Từ đầu năm 2013 đến nay, hơn 50 mẫu smart tivi (tivi thông minh) xuất hiện trên thị trường với đủ các thương hiệu khác nhau, chả thế mà đi đâu cũng thấy tivi thông minh, nhà nhà hào hứng khám phá thông minh. Về cơ bản tivi thông minh là khái niệm ám chỉ những chiếc tivi nhiều tính năng, có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu giải trí hơn là chỉ xem truyền hình như tivi thông thường. Và điểm quan trọng nhất đó là có kết nối internet, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, có thể lướt web, facebook, xem film hay nghe nhạc online.
Tại Việt Nam, thị trường tivi thông minh cũng rất sôi động từ Sony cho đến LG (tham khảo thêm). Ai cũng háo hức nên cũng khiến mình tò mò tìm hiểu thử, nhưng có một sự thật là tivi thông minh của mỗi hãng lại không thông minh giống nhau, mỗi hãng có một hướng đi riêng làm cho người dùng bị rối và không biết lựa chọn thế nào cho đúng. Ngoài ra còn một vấn đề khác nữa là để chọn cho mình một chiếc tivi thông minh với những tính năng hấp dẫn thì giá tiền lại không hấp dẫn chút nào cả, có vẻ như mang cái mác smart thì giá cũng phải khác bình thường.
Đang quay cuồng trong đống smart tivi thì chợt nhớ đến những thiết bị android nhỏ gọn với kết nối HDMI và dạo này hay thấy xuất hiện trên diễn đàn với tên gọi Android TV stick. Những thiết bị này đều có một phong cách chung đó là cấu hình ổn, chạy Android mới nhất, tương thích với tất cả các đầu ra từ màn hình vi tính có cổng HDMI đến những tivi “không thông minh” có HDMI. Với thiết bị này thì chiếc tivi bình thường của bạn cũng sẽ biến thành smart tivi được, hơn nữa nó chạy hệ điều hành Android đầy đủ nên có thể nói khả năng mở rộng tính năng là rất nhiều, chỉ đơn gian là cài thêm phần mềm và chúng ta lại có thêm nhiều cái để vọc.
Ngoài ra, với một số mẫu Android TV Stick còn hỗ trợ cả usb 3G gắn thêm như thiết bị mình thử nghiệm trong bài viết này, mở rộng thêm lựa chọn kết nối internet.
Vậy mua smart tivi hay tivi thường rồi trang bị thêm Android TV stick?
Với suy nghĩ như trên, mình quyết định chuyển qua hướng khác, thay vì suy nghĩ xem nên chọn smart tivi của hãng nào thì sẽ tìm hiểu về Android TV stick. Lựa chọn này cho phép mình thoải mái hơn trong việc mua tivi, thay vì phải tốn nhiều tiền cho một chiếc smart tivi thì với 5tr – 7tr là có 1 chiếc tivi 32-inch đủ dùng rồi. Android TV stick không phát triển chuyên về hướng smart tivi mà còn nhiều tính năng khác, vì thế chúng ta không bị giới hạn khả năng sử dụng.
Ngoài ra việc sử dụng Android TV stick thì việc cập nhật phần mềm phiên bản mới cũng tiện hơn, các phần mềm hỗ trợ đều có thể tìm thấy trên Google Play, chính vì thế chúng ta sẽ nhận cập nhật nhanh hơn. Còn một lý do nữa cũng quan trọng không kém, Android TV stick giờ khá dễ kiếm và giá cũng không quá mắc, hơn nữa việc nâng cấp cấu hình (bằng cách bán đi mua cái mới cấu hình tốt hơn) cũng thoải mái hơn là việc bạn bán cái smart tivi đi mua cái khác.
Android TV stick có gì?
Những tính năng thì do phần mềm quyết định, tuy nhiên phần cứng cũng quan trọng không kém, trên thị trường có rất nhiều Android TV stick với cấu hình cũng như thương hiệu khác nhau, vì thế bạn cần xác định rõ xem nên mua loại nào. Tối thiểu thì cũng cần dual core, ram 1GB, Bộ nhớ trong không cần lớn lắm nhưng nhất thiết phải có khe cắm thẻ nhớ.
Thông thường, Android TV stick sẽ kết nối với tivi qua cổng HDMI, ngoài ra cần có cổng USB để bạn có thể kết nối với phụ kiện ngoài như con chuột hoặc bàn phím. Không thể thiếu kết nối wifi, với bluetooth có thì càng tốt, không có cũng không vấn đề lắm. Dưới đây là hai Android TV stick mình thử nghiệm, sẽ nói về nó ở cuối bài viết, tập trung vào nội dung chính đã.
Sử dụng thực tế như thế nào?
Thiết bị sử dụng Android 4.1, hỗ trợ cài phần mềm qua Google Play, chính vì thế bạn muốn tính năng nào chỉ cần cài thêm phần mềm vào là được. Để so sánh tính năng của smart tivi với Android TV stick thì hơi khập khiễng, tuy nhiên có thể nói Android TV stick thay thế hoàn toàn smart tivi được. Các tính năng cơ bản, hoạt động tốt như:
- Tính năng online, lướt web, đọc báo với Chrome, Facebook, đọc báo online …
- Xem film HD với MX player hay phần mềm video có sẵn, cả hai đều hỗ trợ xem phụ đề
- Để xem film online thì có thể sử dụng Hdvietnam hay pub.vn nhanh và rất tiện lợi không phải đi copy.
- Chơi games với các games nhẹ như Angry Birds, cut the rop … Đặc biệt là nhà có trẻ em thì có nhiều phần mềm android hỗ trợ cho việc học của các bé
- Các phần mềm giải trí sẵn có như: Youtube, Zing Mp3 hoạt động tốt với mạng internet nhà mình, gói fpt thấp nhất.
- Đặc biệt là giờ Android có Sopcast để coi thể thao rồi.
- Muốn coi các kênh tivi khác thì có thêm GenTV hay Tivi-Vietnam …
- Hỗ trợ kết nối với USB, ổ cứng gắn ngoài, USB 3G
Kết nối với usb 3GXem film HD online thông qua phần mềm HDvietCoi film HD trên thẻ nhớ bằng MXplayer
Sau một thời gian dùng thử thì thấy cũng đủ hài lòng với khả năng đáp ứng của Android TV stick, ở nhà việc nhiều nhất hay dùng đó là mở Bé Xuân Mai trên Youtube để dụ em bé ở nhà. Dưới đây là một vài hình ảnh của 2 thiết bị mình sử dụng, được mua bên beehd.vn, TVZONE Plus có giá 1tr2 còn Combo BeeHD Stick + Air mouse giá 1tr990 (tham khảo thêm). Sẽ có bài đánh giá chi tiết về thiết bị trong thời gian tới đây.
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
Biến tivi thường thành smart tivi với Android TV stick nhỏ gọn
Nhãn:
android
,
Android 4.0
,
Android TV
,
Android TV stick
,
Điện tử - Tiêu dùng
,
pocket tv
,
Thiết bị công nghệ
,
TV stick
Bản cập nhật Android 4.2 cho HTC One sẽ có trong khoảng "2 hoặc 3 tuần tới"?
Theo một lập trình viên của HTC có tài khoản Twitter @LlabTooFeR, người trước đây đã từng tiết lộ chính xác tin tức về những bản cập nhật của hãng, HTC sẽ cập nhật chiếc One lên Android 4.2 trong khoảng "2 hoặc 3 tuần tới". Thông tin này được tiết lộ khi LlabTooFeR trả lời một người dùng về câu hỏi khi nào thì One có Android 4.2. Trước đây một số nguồn tin cũng nói rằng chiếc Butterfly cũng sắp được nâng cấp lên phiên bản Android mới nhất đi kèm với giao diện Sense 5 ngay trong tháng này. Có vẻ như bản update cho One cũng sẽ ra mắt cùng lúc với người anh Buttefly. So với Android 4.1 hiện đang có trên One, Android 4.2 không có nhiều cải tiến lớn. Nó chủ yếu tập trung vào việc nâng cao tính bảo mật, bổ sung một số tính năng nhỏ vào camera, hỗ trợ widget ngoài màn hình khóa và chuẩn truyền nội dung đa phương tiện Miracast.
Nhãn:
android
,
Android 4.2
,
Butterfly
,
Điện thoại
,
ĐIỆN THOẠI ANDROID
,
htc
,
one
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
YouTube tròn 8 năm tuổi: hơn 1 tỷ người truy cập hàng tháng, hơn 100 giờ video được tải lên mỗi phút
Hôm nay ngày 19/5, YouTube chính thức bước sang tuổi thứ 8, và nhân dịp "sinh nhật lần thứ 8" của trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới này, Google cũng đã đưa ra một số thống kê liên quan khá thú vị. Cụ thể, tập đoàn công nghệ Mỹ cho biết cứ trung bình một phút trôi qua, lại có hơn 100 giờ video được thành viên đăng tải lên (upload), con số này đã phá kỷ lục của năm ngoái khi YouTube chỉ đạt 72 giờ video được đăng lên mỗi phút (thống kê vào ngày 19/5/2012), hay 48 giờ video/phút (19/5/2011). Bên cạnh đó, Google cũng tiết lộ rằng có khoảng hơn 1 tỷ người dùng truy cập vào YouTube hàng tháng, và dự kiến trong tương lai, số lượng người vào YouTube xem video sẽ còn tăng đều.
Trải qua 8 năm hoạt động, YouTube luôn chứng tỏ với mọi người rằng nó chính là dịch vụ chia sẻ video tốt nhất và lớn mạnh nhất thế giới, và từ khi thuộc về tay của Google vào năm 2006, YouTube ngày càng lớn mạnh hơn bao giờ hết với h àng loạt những đổi thay cả về giao diện lẫn tính năng, nhằm mang đến trải nghiệm xem video tốt nhất dành cho người dùng. Đáng chú ý hơn, vào đầu tháng 5 vừa qua, YouTube đã ra mắt kênh thu phí với mức giá cơ bản là 0,99$/kênh/tháng, với mục đích khuyến khích mọi người tạo ra nhiều video chất lượng ngày càng cao.
Nhãn:
1 tỷ người dùng truy cập hàng tháng
,
dịch vụ chia sẻ video
,
Dịch vụ trực tuyến
,
Đám mây
,
google
,
kênh thu phí
,
Tin tức - Sự kiện
,
video
,
youtube
Galaxy S 4 Active xuất hiện trong kết quả benchmark: Android 4.2, màn hình 1080p, chip S4 Play
Trước đây chúng ta từng nghe tin đồn về chiếc Galaxy S 4 Active, một phiên bản độ bền cao và có khả năng chống nước, chống bụi của Galaxy S 4. Hôm nay dấu vết về mẫu máy này lại tiếp tục xuất hiện trên trang kết quả benchmark của công cụ GFXBench. Theo đó, Galaxy S 4 Active sẽ mang số hiệu SGH-i537, chạy trên Android 4.2.2 và sở hữu màn hình độ phân giải 1920 x 1080. Ở phần mã build cho thấy SGH-i537 sẽ được phân phối bởi nhà mạng AT&T (Mỹ). Chúng ta biết thêm được rằng Galaxy S 4 Active sử dụng con chip hai nhân MSM8960 thuộc dòng Snapdragon S4 Play và nó yếu hơn SoC Snapdragon 600 bốn nhân hay Samsung Exynos 5 Octa tám nhân của Galaxy S 4. Chưa rõ bao giờ thì SGH-i537 sẽ ra mắt.
Nhãn:
android
,
Điện thoại
,
ĐIỆN THOẠI ANDROID
,
Galaxy S 4
,
Galaxy S 4 Active
,
MSM8960
,
Snapdragon 600
,
Snapdragon S4 Play
,
tin đồn
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
Tìm hiểu về các công nghệ tạo hình ảnh dùng trong máy chiếu: DLP vs 3LCD vs LCoS
Máy chiếu ngày nay được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ trình chiếu, chia sẻ nội dung cho đến việc thay thế cho màn hình TV ở các rạp hát tại gia. Máy chiếu có khả năng cung cấp một diện tích xem rất lớn nhưng giá lại hợp lí. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản như bạn nghĩ. Hiện nay trên thị trường có ba công nghệ để tạo hình ảnh từ máy chiếu, đó là DLP, 3LCD và LCoS. Vậy chúng là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng hình ảnh từ projector chiếu ra? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản liên quan đến máy chiếu cũng như ba loại công nghệ hình ảnh nói trên. Hi vọng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại thiết bị này.
Sơ lược về máy chiếu
Máy chiếu, hay còn gọi là projector, là một thiết bị dùng để chiếu hình ảnh từ một nguồn nào đó ra ngoài. Ở bài viết này chúng ta chỉ tập trung nói về video project, tức loại máy chiếu mà các bạn thường thấy trong trường lớp, trong các phòng hội họp ngày nay, ngoài ra còn có máy chiếu ảnh thời cũ xưa (still image projector), máy chiếu overhead nhưng chúng phục vụ cho mục đích khác. Quay trở lại với video projector, thiết bị này sẽ nhận tín hiệu hình ảnh từ một thiết bị nguồn, ví dụ như máy tính, smartphone, tablet, đầu chơi phim HD,... rồi chiếu ra hình ảnh tương ứng thông qua một hệ thống quang học. Tất cả các máy chiếu đều sử dụng ánh sáng với cường độ cao và những mẫu projector hiện đại có thể sửa được các lỗi mờ ảnh, hiện tượng cong ở viền,...
Trên những máy chiếu thông dụng hiện nay, bạn sẽ dễ dàng thấy được một số thành phần cơ bản như sau:
Mặt trước của máy chiếu thường sẽ có ống kính (lens), là nơi mà ánh sáng và hình ảnh từ máy sẽ đi ra. Cần chỉnh focus thường nằm ở gần khu vực ống kính, nó sẽ giúp chúng ta chỉnh lại hình ảnh để đạt được độ nét tối ưu. Bạn cũng sẽ bắt gặp nhiều khe tản nhiệt và có thể là một số cổng kết nối ở ngay mặt trước projector (cái này thì tùy nhà sản xuất).
Ở mặt sau thường sẽ là nơi tập trung rất nhiều cổng kết nối, một số cổng phổ biến bao gồm HDMI, Composite, Component, VGA, DVI, DisplayPort... Một số máy chiếu có tất cả những cổng này, số khác lại chỉ có vài cái. Lúc lựa máy chiếu, bạn nhớ cân nhắc đến yếu tố tương thích giữa thiết bị nguồn của mình với cổng kết nối của máy chiếu nhé. Ngoài ra chúng ta còn có jack để cắm nguồn, có thể có thêm khe thẻ nhớ, cổng USB, cổng AV,...
Để chiếu được hình ảnh ra ngoài, máy chiếu cần đến một linh kiện gọi là lamp. Thực ra nó là một bóng đèn có công suất lớn và độ sáng mạnh (đo bằng đơn vị lumen) để giúp hình ảnh hiện rõ ràng trên màn chiếu. Tuy nhiên, bóng đèn này không "bất tử" mà nó có tuổi thọ nhất định. Khi sắm máy chiếu, bạn sẽ được nhà sản xuất cho biết thời gian sử dụng của đèn, thường vào khoảng vài nghìn giờ. Khi bóng đèn tối đến mức hình ảnh chiếu ra không còn thấy được nữa hoặc khi bóng đã hư hoàn toàn, bạn sẽ phải thay bóng mới, và chi phí cho bóng cũng tương đối đắt. Ngoài đèn halogen kim loại (metal halid), giờ đây người ta còn xài đèn LED, đèn laser để tăng độ sáng, chất lượng ảnh cho máy chiếu.
Để vận hành máy chiếu, ngoài việc sử dụng máy tính, người ta thường dùng thêm remote kết hợp. Bởi máy chiếu được thiết kế để bắt lên cao nên việc dùng remote chắc chắn sẽ hay hơn là bắt ghế đứng lên mỗi lần chúng ta cần chỉnh thông số. Cách sử dụng thì khác biệt tùy theo loại và hãng máy chiếu, bài viết này mình chủ yếu nói về công nghệ và phần cứng nên sẽ không đề cập đến mảng này.
Các công nghệ dùng để tạo hình ảnh trong máy chiếu
Trong máy chiếu, hình ảnh từ nguồn (PC, tablet, smartphone...) muốn xuất ra ngoài cho chúng ta xem thì chúng phải trả qua một giai đoạn biến đổi quang học và có kết hợp cả điện tử nữa. Hiện nay trên thị trường có ba công nghệ phổ biến để làm việc này. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy logo của mỗi loại công nghệ được in trên máy chiếu hoặc vỏ hộp thiết bị.
1. Công nghệ DLP
Hệ thống DLP (Digital Light Processing) có tâm điểm là một con chip bán dẫn quang học mang tên DLP, được phát minh bởi tiến sĩ Larry Hornbeck của hãng Texas Instruments vào năm 1987. Ngoài các linh kiện điện tử khác, nó có một vùng hình chữ nhật chứa 2 triệu tấm gương siêu nhỏ (digital microscopic mirrors - DMD), mỗi tấm gương này nhỏ hơn 1/5 độ dày một sợi tóc người.
Khi chip DLP được định hướng bởi nguồn tín hiệu hình ảnh, một nguồn sáng và một ống kính (của máy chiếu), những tấm gương này sẽ phản xạ hình ảnh lên màn hình hoặc bất kì bề mặt nào. Các tấm gương trên chip DLP có hai trạng thái là ON (lật để hướng về nguồn sáng) và OFF (lật hướng ra khỏi nguồn sáng). Điều này tạo nên các pixel màu sáng và tối trên bề mặt chiếu video. Tín hiệu hình ảnh sẽ ra lệnh cho những các tấm gương lật sang trạng thái ON hoặc OFF hàng nghìn lần trong mỗi giây. Khi chế độ ON xuất hiện nhiều hơn OFF, nó phản xạ các pixel màu xám nhạt, còn khi OFF nhiều hơn ON, các pixel có màu xám đậm. Nhờ vậy, các máy chiếu dùng DLP có thể hiển thị tối đa 1024 sắc độ xám. Ánh sáng từ các gương siêu nhỏ sau đó sẽ đi qua một bộ màu hình chiếc đĩa để tạo ra hình ảnh có màu sắc.Bộ lọc màu hình chiếc đĩa trong hệ thống DLP sẽ quay liên tục như thế này
Có hai loại hệ thống DLP: dùng 1 chip DLP và dùng 3 chip DLP. Loại 1 chip DLP phổ biến hơn trong các máy chiếu, HDTV, còn hệ thống 3 chip đắt tiền hơn, dùng trong các rạp chiếu phim, máy chiếu công suất lớn. DLP Pico có kích thước chip nhỏ gọn hơn, mức độ tiêu thụ điện thấp hơn chip DLP phổ thông nên được áp dụng vào smartphone (như Galaxy Beam chẳng hạn), các máy chiếu cầm tay, máy chiếu pico... Một số hãng có sản xuất máy chiếu DLP là Optoma, BenQ, Mitsubishi, Asus. Giá của các máy chiếu DLP dao động trong khoảng vài trăm USD đến 10.000 USD và hơn thế nữa.Hình ảnh một con chip DLP và các tấm gương siêu nhỏ khi so sánh với tóc người
2. Công nghệ 3LCD
Công nghệ 3LCD được phát triển bởi Epson vào những năm 1980. Sau đó đến năm 1988, hãng bắt đầu cấp quyền sử dụng 3LCD cho các hãng bên ngoài và một năm sau đó, chiếc máy chiếc 3LCD đầu tiên ra đời: Epson VPJ-700. Hiện chúng ta có Epson, Panasonic, Sony, Sharp là bốn trong số các hãng có làm máy chiếu 3LCD. Giá bán của máy chiếu 3LCD cũng từ vài trăm đến hàng nghìn USD tùy loại.
Ở ngay bên trên là sơ đồ mô tả công nghệ 3LCD, bạn có thể thấy có ba tấm nền LCD được sử dụng ở phần trung tâm của hệ thống, bởi thế nó mới có cái tên là 3LCD. So với việc dùng chip DLP đơn để tạo hình ảnh, 3LCD cho ảnh sáng hơn, màu sắc tốt hơn, tiêu thị ít năng lượng hơn. Còn nếu so với công nghệ cao cấp dùng ba chip DLP thì 3LCD rẻ hơn. Quy trình tạo ra hình ảnh của công nghệ này có thể chia làm ba giai đoạn:
1. Tạo màu từ chùm sáng trắng: Ánh sáng từ nguồn sẽ đi ra một gương lưỡng sắc (dichroic filter), tại đây ánh sáng sẽ bị tách thành hai chùm: một chùm đỏ và một chùm pha giữa xanh dương với xanh lá. Khi đi đến gương lưỡng sắc thứ hai, ánh sáng tiếp tục bị tách thành xanh dương và xanh lá. Vậy là chúng ta đã có ba chùm cơ bản: đỏ, xanh dương, xanh lá.
2. Tạo hình ảnh bằng các LCD: Ba chùm sáng nói trên sẽ tiếp tục đi đến một khu vực trung tâm có lăng kính và ba tấm LCD bao xung quanh. Mỗi pixel trên LCD sẽ được bao phủ bởi các tinh thể lỏng và khi chúng ta thay đổi điện áp, những pixel sẽ dần đen lại cho đến khi nó đen hoàn toàn hoặc sáng dần cho đến khi trong suốt (để toàn bộ ánh sáng từ đen đi qua tạo ra màu trắng). Còn để tạo ra nhiều sắc độ xám khác nhau, người ta sẽ tinh chỉnh điện áp để có được mức độ trong suốt tương ứng trên các tinh thể. Quá trình này giống như trên các đồng hồ điện tử, lúc pin còn đầy thì các kí tự rõ ràng và đen đậm, nhưng khi pin yếu thì chúng nhạt dần. Như vậy, độ sáng của từng pixel sẽ được điều khiển một cách chính xác để tạo ra hình ảnh theo yêu cầu.
3. Kết hợp hình ảnh và chiếu ra ngoài: sau khi màu được lọc bởi các LCD, chùm sáng sẽ được kết hợp lại bằng lăng kính lưỡng sắc ở giữa để tạo hình ảnh cuối cùng, sau đó đưa ra hệ thống thấu kính rồi chiếu ra ngoài cho chúng ta xem.
3. Công nghệ LCoS
Liquid crystal on silicon (LCoS hoặc LCOS) cũng là một công nghệ khác để tái tạo hình ảnh trong các hệ thống máy chiếu. LCoS cũng sử dụng cách thức phản xạ ánh sáng giống như DLP, tuy nhiên nó sử dụng các tinh thể lỏng thay cho nhiều tấm gương siêu nhỏ. Những tinh thể này được đặt trực tiếp lên bề mặt của một chip silicon vốn được tráng một lớp nhôm cộng thêm một số lớp hóa chất khác có tính phản xạ cao. Nếu so sánh với máy chiếu 3LCD, LCoS cũng sử dụng tinh thể lỏng nhưng là để phản xạ ánh sáng chứ không phải cho phép ánh sáng đi xuyên qua. Nói cách khác, bạn có thể nghĩ LCoS là đứa con lai giữa 3LCD và DLP.Hình trên là sơ đồ đường đi của ánh sáng trong hệ thống LCoS. Ánh sáng từ đèn sẽ đi đến các gương lưỡng sắc, tại đây nó sẽ được tách màu ra và đi tiếp đến các tấm LCoS. Ở những tấm tinh thể lỏng này, màu sắc sẽ được tạo ra tùy theo độ sáng, sắc độ của hình ảnh. Sau đó, các chùm màu lại tiếp tục được đi qua một lăng kính ở giữa để tổng hợp thành hình ảnh trước khi chiếu ra cho chúng ta xem.
LCoS có lợi thế là cho ra hình ảnh với độ phân giải cao hơn nhiều so với 3LCD hay DLP, tuy nhiên các sản phẩm sử dụng công nghệ này thường có kích thước lớn và giá cao. Chính vì thế mà LCoS không được sử dụng nhiều cho các máy chiếu giá rẻ. Hiện nay máy chiếu 3LCD và DLP bán được nhiều hơn và cũng xuất hiện rộng rãi hơn nên người ta tưởng LCoS là dỏm nhưng thực chất thì không phải như vậy. Sony không dùng chữ LCoS cho các sản phẩm của mình mà hãng xài chữ SXRD (Silicon X-tal Reflective Display). JVC cũng vậy, hãng gọi các máy chiếu DLP của mình là D-ILA. Giá cho các máy chiếu LCoS dao động trong khoảng vài nghìn USD đến chục nghìn đô.
Ưu điểm, nhược điểm của từng công nghệ
Độ tương phản: LCoS > 3LCD > DLP
Độ tương phản là một trong những khía cạnh quan trọng khi xem xét về chất lượng hình ảnh. Nó là nhân tố quyết định xem hình ảnh thực đến mức nào. Trong thời gian gần đây, các máy chiếu 3LCD đã được cải thiện đáng kể về độ tương phản, trong khi máy chiếu DLP thì không thay đổi nhiều và đứng sau LCD cũng như LCoS. Hiện tại có một số máy chiếu hỗ trợ Auto Iris (Khẩu tự động), nó sẽ đóng nhỏ lại khi cần hiện thị các cảnh tối và mở rộng ra khi hiển thị các cảnh sáng. Tính năng này có cải thiện độ tương phản, tuy nhiên độ tương phản gốc rất cao của LCoS khiến nó vẫn trông tốt hơn tất cả. Cũng có một số tranh luận trên mạng rằng độ tương phản của một số máy DLP tốt hơn LCD, tuy nhiên nó còn phụ thuộc rất nhiều vào model máy.
Mức độ đen: LCoS > 3LCD > DLP
Mức độ đen ở đây có mối liên hệ với độ tương phản. Ở những máy chiếu có độ tương phản cao, bạn sẽ thấy rằng phần hình ảnh màu đen sẽ thật sự đen và đậm, do đó bạn có thể thấy được các vật thể khác trong khung hình (ví dụ như cảnh người đứng trong bóng tối mà bạn hay thế trên các phim ma hay phim hành động). Còn ở những máy chiếu độ tương phản thấp, phần màu đen sẽ không đen hoàn toàn mà nó hơi xám nên chúng ta khó phân biệt được các chủ thể khác. Cũng như độ tương phản, những máy chiếu hỗ trợ Auto Iris sẽ cải thiện được mức độ đen.
Độ sáng: 3LCD, DLP > LCos
Thực chất việc so sánh độ sáng giữa các công nghệ này là rất khó bởi nó phụ thuộc vào nhà sản xuất, loại bóng đèn, công suất đèn, và các thông số này khác nhau tùy theo máy chiếu. Theo trang CNET, trong các máy chiếu mà họ đã thử qua thì các máy dùng 3LCD và DLP cho độ sáng cao hơn, trong khi các máy LCoS thì không sáng bằng. Tuy nhiên, những projector LCoS gần đây đã có cải thiện đáng kể về độ sáng rồi.
Màu sắc: Cả ba như nhau
Độ chính xác khi tái tạo màu khác biệt giữa các model máy chiếu khác nhau, cả 3LCD, DLP và LCoS đều có những máy chiếu cho ra hình ảnh rất tốt, lại có những máy cho ra màu sắc rất tệ. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhà sản xuất và các mà họ làm ra các linh kiện bên trong máy cũng như phân khúc sản phẩm. Tuy nhiên, theo một số trang web đánh giá thì DLP 3 chip có độ chính xác rất cao, sau đó đến DLP 1 chip.
Hiện tượng mờ do chuyển động (motion blur): DLP > 3LCD, LCoS
Hiện tượng này sinh ra khi có một cảnh chuyển động nhanh nào đó và đây là một vấn đề đối với các máy chiếu 3LCD, LCoS. Một số người dùng sẽ không để ý đến chuyện này, nhưng một số khác thì có. Nếu đặt canh nhau, theo trang tin CNET thì các máy chiếu DLP sẽ cho ra hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn nhiều so với máy chiếu 3LCD và LCoS khi hiển thị cùng một đoạn phim có đối tượng chuyển động nhanh. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều máy chiếu đã có tần số làm tương cao hơn để giảm thiểu tình trạng này.
Hiện tượng cầu vồng: 3LCD, LCoS > DLP
Hiện tượng này sinh ra đối với một chủ thể có độ sáng cao (nhất là ở trên một phông nền đen), khi đó bạn sẽ thấy các vệt nhiều màu sắc xuất hiện ở chủ thể. Những máy chiếu sử dụng 3 chip như 3LCD, LCoS và các máy DLP cao cấp không bị tình trạng này. Trong khi đó, các máy chiếu DLP 1 chip lại tạo ra hình ảnh bằng các chuỗi màu liên tục nên ở mỗi một thời điểm nhất định, chỉ có 1 màu sắc duy nhất được chiếu lên màn hình. Các màu được chiếu ra liên tục với tốc độ cao để não tổng hợp chúng lại thành màu sắc mà mắt của chúng ta nhìn thấy, tuy nhiên có một số người rất nhạy cả với vấn đề này bởi não của họ ghi nhận những màu sắc riêng biệt chứ chưa tổng hợp lại.
Theo nhiều năm đánh giá, trang tin CNET xếp người dùng vào ba loại như sau:Hầu hết người dùng thông thường đều rơi vào hai thể loại cuối cùng, tuy nhiên nếu bạn là người nhạy cảm, các máy chiếu DLP sử dụng 1 chip không phải là sản phẩm dành cho bạn. Nhưng mà nói đúng ra thì hiện tại tình trạng này cũng đã được giảm thiểu rất nhiều bởi filter màu dạng đĩa trong máy chiếu DLP đang ngày càng có tốc độ cao hơn. Ngoài ra việc chuyển sang dùng LED và laser làm đèn chiếu cũng góp phần giảm hiện tượng cầu vồng.
- Những người có thể thấy hiện tượng cầu vồng và cảm thấy khó chịu
- Những người có thể thấy cầu vồng nhưng không cảm thấy khó chịu
- Những người không thể thấy hiện tượng cầu vồng
Khả năng hội tụ: máy DLP 1 chip > máy DLP, LCD và LCoS 3 chip
Những con chip dùng để tạo ra hình ảnh bên trong một máy chiếu có kích thước rất nhỏ, thậm chí các thành phần nhỏ trên chip có thể nhìn thấy được trên màn chiếu. Các máy DLP 1 chip có độ hội tụ cao bởi chúng chẳng có gì để mà tổng hợp lại, nhưng những máy 3 chip thì không được như vậy. Điều này gây ra hiện tượng viền màu đối với các chủ thể có màu trắng, còn trong trường hợp tệ hơn thì làm cho viền bị mờ đi. Hấu hết các máy chiếu sử dụng 3 chip sẽ đi kèm theo một công cụ tinh chỉnh để tăng khả năng hội tụ, tuy nhiên không phải lúc nào công cụ này cũng giải quyết triệt để vấn đề lỗi hội tụ hình ảnh. Đáng lưu ý rằng độ hội tụ này còn có thể bị thay đổi giữa các máy chiếu trong cùng một model nữa.
Nói tóm lại, mỗi công nghệ tạo hình ảnh dùng trong máy chiếu đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào túi tiền, nhu cầu và sở thích mà bạn có thể lựa chọn công nghệ phù hợp cho mình. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích phòng khi cần lựa chọn máy chiếu. Mời mọi người cùng nhau đóng góp thêm ý kiến về ưu nhược cũng như giá cả của từng loại công nghệ để anh chị em cùng tham khảo.
Công nghệ lọc nước sạch bằng hạt tẩy uế nano của đại học Stanford
Ảnh: Greenprophet
Theo một báo cáo do tổ chức y tế thế giới (WHO) và UNICEF công bố tuần qua, tính đến năm 2011 có khoảng 768 triệu người trên thế giới đang phải sống phụ thuộc vào những nguồn nước uống không được cải thiện và 185 triệu người vẫn đang sử dụng nước mặt cho nhu cầu hàng ngày. WHO và UNICEF đã thiết lập một mục tiêu là vào năm 2030, mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận các nguồn cung cấp nước uống an toàn và công nghệ lọc nước bằng hạt tẩy uế nano (nanoscavenger) của đại học Stanford có thể giúp 2 tổ chức đạt được mục tiêu này.
Có nhiều loại hạt nano sở hữu các đặc tính lọc nước khác nhau. Chẳng hạn như hạt nano bạc hoạt động như một loại kháng sinh, hạt titan dioxit (titanium dioxide) hút các kim loại nặng và chất bẩn trong khi một số khác lại khử muối. Các kỹ sư gọi loại hạt nano này là nanoscavenger (scavenger là loài ăn xác thối) và trong những năm gần đây, họ vẫn đang tìm cách sử dụng chúng để tẩy uế, thanh lọc và khử muối nhiễm trong nước.Các hạt tẩy uế nano bám dính trên nam châm vĩnh cửu.
Vấn đề chính là làm sao thu hồi các hạt tẩy uế nano từ nước sau khi chúng hoàn tất nhiệm vụ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều biện pháp, chẳng hạn như bổ sung một lõi sắt oxit (iron oxide) cho các hạt tẩy uế nano để chúng có tính từ và sau đó thu lại bằng nam châm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt hạn chế là không thể loại bỏ tất cả các hạt nano bởi sắt oxit không hoàn toàn bị hút bởi nam châm. Điều này đã được chứng minh khi các nhà nghiên cứu ngâm hạt tẩy uế lõi sắt oxit bọc bạc bên ngoài vào nước nhiễm vi khuẩn E. coli. Sau khi tẩy trùng nước, chúng được thu hồi bằng một thỏi nam châm vĩnh cửu nhưng hiệu suất chỉ dừng lại ở 20% hạt sau 5 phút.
Để khắc phục vấn đề trên, nhóm nghiên cứu tại Stanford đã phát triển một loại hạt tẩy uế nano mới với lõi sắt oxit được thay thế bằng lõi tổng hợp, phản ứng siêu nhạy với từ tính. Phần lõi mới có nhân titan và được bao bọc bởi các lớp đĩa từ xếp chồng lên nhau. Sự kết hợp này khiến hạt tẩy uế mới không có từ tính trong môi trường tự nhiên, vì vậy chúng không dính vào nhau hay vào các vật liệu từ tính khác.
Mingliang Zhang - ứng viên tiến sĩ khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Stanford cho biết: "Mô-men từ của 2 lớp ngoài cùng ngược nhau. Lực từ tính trong lớp trên và lớp dưới hướng ra các hướng đối nhau vì vậy từ tính của vật liệu bị khử." Tuy nhiên, khi lõi tổng hợp được đưa vào một từ trường mạnh, từ tính của 2 trường đối diện thẳng hàng, do đó chúng không chỉ có đặc tính từ mà còn trở nên cực kỳ nhạy cảm với từ tính. Các nhà nghiên cứu gọi sáng kiến này là "lõi tổng hợp phản thiết từ".Xác vi khuẩn E. coli đã chết dính trên màng lọc nước sau khi được xử lý bởi hạt tẩy uế nano.
Qua thử nghiệm so sánh với hạt tẩy uế nano lõi sắt dioxit, loại hạt nano lõi tổng hợp với vỏ bạc chiếm tỉ lệ 17 phần triệu đã tiêu diệt được 99,9% vi khuẩn E. coli trong 20 phút. Đồng thời, tất cả các hạt tẩy uế nano đều được thu hồi sau 5 phút bằng nam châm vĩnh cửu.
"Trong nước bẩn, các hạt tẩy uế nano trôi tự do xung quanh và tiêu diệt vi khuẩn hoặc hút các phân tử ô nhiễm một cách ngẫu nhiên. Khi các chất gây ô nhiễm bám dính vào hạt tẩy uế nano (vi khuẩn thì bị giết chết), từ tính được kích hoạt và các hạt biến mất," tác giả nghiên cứu - Shan Wang cho biết.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang phát triển các phiên bản khác của hạt tẩy uế nano để xử lý từng loại chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, họ cũng phát triển một loại hạt "tất cả trong một", kích thước lớn hơn một chút so với loại hạt tẩy uế nano nói trên và có khả năng lọc nước bị ô nhiễm bởi nhiều chất. Loại hạt này sẽ được phủ ngoài bằng một loạt các chất phản ứng khác nhau.
Xing Xie - ứng viên tiến sĩ kỹ thuật môi trường và đời sống tại Stanford cho biết: "Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó giải pháp tất cả trong một sẽ có thể giải quyết nước bị ô nhiễm từ nhiều nguồn. Một công nghệ thanh lọc như vậy có thể rất hữu ích trong công tác phục hồi nước sạch tại các quốc gia phát triển và những khu vực khô hạn nơi số lượng và chất lượng nước cực kỳ quan trọng."Theo: Stanford University; Gizmag
Nhãn:
công nghệ lọc nước
,
đại học Stanford
,
hạt tẩy uế nano
,
Khoa học
,
lọc nước
,
nanoscavenger
,
nước sạch
,
tổ chức y tế thế giới
,
UNICEF
,
WHO
Chip âm thanh Wolfson WM5110 có thể xuất hiện trên thế hệ Samsung Galaxy S tiếp theo
Những thành viên từ engadget vừa có cơ hội trải nghiệm chất lượng âm thanh từ chip Wolfson WM5110. Một chip âm thanh mà theo họ là có thể đem đến chất lượng âm thanh tốt hơn hơn cả chất lượng đĩa CD nhờ khả năng xử lý các bản nhạc có chất lượng 24-bit và 192 kHz. Để xử lý được nguồn âm thanh như vậy, người dùng phải cần đến những card âm thanh cao cấp như Creative Sound Blaster hay Asus Xonar, hoặc chiếc máy nghe nhạc cao cấp iRiver AK100. Rất có thể chip âm thanh này sẽ xuất hiện trong thế hệ điện thoại Galaxy S tiếp theo.
Samsung đã hợp tác cùng Wolfson Microelectronics, một tên tuổi đến từ Scotland chuyên về lĩnh vực sản xuất chip xử lý tín hiệu hỗn hợp. Hai con chip gần đây mà Wolfson tích hợp trên các điện thoại Samsung là WM1811 (Galaxy S III), và WM5102 (Galaxy S 4). Giám đốc điều hành của Wolfson cho biết giá thành của chip WM5110 sẽ không hề rẻ. Tuy nhiên khi được đóng gói vào trong một chiếc điện thoại thì một số thành phần không cần thiết sẽ cần phải lượt bỏ nhằm tối ưu hoá chi phí cho sản phẩm.
Chip âm thanh WM5110 là một hệ thống trên một vi mạch (SoC) với bộ xử lý lõi tứ tích hợp 4 bộ xử lý tín hiệu số (DSP) có khả năng lọc tạp âm và tiếng ồn tốt hơn các thế hệ trước. Ngoài ra chip WM5110 còn có khả năng nâng phân tích âm thanh để người dùng có thể ra lệnh cho điện thoại thông qua ứng dụng S Voice mà không cần chạm đến màn hình như trước đây. Tất nhiên hãng cũng rất chú trọng vào việc tối ưu hoá năng lượng sử dụng.
Như vậy trong tương lai bạn có thể thấy được những mẫu Galaxy S thế hệ mới dùng chip của Wolfson với những tính năng đã giới thiệu. Còn thời điểm là khi nào thì chẳng ai biết được điều này.Nguồn: engadget
Nhãn:
android
,
ANDROID - THẢO LUẬN CHUNG
,
chip âm thanh
,
Điện thoại
,
Galaxy S
,
Galaxy S 4
,
samsung
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU ANDROID
,
Wolfson
,
Wolfson WM5110
[Hỏi Tinh Tế] Vì sao anh em chọn Xperia Z
Xperia Z là chiếc điện thoại với nhiều cố gắng của Sony, nhất là về thiết kế cũng nhưng nguyên vật liệu hoàn thiện. Z được giới thiệu đầu năm nay và bán rất sớm sau đó, trong các điện thoại Android cao cấp thì Z được bán sớm nhất. Xin anh em đang dùng Z chia sẻ với mọi người về những điều mà anh em thích ở chiếc Xperia Z và kể cả những thứ mà anh em không thích để những anh em đang tìm hiểu có cái nhìn thực tế hơn. Xin cảm ơn.
Mình thích Z vì:
1 - Máy thiết kế đẹp
2 - Hoàn thiện cực kỳ tinh xảo
3 - Rất là sang trọng
4 - Máy chạy mượt
Không thích vì
1 - 3 cái phím cơ bản Android chiếm mất một phần kha khá màn hình
2 - Camera tự động chụp không đẹp
3 - Màn hình chưa ngon
Nhãn:
hỏi tinh tế
,
Thăm dò công nghệ
,
Tin tức - Sự kiện
,
Xperia
,
Xperia Z
,
xz
,
z
Valve đã từng nghiên cứu về kính chơi game tăng cường thực tải ảo và đây là nó
Ba tháng trước, hãng làm game nổi tiếng Valve đã sa thải 25 nhân viên của mình và những người có liên quan gọi đây là một "cuộc dọn dẹp lớn" của công ty. Vào thời điểm đó, nhà đồng sáng lập ra Valve là Gabe Newell đảm bảo với người dùng rằng hãng không hoãn lại bất kì dự án nào, tuy nhiên có một thứ bí mật đã ra đi cùng với những người sáng tạo ra nó. Valve đã âm thành lặng lẽ nghiên cứu một chiếc kính tăng cường thực tại ảo (augmented reality glasses) và nó đã được thiết kế bởi kĩ sư phần cứng Jeri Ellsworth và lập trình viên Rick Johnson, hai trong số những người bị hãng sa thải.
Jeri Ellsworth và Rick Johnson đã dành hơn một năm để làm việc với dự án kính thực tại ảo ở Valve. Họ dồn sức làm 6 ngày trong một tuần, mỗi ngày hơn 16 tiếng. Ellsworth tiết lộ với trang The Verge rằng "chúng tôi tin vào nó... tin rằng thứ nào sẽ thay đổi cách mà người ta tương tác với máy tính cũng như chơi game. Đây là thứ mà tôi sẽ theo đuổi nó dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Chúng tôi không suy nghĩ gì nhiều khi còn ở Valve... chúng tôi phải làm ra nó". Giờ đây, Ellsworth và Johnson đã thành lập nên một công ty mới mang tên Technical Illusions với tham vọng thương mại hóa công nghệ mà họ đang nghiên cứu. Và mới đây, họ đã mang sản chiếc kính này đến với triển lãm Maker Faire (diễn ra trong hai ngày 18-19/5 ở California) để lần đầu tiên trình diễn cho thế giới biết sản phẩm của mình.
Với tên gọi CastAR và nó không giống như Google Glass. Mục tiêu của dự án CastAR là để chiếu ra một không gian thực tế ảo thu nhỏ, nơi mà bạn có thể thấy và tương tác trong không gian ba chiều. Còn Google Glass thì chỉ là một chiếc màn hình đặt trước mắt bạn mà thôi.
Có bốn thành phần chính giúp chiếc kính này hoạt động. Đầu tiên là một cặp projector nhỏ được gắn vào CastAR với nhiệm vụ chiếu hình ảnh lấy từ một máy tính đang kết nối với kính. Thứ hai là một màn chiếu retroreflective (về cơ bản đây là một bề mặt quang học nhận hình ảnh từ projector) có nhiệm vụ phản xạ lại hình ảnh về phía mặt của người dùng và nó nằm riêng bên ngoài, không phải tích hợp vào kính. Trước khi đến mắt, hình ảnh từ bề mặt retroreflective sẽ được cặp tròng màn trập chủ động (active shutter glasses) lọc ra để hình ảnh đi đến mắt trải và phải 120 lần mỗi giây, từ đó tạo nên hiệu ứng 3D.
Cuối cùng, linh kiện quan trọng nhất, là một camera được tích hợp vào kính để làm nhiệt vụ theo dõi vị trí đầu của người dùng. Nó sẽ kết hợp hoạt động với đèn LED hồng ngoại đặt xung quanh viền của tấm màn chiếu retroreflective. Vị trí thu nhận sẽ được chuyển cho phần mềm xử lí nhằm tinh chỉnh lại góc nhìn ba chiều cho phù hợp với vị trí đầu người, chính vì thế mà chúng ta có thể nhìn xung quanh một đối tượng ảo ngay cả khi nó không hề tồn tại. Trước đây có một vị kĩ sư từng sử dụng remote cầm tay của chiếc Nintendo Wii để thao dõi vị trí đầu người và kĩ thuật dùng trong CastAR cũng tương tự như thế, có điều thuật toán đã được tinh chỉnh để độ trễ nằm ở mức cực kì thấp. Ngoài ra, ở mặt trước kính còn được gắn thêm một một chiếc camera hồng ngoại trông giống như đồng xu để giúp kính theo dõi những vật thể khác.
Phóng viên của The Verge cho biết rằng anh đã được chơi thử game rút gạch (xây một tòa tháp bằng những viên gạch, sau đó sẽ rút từ từ sao cho tòa tháp không bị đổ. Nếu tháp đổ là bị thua. trò nay gọi là Jenga) bằng chiếc kính CastAR. Các khối gạch ở đây hoàn toàn là ảo, và anh chàng phóng viên cũng sử dụng một tay cầm để phá tòa thấp. Anh ta có thể nghiên đầu để nhìn các phía của tòa tháp và rất ngạc nhiên khi thấy tháp ảo này nằm bên dưới mặt bàn!
Kĩ sư Ellsworth tiếp tục cùng với anh phóng viên chơi một game multiplayer với hai tay cầm Xbox. Hai người đứng cạnh nhau và cùng tiêu diệt các con zombie trong một game bắn súng. Trong quá trình chơi, mặc dù cả hai người đều nhìn vào cùng một mặt phẳng và cùng một hướng nhưng góc nhìn 3D của mỗi người là độc nhất, không hề giống nhau.
Nhờ có màn hình retroreflective, ánh sáng phát ra từ máy chiếu sẽ được phản xạ ngược lại về mắt của đúng người đang đeo kính chứ không bị nhiễu bởi hình ảnh từ người bên cạnh. Do đó nếu có nhiều bạn bè cùng tham gia game thì cũng không có vấn đề gì cả. Ở không gian triển lãm thì diện tích hơi hẹp nên kích thước tấm retroreflective hơi nhỏ. Nếu có đủ không gian, người ta có thể nghĩ đến một căn phòng với đầy các tấm quang học này lắp trên mọi bức tường. Khi đó, trải nghiệm sẽ tuyệt vời hơn.Video dùng thử kính CastAR do phóng viên The Verge ghi nhận
Chiếc kính này mới chỉ ở giai đoạn rất sơ khai, do đó nó còn thô, các bảng mạch thì lộ hết ra ngoài và Ellsworth đã dành ra 40 giờ đồng hồ để hàn các thành phần lại với nhau. Ngoài ra Technical Illusions cũng có đem đến một nguyên mẫu kính nhỏ hơn, trong đó hai máy chiếu được tích hợp thẳng vào kính và thiết bị này sẽ kết nối với smartphone thay vì PC như hiện tại.Thành phẩm mà Technical Illusions mong muốn sẽ trông như thế này, thanh và gọn
Mục tiêu của hai cựu kĩ sư Valve khi mang sản phẩm này tới đây là để thu hút sự chú ý của mọi người và tìm hiểu xem kiểu game nào thì sẽ phù hợp để chơi thực tế ảo như thế. Một số ứng dụng có thể nghĩ đến ở thời điểm hiện tại đó là giúp trẻ con nghịch cát ảo, chơi các game giải đố gia đình, hoặc Dungeons & Dragons. Ngay chính Ellsworth còn nói rằng "tôi nghĩ tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mọi người tìm ra những điều vui vẻ trong không gian ảo này".
Sau khi mang nó đến Maker Faire, kế hoạch kế tiếp của Jeri Ellsworth và Rick Johnson sẽ là kêu gọi quyên góp cho dự án của mình trên trang Kickstarter vào cuối mùa hè này. Những cá nhân và tổ chức quan tâm đến CastAR có thể đổ tiền cho công ty của hai người này để họ phát triển hệ thống lên một mức cao hơn. Ellsworth và Johnson nghĩ rằng họ có thể bán một chiếc kính như thế này ra thị trường với giá dưới 200$ bởi các linh kiện sử dụng đều là những thứ thông dụng và dễ tìm, ngoài ra còn có kiến thức của họ cũng giúp ích cho việc này. Ellsworth trước đây từng làm ra những con chip giải mã video gía rẻ, và hiện cô cũng đang nghiên cứu một con chip hồng ngoại với chi phí sản xuất thấp. Trong khi đó, Johnson thì chịu trách nhiệm xây dựng phần mềm để giúp mọi người cùng nhau viết game cho chiếc kính CastAR này. Điều ấn tượng là ngay khi đang chơi game, Johnson đã chỉnh sửa các dòng mã nguồn để thay đổi thế giới trong game.
Hiện tại ý định của hai người này sẽ là thiết kế hoàn chỉnh sản phẩm, phân phối nó đến tay các lập trình viên, nhà phát triển game để xem họ có thể viết ra những trò chơi như thế nào. Tuy nhiên, sản phẩm mà họ giao đến các lập trình viên không phải là bản thử nghiệm gì cả vì "đây là chiếc kính thật thụ và chúng tôi sẽ thương mại hóa nó".
Vậy tại sao Valve, một công ty lớn có nguồn lực rất lớn lại từ bỏ CastAR? Technical Illusions không cảm thấy thoải mái lắm khi nói về việc này. Ellsworth chia sẻ: "Tôi đến (Valve) và tuyển dụng tất cả bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những ai mà tôi có thể tìm thấy. Và nhiều trong số họ vẫn còn ở lại Valve. Chúng tôi chúc họ những điều tốt nhất và tôi ghét phải làm những việc gì có thể khiến họ bị tổn thương hoặc làm họ đi trật đường ray".
Tuy nhiên, cũng có một lý do được đưa ra, đó là Valve có nghiên cứu phần cứng để ở cả hai mảng tăng cường thực tại ảo (augmented reality - AR) và thực tế ảo (virtual reality - VR). Trong đó, mảng thực tế ảo đã dành phần thắng và nó nhận được sự hỗ trợ của Oculus Rift, một cặp kính đeo mắt có khả năng tạo ra một không gian ảo riêng tư (và nó không được kết hợp với hình ảnh đời thực như trong kĩ thuật thực tại ảo). Johnson tiết lộ rằng "Valve được biết được với một dòng game xác định" và thực tại ảo không phải là biện pháp tốt để chơi game bắn súng góc nhìn người thứ nhất. Đây cũng chình là dòng game mà Valve dùng để xây dựng danh tiếng của mình.
Ellsworth và Johnson nói thêm rằng trước đây họ chẳng bận tâm đế cả VR hay AR nhưng một người trong nhóm của hai người cảm thấy rất phấn khích với dự án, và thế là họ cùng nhảy vào cuộc chơi. 6 tháng sau đó, Ellsworth nhận thấy AR chính là tương lai của game và cô dành hết tâm huyết cho nó. Hồi còn làm ở Valve, Johnson nằm trong bộ phận Linux và đã giúp đỡ Ellsworth trong thời gian rảnh. Johnson đã "xây dựng hàng tá game bắn súng góc nhìn người thứ nhất và đây là lần đầu tiên tôi làm việc trên một trải nghiệm hoàn toàn mới. Đây chính là đam mê của tôi".
Về phần Valve, hãng đã không còn hứng thú với CastAR và cho phép Technical Illusions được làm bất kì thứ gì họ muốn với bộ phần cứng thí vụ này. Ellsworth đã nói chuyện với đồng sáng lập Gabe của Valve và sau cuộc nói chuyện với luật sư, ông đã cho phép hai nhân viên của mình được tiết tục phát triển công nghệ mà họ đang theo đuổi. "Ông ấy có thể thấy rằng chúng ta rất say mê với nó".Hình ảnh chiếc kính
Nhãn:
Augmented Reality
,
CastAR
,
Google Glass
,
Jeri Ellsworth
,
kính CastAR
,
kính tăng cường thực tại ảo
,
Rick Johnson
,
Thiết bị công nghệ
,
Thiết bị ngoại vi
,
Valve
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)