Nếu bạn thích chụp ảnh, hoặc lấy việc chụp ảnh làm thú thư giản giải trí, "nghịch nước" là một trò khá thú vị. Có những hình ảnh rất đẹp và lạ bất ngờ! Và, cuối tuần mưa gió, loay hoay ở nhà mình thử "nghịch nước" với cái điện thoại Lumia 1020. Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Máy ảnh, hoặc điện thoại có camera.
- Một bình nước thuỷ tinh.
- Một đèn bàn, hoặc đèn led.
- Chân máy có ngàm gắn điện thoại.
- Tấm vải hoặc áo mưa làm phông nền.
- Vài trái cây màu sắc, như chanh, sơ ri, chôm chôm, táo, vài viên bi...
- Một viên thuốc Efferalgan để tạo bọt khí.
Và, mời các bạn xem ảnh:
1. Quả chôm chôm bám bọt khí từ viên Efferalgan.
2. Giọt nước và các viên bi màu.
3. Quả tắc và chôm chôm, 1 nổi 2 chìm
4. Bọt khí bám trên quả chôm chôm.
5. Thả cuộn film màu vàng cho nổi bật.
6. Sắp xếp các vật dưới đáy theo ý thích.
7. Thả quả tắc
8. Có vài viên bi màu
9. Đổi nhiều góc ánh sáng của đèn
10. Cứ đổi góc đèn là một ảnh khác hẳn.
Hẹn lần sau sẽ nghịch vẽ cái này!
Tấm này do bạn @hiphhh vừa hỗ trợ thực hiện và chụp hậu trường.
- Trải cái áo mưa trên 3 bậc cầu thang, bạn có thể dùng màu mình thích.
- Sử dụng đèn bàn, hoặc thêm đèn ở góc mình thích.
- Thả vào bình vài viên bi màu, quả trái cây cho chìm xuống đáy.
- Đo sáng, cân chỉnh các thông số phù hợp với nguồn sáng.
- Lấy nét vào điểm mà vật sẽ rơi xuống nước.
- Thả trái cây vào bình nước và chụp đồng thời.
- Pro Cam của Lumia 1020 cho phép tuỳ chỉnh tốc độ nhanh để "bắt dính" vật rơi tõm vào nước. Nếu auto, máy sẽ tự động tăng ISO và có thể tốc độ màn trập không đủ nhanh.
- Pro Cam của Lumia 1020 có chỉnh khoảng cách vùng rõ nét bằng tay, tiện dụng cho bạn lấy nét cố định, khoá nét và thả đồ vật hoặc giọt nước vào đúng vị trí nét.
- Bạn cũng có thể chụp với tốc độ màn trập khoảng 2s, và phải chớp đèn hoặc đánh đèn flash cùng lúc khi thả đồ vật. Các tấm thả cuốn film là chụp theo cách này. Khi đó, bạn giảm ISO thấp nhất như của 1020 là 100 để hạn chế độ nhiễu hạt.
Trong hình, bình nước bị bể trong lúc nghịch!
Chúc các bạn vui vẻ!
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013
Chụp nước bằng điện thoại Lumia 1020
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
Ngộ nghĩnh cuối tuần 40 - Dao sắc không bằng chắc kê
Ngày nay các phương tiện chụp hình hầu như đều được trang bị tính năng quay phim ở độ phân giải cao (Full HD) và hầu như ai cũng thích quay một vài clip ngắn. Tuy nhiên, giống như chụp hình - quay phim cần những phụ kiện quan trọng giúp cho hình ảnh được đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn - chúng tôi muốn nói đến đó là những chân máy, giá đỡ chuyên dụng cho ảnh động.
Tục ngữ có câu - "Dao sắc không bằng chắc kê", và cũng áp dụng tốt cho ghi hình - máy ảnh / quay tốt chưa chắc đã bằng có một hệ thống hỗ trợ, cân bằng thật vững chắc.
Chi tiết và nhân vật được cường điệu nhằm mục đích ngộ nghĩnh, ngoài những yếu tố kỹ thuật là chắc chắn tin được, các bạn cũng nên tin những điều ... vui vẻ làm cho cuộc sống thêm phần thú vịTrân trọng cảm ơn công ty Hoằng Quân http://hoangquanco.com/ đã hỗ trợ thiết bị
Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013
Ngộ nghĩnh cuối tuần 38 - Yếu tố ngoại
Sính ngoại luôn là một vấn đề nho nhỏ đối với dân Việt nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Tuy nhiên, thực tế mà nói - sự phát triển của nhiếp ảnh và nhiếp ảnh số nằm khá nhiều ở các nước nói tiếng Anh và do đó, muốn có được thông tin cập nhật nhất chúng ta vẫn phải tìm những nguồn tiếng Anh thay vì tam sao thất bản. Cuộc sống theo đó luôn chứa đựng những điều bất ngờ.
Tình tiết và nhân vật được cường điệu hóa để phục vụ mục đích ngộ nghĩnh. Đôi khi có những điều không thể tin nổi lại là sự thậtCảm ơn anh Hà Hafoto đã cho mượn cơ sở để thực hiện video này
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
Kiến thức
,
ngộ nghĩnh cuối tuần
,
nhiếp ảnh
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Ngộ nghĩnh cuối tuần 33 - xu hướng tích hợp máy ảnh
Tích hợp camera vào các thiết bị cầm tay là một xu hướng ngày càng phổ biến hiện nay, camera thậm chí là điểm nhấn quảng cáo của không ít thiết bị, và là một yếu tố đang ngày càng được kiện toàn. Cũng vì lý do này mà chúng ta nên biết tận dụng tối đa khả năng của thiết bị,chụp sao cho đẹp trong mọi tình huống.
Nội dung và tình tiết của clip có thể được cường điệu nhằm mục đích ngộ nghĩnh. Thành viên không nên bắt chước theo 100% có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
Kiến thức
,
ngộ nghĩnh cuối tuần
,
nhiếp ảnh
,
tếtin tức camera
Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013
[Camera] Bạn có thường xuyên sử dụng loa chắn sáng (hood)
Như chúng ta đã biết, loa chắn sáng mang lại hai lợi ích, thứ nhất: chắn những tia sáng không tạo ảnh (không cần thiết) lọt vào ống kính / phản xạ qua lại giữa các thấu kính và làm ô nhiễm sáng - gây các hiện tượng mất tương phản, lóe sáng (flare), Thứ hai bảo vệ ống kính - giảm thiểu hiện tượng bị va chạm gây trầy xước hoặc dấu vân tay. Tuy nhiên thực tế sử dụng có rất nhiều người "tiết kiệm" hoặc thậm chí lộn ngược hood ở vị trí nghỉ - trong khi chụp, chỉ vì làm biếng.
Bạn có thường xuyên sử dụng hood hay không?Nhiều chiếc ống kính (thường là loại bình dân) không được bán kèm hood mà phải mua riêng - giải pháp hood "for" khá bình dân, dĩ nhiên chất liệu nhựa không phải loại tốt và có thể khi lắp không được trơn mượt như ống xịn. Nhưng hoàn toàn làm tốt chức năng với giá cả rất phải chăng.Cảm ơn zshop.vn đã cho mượn một số hood để minh họa.
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
hood
,
Kiến thức
,
kỹ thuật
,
loa chắn sáng
,
nhiếp ảnh
,
tin tức camera
Chụp đẹp hơn với đèn flash (07) - Lựa chọn Nissin
Một giải pháp khác cho đèn flash rời đó là đèn Nissin, thương hiệu nhật sản xuất tại Trung Quốc, Nissin cung cấp những giải pháp đèn khá mạnh và có những dòng rất cao cấp giá cũng không hề rẻ phục vụ nhu cầu chuyên nghiệp (độ bền cao công suất mạnh và liên tục) tuy nhiên những chiếc dòng trung cấp cũng có thể mang lại tính năng tốt với giá cả tương đối hợp lý.
Tóm tắt video:
- Hai chiếc dòng trung và dòng chuyên nghiệp này có kích thước khá gần nhau, trọng lượng cũng không chênh nhau đáng kể
- 866 có công suất mạnh hơn 622 một khẩu, và chỉnh cường độ đèn với những bước nhỏ hơn
- 866 có chiếc sub-flash giống đèn Metz - giúp cho 1 nguồn sáng thứ 2 khi flash chính quay lên cao
- Khe pin của 622 thiết kế theo kiểu nạp từng cục thông thường trong khi 866 nạp bằng khay 4 cục giúp thay nhanh hơn
- 866 và 622 đều có khe cắm PC-sync, tuy nhiên chiếc 866 còn có cổng USB để nâng cấp firmware và dây nối với battery pack để chụp liên tục tốc độ cao
- Dòng professional sử dụng bảng điều khiển LCD trong khi chiếc 622 chỉ có vài phím điều khiển với đèn LED
- 2 đèn đều có thể đánh wireless TTL tuy nhiên chiếc 866 cho độ tùy biến mạnh không khác các đèn chính hãng trong khi 622 chỉ cho phép 1 kênh duy nhất là Group A Channel 1
- Ngoài ra 866 còn có rất nhiều những yếu tố chuyên nghiệp hơn như đèn trợ nét mạnh hơn, đầu đèn cứng hơn, modeling flash, bracketing, và cả túi vỏ bán kèm cũng tốt hơn.
Cảm ơn Zshop.vn đã hỗ trợ thiết bị thực hiện video này
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp đẹp với flash
,
Kiến thức
,
kỹ thuật chụp
,
nhiếp ảnh
,
Nissin
,
tin tức camera
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Chụp đẹp hơn với đèn flash (06) - Lựa chọn Yongnuo
Yongnuo là một thương hiệu flash của Trung Quốc, tính năng tốt và giá rất rẻ. Dĩ nhiên những đồ với giá cực thấp như vậy luôn ẩn chứa một sự không ổn định nào đó, tuy nhiên lại rất hấp dẫn cho những người có kinh phí rất khiêm tốn nhưng lại muốn có ngay một chất lượng hình tương đối đẹp. Nhu cầu đó là chính đáng và hãng này cung cấp cho người tiêu dùng một lựa chọn kinh tế nhất.
Tóm tắt video:
- 3 chiếc Yongnuo 468 II, 565EX, 568EX
- Giá rẻ dành cho những tác vụ không quá quan trọng, có thể lặp lại và trì hoãn
- Rất nhiều sự khác nhau nho nhỏ về công suất, tầm zoom, tốc độ hồi pin, thiết kế nút menu
- 3 chiếc đều có thể chụp TTL khi gắn vào hotshoe của máy ảnh
- Cả 3 đều có khả năng đánh đèn rời (off camera flash) tuy nhiên chiếc 468 chỉ có thể nhại theo (nhưng có 1 chế độ nhại thông minh hơn, tức là cho phép bỏ qua pre-flash để chờ flash chụp mới nhại)
- 568 và 565 có thể đánh TTL thông minh như các đèn xịn
- 568 có khả năng High Speed Sync trong khi 565 không có
Cảm ơn Zshop.vn đã hỗ trợ thiết bị cho video này
Nhãn:
camera tinh tế
,
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp đẹp với flash
,
Kiến thức
,
tin tức camera
,
Yongnuo
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
[Nhiếp ảnh CB] 15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh
Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ suông 5 đường 7 nẻo. Với tinh thần "xem ảnh nói chuyện", để đơn giản hoá, mình xin sưu tập 15 điều chính được người ta đúc kết thành những tấm stick có thể bỏ túi miễn phí, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Chúng tôi cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? - Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc...phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm... cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field - tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen... đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.[
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Bài này chỉ nhằm dành cho các bạn mới "vào nghề" thuận tiện tổng hợp kiến thức cần thiết, các bạn cao thủ bổ túc thêm ạ.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhãn:
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp ảnh
,
chụp ảnh đẹp
,
Kiến thức
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013
[Nhiếp ảnh CB] 15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh
Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ suông 5 đường 7 nẻo. Với tinh thần "xem ảnh nói chuyện", để đơn giản hoá, mình xin sưu tập 15 điều chính được người ta đúc kết thành những tấm stick có thể bỏ túi miễn phí, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Chúng tôi cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? - Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc...phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm... cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field - tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen... đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.[
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Bài này chỉ nhằm dành cho các bạn mới "vào nghề" thuận tiện tổng hợp kiến thức cần thiết, các bạn cao thủ bổ túc thêm ạ.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhãn:
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp ảnh
,
chụp ảnh đẹp
,
Kiến thức
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)