Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Sony My Cloud, app giúp truy cập nhạc/hình/video từ nhiều "đám mây", hỗ trợ cả máy không của Sony

Sony_My_Cloud_8.

Sony Mobile mới đây đã ra mắt ứng dụng mang tên "My Cloud". Nó là một công cụ giúp bạn truy cập và quản lý các tập tin hình ảnh, nhạc, video trên mây của mình ở một nơi duy nhất. Hiện My Cloud hỗ trợ kết nối với ba dịch vụ lưu trữ trực tuyến là Box, DropBox và Tonido. App cho phép chúng ta tìm kiếm, sao chép, di chuyển, sắp xếp cũng như phát nội dung của file. My Cloud yêu cầu thiết bị của bạn phải đang chạy Android 4.0 trở lên và không nhất thiết phải là máy Sony mới cài được. Mình thử nghiệm với HTC One thì app này vẫn hoạt động tốt, do đó anh em Android hãy cứ thử tải về trải nghiệm xem sao nhé.

Tải về ứng dụng Sony MyCloud cho Android



Nguồn: Google Play

[Nhiếp ảnh CB] Ống kính Fisheye và thủ thuật chụp Fisheye

2299270_camera.tinhte.22.

Ống kính Fisheye - thường gọi là ống kính mắt cá - là một loại ống kính có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hìn ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước. Ban đầu, loại ống kính này được sản xuất dành riêng phục vụ công việc nghiên cứu lãnh vực thiên văn khí tượng. Các chuyên gia sử dụng ống kính này chụp lại hình ảnh bầu trời, hình ảnh của quá trình hình thành ngưng tụ hơi nước trong bầu khí quyển ... và họ gọi là "ống kính của bầu trời". Về sau, khi nhiếp ảnh phát triển rộng, loại ống kính này nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong giới nhiếp ảnh. Nhiều người thích và tìm mua loại ống kính này ráo riết, trong đó một số vì nhu cầu sáng tác ảnh trong công việc, một số vì vui thích với hiệu ứng lạ của loại ống kính này. Hơn nữa, fisheye cũng được sử dụng như một ống kính trong bộ ống kính góc rộng của người chụp ảnh, dễ dàng chụp sáng tạo những khoảnh khắc bất ngờ.


Gần đây, mình thấy có nhiều bạn quan tâm và sử dụng ống kính này, bài này chia sẻ một vài cách chụp với loại ống kính này. Góc ảnh và tỉ lệ ảnh sẽ bị thay đổi và tạo ra hiệu ứng lạ mắt, tạo một ấn tượng riêng với thể loại ảnh chụp bằng ống này.

1. Chiêu "cong chân trời"
Đây là loại ảnh rất phổ thông. Cầm fisheye là người ta chụp ngay tấm cong chân trời! Cần lưu ý khi chụp loại ảnh này, bạn di chuyển khung ảnh làm sao đưa đường chân trời hoặc đối tượng vào gần cạnh trái, phải hoặc trên, dưới của khung ảnh. Càng sát mép khung ảnh thì hiệu ứng cong méo càng hiệu quả, càng nhiều. Nếu bạn đặt đường chân trời tại giữa khung ảnh, thì nó sẽ thẳng ngang khung ảnh mà không có hiệu ứng cong. Thêm một lưu ý nữa, đó là khi đưa đường chân trời ra mép dưới khung ảnh, chân của bạn có thể lọt vào khung.

Bức ảnh sau, mình đưa đường chân trời sát mép cạnh của khung, góc chụp cao ở sân thượng của ngôi nhà ở Saigon, đưa đường chân trời xuống sát cạnh dưới của khung ảnh tạo hiệu ứng cong. Sau đó, mình dùng phần mềm hậu kỳ lật ngược ảnh tạo cảm giác như quả địa cầu. Rất thú vị.

camera.tinhte.6.
Hoàng hôn Saigon - Nikon FE 16mm f/2.8

camera.tinhte.22.Thành quả gốm Bắc Bình - Nikon FE 16mm f/2.8

camera.tinhte.17.
Vũ điệu K'ho - Canon FE 8-15 f/4

2. Chiêu "góc rộng phong cảnh"
Ống kính fisheye chụp là phải cong? Chưa hẳn!
Đôi khi, bạn có thể sử dụng ống kính fisheye - mắt cá - như một ống kính góc rộng, thậm chí là siêu rộng trong thể loại ảnh phong cảnh, mà ít bị cong méo ảnh. Tuy nhiên, cảnh quan mà bạn chụp không được có những cấu trúc, đối tượng đường thẳng như nhà cửa, cây cao, cột điện, trụ đèn... thì ống kính ảnh được dùng như một ống kính góc rộng rất tốt. Lưu ý là đường chân trời đặt vào giữa khung ảnh, rồi sau đó cắt xén lại theo ý muốn thì hiệu ứng cong méo sẽ giảm thiểu tối đa.

camera.tinhte.31.
Bầu Trắng Phan Thiết - Nikon FE16mm f/2.8

camera.tinhte.3.
Đại Nội Huế - Nikon FE16mm f/2.8

camera.tinhte.12.
Lăng Khải Định - Nikon FE 16mm f/2.8


camera.tinhte.9.
Thác Damb'ri toàn cảnh - FE 16mm f/2.8

4. Chiêu "tóm trần nhà"
Với ống kính fisheye, chụp trần nhà hoặc khung ảnh có trần nhà là một thế mạnh mà khó có ống kính góc rộng nào cạnh tranh được. Với một trần nhà có kiến trúc đối xứng, tìm điểm chiếu trung tâm dưới nền nhà và bấm máy. Hoặc chụp tập thể người, đặt máy góc thấp, lấy được trần nhà tạo hiệu ứng lạ cho khung ảnh.

camera.tinhte.27.
Mừng sinh nhật SGPT - Sigma 4.5 f/2.8

camera.tinhte.35.

5. Chiêu "dí sát chủ thể"
Dẫu bạn chụp ảnh thương mại, dịch vụ, hay chụp cho đời thêm vui... ống kính fisheye có thể nói là một ống kính nên sở hữu. Nó là ống kính một tiêu cự, không thể phóng to thu nhỏ khung ảnh như ống kính zoom. Cho nên, bạn sử dụng nó thì phải "zoom bằng chân" tiến sát đối tượng chụp và điều chỉnh góc chụp sao cho có hiệu ứng như ý, đó là đặc thù của ống kính này. Bạn có thể nằm sát mặt đất hất máy chụp lên, đặt máy lên bụng chụp ngửa lên, co ro sát đường rày xe lửa hay bề mặt nền nhà... và dí ống kính sát chủ thể để tạo sự cong méo ngộ nghỉnh!

camera.tinhte.1.
Mod tinhte - Nikon 16mm f/2.8

camera.tinhte.32. Nex7 + Samyang FE 8mm f/2.8

camera.tinhte.20.
Xe đạp thồ hàng ở Chợ Lầu - Nikon 16mm f/2.8

camera.tinhte.28.

Cừu về chuồng - Nikon 16mm f/2.8

6. Chiêu "lệch kích thước"
Fisheye là ống kính tuyệt vời để thể hiện sự tương phản "nhỏ - lớn", "ngắn - dài" trong nhiếp ảnh. Hai đối tượng có khoảnh cách nhau, đối tượng được dí sát và đối tượng xa kia sẽ có sự chênh lệch kích thước lạ mắt. Khai thác loại ảnh này, ngoài ý tưởng khởi đầu, chọn vị trí để có khung ảnh và cách sắp xếp vị trí các đối tượng trước khi bấm máy là điều quan trọng.

Trong thực tế, con diều này dài đến 12 mét và đang ở độ cao khoảng 60m. Mình đưa sát ống kính vào tay người lái diều để tạo độ chênh lệch kích thước với con diều, con diều bé tí và khoảng cách dây diều như ngắn lại rất nhiều. Sự tương phản lớn - nhỏ và xa - gần bị đảo ngược rất hay.
camera.tinhte.25.
Lái Diều Vũng Tàu - Nikon 16mm f/2.8

camera.tinhte.15.

Hai tấm này cũng vậy! Tạo độ lệch kích thước và khoảng cách lớn nhất giữa các đối tượng khác vị trí trong khung ảnh.

camera.tinhte.18.

7. Chiêu "Hất ngược lên và cúi xuống"
Trong nhiều tình huống phong cảnh, đời thường, phóng sự... hãy đặt ống fisheye ở vị trí thấp nhất có thể để tận dung góc rộng hoặc siêu rộng cùng hiệu ứng của loại ống này. Chính hiệu ứng đặc biệt của hệ thấu kính tạo khung ảnh rất đẹp và sinh động. Các tấm ảnh sau mình để máy sát mặt đất.

camera.tinhte.2.
Về - Nikon FE 16mm f/2.8

camera.tinhte.5.
Bát phố - Canon FE 8-15mm f/4

camera.tinhte.10.
Lễ Cưới - Nex7 + FE Samyang 8mm f/2.8

camera.tinhte.31.
Đời cát - FE Nikon 16mm f/2.8 - Tấm này mình nằm sát mặt cát, đưa chân trời cắt ngang giữa khung để giảm cong méo, vừa lấy được đường dẫn cát và crop bố cục hậu kỳ.

Còn sau đây là một số tấm góc cao, các đối tượng ở xa nhỏ hẳn đi và các đối tượng gần nổi bật lên. Nguyê tắc là đối tượng ở gần sẽ to ra và xa "tí hon hoá".

camera.tinhte.11.
Cảng Nha Trang - Film F100 + FE16mm f/2.8

camera.tinhte.13.
Đứng trên xe máy và chúc máy xuống tạo hiệu ứng cây cầu.

camera.tinhte.14.
Lễ về - Nex7 Samyang FE 8mm f/2.8 (nhà thờ Gò Vấp)

camera.tinhte.24.
Lễ Ramuwan - Canon FE 8-15mm f/4 (Phan Rang)

8. Kiến trúc công trình
Thường chụp công trình kiến trúc góc rộng, người ta sẽ tránh tình trạng cong méo ảnh, tuy nhiên ống kính fisheye vẫn được ưa thích khi chụp thể loại ảnh này. Chẳng hạn tấm Chùa Thiên Mụ sau đây, mình đưa máy cao khỏi đầu để giảm độ cong méo chân trời, khung ảnh lấy được hết hàng cột tiền sảnh mà vị trí đứng chụp khó có ống wide nào lấy hết. Tấm thứ hai là Trường CĐSP Đà Lạt, lấy hết cả khuôn viên sân trường và cả toà nhà mà thẳng băng chân trời thì chỉ có Canon FE 8-15mm f/2.8, chụp ở tiêu cự 8mm tận dụng hiệu ứng circular và cho chân trời vào giữa đường kính. Bản thân mình chụp rất nhiều ống FE tại đây nhưng tấm này là ưng ý nhất.

camera.tinhte.16.
Chùa Thiên Mụ Huế - 16mm f/2.8

camera.tinhte.21.
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt - Canon FE 8-15mm

camera.tinhte.34.
Bảo tàng lịch sử Saigon - Sigma 4.5mm f/2.8

9. Fisheye cho Smartphone
Có hai cách: Cài đặt app fisheye hoặc sắm fisheye lens. Nhưng cả hai cách này đều cho ảnh không đạt chất lượng tốt lắm. App thì cho ảnh không có độ nét căng và dường như sử dụng thuật toán bẻ cong bìa hình mà thôi. Sắm lens FE thì việc gắn chồng phía trước ống kính (thay vì chỉ chụp ống FE như máy ảnh), thành ra ánh sáng phải đi qua thêm một số thấu kính, lượng sáng suy giảm nên tuy có hiệu ứng cong mà vẫn không ấn tượng.

camera.tinhte.7.


Một số ảnh khác:
Cá nhân mình khi đi chụp sân khấu, rất thích chụp cận cảnh với Fisheye. Thứ nhất là hiệu ứng góc rộng rất tốt, thứ hai đảm bảo độ nét, thứ ba hiệu ứng chênh lệch giữa chủ đề với các chi tiết phụ khác rất tốt.

camera.tinhte.4.Apsara Cung Đình Huế - Festival

camera.tinhte.19.
Rock Storm - 16mm f/2.8

camera.tinhte.23.
Rock Storm - 16mm f/2.8

Ngoài việc tìm kiếm những góc ảnh sáng tạo, góc chụp lạ, ống kính fisheye là thiết bị giúp người chụp ảnh có thêm cảm ứng sáng tác nhiều khung ảnh với ý tưởng phong phú vô tận. Hiệu ứng đặc thù của ống kính fisheye thể hiện tuỳ thuộc vào ý tưởng của người cầm máy, mỗi một độ xoay là một bức ảnh hoàn toàn khác lạ. Tuy vậy, để cảm hứng "cái cong cong" luôn hấp dẫn, sự linh hoạt trong góc chụp là điều kiện. Chúc các bạn mê fisheye tìm được ống kính như ý.

Lumia 1320 đã bắt đầu được bán ra trước hết ở Trung Quốc, các nước khác sẽ có trong vài tuần tới

Lumia-1320_632.

Nokia hôm nay vừa cho biết rằng chiếc phablet tầm trung của hãng - Lumia 1320 với màn hình 6" - hiện đã được bán ra đầu tiên ở Trung Quốc (không phải Việt Nam như thông tin hồi tháng 10). Thời điểm này sớm hơn so với kế hoạch cho Lumia 1320 lên kệ hàng vào tháng 1/2014 mà Nokia từng tiết lộ. Trong vài tuần tới, công ty sẽ tiếp tục mang thiết bị này đến với Đài Loan, Hong Kong, Singapore và nhiều quốc gia khác. Lumia 1320 sở hữu màn hình lớn 6", tương đương Lumia 1520, nhưng chỉ có độ phân giải 720p thay vì 1080p. Bên trong nó là vi xử lí hai nhân Snapdragon 400 xung nhịp 1,7GH, bộ nhớ trong 8GB, hỗ trợ khe cắm microSD và camera chính 5 megapixel. Giá bán của máy là 339$. Tinh tế sẽ tiếp tục cập nhật cho các bạn thông tin về Lumia 1320 ở Việt Nam.

Xem thêm: Trên tay Nokia Lumia 1320, pin 3400mAh, màn hình 6"
Nguồn: Nokia

Nikon sẽ ra mắt D3300, ống 35 f/1.8G FX và 18-55mm f/3.5-5.6 thế hệ mới tại CES 2014?

CES_2012_Steves-Digicams_Nikon-booth.

Theo trang tin NikonRumors, Nikon sẽ tổ chức một sự kiện vào ngày 7/1/2014 trong lúc triển lãm CES đang diễn ra để giới thiệu nhiều sản phẩm mới. Những thiết bị được kì vọng sẽ xuất hiện trong đợt này bao gồm chiếc DSLR entry-level Nikon D3300 (thay thế cho D3200 ra mắt đã hơn một năm rưỡi nay), ống kính Nikkor 35mm f/1.8G FX, 18–55mm f/3.5–5.6G DX đời mới và hai hoặc ba máy ảnh ngắm chụp Coolpix (nhiều khả năng sẽ là các model thay thế cho Coolpix P330 và P520). Đến ngày 17/1 Nikon sẽ có thêm một sự kiện của riêng hãng để ra mắt những sản phẩm nói trên cho thị trường Trung Đông và Châu Phi.

Nói về ống 18–55mm f/3.5–5.6G DX VRII, đây sẽ là lens kit đi kèm với D3300. So với ống 18-55mm hiện nay, thế hệ mới sẽ nhỏ và nhẹ hơn đáng kể (dưới 200g) và vẫn xài filter đường kính 52mm. Nó sẽ được trang bị 7 lá khẩu dạng tròn, cấu tạo gồm 11 thấu kính xếp thành 8 nhóm, trong đó có 1 thấu kính phi cầu.

Trong khi đó, ống 35mm f/1.8G sẽ tương thích với các máy ảnh Full-frame (FX), cấu tạo gồm 11 thấu kính xếp thành 8 nhóm. Trong số đó có 1 thấu kính tán xạ thấp và 1 phi cầu. Lens này sẽ không có vòng chỉ vàng như các ống nano. Trọng lượng của lens vào khoảng 300g và nó có 7 lá khẩu. Hiện Nikon đang có lens 35mm f/1.8G DX và 35mm f/1.4G FX.

Hình ảnh D3300 rò rỉ trước đây

Nikon-D3300-DSLR-camera.

Nguồn: NikonRumors
Ảnh: Steve Digicam

Nokia gỡ bỏ HERE Maps khỏi App Store vì "iOS 7 làm tổn hại đến trải nghiệm người dùng"

Nokia_HERE_Maps_iOS.

Nokia mới đây đã gở bỏ ứng dụng bản đồ HERE Maps ra khỏi kho App Store của Apple. Lý do được hãng đưa ra đó là "những thay đổi gần đây trong iOS 7 đã làm tổn hại đến trải nghiệm người dùng". Công ty cho biết thêm rằng "người dùng iPhone có thể tiếp tục sử dụng phiên bản nền web của HERE Maps ở địa chỉ m.here.com". Trang web này sẽ cung cấp đầy đủ những tính năng mà người dùng cần như định vị, tìm đường đi, xem thông tin chuyển tiếp xe buýt hoặc tàu điện, "tất cả đều miễn phí" như từ trước đến nay.

Ứng dụng HERE Maps cho iOS được Nokia giới thiệu lần đầu tiên vào năm ngoái trong bối cảnh Google Maps không còn được cài sẵn trên các thiết bị di động Apple, phần mềm Apple Maps thì vẫn còn chưa tốt. Dữ liệu bản đồ của HERE được đánh giá tốt, tuy nhiên HERE Maps trên iOS không có được nhiều tính năng như phiên bản trên Windows Phone hay Symbian. Khi lên iOS 7, app này gặp nhiều lỗi trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như việc app bị đơ khi zoom bản đồ.

Nguồn: IndiaExpress, Engadget

Microsoft mang 3 game Solitaire, Mahjong, Minesweeper lên Windows Phone

mswp_tinhte.

Đây là 3 game cổ điển mà bất cứ ai bắt đầu dùng máy tính (Windows) cũng từng chơi qua. Game này không những giúp chúng ta giải trí mà còn giúp chúng ta quen với việc dùng chuột máy tính. Giờ thì những game này được Microsoft mang lên Windows Phone. Mục đích chắc là cho chúng ta nhớ lại thời dùng Windows và giải trí phần nào chứ không phải để anh em luyện chuột hay luyện dùng cảm ứng trên màn hình cảm ứng. Solitaire là game xếp bài, Mahjong là game tìm các các thành phần giống nhau còng Minesweeper là ứng dụng dò mìn.

Nhiều anh em trước đây hay chơi mấy game này trong các giờ thực hành vi tính. Nếu anh em cảm thấy chơi chưa đã thì mời tải về chơi tiếp nhé. Anh em có thể nhấn vào link ở tên game hoặc trên máy Windows Phone thì nhấn nút kính lúp rồi nhấn vào biểu tượng con mắt và quay camera và hình QRCode dưới để tải về.


Tổng hợp những ứng dụng hay trên iPhone/iPad trong năm 2013

[​IMG]

Đến hẹn lại lên, cứ tới cuối năm mình lại chọn lọc ra những ứng dụng hay và chất lượng dành cho các thiết bị chạy iOS. Năm nay, chúng ta được chứng kiến sự ra mắt của iOS 7, chính sự có mặt của iOS 7 với giao diện phẳng, những app trên iPhone/iPad giờ đây còn đẹp hơn và trực quan hơn. Bài viết này mình sẽ không đề cập đến mảng game (bởi game hay hay dở thì tuỳ mỗi người cảm nhận), mà chỉ chú tâm vào ứng dụng. Tất nhiên list app dưới đây liệt kê ra dưới đây được lọc ra dựa trên trải nghiệm của mình cũng như các đánh giá chung của cộng đồng người dùng.

Bạn nào biết thêm nhiều app hay cho iPhone/iPad có thể chia sẻ ngay trong topic này. Một điều nữa các bạn nên nhớ là ứng dụng hay thì thường có phí, cái nào cũng có giá của nó, các dev đã tốn nhiều công sức thiết kế và tạo ra app chất lượng cao thì chúng ta cũng đừng ngại ủng hộ họ.

A. Top các ứng dụng dành cho iPhone

1. OneTouchDial (OTD) - 1,99$

photo 1.

Đây là ứng dụng gọi điện thoại mà mình đánh giá cao nhất trên iPhone. Bên cạnh việc hỗ trợ bàn phím T9 giúp ta thực hiện cuộc gọi dễ dàng hơn, OTD còn có một giao diện tương tự như "Modern UI" trên Windows Phone. Đó là các ô vuông danh bạ, mỗi ô vuông tương ứng với một địa chỉ nào đó. Khi nhấp vào địa chỉ (ô vuông) đó, OTD sẽ cho phép ta nhiều lựa chọn như gởi tin nhắn, gọi điện thoại hay là email.

Việc quản lý danh bạ kiểu này là rất hay, bạn có thể lưu những người mà bạn hay liên lạc nhất ngay trên các ô vuông này. OTD cũng cho phép ta tuỳ biết giao diện bên trong, cách sắp xếp từng ô danh bạ. Nhìn chung thì đây là một ứng dụng thay thế "Phone" mặc định rất đáng để các bạn dùng thử.

2. Ứng dụng Email Client: Mailbox, Hop, Molto, Boxer,...

photo 2.

Hop (trái) và Mailbox (phải), hai email client tốt nhất dành cho iOS trong năm nay​

Ứng dụng tốt nhất: Mailbox

Có vẻ nói đến các ứng dụng Email Client cho iOS, mà ở đây là iPhone, ta có thể nói cả ngày trời mà không hết. Đúng vậy, có rất rất nhiều app có thể thay thế hoàn toàn ứng dụng Mail mặc định của iOS (thậm chí là còn tốt hơn). Trong số những cái tên mà mình liệt kê ở trên, chắc hẳn các bạn đã quá rõ Mailbox, theo mình thì đây xứng đáng là ứng dụng email client tốt nhất trên iOS hiện nay. Mailbox dường như không có đối thủ ở mảng này, đặc biệt là với sự trợ giúp của Dropbox nữa. Bạn nào muốn hiểu hơn về Mailbox thì đọc bài đánh giá của mình tại đây.

Ai không thích Mailbox thì cũng không sao, các bạn có những lựa chọn khác cũng mạnh mẽ không kém đó là Hop, Molto hay Boxer. Trong ba ứng dụng này thì mình ưu tiên Hop hơn bởi cách nó quản lý email của chúng ta khác biệt và vui vẻ hơn so với hai app kia. Hop cũng được nhiều trang mạng đánh giá rất cao về ý tưởng email client độc đáo của mình.

Ngoài ra chúng ta còn có app Gmail chính chủ của Google. Nếu như Gmail trên Android tốt bao nhiêu, thì Gmail trên iOS tồi tệ bấy nhiêu, thao tác không mượt, giao diện không đẹp và đôi lúc giật lag là những gì app Gmail trên iOS thể hiện. Tuy nhiên với những ai yêu thích sản phẩm của Google thì đây là sự lựa chọn ổn.

Tải về Mailbox (miễn phí) - Tải về Hop (miễn phí) - Tải về Molto (miễn phí) - Tải về Boxer (0,99$) -Tải về Gmail (miễn phí)

2. Ứng dụng quản lý file, tập tin trên mây: Dropbox, Google Drive, SkyDrive, Boxie,...

photo 1.
Boxie (ứng dụng thay thế Dropbox, bên trái) và Google Drive (phải)​

Ứng dụng tốt nhất: Boxie

Nhắc đến ứng dụng của dịch vụ lưu trữ đám mây, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cái tên nổi bật như Dropbox, Google Drive, Microsoft Skydrive, Box hay Sugar Sync. Tuỳ theo thói quen hay ý thích mà bạn có thể chọn bất kỳ cách lưu trữ nào, riêng cá nhân mình thì chọn Dropbox bởi nó hỗ trợ lưu ảnh trực tiếp lên mây ngay sau khi mình vừa chụp (SugarSync cũng có tính năng này), và đặc biệt Dropbox tương thích tốt với Mac OS.

À bạn nào mà hay dùng Dropbox nhiều, các bạn có thể tham khảo qua một app có tên là Boxie - đây là ứng dụng liên kết với Dropbox, quản lý các file trên Dropbox nhưng có giao diện đẹp hơn và cách trình bày logic hơn.

Tải về Boxie (miễn phí)Tải về Google Drive (miễn phí) cho iPhone
Tải về Skydrive (miễn phí) cho iPhone
Tải về Box (miễn phí) cho iPhone
Tải về Sugar Sync (miễn phí) cho iPhone

3. Ứng dụng chat OTT: WhatsApp, Viber, Skype,...

photo 1.
WhatsApp mới với giao diện iOS 7 (trái) và Skype (phải)
Ứng dụng tốt nhất: Skype và Viber

Chat với bạn bè luôn luôn là phần không thể thiếu đối với những ai sử dụng smartphone. Có khá nhiều app đáp ứng nhu cầu đó của chúng ta như Viber, Skype hay Whatsapp. Viber và Whatsapp thì hỗ trợ chat qua giao thức VOIP truyền thống, tuy nhiên Viber còn có hỗ trợ cả tính năng thực hiện cuộc gọi thông qua sóng WiFi/3G và đặc biệt mới đây nhất là Viber Out. Với Skype, đây là app hỗ trợ chat và gọi video tốt nhất hiện nay, Skype cũng hỗ trợ chat nhóm, hay gọi video nhóm (tính năng này sẽ tốn phí đăng ký).

Những ai hay phải gọi điện thoại nhóm và muốn miễn phí, các bạn cũng nên tham khảo qua app Google Hangouts của Google.

Tải về Skype (miễn phí) cho iPhone
Tải về Viber (miễn phí) cho iPhone
Tải về Whatsapp (miễn phí) cho iPhone
Tải về Google Hangouts (miễn phí)

4. Ứng dụng ghi chú - nhắc nhở lịch làm việc: Note.It, Clear, Evernote, Wunderlist, Any.Do,...

[​IMG]
Lần lượt từ trái qua: Any.Do, Clear, Wunderlist​

Ứng dụng tốt nhất ở mảng này: Evernote và Wunderlist

Chúng ta vẫn chứng kiến những cái tên đã quá đỗi nổi tiếng ở mảng này như Clear (app ghi chú tốt nhất năm 2012 do Apple bình chọn), Evernote, Any.Do hay Wunderlist. Năm nay, nhờ có iOS 7 đẹp hơn, do đó ta có thêm một vài app ghi chú - nhắc nhở mới đẹp và vui vẻ hơn, cụ thể ở đây chính là ứng dụng Swipe hay Note.It. Cả hai đều giúp ta lưu lại những gì cần nhớ, hẹn thời gian, báo thức.

Tải về Note.It (0,99$)
Tải về Wunderlist (miễn phí)
Tải về Any.do (miễn phí)
Tải về Clear (0,99$)
Tải về Evernote (miễn phí)
Tải về Swipe (miễn phí)

5. Ứng dụng lịch: Calendars 5 và Fantastical 2

photo 1.
Calendars 5 (trái) và Fantastical 2 (phải)​

Quản lý lịch làm việc luôn là nhu cầu cơ bản nhất đối với nhiều anh em, và rất may mắn là chúng ta có hai ứng dụng hỗ trợ công việc này một cách rất mạnh mẽ trên iPhone. Đó chính là Calendars 5 và Fantastical 2. Nói về Fantastical 2, có lẽ những ai đã dùng phiên bản Fantastical đầu tiên cũng hiểu rõ app này tuyệt vời như thế nào, nó quản lý lịch, các công việc cần làm một cách không thể nào hoàn hảo hơn: trực quan và vô cùng logic.

Bên cạnh Fantastical 2, chúng ta còn có Calendars 5. Thành thật mà nói mình có phần thích cách hiển thị của Calendars 5 hơn vì nó sẽ chia lịch của chúng ta theo tuần, từng lịch làm việc sẽ được làm nổi bật rất dễ nhìn. Bạn cũng có thể thêm một cuộc hẹn một cách nhanh chóng chỉ với việc nhấn giữ lâu vào ngày bạn muốn, rồi tạo thôi. Cụ thể hơn thế nào thì các bạn tải về và trải nghiệm nhé. Cả hai đều rất hay vì vậy sẽ không có chuyện miễn phí đâu, rất đáng để các bạn thử đấy!

Tải về Calendars 5 (2,99$) (giá khuyến mãi)
Tải về Fantastical 2 (1,99$) (giá khuyến mãi)

6. Ứng dụng đọc tin tức RSS: Feedly, Pulse, Feedly, Flipboard, Báo Mới

photo.
Báo Mới (trái) và Pulse (phải)
Ứng dụng tốt nhất: Feedly

Năm nay Feedly thực sự có một bước nhảy vọt nhờ vào việc tận dụng tốt thời cơ từ cái chết của Google Reader. Giao diện nhẹ nhàng, đơn giản, Feedly còn hỗ trợ rất nhiều nguồn báo, đặc biệt báo Việt Nam đọc rất tốt trên Feedly. Rõ ràng với những ưu thế đó, Feedly xứng đáng là ứng dụng đọc tin RSS tốt nhất trên iPhone tính đến thời điểm này.

Bạn nào không thích Feedly thì cũng có nhiều lựa chọn khác rất tốt như Pulse hay Flipboard nổi tiếng. Ngoài ra, chúng ta còn có Báo Mới - một ứng dụng tổng hợp tin tức rất tốt chính gốc Việt Nam. Tất cả ứng dụng mình nêu ra đều miễn phí.

Tải về Pulse
Tải về Feedly
Tải về Flipboard
Tải về Báo Mới
7. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh: Instagram, Camera+, Snapseed, VSCOcam, Aviary

photo copy copy.
Instagram (trái) và Camera+ (phải)​

Ứng dụng tốt nhất: Instagram và Snapseed

Một lần nữa Instagram lại là cái tên quá lớn ở lĩnh vực này: Một ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng, nhiều hiệu ứng, cho phép quay video ngắn và chia sẻ, rõ ràng Instagram năm nay đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Với những ai thích một ứng dụng chuyên sâu hơn, một ứng dụng có thể thêm nhiều chi tiết hơn lên bức ảnh, thì có lẽ Snapseed từ Google có vẻ là sự lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn nào muốn biến trình chụp ảnh trên iPhone trở nên mạnh mẽ và vui vẻ hơn, thì Camera+ là app đầu tiên nên nghĩ đến. Các ứng dụng còn lại như VSCOcam hay Aviary đều là app chỉnh sửa ảnh cũng rất tốt.

Tải về Instagram (miễn phí)
Tải về Camera+ (1,99$)
Tải về VSCOcam (miễn phí)
Tải về Aviary (miễn phí)

8. Những ứng dụng hay khác cho iPhone

Ứng dụng IFTTT - Công cụ giúp tự động hoá nhiều thao tác online. Tải về IFTTT
DataMan - Ứng dụng quản lý lưu lượng mạng sử dụng (1,99$)
Shazam - Ứng dụng tìm nhạc
Google Maps - Đã quá nổi tiếng rồi :D
Day One - Ứng dụng nhật ký, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi bạn đi du lịch (app hay nhất năm 2012 do Apple bình chọn) - 2,99$
FPT Play - Ứng dụng xem truyền hình, xem đá banh. Tải về FPT Play (miễn phí)
Pocket - Ứng dụng đọc tin sau, có thể đọc offline (miễn phí)
YouTube - Cũng quá nổi rồi
Foursquare - Ứng dụng check-in địa điểm rất phổ biến
Launch Center Pro - Ứng dụng gom các shortcut các ứng dụng lại, giúp ta mở nhanh một app nào đó (2,99$)
Tidy - Ứng dụng quản lý hình ảnh rất hay và đẹp (miễn phí)
BubbleChat - Ứng dụng chat Facebook với giao diện rất đẹp (miễn phí)
Wake - Ứng dụng báo thức mới lạ, vui vẻ

B. Top các ứng dụng dành cho iPad

Mình sẽ không ghi rõ chi tiết từng app ra ở đây bởi đa phần các app hay trên iPad đều đã có trên iPhone. Mình sẽ liệt kê ra cho các bạn biết, đặc biệt những ai mới mua iPad nên cài đặt các app này để sử dụng máy tốt hơn.

Mailbox cho iPad (miễn phí) - Ứng dụng email client
Clear+ cho iPad (1,99$) - Ứng dụng quản lý các công việc cần làm - Đồng bộ tốt với Clear trên iPhone
Mr.Reader cho iPad (3,99$) - Ứng dụng đọc tin tức, theo mình là tốt nhất dành cho iPad
Manga Rock (miễn phí) - Ứng dụng đọc truyện tranh cực hay
FPT Play - Ứng dụng xem truyền hình, xem đá banh. Tải về FPT Play (miễn phí)
YouTube cho iPad
Calendars 5 cho iPad - Ứng dụng lịch và quản lý công việc
Alezaa - Ứng dụng đọc sách của người Việt
Google Maps cho iPad
Yahoo Weather! - App xem thời tiết rất đẹp dành cho iPad
Bộ ứng dụng iWork: Keynote, Pages, Numbers
Pocket - Ứng dụng đọc tin sau, có thể đọc offline (miễn phí)

Hy vọng bài viết này sẽ thực sự bổ ích với nhiều bạn, đặc biệt là những ai vừa mới mua iPhone, iPad. Năm mới đến rồi và chắc chắn sẽ còn nhiều app hay hơn nữa trong năm 2014. Một năm dành cho đánh giá và dùng thử app, hẹn các bạn tại list các app hay nhất vào cuối năm sau nhé!​