Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Hirobo giới thiệu trực thăng cứu hộ tự động HX-1 và trực thăng cá nhân BIT tại triển lãm robot Tokyo

Hiboro_01.

Tại triển lãm robot quốc tế đang diễn ra tại Tokyo, tập đoàn điện tử Hirobo đã khiến khách tham quan ngạc nhiên với việc giới thiệu mẫu máy bay trực thăng cứu hộ không người lái HX-1 dự kiến sẽ được sản xuất vào cuối năm và đặc biệt hơn cả là một nguyên mẫu trực thăng cá nhân có tên gọi BIT.

Hirobo - công ty có trụ sở chính tại Hiroshiba nổi tiếng với các sản phẩm máy bay trực thăng mô hình điều khiền bằng sóng radio thuộc phân khúc cao cấp và đã có hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất. Hồi tháng 7 vừa qua, mẫu trực thăng Eagle 3 của Hiboro đã thắng giải nhất tại cuộc thi mô hình máy bay F3C World Championships 2013 diễn ra tại Ba Lan.

Trong những năm gần đây, Hiboro vẫn tiếp tục sản xuất và đa dạng hóa dòng sản phẩm mô hình máy bay dùng động cơ Glow chạy dầu Castor hay Methanol. Tuy nhiên, công ty cũng tăng cường các mô hình chạy điện và phát trển một loạt các công nghệ điều khiển phức tạp mà giờ đây đã được tích hợp vào lĩnh vực tự động hóa.

Cảm biến IMU-05 nhỏ gọn của Hiboro là một trong những công nghệ tiến tiến được phát triển cho loại hình bay tự động và mang lại cho công ty nhiều lợi thế trong lĩnh vực. Cảm biến IMU-05 thu thập các dữ liệu về góc độ, gia tốc, tốc độ góc và hướng từ để giúp máy bay có thể giữ ổn định trước những cơn gió mạnh. Qua đó, IMU-05 đóng vai trò như chìa khóa kích hoạt công nghệ cho loại hình trực thăng tự động.

Hiboro_04.JPG

Hiboro_02.JPG Hiboro_03.JPG

Chiếc trực thăng tự động hoàn toàn đầu tiên được Hiboro đem đến triển lãm là HX-1 - một phương tiện cứu hộ và cấp cứu thật sự chứ không phải là một món đồ chơi bình thường. HX-1 sẽ được bán với giá 8 triệu Yên (gần 80.000 USD) với các gói pin đi kèm và bộ công cụ y tế đầy đủ. HX-1 có thể được tùy biến theo nhiều mục đích khác nhau bao gồm chụp ảnh từ trên cao, tìm kiếm và cứu nạn, khảo sát và vận chuyển hàng hóa y tế chẳng hạn như nội tạng, máu để ứng cứu kịp thời.

Ngoài ra, HX-1 cũng có tính năng tự động bay về nhằm ứng phó các trường hợp khẩn cấp, tự triển khai hệ thống cánh đôi đồng trục và khởi động động cơ bằng nguồn điện. Theo Hiboro, HX-1 có thể bay liên tục trong 30 phút trong tầm bay 48 km với vận tốc tối đa 100 km/h.

Công ty hy vọng với mức giá này thì HX-1 phù hợp với các tổ chức cấp cứu quy mô nhỏ, không có khả năng đầu tư trực thăng có người lái để thực hiện dịch vụ.

Hiboro_06.

Hiboro_05.

Bất ngờ thứ 2 mà Hiboro đem đến triển lãm là chiếc trực thăng cá nhận chạy điện, chế tạo bằng vật liệu composite có tên BIT. Năm ngoái, BIT đã được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm Japan Aerospace nhưng phải đến năm 2020 thì sản phẩm mới được tung ra thị trường. Lần này tại triển lãm robot Tokyo, Hiboro cho biết BIT có thể sẽ được bán ra vào năm 2016 và nhưng việc chưa được Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) cấp phép sẽ là một yếu tố hạn chế khi đưa sản phẩm vào thị trường.

Theo Takahiro Koboyashi - quản lý kinh doanh quốc tế của Hiboro thì sản phẩm khả năng sẽ được bán với mức giá gấp 3 lần HX-1, tức là xấp xỉ 240.000 USD.