá nhanh hay ôm cua quá gấp. Khi trời mưa, đường ướt cần phải chủ động giảm tốc độ nhiều hơn.

2. Khi vào cua đừng phanh gấp hay dứt/nhồi ga đột ngột vì hiện tượng chuyển dịch trọng lượng bất ngờ giữa phần trước và sau xe có thể gây ra những tình huống mất lái nguy hiểm.

3. Đừng tắt các hệ thống hỗ trỡ ổn định thân xe điện tử như ESP/VSC/VSA/DSC...(mỗi hãng xe gọi theo một cách khác nhau, nhưng nó đều có tính năng giống nhau) khi di chuyển trong điều kiện đường xá bình thường. Đây sẽ là những vị cứu tinh của bạn để ngăn ngừa những tình huống mất lái. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết là hệ thống ổn định thân xe chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn. Dù sao có nó hoạt động thì vẫn yên tâm hơn.

163fi-toyota-vsc-940x529.Hệ thống ổn định thân xe điện tử là tính năng an toàn không thể thiếu trên những mẫu xe hiện đại
Các hệ thống ổn định thân xe thường can thiệp bằng cách tự hạn chế tốc độ di chuyển của xe. Vì thế các hãng xe thường trang bị 1 công tắc để tắt hệ thống này là để phục vụ cho nhu cầu đam mê tốc độ của 1 số đối tượng khách hàng.

eos_safety_1_large.Scion FR-S 2013_147.
Nhớ là đừng bao giờ thử tắt các hệ thống này. Nếu không ghi rõ là VSC/VSA/ESP OFF thì cách dễ nhận biết nhất là các nút có hình xe bị trượt kèm chữ OFF thường là công tắt để tắt các hệ thống ổn định thân xe

7155607_orig.
Một số xe như BMW thì hệ thống ổn định điện tử thân xe gọi là DSC (Dynamic Stability Control) sẽ tích hợp cùng hệ thống DTC (Dynamic Traction Control). Nhấn giữ nút DTC trong 3 hoặc 4 giây sẽ tắt đi hệ thống DSC. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tha hồ drift hay trình diễn những kỹ thuật nâng cao mà trước đó bị hệ thống DSC giới hạn.

 

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Đánh giá nhanh WD RED 6TB, ổ cứng dân dụng lớn

Có nhiều người nói WD có cách kinh doanh rất thông minh, họ tạo ra những ổ cứng giống hệt nhau và chỉ đơn giản là tùy biến firmware để tạo ra một dòng ổ cứng khác biệt hoàn toàn với giá cao hơn. Thực tế thì điều đó không hoàn toàn chính xác, không chỉ firmware mà một số thành phần cũng phải được tinh chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng của nó. Tất nhiên, nếu đi quá xa như dòng Purple chỉ tối ưu hóa cho đầu ghi an ninh thì cá nhân minh không thích lắm nhưng RED là một dòng sản phẩm cực kỳ nhanh nhạy của WD. Nó phù hợp với những ai muốn sử dụng NAS tại nhà, đặc biệt là với những hệ thống kết hợp 4 ổ cứng trở lên dùng RAID. với hệ thống kiểu này thì không ai có hiểu biết dám dùng Green hay Black mà phải chuyển sang các hệ thống tối ưu NAS như RED hoặc cao cấp hơn là RE hay Seagate Enterprise, HGST Ultrastar… Ổ cứng mà mình thử nghiệm có dung lượng 6TB, giá bán gần 10 triệu đồng ở Việt Nam. Nếu bạn muốn giá hợp lý hơn thì có thể mua loại 5TB, khoảng 7 triệu đồng. ​

WD_RED_6TB-8.WD_RED_6TB-7.WD_RED_6TB-4.
Bài viết này được thực hiện với giả định bạn đã có kiến thức cơ bản về NAS, nếu không hiểu thì có thể đọc tham khảo tại đây. Tham khảo thêm về RAID ở đây, nếu dài quá thì mình có chia sẻ một chút ở dưới.

Về cơ bản, NAS là một hệ thống lưu trữ có khả năng kết nối mạng. Khi dùng NAS, bạn có thể truy xuất thông tin ở bất cứ nơi đâu chừng nào mà chúng ta còn có mạng. Về bản chất, một hệ thống lưu trữ như vậy thì tất nhiên tính an toàn của thông tin lưu trữ là quan trọng nhất, người ta phải làm mọi cách dể dữ liệu trong đó không bị mất đi kể cả khi có một ổ cứng bị hỏng, và đó là lý do mà RAID, hệ thống ghép nối nhiều ổ ra đời.
Tại sao cần ổ đĩa riêng cho hệ thống NAS?

Có nhiều loại RAID khác nhau, RAID 1 sẽ tự động ghi dữ liệu đồng thời lên các ổ cứng khác nhau để bảo đảm mỗi ổ cứng sẽ có chung một lượng dữ liệu y hệt nhau, ổ này hỏng thì có ổ khác thay thế. Đây là cách an toàn nhất nhưng nó lại làm chúng ta giảm một nửa dung lượng ổ, vì vậy người ta dùng RAID 5 xuất hiện trên các hệ thống có 4 ổ cứng trở lên. Khi đó, dữ liệu sẽ ghi vào 3 ổ và một ổ sẽ đóng vai trò dự phòng, chứa các dữ liệu để nếu ổ số 1,2 hay 3 hỏng thì nó sẽ thay thế. Khi này, bộ điều khiển RAID sẽ phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống từ đầu, tốn khá nhiều thời gian nhưng ít nhất dữ liệu của bạn vẫn được an toàn.

Tuy nhiêm, ở đây chúng ta lại xuất hiện một tình trạng khác: ổ cứng nào cũng có cơ chế sửa lỗi và nó thường kém hơn rất nhiều so với cơ chế của trình điều khiển RAID. Về nguyên tắc, mỗi khi ổ cứng lỗi thì nó sẽ tự sửa (ví dụ bị bad sector) và điều này tốn rất nhiều thời gian. Khi ổ cứng mất nhiều thời gian xử lý như vậy thì RAID Controller sẽ tưởng nó bị hỏng và đá ra khỏi hệ thống, bắt đầu xây dựng lại toàn bộ hệ thống với ổ cứng thứ 4. Điều này cũng chẳng ảnh hưởng mấy, chỉ tốn thời gian của chúng ta (có thể lên tới vài chục tiếng với những ổ 5-6TB như thế này) nhưng trong trường hợp tệ nhất xảy ra: một ổ cứng khác vô tình bị lỗi trong lúc hệ thống đang xử lý thì cái vòng lặp sẽ được kích hoạt và gần như bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu trong ổ NAS đó, quá tệ hại.

Để khắc phục, người ta buộc phải tạo ra những ổ cứng có thời gian check lỗi ngắn hoặc thay đổi được (WD gọi là Time Limited Error Recovery, các hãng khác có thệ gọi tên khác). Khi này, nếu trong vài giây mà ổ cứng gặp vấn đề thì RAID Controller sẽ ngay lập tức vào cuộc và xử lý, giảm thiểu khả năng mất toàn bộ dữ liệu như đã nói ở trên. Mặc định thì WD không cung cấp công cụ để điều chỉnh thời gian này trên dòng RED vì nó khá ngắn rồi nhưng bạn có thể dùng các công cụ bên thứ 3.

Đó là lý do đầu tiên chúng ta phải dùng ổ cứng dành riêng cho NAS hoặc ổ cho doanh nghiệp nếu dùng hệ thống lưu trữ tại gia. Lý do thứ 2 là các ổ NAS thường không cần nhanh mà cần tiết kiệm điện năng hơn. Nó cũng buộc phải ít rung hơn (do ghép nối nhiều ổ gần nhau), có tuổi thọ (Mean Time Between Failures - MTBF) dài hơn…. Một yếu tố khác nữa là NAS luôn phải hoạt động 24/7 chứ không được nghỉ như máy tính, do đó ổ cứng cũng phải hoạt động y hệt như vậy.

Quay trở lại RED, tất nhiên là nó có đầy đủ những tính năng trên nhưng chỉ nằm trong một khoảng nào đó phù hợp với khách hàng cá nhân chứ chưa thể đạt đến độ bền và siêu ổn định như các ổ cứng dùng cho máy chủ/doanh nghiệp vốn có giá mắc hơn nhiều lần. Dù sao thì ổ cứng RED cũng được bảo hành 3 năm, nếu mua RED Pro thì là 5 năm, cao hơn nhiều so với các ổ cứng thường của WD.
Tại sao lại làm được 6TB:

Vào năm ngoái thì người ta cứ tưởng các ổ cứng sẽ chết khi cứ dậm chân ở dung lượng tối đa 4TB trong vài năm trời. Thế rồi Hitachi GST (HGST - WD mua lại) đưa ra ổ cứng Ultrastar He6 dùng Heli để ghép được tới 7 phiến đĩa cho dung lượng 6TB còn Seagate dùng các kỹ thuật mới như shingled magnetic recording (SMR) hay heat assisted magnetic recording (HAMR). Thật kỳ là là với công ty mẹ WD thì họ lại ép được 5 phiến đĩa với mật độ 1.2TB mỗi phiến bằng công nghệ PMR truyền thống để tạo được ổ 6TB mà không cần Heli. Tuy nhiên, có vẻ như mật độ này đang gặp giới hạn và gần như chắc chắn WD sẽ phải áp dụng helium sealed hoặc SMR cho các ổ đĩa 8TB và 10TB sắp tới của họ như Hitachi hoặc Seagate đang làm.​

WD_RED_6TB-5.WD_RED_6TB-2.WD_RED_6TB-3.
Hiệu năng:

Quay trở lại với RED 5/6TB mà WD mới giới thiệu tháng trước ở Việt Nam, ổ cứng này được nâng cấp lên trình điều khiển NASware 3.0 với khá nhiều cải tiến mà điểm được hoan nghênh nhất là cho phép sử dụng với hệ thống 8 ổ cứng cùng lúc, điều không thể với thế hệ ổ cứng NAS dân dụng cũ, kể cả từ các nhà sản xuất khác. Mình thử nghiệm với 2 ổ 6TB và NAS WD MyCloud EX2 thì dung lượng đã lên tới 12TB (trước kia tối đa 8TB) hoặc 24TB với 4 ổ cứng, quá lớn so với nhu cầu của người bình thường. Nếu bạn giàu có thì hệ thống 6x8 = 48GB cũng không phải là không thể! Cần lưu ý là NASware 3.0 có khá nhiều nâng cấp và bạn cần kiểm tra kỹ ổ cứng sắp mua có không vì các ổ NASware 2.0 không thể nâng cấp lên 3.0, có lẽ chỉ có các ổ sau này với dung lượng cao được trang bị 3.0.

Như đã nói, ổ NAS không cần quan tâm tới sức mạnh mà cần quan tâm tới độ ồn, nhiệt độ, độ rung, tính ổn định và đặc biệt là khả năng tiết kiệm điện. Ổ 6TB của WD có tốc độ quay 5400 vòng một phút, không cao so với 7200 của các ổ cứng máy tính. Mình thử tốc độ cho các bạn xem bằng một hệ thống mạnh, giá ghép khoảng 30 triệu để không ảnh hưởng tới ổ cứng. CrystalDiskMark cho tốc độ đọc/ghi cao bất ngờ là khoảng 180MB/s sequense còn HDTune cũng đạt tốc độ tối đa 186MB/s và trung bình 136MB/s trong bài thử của nó, khá ấn tượng với một ổ cứng 5400 vòng. Một phần nguyên do tốc độ có thể đến từ việc nó có bộ nhớ đệm 64MB, bạn có thể xem các kết quả thử khác trong những hình ảnh dưới đây. Khi chạy thử với WD MyCloud EX2 thì tốc độ vào khoảng 70MBps khi thử qua LAN, cũng giống các ổ RED mình thử trước kia.​

WD_RED_6TB-9.

8-31-2014 1-33-12 PM.8-31-2014 1-59-02 PM.8-31-2014 1-53-15 PM.8-31-2014 2-01-33 PM.8-31-2014 2-03-32 PM.8-31-2014 1-52-41 PM.