Camera.tinhte.vn công bố kết quả giải thi ảnh thể loại macro/close-up chụp bằng điện thoại. Cuộc thi được phát động vào dịp "Quốc Tế Chụp Ảnh Bằng Điện Thoại" từ ngày 20/10 - 02/11 tại đây. Sau gần hai tuần thi với những hoạt động hỗ trợ đồng thời khác như tổ chức hướng dẫn chụp, offline macro dã ngoại ... chúng ta có kết quả rất đáng khích lệ về số lượng lẫn chất lượng ảnh nộp dự thi. Chân thành cảm ơn tất cả thành viên tham gia, thành viên quan tâm chia sẻ, đặc biệt nhà tài trợ và anh em tổ chức, chấm thi. Kết quả:Chúc mừng các bạn đoạt giải:
- Tổng số thành viên tham gia gửi ảnh dự thi: 491 - Xem chi tiết ở đây.
- Tổng số ảnh dự thi là 1.462 ảnh - Xem chi tiết ở đây.
- Số ảnh phạm quy: 159 ảnh.
1. Giải "Thích" của thành viên Camera.tinhte.vn:Nguyễn Đức TiếnNickname: kjss_angle_loveChiến thắng với số "thích": 2692. Giải Cộng đồng bầu chọn trong Top 20: Link nàyNguyễn Thái HoàngNickname chivalrousChiến thắng với số bầu chọn: 3533. Giải Ban Giám Khảo chọn:Lê Phan TuấnNickname: yadiatnabBGK chọn sau 3 vòng chấm sơ khảo và 1 vòng chung kết.
- Như thông báo phát động, mỗi giải thưởng là: 4 triệu đồng và 1 bộ ống kính Lens Mobile.
- Đề nghị các bạn thắng giải gửi thông tin theo yêu cầu của thư ký BGK đã gửi inbox để xác nhận và để được hướng dẫn nhận giải.
- Chúng tôi sẽ gửi thông báo quy cách, thời điểm và địa điểm nhận giải sau khi công bố kết quả giải 1 tuần trên Camera.tinhte.vn
Lê Phan Tuấn - yadiatnab - Ảnh giải BGK chọnNguyễn Thái Hoàng - chivalrous - Ảnh giải cộng đồng bầu chọnNguyễn Đức Tiến - kjss_angle_love - Ảnh có nhiều "thích"
___________
Mời xem kết quả Top 20 ảnh ở Link này
Chúc vui.
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức camera tinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức camera tinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013
Công bố kết quả giải thi ảnh Macro chụp bằng Điện thoại
Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013
[Offline Trị An] Chúng tôi đến vườn sinh quyển thứ 8
Thật bất ngờ khi chúng tôi được bước chân tới đây qua lời giới thiệu của ca sĩ Cao Minh. Với lời mời gọi thiết tha từ cây cỏ thiên nhiên, sông núi thơ mộng, chúng tôi đã vượt hơn 70km từ TP HCM để đến được nơi đây. Với hơn 60km đường nhựa, lội bộ băng rừng trên 2 cây số. Dọc đường đi chúng tôi được nghe chim hót, được nghe tiếng lá cọ vào nhau xì xào trong khu rừng trong lành và hoàn toàn tự nhiên. Dọc đường đi các thành viên trong đoàn được ghi lại thật nhiều cảnh vật lạ, những côn trùng lạ, cỏ cây lạ và thật nhiều điều thú vị khác từ rừng sâu.
Vượt qua được gần 2km đường rừng lầy lội thì cả đoàn tới được bìa rừng và lên tàu lênh đênh trên hồ trị an ra đảo. Chúng tôi đi vào mùa nước cạn nên thấy được thật nhiều cảnh vật hoang sơ, những gốc cây khô sơ xác nằm tự bao giờ bên triền sông, nhưng đảo hoang nhỏ với mây bay lác đác phía trên đầu, bao trùm trước mắt là cảnh sông núi mây trời bao la...
Vườn sinh quyển ở đây là một hòng đảo nhỏ (Khoảng 8ha) nằm giữa lòng hồ Trị An, ráp bên là rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, Rừng Mã Đà. Phía bên đây cảnh vật là hoàn toàn tự nhiên, có nhiều loại chim và thú cư trú nơi cánh rừng nguyên sinh bao phủ hòn đảo nhỏ này. Khi vừa bước chân lên đảo cảm giác đầu tiên có được là bầu không khí trong lành, có gió từ sông thôi vào từng đợt mát lạnh, làm cho con người tỉnh táo, không còn cảm giác mệt mỏi nào cả.
Dưới đây là một số hình ảnh mà mình đã chụp được, mình không đi được nhiều như các bạn khác nên số lượng hình cũng hạn chế, khi về chắc chắn sẽ có những bức hình đẹp của các bạn khác đã tham gia.
Anh em vừa lội bộ vượt rừng, vừa có xe off road hỗ trợ.Ra được bìa rừng tới bến tàu, các anh em chuẩn bị lên tàu ra đảo.Bao trùm trước mắt là cảnh mây trời bao laĐã bắt đầu tới vườn sinh quyển, đây là một hòn đảo giữa lòng sông, bao quanh có các quần thể đảo nhỏ khác.Sóng cập bờ theo thời gian tạo thành những gợn sỏi lượn theo chiều sóng vỗ, những hình ảnh thật hiếm thấy ở những các chuyến đi khác của chúng tôi.Cảnh vật sông nước mênh mông, thỉnh thoảng có những thuyền nhỏ đi đánh cá. Phía xa xa là đường trời với mây sương mờ ảo...Thật sự là ở đây có rất nhiều góc chụp, nhưng thứ ở đây dù là nho nhỏ cũng là 1 điều lạ và dậy lên nguồn cảm hứng sáng tác ảnh cho cả đoàn.Một vài hình ảnh khácTiết mục ăn trưa với cá sông và gà ta nướng.Thêm một tấm tập thể trên đảo.
Nhãn:
camera tinh tế
,
cuối tuần đi chụp
,
Offline
,
Sự kiện nhiếp ảnh
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
[Tp. HCM] Cuối tuần này đi đâu chụp? 29-30/6
Chào các bạn,
Để tổ chức đợt "cuối tuần này đi đâu chụp?" phải nói là không dễ để chọn tìm một địa điểm phù hợp. Đắn đo mãi và có dịp mình gặp ca sĩ Cao Minh tại "cafe ve chai" (quen anh từ khi quán này còn hoạt động), và được anh tự sự thế này: "Hơn 20 năm theo sự nghiệp ca hát, Minh đã từng quen với sự ồn ào, náo nhiệt trên sân khấu, những tràng pháo tay, những lời tán thưởng và sự ủng hộ của khán giả. Minh thăng hoa với những bài hát, điệu nhạc. Thế nhưng, Minh vẫn cảm thấy mình thiếu đi một sự tĩnh lặng, thiếu một nơi để Minh có thể nhìn lại chính mình, để soi chiếu tâm hồn của bản thân. Những khoảng trống ấy như được lấp đầy khi Minh được tìm về với thiên nhiên, đất trời và dùng chính bàn tay Minh xây dựng nên một không gian y hệt như quê hương tuổi thơ Minh trong tiềm thức. Nay, không gian ấy không chỉ là của riêng, mà là điểm tao ngộ cho tất cả các bạn tìm về, với cái tên thân thuộc "khu sinh thái Cao Minh". Thắng cảnh để sáng tác ảnh, tĩnh lặng để lắng đọng, bình yên để nghỉ dưỡng, không gian để giao lưu... và lắng lòng sau những tháng ngày thăng trầm của cuộc sống như Minh. Rất vui lòng được đón tiếp quý bạn!"Vậy, chúng tôi xin mời tất cả các bạn tham gia chuyến:Khám phá "Vườn Sinh Quyển Thứ 8" - Trị An
Chương trình:
Thứ Bảy 29/6
- 05g00: Khởi hành tại Công viên Lê Văn Tám (cổng 2 bà Trưng) - Bạn nào đi xe máy đến, tự hỏi thăm chỗ gửi xe qua đêm. Khuyên nên đi xe ôm hoặc người nhà chở đến vì sáng sớm khó tìm chỗ gửi.
- Ăn sáng dọc đường (Chị Phương Dung tuỳ nghi chọn phù hợp lộ trình và thời gian).
- 8g00: Đổ bộ xuống "Rừng Phòng Hộ Quốc Gia Mã Đà"
- Chụp macro rêu phong, côn trùng ong bướm, hoa lá rừng rú, cỏ cây...
- 8g30: Xuống tàu Cá Mập vượt sông tiến ra Đảo Cao Minh
- Chụp hình khám phá đảo- Tắm lặn bắt cá nướng- Chụp ảnh dưới nước
- 11g00: Ăn trưa tại Đảo
- Thưởng thức các món độc nhất Châu Á: cá hoàng đế nướng, các loại thức ăn khô cá- Ăn bốc, cơm vắt, các món vui vẻ... do đầu bếp Cao Minh chiêu đãi.
- 14g00: Lên tàu Cá Mập về trang trại
- Chụp tiếp trong rừng, phong cảnh, mẫu nữ, bảo vệ môi trường... (tự do)
- Nghe nhạc sĩ Cao Minh hát vang trong rừng những bản Rừng Ca trong đó có bản được Unesco công nhận "Vườn Sinh Quyển Thứ 8" (trong rừng)- Ai thích macro thì đây là điểm hấp dẫn nhất. Mưa xuống, rêu phong và côn trùng rất đẹp...- Ai thích chụp mẫu nữ mẫu nam thì đây là cảnh tuyệt cho họ diễn...
- 16g00: Check-in tại Trang Trại
- Chụp hoàng hôn- Rừng cây xào xạc và pháo đài- Tự do khám phá sáng tác chụp ảnh tại các khu nghỉ ngơi, khu nghe nhạc, khu cafe, khu tâm sự, khu bơi lội, khu đua xe, khu câu cá...
- 18g30: Cơm tối
- Lửa trại- Chương trình văn nghệ âm nhạc - Ca sĩ Cao Minh show...Chủ nhật 30/6
- 22g30: Nghỉ đêm (có phòng riêng và chung, do ban tổ chức phân chia phù hợp)
- 23g00: Chụp "linh hồn mồ côi" (ai thích thì đi).
- 4g30: Thức giấc
- 5g00: Chụp hừng đông tại "cánh đồng bát ngát"
- 7g00: Ăn sáng - Cafe
- 9g00: Giao lưu thảo luận với nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang
- Trả lời thắc mắc về kỹ thuật, mỹ thuật... của Dr. Thanh Starnt.
- 11g30: Ăn trưa
- 13g00: Check-out
Đăng ký tham gia:
Chi phí dự tính: 970 ngàn đồng / người
Bao gồm: thuê xe 50 chỗ, 2 bữa sáng, 2 bữa trưa, 1 bữa tối, cháo gà, lửa trại, thuê tàu bè, hậu cần...
- * Bạn nào đăng ký tham gia, xin chuyển khoản hoặc tiền mặt cho chị Phương Dung trước thời hạn chốt danh sách số tiền tạm đóng: 500 ngàn đồng.
- * Sẽ không thể lên tàu Cá Mập vượt sông ra Đảo nếu bạn tự đến mà không theo đoàn và có đăng ký trong danh sách.
- * Hết hạn đăng ký: 24g00 ngày thứ Năm 27/6/2013
- * Đăng ký theo mẫu: STT - Họ tên - Số điện thoại vd: 01. Đặng văn Tuấn - 09896.09868
- * Chuyển khoản vào tài khoản:
Chủ TK: Nguyễn Thị Phương DungSố TK: 007.100.4402285NH Vietcombank
- *Gửi tiền mặt:
Chị Phương DungCafe Tinh Tế - 436/2G đường 3/2 P.12 Q.10
Bạn nào chuyển khoản, xin nói lý do "nộp tiền offline Trị An" hoặc gọi điện thoại báo chị Phương Dung theo dõi tổng kết.
Thắc mắc về chuyến đi hoặc cần hỗ trợ, gọi tuanlionsg 09896.09868
Thắc mắc về thiết bị kỹ thuật gọi starnt 0909.457.378
Thắc mắc về chi phí và phương thức đăng ký, gọi Ms. Dung 0903.670.897
Lời dặn:
Mang giấy tờ tuỳ thân.
Mang thuốc men cá nhân (tuỳ mỗi người)
Mang áo mưa phòng khi trời mưa, áo ấm áo lạnh tuỳ mỗi người.
Mang đồ cần nếu thích tắm lặn ngoài đảo.
Mang nón vải nón lá che nắng khi chơi ở Đảo.
Và... mang máy và thiết bị chụp hình.
Các thể loại sẽ chụp:
Macro, phong cảnh, chân dung, phơi đêm, đời thường. Các bạn tuỳ nghi mang thiết bị phù hợp với sở thích của mình.
Mời các bạn!
tuanlionsg.Nơi sẽ đốt lửa trại và văn nghệCa sĩ Cao Minh
Nhãn:
camera tinh tế
,
cuối tuần đi đâu chụp
,
Offline
,
Sự kiện nhiếp ảnh
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
[Nhiếp ảnh CB] 15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh
Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ suông 5 đường 7 nẻo. Với tinh thần "xem ảnh nói chuyện", để đơn giản hoá, mình xin sưu tập 15 điều chính được người ta đúc kết thành những tấm stick có thể bỏ túi miễn phí, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Chúng tôi cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? - Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc...phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm... cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field - tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen... đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.[
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Bài này chỉ nhằm dành cho các bạn mới "vào nghề" thuận tiện tổng hợp kiến thức cần thiết, các bạn cao thủ bổ túc thêm ạ.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhãn:
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp ảnh
,
chụp ảnh đẹp
,
Kiến thức
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013
[Nhiếp ảnh CB] 15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh
Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ suông 5 đường 7 nẻo. Với tinh thần "xem ảnh nói chuyện", để đơn giản hoá, mình xin sưu tập 15 điều chính được người ta đúc kết thành những tấm stick có thể bỏ túi miễn phí, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Chúng tôi cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? - Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc...phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm... cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field - tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen... đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.[
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Bài này chỉ nhằm dành cho các bạn mới "vào nghề" thuận tiện tổng hợp kiến thức cần thiết, các bạn cao thủ bổ túc thêm ạ.
Chúc các bạn vui vẻ.
Nhãn:
cẩm nang nhiếp ảnh
,
chụp ảnh
,
chụp ảnh đẹp
,
Kiến thức
,
tin tức camera
,
tin tức camera tinh tế
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)