Hiển thị các bài đăng có nhãn Thunderbolt 2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thunderbolt 2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

[Computex 2013] Giám đốc Intel chia sẻ thông tin về Thunderbolt: giá, cáp, xu hướng thu nhỏ thiết bị

Intel_Thunderbolt_2_1

Trong khuôn khổ Computex 2013, Tinh tế đã có dịp nói chuyện với ông Jason Ziller, giám đốc marketing mảng Thunderbolt của Intel. Ngoài việc giới thiệu Thunderbolt 2, ông còn tiết lộ thêm một số thông tin về thị trường Thunderbolt, về cáp cũng như một số thiết bị trong tương lai ngắn hạn sẽ sử dụng kết nối này. Trước tiên, Ziller nói hiện nay Thunderbolt đến được với người dùng chủ yếu thông qua các máy Mac. Tất cả các dòng máy tính cá nhân của Apple tính đến bây giờ đều đã được trang bị giao tiếp này, một số mẫu như MacBook Pro Retina thậm chí có đến hai cổng. Hiện có hơn 220 hãng được cấp phép sản xuất thiết bị Thunderbolt với hơn 80 thiết bị được cấp chứng nhận từ Intel, hơn phân nửa trong số đó tương thích tốt với Windows.

Giá
Về giá của các thiết bị Thunderbolt, hiện đã có một số sản phẩm lưu trữ có giá dưới 299$ và đây là những thứ mà hãng muốn đưa đến tay nhiều người tiêu dùng phổ thông hơn. Với những thiết bị đắt tiền như các ổ LaCie, Western Digital, máy quay phim Blackmagic Cinema 4K thì Intel hướng nó đến người dùng chuyên nghiệp. Tất nhiên, Intel hi vọng rằng các OEM sẽ giảm giá thành sản phẩm xuống bởi ngày càng có nhiều người sử dụng thiết bị Thunderbolt. Ngoài ra, thế hệ bộ điều khiển Thunderbolt mới cũng sẽ giúp các nhà sản xuất giảm giá cho sản phẩm của mình.

Intel_Thunderbolt_Slide_Tinhte_4

Cáp kết nối
Cáp Thunderbolt cũng là một linh kiện được Intel thay đổi trong thời gian vừa qua, cụ thể là hãng đã làm cáp đồng Thunderbolt (chiều dài dưới 3m) trở nên nhỏ hơn so với thế hệ trước. Việc thu nhỏ kích thước này giúp nhà sản xuất cắt giảm chi phí, từ đó hạ giá cáp xuống. Đây là điều Intel và các hãng sản xuất âm thầm làm và không nhiều người dùng nhận ra. Cáp quang Thunderbolt loại từ 3m đến 10m cũng đã có mặt trên thị trường, còn cáp quang trên 100m sẽ xuất hiện trong quý 3 năm nay.

Thunderbolt_moi_cu
Bên trái là cáp Thunderbolt mới loại hiện đang bán trên thị trường, bên phải là cáp cũ ra mắt đợt đầu tiên nên có giá cao hơn

Thunderbolt và Windows
Khi được hỏi về chiến lược của Intel để thúc đẩy việc sử dụng Thunderbolt trên các máy tính Windows, Jason Ziller nói hiện tại cổng này chủ yếu xuất hiện trên các hệ thống, PC và những mainboard dành cho người dùng chuyên nghiệp, chẳng hạn như nhà biên tập phim, nhiếp ảnh gia. Trong tương lai gần, Intel sẽ tiếp tục duy trì hướng đi này. Cùng với sự ra đời của CPU Haswell cũng như bộ điều khiển Thunderbolt mới mang tên mã Redwood Ridge, Intel kì vọng Thunderbolt sẽ có mặt trên nhiều máy tính hơn. Vị giám đốc này cũng cho biết thêm rằng sẽ có hai loại chip Redwood Ridge, bao gồm chip DSL4510 dành cho máy có 2 cổng Thunderbolt, còn chip DSL4410 thì dùng cho máy có 1 cổng.

Intel_Thunderbolt_Slide_Tinhte_7

Intel_Thunderbolt_Slide_Tinhte_6



Thiết bị Thunderbolt sẽ nhỏ gọn hơn

Không thể không kể đến xu hướng thu gọn chip cũng như các thiết bị Thunderbolt. Jason Ziller có đưa ra hình ảnh để so sánh controller Thunderbolt Redwood Ridge với thế hệ trước đó cũng như đồng xu của Mỹ. Việc làm chip nhỏ lại giúp thu gọn kích thước máy, đồng thời giảm lượng điện tiêu thụ. Đặc biệt ấn tượng là bộ điều khiển Port Ridge, loại được dùng trong các thiết bị đầu cuối với 1 cổng Thunderbolt, ví dụ như ổ cứng gắn ngoài. Con chip này cực kì nhỏ và đây chính là tiền đề giúp Intel thu gọn kích thước thiết bị Thunderbolt. Thông tin về việc thu nhỏ này mời bạn xem tiếp bên dưới.

Intel_Thunderbolt_Slide_Tinhte_1

Con chip device side (controller Thunderbolt tích hợp trong những thiết bị đầu cuối như ổ lưu trữ) có kích thước nhỏ hơn khá nhiều so với chip host side (dùng trong PC, máy ảnh...), chính vì thế mà Intel đang mong muốn các thiết bị Thunderbolt sẽ nhỏ hơn hiện tại. Hãng có trưng bày một chiếc Thunderstick bản mẫu và một ổ lưu trữ do Silicon Power sản xuất. Thunderstick chúng ta đã có một bài riêng, ở đây mình chủ yếu đề cập đến sản phẩm của Silicon Power.

Intel_Thunderbolt_2_17

Ziller nói thiết bị này mang tên Palm Drive và bên trong nó là một ổ SSD mSATA 128GB. Kích cỡ của Palm Drive chỉ nhỏ cỡ các đầu đọc thẻ nhớ đa năng hiện nay, nhìn nó rất xinh xắn và đẹp. Vì chỉ mới là bản mẫu nên khi thử nghiệm trong thời gian dài, ổ trở nên rất nóng. Intel nói hãng sẽ cùng làm với các bên có liên quan để giảm quyết chuyện này. Những thiết bị tương tự như Palm Drive được kì vọng sẽ ra mắt trong năm nay hoặc đầu năm sau, còn với Thunderstick thì Intel chưa có kế hoạch cụ thể gì.

Một số slide và hình ảnh khác

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

[Computex 2013] Intel ra mắt Thunderbolt 2, tối ưu hóa tốt hơn kênh truyền 20Gbps cho nội dung 4K

Thunderbolt_2_Falcon_Ridge_tinhte_1
So sánh băng thông của kết nối Thunderbolt 2 với bộ điều khiển Falcon Ridge và các kết nối Thunderbolt 1, eSATA, USB 3.0

Intel mới đây đã chính thức giới thiệu chuẩn Thunderbolt 2, hay còn có tên gọi khác là Thunderbolt 20Gbps. Kết nối này thực chất có nguyên lý hoạt động giống với Thunderbolt thế hệ trước, bao gồm một kênh DisplayPort để truyền hình ảnh, một kênh PCIe để truyền dữ liệu. Tổng băng thông vẫn giữ nguyên 20Gbps (không phải 40Gbps như thông tin trước đây) nhưng với Thunderbolt 2, người dùng có thể đẩy tốc độ của 1 kênh, hoặc PCIe, hoặc DisplayPort, lên tối đa 20Gbps chứ không còn bị chặn lại ở mức 10Gbps như trước. Việc quản lí Thunderbolt 2 sẽ do bộ điều khiển thế hệ mới mang tên mã Falcon Ridge đảm nhiệm. Tất nhiên là nếu không dùng hết 20Gbps, chúng ta vẫn có thể chia sẻ một phần băng thông cho kênh hình, phần còn lại cho kênh dữ liệu (ví dụ: 17Gbps cho hình + 3Gbps cho data).

Vậy tại sao lại phải gỡ bỏ giới hạn trên? Intel nói bây giờ là thời đại của video 4K Ultra-HD, do đó hãng muốn kết nối của mình phải hỗ trợ tốt cho định dạng video mới nổi này. Một video 4K thường sẽ chiếm băng thông 11-17Gbps và nếu như truyền bằng Thunderbolt cũ thì tình trạng "kẹt xe" sẽ xảy ra (vì kênh hình ảnh chỉ chứa tối đa 10Gbps). Chính vì thế mà hiện tại người dùng phải xài đến 2 sợi cáp DisplayPort để đưa hình ảnh 4K từ máy tính ra màn hình ngoài. Với Thunderbolt 2 và controller Falcon Ridge, Intel muốn cung cấp cho người dùng giải pháp chỉ 1 sợi cáp duy nhất mà thôi. Hãng nói điều này "cực kì có ý nghĩa với đối tượng khách hàng chuyên nghiệp", chẳng hạn như những nhà làm phim, nhà sáng tạo nội dung, nhiếp ảnh gia...

Mặc dù có thể vận hành cả hai kênh với dung lượng thay đổi tùy ý người dùng, tuy nhiên ông Jason Ziller, giám đốc marketing cho Thunderbolt, tiết lộ rằng Intel sẽ tập trung sự ưu tiên cho hình ảnh, sau đó phần băng thông còn trống mới được nhường cho dữ liệu trừ khi người dùng có thiết lập khác. Ông chia sẻ thêm rằng Thunderbolt 2 có thể dùng chung cáp, chung cổng kết nối với Thunderbolt thế hệ đầu, tức là tương thích ngược hoàn toàn. Việc xử lí băng thông sẽ do controller đảm nhiệm.

Cũng trong dịp này, Intel có trình diễn một hệ thống sử dụng Thunderbolt 2. Nó bao gồm một thùng máy với mainboard có tích hợp chip Falcon Ridge, hai ổ SSD "cấp độ doanh nghiệp", hai màn hình của Dell (độ phân giải 2560 x 1440 pixel mỗi màn hình) có cổng mini DisplayPort. Intel nối daisy chain, tức nối theo chuỗi, từ thùng máy đến lần lượt hai ổ SSD và hai màn hình. Theo thử nghiệm, tốc độ truyền tải trung bình của hai SSD là 1GB/s và Intel nói điều đó có nghĩa là Thunderbolt 2 đủ sức vừa xuất hình ảnh 4K. vừa đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu nhanh. Hãng nhấn mạnh hệ thống này chỉ gồm các nguyên mẫu và các thiết bị thương mại sẽ có tốc độ còn cao hơn nữa.

Intel kì vọng các con chip Falcon Ridge đầu tiên sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, còn việc sản xuâtd đại trà thì phải chờ đến năm sau.

Intel_Thunderbolt_2_1Intel_Thunderbolt_2_8Intel_Thunderbolt_2_9Intel_Thunderbolt_2_10
Hai tình huống sử dụng Thunderbolt 2 Intel_Thunderbolt_2_12Intel_Thunderbolt_2_13 Đây là thùng máy có chứa bo mạch chủ và chip Falcon Ridge nguyên mẫu, kế bên là hai ổ SSD cũng có chip Falcon Ridge (nhưng đó là chip dành cho thiết bị trung gian)
Thunderbolt_Falcon_Ridge_SSD
Cận cảnh hai ổ SSD được Intel dùng để thử nghiệm
Intel_Thunderbolt_2_15 Kết quả benchmark hai ổ SSD này Intel_Thunderbolt_2_16