Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã quan tâm đến Bài viết Công nghệ in 3d là gì, máy in 3d hoạt động ra sao? của mình. Mình muốn viết 1 series bài về công nghệ in 3d và bài viết trước là bài tổng quan nhất về công nghệ in 3d. Tinhte là 1 cộng đồng về công nghệ và hầu hết các bạn ở đây đều là dân công nghệ nhưng không phải ai cũng thật sự quan tâm chi tiết đến công nghệ in 3d. Vì vậy bài viết trc mình muốn khái quát nhất để tất cả mọi người khi chém gió về công nghệ in 3d thì có thể trả lời đc nó là jì, hoạt động ra sao,còn về chi tiết nó như thế nào, nó khai sinh từ đâu, nó gồm những loại nào v.v... thì những ai quan tâm hơn sẽ tìm hiểu sâu hơn từ bài viết số 2 này.
Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu công nghệ in 3d bắt nguồn từ đâu và tại sao người ta lại gọi là "in 3d" thay vì gọi là "tạo mẫu nhanh", gây nhầm lẫn cho a e tinhte nè ^^.
TẠO MẪU CÓ TỪ BAO GIỜ?
Quá trình tạo mẫu được phân ra làm ba thời kỳ.
1. Thời kỳ đầu: tạo mẫu bằng tay
Thời kỳ đầu tiên ra đời cách đây vài thế kỷ. Trong thời kỳ này, các mẫu điển hình không có độ phức tạp cao và chế tạo một mẫu trung bình mất khoảng 4 tuần. Phương pháp tạo mẫu phụ thuộc vào tay nghề và thực hiện công việc một cách cực kỳ nặng nhọc. Cho đến ngày nay phương pháp tạo mẫu thủ công này vẫn còn sử dụng khá phổ biến, trong các trường ĐH về mỹ thuật có ngành Tạo Dáng, thì chính là nó đó. Hiện nay phương pháp tạo mẫu này mang hơi hướm nghệ thuật, hàng chế tác riêng nhiều hơn là tạo mẫu trong sản xuất hàng loạt.Tạo mẫu thủ công2. Thời kỳ thứ hai: phần mềm tạo mẫu hay tạo mẫu ảo
Thời kỳ thứ hai của tạo mẫu phát triển rất sớm, khoảng giữa thập niên 70. Thời kỳ này đã có phần mềm tạo mẫu hay tạo mẫu ảo. Việc ứng dụng CAD/CAE/CAM đã trở nên rất phổ biến. Phần mềm tạo mẫu sẽ phát họa trên máy vi tính những suy tưởng, ý tưởng mới. Các mẫu này như là một mô hình vật lý: được kiểm tra, phân tích cũng như đo ứng suất và sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp nếu chúng chưa đạt yêu cầu. Thí dụ như phân tích ứng suất và sức căng bề mặt chất lỏng có thể dự đoán chính xác được bởi vì có thể xác định chính xác các thuộc tính và tính chất của vật liệu.
Hơn nữa, các mẫu trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ đầu (khoảng trên hai lần). Vì thế, thời gian yêu cầu cho việc tạo mẫu có khuynh hướng tăng lên khoảng 16 tuần, tính chất vật lý của mẫu vẫn còn phụ thuộc vào các phương pháp tạo mẫu cơ bản trước. Tuy nhiên, việc vận dụng các máy gia công chính xác đã cải thiện tốt hơn các tính chất vật lý của mẫu.Tạo mẫu thời kỳ 23. Thời kỳ thứ ba: quá trình tạo mẫu nhanh
Việc phát minh ra các thiết bị tạo mẫu nhanh là một phát minh quan trọng. Những phát minh này đã đáp ứng được yêu cầu của giới kinh doanh trong thời kỳ này: giảm thời gian sản xuất, tăng độ phức tạp của mẫu, giảm chi phí. Ở thời điểm này người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm cả về chất lượng lẫn mẫu mã, nên mức độ phức tạp của chi tiết cũng tăng lên, gấp ba lần mức độ phức tạp mà các chi tiết đã được làm vào những năm của thập niên 70. Nhưng nhờ vào công nghệ tạo mẫu nhanh nên thời gian trung bình để tạo thành một chi tiết chỉ còn lại 3 tuần so với 16 tuần ở thời kỳ thứ hai. Năm 1988, hơn 20 công nghệ tạo mẫu nhanh đã được nghiên cứu.Công nghệ in 3dTa thấy rằng nhu cầu tạo nên mẫu sản phẩm ban đầu là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình sản xuất, trước khi sản xuất hàng loạt một sản phẩm nào cũng phải cần tạo mẫu sản phẩm trước để kiểm tra tính hiện thực và khả thi. Nếu mẫu sản phẩm càng chính xác bao nhiêu, càng nhanh bao nhiêu thì sẽ càng tránh được những lỗi mắc phải trong quá trình sản xuất sau này và càng tiết kiệm được chi phí sản xuất bấy nhiêu.
Những ai đã đọc quyển sách về Steve Job thì sẽ thấy rằng Ive đã phải làm rất nhiều mẫu Iphone bằng bọt biển để S.Job xem trước khi sản xuất ra chiếc Iphone ngày nay.
Nên "công nghệ tạo mẫu nhanh" mang toàn bộ ý nghĩa của nó, "công nghệ": đảm bảo độ chính xác, "tạo mẫu nhanh" đảm bảo thời gian nhanh chóng .
CÔNG NGHỆ IN 3D BẮT ĐẦU TỪ LÚC NÀO?
Chiếc máy in 3D đầu tiên được phát minh vào năm 1986 bởi Charles Hull, được chế tạo dựa trên một kỹ thuật gọi là steriolithography (SLA). (Mình sẽ nói rõ hơn về kỹ thuật này ở bài sau, giờ ta cứ biết có nó trên đời đã ^^)Charles Hull cha đẻ của công nghệ in 3dCho đến ngày nay, công nghệ in 3d SLA của Hull vẫn còn là một trong các phương pháp in 3D chính xác nhất, với độ dày mỗi lớp nhỏ nhất có thể thực hiện lên đến 0.015mm (15 microns). Quy trình in 3D đã mở rộng rất nhiều kể từ khi nguyên mẫu của Hull, đặc biệt là trong 10 năm qua.
Công nghệ này vẫn còn tương đối xa lạ đối với công chúng cho đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 ( tức là từ năm 2010). Chính phủ Mỹ đã kết hợp đầu tư và khởi động những dự án thương mại công nghệ in 3d và kể từ thời điểm đó đã tạo nên một làn sóng mới phát triển chưa từng có cho sự phổ biến của công nghệ in 3d ngày nay.
Đầu tiên, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã đầu tư 30 triệu USD để thành lập National Additive Manufacturing Innovation Institute (NAMII) (VIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHỤ TRỢ MỚI (không biết dịch vậy đúng ko)) vào năm 2012 như là một cách để giúp đỡ nhằm khôi phục ngành công nghiệp sản xuất tại Mỹ. NAMII hoạt động như một tổ chức bảo trợ cho một mạng lưới các trường đại học và các công ty nhằm mục đích cải tiến công nghệ in 3D để nhanh chóng triển khai sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất.
Thứ hai, trên thế giới bắt đầu hình thành một làn sóng mới phổ biến công nghệ máy in 3d tập trung vào phong trào DIY (do it yourself ) đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Và hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ in 3D hoặc bán máy in 3D giá rẻ, với mức giá chỉ vào khoảng vài trăm đến vài ngàn đô la.Công nghệ máy in 3d giá rẻNhư vậy in 3d (3d printing) là cụm từ chỉ mới được sử dụng phổ biến khoảng vài năm trở lại đây từ khi công nghệ này được phổ biến hóa mà thôi. Cụm từ này đã xuất hiện từ rất sớm nhưng lúc đó nó chỉ được xem là một ngách nhỏ của ngành công nghệ tạo mẫu nhanh ( bài sau mình sẽ nói rõ hơn).
Qua comment của các bạn ở bài viết trc chúng ta có câu hỏi là tại sao phổ biến hóa mà lại dùng cái từ "in 3d" để dễ gây nhầm lẫn như vậy? Thật ra do tất cả các ae ở đây đều là dân công nghệ, các bạn hiểu công nghệ in (2d) là gì, các bạn hiểu phương thức gia công ( làm khuôn, cnc , chế tạo ... ) là gì, chính những kiến thức đó đã gây nhiễu khiến bạn bị nhầm lẫn với từ này. Còn đối với 1 người không biết gì về công nghệ, nói về in 3d họ liên tưởng ngay đến in 2d truyền thống rồi in nhiều lớp 2d chồng lên nhau ra 3d, rất dễ hình dung, và thực chất in 3d chính là sự nâng cấp từ nguyên lý tạo hình của máy in 2d. Còn với cụm từ "tạo mẫu nhanh" họ sẽ thắc mắc sao lại là mẫu, tại sao lại nhanh v.v...Máy in 3d bắt nguồn từ máy in 2dVà một điều quan trọng nữa là cụm từ "tạo mẫu nhanh" mang trong nó mục đính nó ra đời để đáp ứng cho ngành sản xuất, còn đối với sản xuất đơn lẻ nó ko còn mang nhiều ý nghĩa nữa và cụm từ "in 3d" (3d printing) phù hợp với mục đích DIY tự sản xuất những sản phẩm đơn lẻ cho nhu cầu tự sướng hơn ^^
Trả lời về bài viết trước:
Một số bạn hỏi sao mình ko nói về ứng dụng của công nghệ in 3d thì thật ra trước đây hầu hết các bạn đọc các bài về công nghệ in 3d trên tinhte đều là ứng dụng của nó, và vì vậy các bạn mới thắc mắc nó là gì ^^ các bạn có thể xem tag cong nghe in 3d or may in 3d của tinhte. Mình sẽ có 1 số bài viết nói về ứng dụng của in 3d nhưng cũng chỉ là nói qua thôi chứ ứng dụng thì bao la.
ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ IN 3D THÌ KHÔNG GÌ CÓ THỂ GIỚI HẠN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO CỦA BẠN, CÓ CHĂNG CŨNG CHỈ LÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN MÀ THÔI.
Có một bạn cho rằng thiết kế 3d mới là giới hạn nhưng thật ra thiết kế 3d cũng chỉ là công cụ để hình tượng hóa ý tưởng sáng tạo của bạn mà thôi. Giống như khi bạn viết thư cho ai đó chẳng hạn, thì chữ viết chỉ là công cụ truyền đạt thôi, những người mù chữ ngày xưa họ vẫn đọc ra nội dung cho người ta chép lại rồi gửi đi đấy thôi.Vì in 3d là in từng lớp 1 nên đối với những móc câu hoặc những chi tiết mà bên dưới ko có jì thì sao in đc bên trên ? Vấn đề này gặp rất nhiều trong thực tế và để giải quyết người ta sẽ thiết kế thêm những phần hỗ trợ (support), những phần này sẽ được loại bỏ đi trên sản phẩm hoàn thiện. Với mỗi công nghệ in 3d khác nhau thì phần support này cũng khác nhau, có thể dùng chính vật liệu in sp luôn, và khi hoàn thiện thì cắt bỏ đi, hoặc được dùng bằng vật liệu khác, sau khi in xong thì cho vào dung mội hoặc hóa chất để loại bỏ đi.
Ngày nay, việc in 3d bằng vật liệu kim loại đã có rất nhiều, in cả vàng (14K) cả bạc nữa. Với loại vật liệu kim loại thì người ta in 3d theo dạng bột bụi, các bột kim loại đc liên kết bằng keo hoặc hóa chất kết dính, sau khi in xong, phải qua một quá trình xử lý phía sau mới hoàn thiện được. Mình sẽ nói rõ hơn về in vật liệu kim loại này trong một bài viết sau này ^^.
Trong bài viết có tham khảo bài viết của anh ME trên topic CN tạo mẫu nhanh tại diễn đàn Meslab.vn(Viết bởi Mr.thanduc)
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Công nghệ in 3d được hình thành như thế nào?
[Video] Khả năng vận hành của Chevrolet Corvette Stingray 2014
Mới đây, Chevrolet vừa công bố các thông số vận hành chi tiết của mẫu xe cơ bắp thể thao danh tiếng của họ - chiếc Corvette Stingray 2014 hay còn gọi ngắn gọn là Chevrolet Corvette C7. Thế hệ thứ 7 mới nhất của chiếc coupe thể thao 2 chỗ được đánh giá là chiếc Corvette mạnh mẽ nhất từ trước cho đến nay.
Được trang bị động cơ xăng LT1 V8 6.2L mới nhất của hãng, Corvette Stingray 2014 có công suất cực đại 460 mã lực tại 5.900 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 630Nm tại 4.700 vòng/phút. Khi được bổ sung thêm gói nâng cấp Z51 Performance Package, chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 3,8 giây, hoàn thành 400m đường đua với thời gian 12 giây cùng tốc độ tối đa 191km/h.
Chevrolet Corvette Stingray 2014 sẽ có mặt tại các đại lý vào cuối năm nay với giá bán cơ bản vào khoảng 51.995 USD, chưa bao gồm các loại thuế, phí và option chọn thêm. Gói nâng cấp Z51 Performance Package có giá 2.800 USD bao gồm khoá vi sai chống trượt điều khiển điện tử, bộ phanh hiệu suất cao, hệ thống làm mát hộp số và khóa vi sai, cuối cùng là bộ bodykit khí động học. Hệ thống điều khiển chế độ lái Magnetic Ride Control cũng là một option thêm với giá 1.795 USD.
Mời tất cả các bạn cùng xem đoạn video dài 12 phút ghi lại quá trình lái thử Chevrolet Corvette Stingray 2014 được thực hiện bởi MotorTrend:
Hình ảnh Chevrolet Corvette Stingray 2014:Theo MotorTrend, egmCarTech
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Tablet của Nokia sẽ dùng CPU Snapdragon 800, màn hình độ phân giải 1371x771?
Việc Nokia đang phát triển một chiếc tablet có lẽ là thông tin không còn xa lạ với tất cả chúng ta, tuy nhiên cấu hình thực tế của nó thì vẫn là ẩn số. Trên trang GFXBench mới đây, người ta đã phát hiện được một số đặc điểm kỹ thuật của một thiết bị Nokia khá lạ, có tên mã là RX-114, với màn hình có độ phân giải 1371 x 771, các tin đồn trước đây cho biết nó có kích thước 10,1". Máy chạy hệ điều hành Windows (có thể là Windows RT) - đây cũng là lý do chính để người ta nghĩ đây là chiếc tablet Nokia.
Về bộ vi xử lí, chiếc máy này dùng CPU Snapdragon 800 mới nhất của Qualcomm, cùng GPU Adreno 330. Việc hỗ trợ chip Snapdragon 800 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tablet Nokia bởi Snapdragon 800 được tích hợp bộ thu phát sóng 4G LTE, do đó nhiều khả năng trong tương lai các mẫu máy tính bảng Nokia sẽ có thể hỗ trợ mạng di động LTE. Ngoài ra, với Snapdragon 800, các tablet Nokia hứa hẹn sẽ mang lại hiệu năng cao cùng tốc độ xử lí tốt cho người sử dụng.
Mới đây, Qualcomm cho biết các nhà sản xuất lớn đều đã có thiết bị dùng SnapDragon 800 và có lẽ Nokia cũng nằm trong số đó.
Viện Caltech tìm ra cách nâng 100 lần độ phóng đại kính hiển vi, cho ra ảnh 1 tỉ pixel
Ảnh minh họa
Các kỹ sư tại Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) dẫn đầu bởi giáo sư Changhuei Yang cho biết đã phát minh ra một phương pháp để chuyển đổi một kính hiển vi thông thường tương đối rẻ tiền (giá khoảng 200$) thành một hệ thống hiển vi hiện đại hơn với độ phóng đại gấp ban đầu 10 lần, cho ra hình ảnh có độ phân giải lên tới 1 tỷ điểm ảnh, so với việc phải dùng những chiếc kính hiển vi điện tử đắt tiền khác. Phương pháp này có tên là FPM, cho phép họ sản xuất ra những cái kính giá rẻ nhưng mạnh mẽ và đạt hiệu suất cao, có thể ứng dụng trong phòng nghiên cứu, bệnh viện, trường học ở những nước đang phát triển.
Cho tới nay kính hiển vi đang gặp một giới hạn vật lí đó là độ phóng đại quang học của thấu kính mà nó sử dụng, người ta đã phải sử dụng nhiều lớp thấu kính xếp lên nhau để tăng độ phóng đại cho kính hiển vi cũng như giảm thiểu quang sai. Điều này có nhược điểm là người xem chỉ quan sát rõ được một vùng nhỏ với độ phân giải cao, hoặc một vùng rộng hơn nhưng độ phân giải bị giảm xuống, do giới hạn lấy nét của kính. Thông thường thì một kính hiển vi tùy theo loại sẽ có độ phóng đại lên tới vài ngàn lần, giáo sư Yang và cộng sự đã dùng một hệ thống đèn LED phụ trợ và gắn thêm lên chiếc kính, gọi là phương pháp FPM, giúp nâng cao độ phân giải lên đến 1 tỉ pixel. Cách này đã giúp họ nâng được độ phóng đại của một thấu kính từ 2X lên 20X, cho ra hình ảnh cuối cùng gấp 100 lần so với kính hiển vi ban đầu.
Guoan Zheng, tác giả chính của nghiên cứu và là người khởi xướng cách cải tiến kính hiển vi này từ phòng thí nghiệm của giáo sư Yang nói: "Chúng tôi sử dụng phương pháp tính toán để vượt qua những hạn chế của quang học. Hiệu suất quang học của ống kính được trả lại gần như không thay đổi, từ đó chúng tôi có thể cải thiện độ phân giải và sửa quang sai cho hình ảnh. Một lợi thế lớn của phương pháp mới này là khả năng tương thích phần cứng, bạn chỉ cần thêm một đèn LED lên chiếc kính hiển vi hiện có, không có thay đổi phần cứng nào khác biệt. Phần còn lại của công việc được thực hiện bởi máy tính."
Theo thử nghiệm, các nhà khoa học đã chế tạo một kính hiển vi có độ phân giải 0,78 micromet (µm), vùng quang sát được rộng khoảng 120 mm2 và điểm lấy nét khoảng 0,3mm. Phương pháp FPM đã giúp họ thành công trong việc chụp được bước ảnh độ phân giải 1 tỉ pixel trong trường hợp này. Theo Caltech thì việc ứng dụng công nghệ FPM sẽ cho phép họ tạo ra được những chiếc kính hiển vi có giá thành rẻ, khoảng 200$ nhưng mang lại chất lượng phóng đại và hình ảnh thu được chất lượng cao, đáp ứng nhiều nhu cầu học tập và nghiên cứu. Hiện nhóm của giáo sư Yang đang hoàn thiện phương pháp FPM để phổ biến nó tới mọi người.
NASA sử dụng công nghệ in 3D để tạo các thành phần cho tên lửa đẩy
Công nghệ in 3D đã có sự dịch chuyển từ các phòng nghiên cứu kỹ thuật sang những hộ gia đình, và giờ đây nó đang bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực không gian. NASA vừa tổ chức thử nghiệm các chi tiết trong động cơ tên lửa được chế tạo bằng công nghệ in 3D ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, và so sánh với các chi tiết được làm theo cách truyền thống. Với ưu thế nhanh hơn và giá rẻ hơn, các chi tiết in 3D có tiềm năng thúc đẩy một cuộc cách mạng hoá trong việc chế tạo các thành phần của động cơ tên lửa và tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc cho những cơ quan vũ trụ.
Rõ ràng, độ tin cậy là điều kiện tiên quyết khi muốn ứng dụng công nghệ in 3D vào trong động cơ của một tên lửa vũ trụ, chính vì thế các kỹ sư của trung tâm Marshall Space Flight thuộc NASA đã cho thử nghiệm hai vòi phun được in 3D có kích thước nhỏ và so sánh hiệu năng của chúng với loại truyền thống. Trong 11 bài kiểm tra ở các điều kiện khác nhau, hai vòi phun thử nghiệm của NASA đã được "thử lửa" ở nhiệt độ khoảng 3.316 độ C trong tổng thời gian là 45 giây.
Sandra Elam Greene, kỹ sư chuyên về tên lửa đẩy, người quản lý toàn bộ các cuộc thử nghiệm cho biết: "Chúng tôi không thấy có sự khác biệt nào về hiệu năng của các chi tiết in bằng công nghệ in 3D so với những thứ được làm theo phương pháp truyền thống." Các chi tiết được in 3D đã thể hiện tốt trong các cuộc thử nghiệm nên các kỹ sư của Marshall Space Flight Center sẽ tiếp tục thực hiện các thử nghiệm khác trong tương lai.
Các kỹ sư của Marshall Center chỉ mất khoảng 3 tuần và chi phí ít hơn 5.000 USD để chế tạo các vòi phun kích thước nhỏ như là một thành phần trong tên lửa đẩy, nhờ vào việc tổng hợp bột thép Inconel sử dụng máy in 3D tiên tiến. Để so sánh, các vòi phun của tên lửa truyền thống kích thước nhỏ được cấu thành từ 4 bộ phận và thường mất khoảng 6 tháng để chế tạo, hàn, và chi phí hơn 10.000 USD.
Ken Cooper, một kỹ sư vật liệu của Marshall, người tham gia vào quá trình chế tạo các bộ phận của vòi phun bằng công nghệ in 3D giải thích: "Chúng tôi mất khoảng 40 giờ đồng hồ kể từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện để tạo ra một vòi phun nhờ công nghệ in 3D gọi là nung chảy laser có chọn lọc, và một vài tuần để đánh bóng và kiểm tra các chi tiết."
Trước đây NASA cũng đã từng thử nghiệm các chi tiết được tạo ra nhờ công nghệ in 3D. Ống xả của động cơ J-2X là chi tiết đầu tiên được tạo ra nhờ công nghệ in 3D và được kiểm tra trong điều kiện phóng thử với khí nóng, hồi năm 2012, nhưng danh mục các chi tiết sử dụng công nghệ in 3D đã phát triển nhanh chóng.
"Đông cơ tên lửa là một cỗ máy phức tạp, với hàng trăm các chi tiết riêng biệt được sản xuất và lắp ráp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau, vì thế việc thử nghiệm một chi tiết được tạo ra bởi một công nghệ mới giúp chúng tôi làm rõ liệu nó có thể là một thứ có thể ứng dụng vào các tên lửa trong tương lai," theo Chris Singer, giám đốc ban kỹ thuật của trung tâm Marshall.
Công nghệ in 3D đang cho thấy nó là một công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai, không chỉ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể làm được những thứ cao siêu hơn. Rõ ràng là với công nghệ in 3D, khả năng sáng tạo chỉ phụ thuộc vào trí tưởng tượng của con người mà thôi.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ in 3D qua bài viết của bạn mr.thanduc.
Gặp gỡ nhiếp ảnh gia Nguyễn Phúc Lộc (Loc47)
Tiếp tục series "gặp gỡ nhân vật nhiếp ảnh", Camera Tinh Tế mời các bạn cùng tới xứ lạnh Đà Lạt gặp gỡ Nhiếp ảnh gia Nguyễn Phúc Lộc - Hội viên hội NSNA Việt Nam để cùng anh chia sẻ những trải nghiệm từ khi buớc chân vào lĩnh vực nghệ thuật này, công việc hiện tại, những dự án nhiếp ảnh đang làm cũng như trong tương lai. Ngoài ra chúng ta cũng có thể học hỏi thêm một số bí quyết nho nhỏ từ anh Lộc, có thể áp dụng được ngay trong thực hành nhiếp ảnh của mình. Mời các bạn theo dõi.
Ảnh minh họa được chụp bởi anh Nguyễn Phúc Lộc.
Bài trước: gặp gỡ NAG Trần Thanh Sang (Sangpro)
OpenSignal: Số kiểu máy Android tăng 3 lần trong 1 năm, Samsung chiếm gần 50% thị phần
Theo thống kê của trang OpenSignal trên 682.000 điện thoại cho thấy, tính đến tháng 7/2013 đã có 11.868 loại thiết bị khác nhau chạy trên hệ điều hành Android (tính trên 682.000 máy, còn trên thực tế thì cao hơn rất nhiều), cao hơn gấp 3 lần so với con số 3.997 loại máy Android của năm ngoái. Còn thị phần tính theo thương hiệu thì Samsung đứng nhất với 47,5%, chiếm gần phân nửa thị trường. Có đến 8 phiên bản Android khác nhau đang được sử dụng trên thị trường, trong đó chiếm 37,9% là bản Jelly Bean.
Dưới đây là một số hình minh họa cho các bạn dễ hình dung, bạn có thể vào trang nguồn của OpenSignal để xem chi tiết và tương tác kỹ hơn. Nên nhớ đây chỉ là những con số mang tính chất thống kê tượng trưng, không thể chính xác 100% vì số lượng máy Android hiện nay là rất lớn. Thống kê được OpenSignal thực hiện thông qua app miễn phí cùng tên do người dùng Android và iOS tải về.Theo OpenSignal
Microsoft tặng thẻ quà tặng 150 USD cho khách hàng đặt mua nhưng chưa nhận Lumia 1020 từ Store
Ngay sau khi được AT&T bán ra, chiếc điện thoại Windows Phone với camera 41 MP của Nokia đã cháy hàng. Không chỉ AT&T, các cửa hàng Microsoft Store cũng đang trong tình trạng quá tải với các đơn hàng Lumia 1020. Và để "an ủi" các khách hàng phải chờ đợi lâu, Microsoft cũng đã quyết định tặng cho các đơn hàng đặt mua Lumia 1020 trực tiếp từ Store thẻ quà tặng giá trị 150 USD.
Theo một email do người dùng @vimpy trên WMPowerUser chia sẻ. Anh này đã đặt Lumia 1020 từ Microsoft Store và chiếc điện thoại cùng Camera Grip tặng kèm sẽ được giao vào ngày 1 tháng 8. Do sự chậm trễ trong việc chuyển hàng đến tay người dùng, Microsoft đã quyết định tặng thêm thẻ quà tặng 150 USD. Để sử dụng thì người dùng có thể vào đường dẫn đính kèm trong email để nhận mã khuyến mãi. Thẻ này chỉ có giá trị mua sắm trực tuyến trên Microsoft Store, vì vậy khi chọn mua 1 sản phẩm nào đó thì người dùng chỉ việc nhập thêm mã khuyến mãi trước khi tính tiền.
Nếu bạn đã đặt Lumia 1020 tại Microsoft Store và vẫn chưa nhận được máy thì hãy nhanh chóng kiểm tra hòm email của mình để tìm thẻ quà tặng nhé.Theo: WMPowerUser
Bloomberg: Facebook lên kế hoạch tích hợp quảng cáo video dài 15 giây vào News Feed
Theo Bloomberg, Facebook đang lên kế hoạch đưa các đoạn video quảng cáo kéo dài 15 giây vào giao diện News Feed. 15 giây là thời lượng tiêu chuẩn ngắn nhất cho các đoạn quảng cáo trên TV, thế nên việc Facebook đưa tính năng nói trên vào hoạt động sẽ mở ra cơ hội để các công ty giảm chi phí quảng cáo trên truyền hình, đồng thời tăng sự hiện diện trên Internet. Đây cũng là thời lượng của một video quay bằng Instagram (ứng dụng mà Facebook mua với giá 1 tỉ USD), thế nên những mẫu quảng cáo nhiều khả năng sẽ xuất hiện với hình dáng tương tự như các đoạn clip được upload từ phần mềm này.
Bloomberg tiết lộ thêm rằng người dùng sẽ thấy tối đa 3 mẫu quảng cáo trong News Feed của mình trong một ngày. Chi phí mà các công ty phải trả cho Facebook để chạy một chiến dịch sử dụng loại hình quảng cáo này sẽ vào khoảng 1 triệu USD đến 2,5 triệu USD mỗi ngày, tùy vào lượng khán giả cần nhắm đến.
Một tin đồn trước đây từ trang AdAge cũng cho biết rằng các công ty sẽ được phép điều chỉnh và giới hạn quảng cáo của mình theo độ tuổi và giới tính người xem. Facebook sẽ tiếp thị kiểu quảng cáo mới như một giải pháp thay thế cho quảng cáo trên TV trong thời gian vàng (từ 8 giờ tối đến 11 giờ tối) bởi vì trong khung thời gian này, hàng triệu người sẽ duyệt mạng xã hội thay vì xem truyền hình.
Chưa rõ khi nào thì loại quảng cáo 15 giây này sẽ chính thức được trình làng, tuy nhiên Bloomberg nói rằng CEO Mark Zuckerberg đã lùi ngày công bố "ít nhất hai lần" vì lo ngại nó sẽ làm người dùng "chán nản".
Trong thời gian qua, Facebook đã bắt đầu nhúng quảng cáo vào News Feed của người dùng Facebook di động và những mẫu quảng cáo này trông rất giống các status thông thường. Mới đây hãng cũng đã triển khai chương trình cho phép các công ty trả tiền để quảng bá một thông điệp nào đó. Và nếu tất cả những tin đồn mà Bloomberg và AdAge đưa ra là đúng thì đây là lần đầu tiên Facebook tích hợp quảng cáo video vào mạng xã hội của mình.
Chặn spam iMessage mà không cần lên iOS 7
iOS7 lần đầu tiên đưa chức năng chặn tin nhắn iMessage đối với những người bạn không mong muốn, ngay bên trong phần Settings của máy. Nếu bạn muốn dùng tính năng này nhưng lại không muốn lên iOS 7 thì Apple vẫn có cách giúp bạn, tuy nhiên nó hơi rườm rà chứ không nhanh gọn như bản iOS mới nhất.
Theo như hướng dẫn của Apple thì muốn chặn tin nhắn spam iMessage của ai đó, bạn cần phải gửi những thông tin sau đây đến địa chỉ iMessage.spam@icloud.com:Muốn chụp ảnh màn hình thì bạn nhấn đồng thời hai phím Home và phím nguồn, ảnh sẽ được lưu trong Photos. Còn trên máy Mac thì bạn nhấn tổ hợp phím Cmd + Shift + 3, ảnh sẽ được lưu ngoài Desktop.
- Ảnh chụp màn hình (screenshot) của đoạn chat spam.
- Địa chỉ email đầy đủ hoặc số điện thoại của người gửi.
- Thời gian ngày, giờ mà bạn nhận tin nhắn.
Theo Apple
HTC dự đoán tình hình tài chính trong Q3/2013: Hoạt động kinh doanh lần đầu tiên thua lỗ sau 11 năm
Bên cạnh việc báo cáo tình hình tài chính Q2/2013 vào đầu tháng 7 này, HTC hôm nay cũng đã đưa ra một số dự đoán về tình hình kinh doanh của công ty trong quý kế tiếp (Q3/2013). Theo đó, tập đoàn điện tử Đài Loan nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến sự thua lỗ đầu tiên sau hơn 11 năm từ hoạt động kinh doanh của chính mình, cụ thể hơn, hãng dự đoán lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm xuống khoảng từ 0% đến -8% (âm 8%). Bên cạnh đó, tỷ suất biên lợi nhuận dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 18% đến 21%, sụt giảm so với Q2/2013 (23%). Trong khi đó, tổng doanh thu của HTC trong Q3/2013 có thể sẽ chỉ đạt mức từ 50 tỷ Đài Tệ cho đến 60 tỷ Đài Tệ (khoảng 1,67 tỷ USD đến 2,01 tỷ USD) - thấp hơn so với cùng kỳ nằm ngoái và so với Q2/2013 (70,7 tỷ Đài Tệ - 2,35 tỷ USD).
Mặc dù đưa ra dự đoán rất ảm đạm về tình hình tài chính trong Q3/2013, tuy nhiên HTC vẫn lạc quan về dòng smartphone "chủ đạo" của họ là HTC One. HTC cho biết One vẫn đang bán rất tốt và đang tạo ra những hiệu ứng rất tích cực trên thị trường. Lý giải vì sao Q3/2013 lại thất bại đến như vậy, HTC chỉ ra rằng họ thiếu đi sự cạnh tranh trong phân khúc các smartphone tầm trung, chính vì điều đó, HTC tiết lộ hãng đang phát triển và chuẩn bị cho "nhiều sản phẩm trung cấp với khả năng cạnh tranh và tính sáng tạo cao". Cuối cùng, tập đoàn điện tử Đài Loan chốt lại rằng hãng đã sẵn sàng đối phó với những khó khăn trước mắt, và hứa hẹn Q4/2013 sẽ là thời điểm chứng kiến sự vươn lên của HTC.
Sơ nét về ống kính chỉnh tay (MF)
Ngày nay người ta có thể làm mọi việc chỉ với một nút bấm trên thân máy ảnh số mà đôi khi quên rằng, một vài thập kỷ trở về trước thì việc phải chỉnh hoàn toàn các thông số phơi sáng, lấy nét trên ống kính là hoàn toàn bình thường và cần thiết để có thể cho ra đời một bức ảnh đúng nét và đủ sáng.
Cho tới giờ, ống kính chỉnh tay vẫn được sản xuất và sử dụng bởi nó vẫn đem lại được rất nhiều lợi ích, và thậm chí là có những ứng dụng cụ thể đem lại khả năng thực thi tốt hơn là lấy nét hoặc đo sáng tự động.
Tóm tắt video:Ngoài ra ống kính chỉnh tay vẫn có thể chụp được mọi ứng dụng như những ống AF khác, dĩ nhiên nó đòi hỏi kỹ năng thành thục hơn và hiểu thiết bị hơn.
- Có thể tạm thời chia ra ba nhóm là
- Ống kính thiết kế chuyên cho kỹ thuật số với khả năng chỉnh tay trên ống kính được tối giản
- Ống kính thiết kế cho việc lấy nét và đo sáng tự động, nhưng vẫn cho phép người dùng chủ động hoàn toàn trên ống kính
- Ống kính thiết kế chỉ cho việc chỉnh tay hoàn toàn, không có kết nối điện với thân máy
- Ống kính Manual thiết kế tối ưu cho chỉnh tay
- Các thông số rõ ràng
- Vòng quay thuận tiện, êm mượt, chỉ cần cảm giác mà không nhìn cũng có thể chỉnh đúng
- Gọn nhẹ, chất lượng quang học tốt,
- Rất nhiều hãng sản xuất ống MF và có thể lắp vào các máy khác nhau với ngàm chuyển mà không cần phải có kết nối điện
- Ngàm chuyển của một số hãng còn có thể hoạt động như chiếc ống nối extention tube (bellow) giúp kéo gần lại khoảng lấy nét tối thiểu - có thể chụp cận cảnh hơn khả năng sẵn có của ống kính.
- Các ứng dụng mà MF ưu thế
- Chụp phong cảnh: tính khoảng lấy nét ngoại tiêu (hyperfocal distance) và chỉnh tay vào đó
- Chụp macro: đằng nào cũng chỉnh tay là chính
- Chụp rất thiếu sáng: tự động lấy nét rất khó khăn
- Chụp chuyển động rất nhanh: canh nét vào sẵn một điểm và chờ khoảnh khắc
Cảm ơn công ty Hoằng Quân đã cho mượn thiết bị
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)