Đối với “thế hệ tôi” hiện tại (những người sinh từ năm 1980 đến 1990), thì ngày xưa của bạn như thế nào? Lúc còn nhỏ, bạn có thường chơi đá banh, bắn bi, nhảy dây hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời với bạn bè của mình không?
Bây giờ dường như chúng ta rất ít bắt gặp những hình ảnh đó. Các bạn trẻ bây giờ đa số giải trí bằng cách làm bạn với máy vi tính và các phương tiện truyền thông. Họ ngại hoặc không có thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời. Và thích xem phim ảnh, tivi hơn là thói quen đọc sách báo.
Điều này dẫn đến thói lười vận động và lười suy nghĩ, thói quen sống ích kỷ, lười tìm tòi khám phá ra những cái mới. Trong infographic này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn sự khác nhau giữa trẻ em ngày xưa và ngày nay, cũng như những thống kê về sự thay đổi thói quen giải trí, học tập của các thế hệ.Nguồn: Visual.ly
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013
[Infographic] Trẻ em ngày xưa và trẻ em thế hệ internet
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
Unicef và mLab phát động cuộc thi lập trình phần mềm giúp đỡ trẻ em: UNICEF Mobile Hackathon 2013
Hermann Gmeiner – người sáng lập Tổ chức quốc tế làng trẻ em SOS đã nói "trong suy nghĩ của tôi, không có gì trên thế giới này quan trọng hơn chăm sóc và bảo vệ trẻ em". Mỗi trẻ em Việt Nam đều có quyền cơ bản về chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giáo dục và được bảo vệ khỏi bị lạm dụng và bạo hành, nhưng vẫn còn nhiều đứa trẻ chưa có được những quyền này. Đây là cơ hội CỦA BẠN để tạo ra những ứng dụng di động sáng tạo nhằm giúp hàng ngàn trẻ em, đặc biệt là những trẻ em dễ tổn thương và khó tiếp cận nhất. Hãy cùng UNICEF và các đối tác cứu giúp và cải thiện cuộc sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam ngay hôm nay.
Nhãn:
mlab
,
Tin tức - Sự kiện
,
trẻ em
,
trẻ em Việt Nam
,
UNICEF
,
UNICEF Mobile Hackathon
,
UNICEF Mobile Hackathon 2013
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
[Đầu tuần xem ảnh của ai] - Số 16 - "Em muốn làm gì khi lớn lên?"
Huỳnh Hồ Quang, anh chàng du học sinh chuyên ngành nhiếp ảnh tại trường đại học Raffles College of Design and Commerce đã đặt ra một câu hỏi cho những đứa trẻ mà anh gặp và có lẽ là cho bản thân, dù hiện tại anh đã trưởng thành. “Em muốn làm gì khi lớn lên?” – đó là câu hỏi mà Hồ Quang đã mang theo trong đầu trong những chuyến đi và về giữa Australia và Sài Gòn. Và trong hơn một năm làm việc, Hồ Quang đã thu được bộ ảnh gồm 10 tấm, kể về những ước mơ khi lớn lên của các em nhỏ sống trong điều kiện khó khăn tại Sài Gòn. Có những ước mơ rất giản dị như trở thành thợ sửa xe máy, thợ cắt tóc, hay cao hơn là làm giáo viên… Có những ước mơ thì đầy tình yêu thương như ước mơ được học để làm Mẹ vui, hay ước mơ bảo vệ Mẹ…
Tuy chỉ có 10 tấm ảnh, nhưng bộ ảnh của Huỳnh Hồ Quang đã lấy mất của anh cả một năm làm việc tích cực. Ban đầu Hồ Quang lên ý tưởng và thử nghiệm cách sử dụng ánh sáng, bối cảnh, đã có rất nhiều thay đổi để có thể tìm được một cách thể nghiệm ưng ý. Việc chọn địa điểm và nhân vật cũng là việc rất quan trọng vì nó là một nhân tố khiến cho bộ ảnh trở nên ý nghĩa hơn. Mục đích khi thực hiện bộ ảnh này của Hồ Quang là mô tả cuộc sống của những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn và ước mơ khi lớn lên của các em. Và tổng hợp tất cả trong một tấm ảnh đại diện cho những ước mơ đó.Chân dung Huỳnh Hồ Quang.
Các bức ảnh của Hồ Quang sẽ được trưng bày trong một triển lãm ở Sydney và ngày 05/12 tới. Quang dự kiến số tiền thu được từ việc bán ảnh sẽ được dùng để giúp đỡ trực tiếp cho 10 nhân vật trong 10 bức ảnh của anh. Hồ Quang chia sẻ: “Tôi muốn xây dựng một quỹ giúp đỡ cho những đứa trẻ sống khó khăn trong loạt ảnh của tôi khi đem ảnh đi triển lãm. Và trên hết là tôi muốn khuyến khích những đứa trẻ tiếp tục theo đuổi giấc mơ và con đường học vấn.”
Sau đây là toàn bộ 10 tấm ảnh trong bộ ảnh của Huỳnh Hồ Quang:Nguyễn Lâm Thảo Uyên, 10 tuổi và đang học lớp 5. Mắt của Mẹ em bị yếu khi còn nhỏ và hiện tại gần như mù. Không thể đi làm, cô phải ở nhà. Mặc dù những ước mơ của cô đã không còn có thể đạt được, nhưng cô luôn hy vọng đứa con gái của mình sẽ mạnh mẽ. Cha của Uyên là một tài xế taxi. Dù phải làm việc cả ngày nhưng nguồn thu nhập ít ỏi vẫn không đủ trang trải cuộc sống của gia đình tới 15 người và đang sống trong một căn nhà chỉ 30 mét vuông. Bé Uyên nói rằng: “Con chỉ muốn làm cho Mẹ con hạnh phúc, con muốn học cho đến khi con không còn nhìn được nữa.”Nguyễn Hoàng Thông là một học sinh lớp 5. Mẹ của cậu bé là người ở cho các gia đình khác. Cha của em là thương binh và không còn khả năng lao động. Chính vì vậy, nguồn thu nhập của gia đình Thông là rất ít ỏi và không ổn định. Thông sống cùng với cha mẹ và em gái trong một căn nhà rất nhỏ, bên cạnh một cây cầu. Thông nói về ước mơ của mình rằng: “Ước mơ của con là xây được một căn nhà cho những người nghèo như con, và giúp học xây dựng căn nhà của riêng mình.”
Bé Nguyễn Nhật Ánh hiện đang là học sinh lớp 4. Mặc dù đã 10 tuổi nhưng bé chỉ nặng có 25kg, do bị suy dinh dưỡng. Bé hiện đang sống với bà và không rõ cha mẹ đang ở đâu. Cuộc sống với 2 bà cháu rất khó khăn, vì bà của Ánh năm nay đã hơn 60 tuổi và sức khoẻ cũng không được tốt. Bà không thể làm việc nhiều. Và thu nhập ít ỏi có được là từ việc lau dọn thuê cho những người khác. Bất chấp những khó khăn đó, bé Nhật Ánh vẫn chăm chỉ học hành và trong nhiều năm liền bé đều đạt học sinh giỏi. Ánh cũng cố gắng đỡ đần cho bà trong công việc nhà. Nhật Ánh nói: “Ước mơ của con là trở thành cô giáo, để dạy và giúp đỡ trẻ em kém may mắn như con.”Có một gia đình nghèo 4 người, sống tại quận 1, kế bên một đầm lầy nhỏ hết sức dơ bẩn. Quyên và Ngân là 2 chị em sống cùng với ông bà, những người đã không còn khả năng lao động. Cả gia đình phải dựa vào những đồng lương hưu ít ỏi của 2 ông bà mà hiếm khi đủ để cho một bữa ăn cho cả 4 người. Tương lai của họ dường như rất bấp bênh vì họ vẫn chưa thấy được tia sáng hy vọng nào phía trước. Quyên nói: “Gia đình con quá nghèo, con phải học thật giỏi, để con xây dựng lại ngôi nhà của con khi lớn lên.”Còn đây là Ngân, em gái của bé Quyên ở ảnh trên.Lâm Tuấn Hải là một học sinh lớp 5. Bé có một gia đình lớn với 15 thành viên, sống trong một căn hộ tái định cư nhỏ bé. Anh trai phải nghỉ học sau khi tốt nghiệp lớp 12, và hy vọng có thể làm việc để lo lắng cho cả nhà. Ông bà của bé cũng phải đi bán cà phê ở lề đường để kiếm thêm thu nhập. Tuấn Hải nói: “Con muốn có một cửa hiệu của riêng mình để phụ giúp gia đình, một cửa hiệu cắt tóc!”Bé Trần Văn Tài, 11 tuổi, đang sống với người Mẹ đau ốm đã trải qua 3 lần phẫu thuật. Chồng của bà cũng mất cách đây chưa lâu. Hai mẹ con đang sống trong một phòng trọ nhỏ và ọp ẹp sau khi ngôi nhà của họ bị sập. Dù đau yếu, nhưng bà luôn cố gắng để đảm bảo Tài đủ ăn hàng ngày, hy vọng em sẽ học thật giỏi chứ không dám mơ ước điều gì khác. Tài là một đứa trẻ ngoan và rất yêu thương Mẹ. Tài nói: “Con muốn học trở thành một bác sĩ để con có thể chữa bệnh cho Mẹ, để Mẹ có thể ở bên cạnh con luôn vì trên thế gian này con không còn ai thân thích nữa.”Bé Trương Trần Thuỷ Tiên đang học lớp 3. Sau khi cha mẹ bé ly hôn, bé được nuôi nấng bởi người Mẹ và ông bà ngoại. Nguồn lương ít ỏi từ công việc tại một siêu thị không đủ để trang trải cho cả gia đình và đảm bảo việc học của Thuỷ Tiên, do vật giá ngày càng tăng. Tiên nói về ước mơ của mình: “Con muốn trở thành một ca sĩ để hát những bài hát dân ca.”Trần Quốc Dũng và Trần Thị Mỹ Trinh là 2 chị em học sinh bậc tiểu học. Hai em sống cùng với Mẹ ở chợ Đakao vì họ không có nhà. Hằng đêm, ba mẹ con ngủ trên những tấm ván gỗ, dưới một quầy hàng ẩm ướt. Mẹ của hai em bị mắc chứng cao huyết áp mãn tính và không thể làm những công việc nặng. Hằng ngày bà đi bán vé số trên các con phố ở Sài Gòn. Vào những ngày bà bị đau ốm, hai đứa con của bà phải làm thay phần việc của Mẹ. Không có đủ tiền cho cả 3 được ăn nó, nên đôi khi người Mẹ phải chịu đói để 2 đứa con của bà được ăn thêm. Dũng nói: “Mẹ con phải đi bộ mỗi ngày trên khắp các con đường dù trời mưa hay nắng, con chỉ muốn được bảo vệ Mẹ khỏi những nguy hiểm khi Mẹ đi bán vé số.”Nguyễn Ngọc Huy mới chỉ học lớp 2. Cha của Huy là một cựu chiến binh. Ông bị thương trong một trận chiến ở Campuchia. Sau khi trở về Việt Nam, ông làm dân quân tự vệ phường ở nơi đang sống. Nhưng công việc chính hiện tại của ông là gói bánh Tét cho vợ mang đi bán ngoài chợ. Mẹ của Huy cũng đã lớn tuổi và chân bị đau nên công việc cũng gặp nhiều khó khăn. Huy nói: Cha của con có một ước mơ đó là có một tiệm sửa xe máy. Khi lớn lên con muốn thực hiện ước mơ của cha.”
Còn dưới đây là video ghi lại buổi chụp ảnh của Huỳnh Hồ Quang tại một cửa hiệu sách:
Nhãn:
Camera
,
giấc mơ
,
hồ quang
,
huỳnh hồ quang
,
mơ ước
,
Nghệ thuật chụp ảnh
,
trẻ em
,
ước mơ
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)