Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Một số kiến trúc được bầu chọn tại triển lãm World Architecture Festival 2013

Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_rs

World Architecture Festival (WAF) là một triển lãm và lễ trao giải được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh ngành công nghiệp kiến trúc. Năm nay, triển lãm WAF sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10 tới tại vịnh Marina Bay Sands, Singapore. Tham dự triển lãm sẽ có hơn 300 dự án kiến trúc trải đều trong 29 danh mục và được chia làm 3 nhóm: Các công trình hoàn thiện, dự án ngoài trời và dự án trong tương lai. Hôm nay, danh sách các ứng cử viên của giải thưởng "Kiến trúc của năm" đã được công bố:

Al_Bahar_01
Al_Bahar_02 Al_Bahar_03 Al_Bahar_04 Al_Bahar_05

Ứng cử viên nặng ký trong danh mục kiến trúc văn phòng là 2 tòa tháp Al Bahar tại Abu Dhabi, UAE. Tòa tháp cao 145 m được công ty kiến trúc Aedas thiết kế. Bao phủ bên ngoài tòa tháp là một lớp lưới đặc biệt, lấy ý tưởng từ thiết kế cửa sổ mắt cáo mashrabiya truyền thống của Ả-rập. Thiết kế hiện đại của lớp lưới mashrabiya tạo bóng mát cho tòa nhà bên trong chủ động theo vị trí mặt trời. Toàn bộ lớp lưới bao gồm 2000 mô-đun hình sáu cạnh mỗi tháp, đóng và mở để thay đổi bóng râm tùy theo các mốc thời gian trong ngày. Mô-đun hoạt động độc lập và được điều khiển bằng một hệ thống quản lý bên trong tòa nhà. Theo Aedas, lớp lưới mashrabiya sẽ giảm thiểu đến 50% nhiệt độ nội thất, qua đó cắt giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ của hệ thống điều hòa nhiệt độ. Khi kết hợp, 2 tòa tháp sẽ bao gồm 70.000 m vuông không gian văn phòng, tạo không gian làm việc cho từ 1000 đến 1100 nhân viên mỗi tháp.

The_Blue_Planet_by_3XN_07
The_Blue_Planet_by_3XN_01 The_Blue_Planet_by_3XN_02 The_Blue_Planet_by_3XN_05 The_Blue_Planet_by_3XN_06 The_Blue_Planet_by_3XN_03 The_Blue_Planet_by_3XN_04 The_Blue_Planet_by_3XN_08

Đến với một công trình "mát mẻ" hơn là Blue Planet thuộc danh mục tham quan trưng bày. Blue Planet là công viên hải dương học lớn nhất tại châu Âu nằm tại vùng Øresund, cách thủ đô Copenhagen của Đan Mạch 8 km. Tại đây có hơn 20.000 loài cá và thủy sinh vật được nuôi trong 53 bể kính chứa xấp xỉ 7 triệu lít nước.

Chịu trách nhiệm thiết kế Blue Planet là 3XN - công ty đã trúng thầu dự án này vào năm 2007 thông qua một cuộc thi quốc tế. Tổ hợp công viên hải dương học Blue Planet được xây dựng tại phía bắc vịnh Kastrup, Øresund, hướng thẳng về phía biển. Nước biển cần thiết cho sự sống của thủy sinh vật được bơm trực tiếp từ biển Baltic qua một đường ống dài 1,7 km. Để đảm bảo môi trường tốt nhất cho các loài thủy sinh, nước trong bể được lọc và khử trùng mỗi giờ và sau đó được tái sử dụng. Bể kính lớn nhất tại Blue Planet là Ocean Tank, dài 16 m, cao 8 m, nặng 66 tấn và được làm bằng kính acrylic chịu lực, giữ 4 triệu lít nước bên trong.

Thiết kế của tổ hợp được lấy ý tưởng từ chuyển động của nước và hình dạng của các loài sinh vật biển. Nội thất được trang trí với một loạt các ván lợp bằng nhôm tạo hình kim cương để tạo hiệu ứng nước phản chiếu và chuyển động của bầu trời phía trên. Tổ hợp Blue Planet được chia thành nhiều khu vực bể kính với một phòng lớn tại trung tâm có tên Round Room. Từ đây, khách tham quan có thể chọn các khu vực tham quan như thủy sinh vật từ sông, hồ hay biển. Được biết phức hợp công viên hải dương học Blue Planet được xây dựng với tổng kinh phí 600 triệu DDK (~ 107,6 triệu USD).

Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_01
Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_02 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_04 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_05 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_08 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_06 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_03 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_07 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_09 Halley_VI_Research_Station_by_Hugh_Broughton_Architects_010

Không chỉ có các công trình khổng lồ được xây dựng trên mặt đất, tham gia triển lãm WAF 2013 còn có những thiết kế di động điển hình như trạm nghiên cứu Nam Cực Halley VI của Anh. Hệ thống trạm nghiên cứu này được thiết kế bởi công ty kiến trúc Hugh Broughton và được chế tạo bởi AECOM.

Halley VI được phát triển nhằm thay thế cho hệ thống trạm nghiên cứu Halley V đã 20 năm tuổi được đặt trên tảng băng nổi Brunt Ice Shelf. Kể từ năm 1957, các trạm nghiên cứu của Anh đã được triển khai tại đây nhằm mục đích nghiên cứu từ trường Trái Đất và khí quyển cận không gian.

Để chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt bao gồm sức gió trên 145 km/h, nhiệt độ trung bình - 30 độ C, Halley VI được thiết kế siêu bền và có thể đứng vững trên lớp tuyết dày tại Nam Cực. Các mô-đun của trạm được lắp trên những ván trượt thủy lực, cho phép lai dắt đến nơi khác bằng xe ủy chuyên dụng nhằm tránh nguy cơ bị mắc lại trên một tảng băng vỡ ra từ Brunt Ice Shelf.

Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect
Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_01 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_04 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_06 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_07 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_08 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_09 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_12 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_13 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_14 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_03 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_02 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_05 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_11 Kontum_Indochine_Cafe_by_Vo_Trong_Nghia_Architect_10
Ảnh: Hiroyuki Oki

Ngoài ra, trong danh sách này còn có 6 đại diện của Việt Nam trải dài trên nhiều danh mục từ nhà ở, căn hộ, công trình công cộng, công trình tương lai và nhà hàng khách sạn. Một trong số đó là nhà hàng - café Kontum Indochina nằm bên bờ sông Dakbla, thành phố Kon Tum do công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Điểm đặc biệt của công trình này là hầu như không có bức tường nào, qua đó mang lại một tầm nhìn thoáng, không gián đoạn dọc theo bờ hồ nhân tạo xung quanh. Phần mái được bao phủ bằng tre kết hợp với lá cây lợp và sợi nhựa gia cố. Tại một số vị trí trên mái nhà, các tấm nhựa được để lộ nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào không gian nội thất. Chống đỡ cho phần mái là hệ thống cột cố định được chế tạo bằng tre thay vì thép. Mặc dù không sử dụng điều hòa nhiệt độ nhưng nhờ bao phủ xung quanh là hồ nước cộng với bóng râm tự nhiên nên không gian bên trong vẫn đảm bảo sự thoáng mát, ngay cả trong những ngày hè nóng nực.

Dưới đây là một số hình ảnh về các kiến trúc đáng chú ý tại triển lãm WAF 2013:



Danh sách đầy đủ về các kiến trúc ứng cử viên cho danh hiệu "Kiến trúc của năm 2013", bạn có thể tham khảo tại đây.


Mazzanti Evantra - một cái tên mới trong làng siêu xe thế giới

2013-Mazzanti-Evantra-in-Monte-Carlo-Static-top

Xuất hiện chính thức lần đầu tiên vào cuối tháng Tư vừa rồi ở sự kiện Top Marques Monaco 2013 tại Monte Carlo, Mazzanti thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đam mê tốc độ. Sự chú ý đó không vì nó là một cái tên mới mà là vì nó là một chiếc siêu xe đích thực, đầy mạnh mẽ và tốc độ. Mazzanti Evantra là sản phẩm đến từ sự kết hợp giữa người sáng lập công ty Luca Mazzantin cùng Zsolt Tarnok, trưởng bộ phận thiết kế của hãng.

Mazzanti Evantra được tạo ra trên ý niệm về một sự hoà quyện giữa tính cổ điển và hiện đại. Evantra sẽ có được sự tinh tế và phong cách của một chiếc siêu xe đến từ nước Ý cùng một khối động cơ mạnh mẽ, hoàn hảo với hình dáng hầm hố bên ngoài. Bề mặt mịn màng cùng với kiểu ba-đờ-sốc phong cách cổ điển được lấy cảm hứng từ những mẫu xe rất truyền thống. Trong khi đó, để tạo vẻ hiện đại cho xe, các kỹ sư đã thêm vào hệ thống đèn chiếu sáng LED và những đường nối tinh tế các hốc hút gió và ống xả của xe.

Phần chassis thép của xe được gia cố bằng một bộ khung chrome-molybden có độ bền cao đặt dưới mui xe trong khi một khung khác kết nối động cơ mới vào hệ thống treo phía sau. Kết cấu này không chỉ gia tăng độ vững vàng cho xe mà còn giúp bảo vệ cho hành khách ngồi bên trong nếu chẳng may xảy ra tai nạn. Thân xe là loại coupe có 2 chỗ ngồi và được sản xuất với 2 lựa chọn khác nhau. Đầu tiên là PRO-BODY, được làm từ chất liệu hỗn hợp sợi các-bon; còn cái thứ hai là ONE-BODY, được chế tác hoàn toàn theo cách thủ công với chất liệu hợp kim nhôm và cho phép khách hàng "cá nhân hoá" theo ý thích. Với tuỳ chọn này, khách hàng gần như có thể tạo ra được một chiếc xe duy nhất cho bản thân. Về phần nội thất thì Mazzanti Evantra sẽ được phủ những lớp da tự nhiên cao cấp và đều cho phép khách hàng lựa chọn theo sở thích bản thân.

Trái tim của Mazzanti Evantra là khối động cơ V8, dung tích 7.0L, có thể tạo ra sức mạnh tương đương 701 con ngựa chiến và mô men xoắn cực đại 848 Nm ở tốc độ vòng quay 4500 vòng/phút. Kết hợp với hộp số 6 cấp, Evantra có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 3,2 giây và đạt tốc độ tối đa ở 350 km/h. Mazzanti đã hợp tác với Ysim, một cái tên đầy kinh nghiệm trên đường đua F1 và Le mans, để phát triển tính năng khi động lực học cho xe, nhằm tối ưu hoá sức mạnh cho chiếc xe con cưng của hãng.

Hiện tại giá bán của Mazzanti Evantra chưa được công bố, nhưng sẽ chỉ có 5 chiếc được xuất xưởng mỗi năm, và tất cả đều được làm theo yêu cầu cá nhân của những người đặt hàng. Vì thế, mỗi chiếc Mazzanti Evantra xuất xưởng gần như là một phiên bản hoàn toàn khác biệt với phần còn lại.



Microsoft sẽ chấm dứt hoạt động của set-top box và dịch vụ MSN TV từ ngày 30/9

Microsoft_MSN_TV
Trước khi Smart TV và Apple TV xuất hiện, Microsoft cũng có một sản phẩm "thông minh" để tiến vào phòng khách của người tiêu dùng với tên gọi MSN TV. Đầu set-top box và dịch vụ trực tuyến này thuộc về tay Microsoft khi họ mua lại hãng WebTV Networks vào năm 1997 với giá 425 triệu USD. Với một bộ MSN TV, người dùng có thể truy cập vào Internet để xem các kênh truyền hình với đầy đủ thông tin về nội dung đang phát, duyệt qua các nội dung có liên quan, kiểm tra email, hình ảnh, đọc tin tức, lướt web... nói chung là gần giống với những gì mà Smart TV có thể làm được. Giờ đây, Microsoft đã chính thức tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa MSN TV bắt đầu từ ngày 30/9 tới đây.

MSN TV (trước đó có tên là WebTV), giống với nhiều máy móc công nghệ khác, được sinh ra từ chính nhu cầu của người phát minh. Steve Perlman, đồng sáng lập WebTV Networks, cần một màn hình để dùng với chiếc PC của ông, thế là ông quyết định sử dụng thứ mà mình đã có sẵn: chiếc TV. Thiết bị cuối cùng mà Perlman cho ra đời là một sự pha trộn giữ set-top box và một chiếc HTPC (home thearer PC). Năm 1996, tờ Businessweek nhận xét đây là "một sản phẩm có thể biến World Wide Web thành một phương tiện giải trí đại chúng". Nói cách khác, nó chính là một dạng "Google TV" hay "Smart TV" của thập niên 1990.

Một bộ WebTV bao gồm hộp xử lí, bàn phím và remote. Nó là sản phẩm giúp người dùng có thể duyệt web, check mail và xem TV mà không cần đến phần cứng phức tạp và đắt tiền. Năm 1997, Microsoft mua lại WebTV để tích hợp Windows CE và trong đó với tham vọng chiếm được vị trí quan trọng trong phòng khách của các họ gia đình Bắc Mỹ. Sản phẩm này cũng đã giúp Microsoft kiếm được rất nhiều tiền từ phí thuê bao mà người dùng trả cho hãng.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như AOL, Web TV đã dần thất bại mặc dù nó mang tính cách tân cao cả trong cách mà chúng ta xem TV lẫn cách mà người dùng duyệt web. Sau đó, WebTV được đổi tên thành MSN TV, nhiều nhân viên của nhóm này chuyển qua làm cho bộ phận Xbox hoặc cho nền tảng IPTV Mediaroom. Perlman sau đó cũng rời Microsoft và thành lập ra OnLive, hãng dịch vụ truyền game qua Internet. Chúng ta cũng có thể thấy rằng OnLive hoàn toàn được xây dựng dựa trên ý tưởng ban đầu của MSN TV.

Quảng cáo WebTV (năm 1996)