Hiển thị các bài đăng có nhãn Arduino. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Arduino. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Intel trình diễn dự án cho phép lập trình ngôi nhà thông minh một cách dễ dàng

Intel_ngoi_nha_thong_minh

Bộ phận nghiên cứu của Intel mới đây đã trình diễn một hệ thống giúp người dùng điều khiển thiết bị gia dụng thông minh một cách đơn giản. Hệ thống này có khả năng giao tiếp với hầu hết các bo mạch điều khiển hiện có trên thị trường (như Arduino, Beagle Boards,...) thông qua nhiều loại kết nối không dây khác nhau (Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee...). Nó sẽ cho phép một người dùng bình thường lập trình cho những thứ như bóng đèn Wi-Fi, máy chơi nhạc, camera, máy điều hòa thông minh, ổ khóa thông minh mà không cần nhiều kiến thức về máy tính hay điện tử.

Intel cho biết trong hệ thống này sẽ có một "lớp trung gian" để các phần cứng trao đổi thông tin theo giao thức ngang hàng. Ví dụ, khi một chiếc webcam phát hiện em bé đang khóc, nó sẽ ra lệnh cho một đầu chơi nhạc gần đó phát ra bài hát thiếu nhi, còn nếu em bé thức dậy thì camera sẽ chụp một bức ảnh rồi chia sẻ nó lên Twitter. Tất cả những hành động như trên đều được thiết lập thông qua một môi trường mở dựa trên HTML5, đi kèm theo đó là giao diện đồ họa đơn giản để lập trình. Trong video bên dưới, bạn sẽ thấy một app chạy trên Android và người dùng chỉ cần kéo thả để thiết lập chuỗi công việc cho từng thiết bị đang có mặt trong hệ thống. Các nhà sản xuất cũng có thể tạo ra những module dành riêng cho phần cứng của mình để người dùng tải về và sử dụng theo tùy theo ý muốn.

Ngoài việc dễ dùng, một lợi điểm khác của hệ thống này đó là nó không cần đến máy chủ do phần cứng đều giao tiếp bằng giao thức ngang hàng, do đó nếu Internet có vấn đề thì các thiết bị vẫn có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường. Hiện dự án này vẫn tiếp tục được Intel phát triển, chưa rõ bao giờ thì nó mới chính thức đi vào thương mại hóa.



Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Dự án mạch Wi-Fi Spark Core nhỏ gọn có thể kết hợp với nhiều phần cứng khác nhau

Spark_Core_500px


Một công ty tên Spark Devices mới đây đã kêu gọi đóng góp tiền cho dự án Spark Core mà họ đang phát triển. Spark Core là một bo mạch rất nhỏ gọn được tích hợp vi điều khiển Cortex-M3 xung nhịp 72MHz, chip Wi-Fi Texas Instrument SimpleLink CC3000, RAM 20KB, bộ nhớ flash rời 2MB và tương thích với các dòng lệnh dùng cho bo mạch lập trình Arduino. Spark Core có thể giúp việc kết nối Wi-Fi trở nên phổ biến hơn và xuất hiện trên nhiều thiết bị hơn bởi nó gần như có thể lấy dữ liệu đầu vào từ mọi thứ. Ví dụ, người ta có thể kết hợp bo mạch này với các cảm biến để nhận biết chuyển động và truyền số liệu không dây tới máy tới, dùng chung với tấm pin mặt trời và camera để tạo nên một hệ thống giám sát không dây, gắn vào tủ lạnh để cập nhật Twitter hay tích hợp lên xe điều khiển đồ chơi.


Nhà phát triển cho biết rằng firmware của Spark Core cũng có thể được cập nhật thông qua Wi-Fi. Nền tảng đám mây Spark Cloud với một mạng lưới nhiều server sẽ cung cấp một bộ khung để các phần mềm viết cho Spark Core có thể chạy được và đảm bảo tính kết nối liên tục vào Internet. Spark Cloud có thể giúp người dùng viết mã lệnh ngay trên điện thoại của mình, chia sẻ dữ liệu từ camera với bạn bè một cách bảo mật... Spark Devices cần 10.000$ để bắt đầu đưa Core vào sản xuất nhưng chỉ sau hai ngày trên KickStarter, họ đã nhận được số tiền quyên góp lên đến 97.000$. Theo dự kiến, Core và các bộ vỏ tùy chọn sẽ được giao hàng trong tháng 9 năm nay.



Một số ứng dụng của Spark Core