Hiện nay các giải pháp thông minh và tự động hóa xuất hiện ngày một nhiều. Không chỉ dừng lại ở quy mô nhà máy, xí nghiệp, việc tự động hóa có thể áp dụng cho những thứ rất thân thuộc với cuộc sống như bóng đèn, quạt máy, máy bơm nước, đèn báo hiệu ở nhà,… Thế nhưng thực trạng bây giờ đó là chúng ta vẫn chưa có được một cách thức điều khiển nào thật dễ dùng. Muốn đưa các thiết bị đó vào nhà, nếu không có kiến thức chuyên môn, chúng ta thường phải đi nhờ các chuyên gia tự động hóa hoặc những công ty giải pháp, rất tốn kém tiền bạc, nhất là ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, công ty Hệ thống Việt (VSYS) đã thử nghiệm một hệ thống phần cứng - phần mềm mà tự người dùng phổ thông có thể điều khiển và thiết lập tự động hóa cho các thiết bị điện trong nhà mình.
Trước khi đi vào chi tiết giải pháp của VSYS, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những nguyên tắc cơ bản của việc điều khiển trong tự động hóa, làm thế nào người ta có thể ra lệnh cho các thiết bị vận hành theo từng trường hợp khác nhau, các vấn đề hiện tại và hướng giải quyết.
Cách thức hệ thống tự động hóa hoạt động
Có 3 thành phần chính chi phối hành động của con người thường ngày, đó là các giác quan, bộ não và những "kịch bản".Một hệ thống tự động hóa cũng tương tự như thế, nó bao gồm 3 thành phần: cảm biến, một trung tâm điều khiển, và các kịch bản.
- Các giác quan sẽ đảm nhận chức năng thu nhận thông tin. Ví dụ, chúng ta có mũi để ngửi được nhiều mùi khác nhau, có lưỡi để nếm các vị, có tai để lắng nghe âm thanh, có xúc giác để chạm, sờ...
- Sau khi thông tin đã được ghi lại, chúng sẽ được chuyển cho bộ não xử lí.
- Lúc bộ não tiếp nhận thông tin, nó sẽ dựa vào thông tin để quyết định hành động mà chúng ta sắp làm là gì, giống như một kịch bản vậy. Có thể đó là phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện, hoặc một thứ gì đó mới hoàn toàn mà chúng ta sẽ phải suy nghĩ cách thực hiện. Dựa vào "kịch bản", não sẽ yêu cầu tay làm việc.
Vậy khi đã có thông tin đầu ra, làm sao các thiết bị có thể hành động theo những gì chúng ta muốn. Về cơ bản, việc điều khiển trong tự động hóa đó là chúng ta phải đóng ngắt các rờ le điện. Ví dụ, nếu dữ liệu đầu ra là A thì bộ điều khiển sẽ ra lệnh mở công tắc số 1 đang nối với đèn, còn nếu output là B thì mở công tắc số 2 đang nối với quạt.
- Cảm biến, như các bạn đã biết, có tác dụng thu thập thông tin đầu vào (input) từ môi trường xung quanh. Một số sensor mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp đó là cảm biến phát hiện cửa bị mở, cảm biến hồng ngoại tiệm cận (biết được khi nào có người đến gần), cảm biết nhiệt độ. Nếu nhìn xa thêm một chút thì ta cũng có thể sử dụng cân, thước và bất kì dụng cụ đo đạc nào để lấy input.
- Trung tâm điều khiển (control center) thì có tác dụng lấy thông tin đầu vào, xử lí, rồi xuất tín hiệu đầu ra cho các thiết bị ngoài (output). Trong công nghiệp người ta có thể dùng các bộ PLC (Programmable Logic Controller) để làm việc này. Trung tâm có thể kết nối với các thiết bị đầu ra theo một cách thức nào đó, có thể là nối dây hoặc không dây.
- Trong quá trình xử lí input thành output, trung tâm điều khiển sẽ so sánh input với các kịch bản mà chúng ta đã dạy cho nó để quyết định những hành động hay dữ liệu nào sẽ được chuyển cho thiết bị đầu ra.
Ngoài ra còn có một số thiết bị có thể hoạt động mà không cần dựa vào cảm biến để lấy input. Khi đó người ta sẽ lập trình sẵn cho chúng một kịch bản nào đó để thực thi liên tục kể từ lúc thiết bị được bật lên cho đến khi chúng ta rút phích cắm của nó ra khỏi ổ điện. Có thể lấy ví dụ như đèn Smart Lamp chẳng hạn, bạn có thể lập trình sẵn cho chúng chớp ba màu đỏ, xanh, vàng, khi gắn điện vào thì chúng đổi màu theo thứ tự như thế, khi rút điện ra thì ngừng.
Vấn đề điều khiển
Như đã nói, chúng ta đã có sensor (nhiều loại chỉ có vài chục nghìn đồng một cái thôi), đã có một phần cứng để làm trung tâm điều khiển, vậy làm thế nào để tạo ra được những kịch bản cho chúng? Những kĩ sư làm trong ngành tự động hóa sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C++, Ladder để định hình kịch bản, lập trình khi input là thế này thì output sẽ là thế kia, họ quen với những thứ này lắm.Đây là những dòng mã mà bạn sẽ phải học nếu muốn lập tình PLC
Nhưng vấn đề là một người dùng bình thường, một thầy giáo, một anh chàng chuyên về kinh tế, một chị quản lí nhân sự thì làm sao biết lập trình những thứ đó? Học cũng được, nhưng chúng ta không có thời gian hoặc tiền bạc cho chuyện đó. Nếu đi thuê người làm thì rất đắt tiền, có thể tốn đến vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng để có được một hệ thống hoàn chỉnh và hoạt động ổn định. Những thứ này đi đặt từ nước ngoài thì chi phí còn cao hơn nữa, và thường thì sẽ không khả thi để áp dụng vào hộ gia đình hay để sử dụng cá nhân.
Nói tóm lại, cái chúng ta cần là một thứ ngôn ngữ nào đó dễ hiểu, trực quan và có thể giúp người dùng hoàn thành kịch bản trong thời gian ngắn, không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Chỉ cần người dùng biết họ đang muốn làm gì là được. Tổng quan lên thì cả giải pháp tự động hóa phải dễ dùng, từ phần cứng tới phần mềm, và giá rẻ nữa thì tuyệt vời.
Giải pháp tự động hóa của VSYS
Để xử lí được vấn đề nói trên, công ty VSYS đã đưa ra một bộ giải pháp thuần Việt để giúp việc tự động hóa trở nên thân thiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài một số phần cứng điều khiển đi kèm (được sản xuất tại Việt Nam), VSYS còn cung cấp thêm một ứng dụng trên thiết di động cho phép chúng ta sử dụng thao tác chạm để sắp xếp trình tự input, xử lí và output đúng như ý định của bản thân.
Chúng ta hãy nói về phần cứng trước. Về cơ bản, phần cứng mà VSYS làm ra sẽ bao gồm 3 bộ phận: một cục trung tâm điều khiển, một bộ đóng ngắt điện, bộ điều khiển qua LAN.
Cục trung tâm điều khiển chính là bộ não của toàn hệ thống, nó là một chiếc PLC đã được thiết kế lại cho mục đích dễ sử dụng mà chúng ta nhắm đến. Thành phần này có thể giao tiếp với "thế giới bên ngoài" thông qua hai phương thức: qua mạng nội bộ hoặc qua kết nối 3G/SMS. Trong bộ điều khiển này sẽ có một khe SIM để bạn gắn SIM 3G vào, lúc đó thì trung tâm điều khiển có thể vào Internet cũng như nhận tin nhắn ra lệnh hoạt động. Việc nhận tín hiệu đầu vào từ các cảm biến thì sẽ thông qua sóng radio (RF) với tầm phủ sóng có thể đạt đến 50m.
Bên trong bộ điều khiển còn có hàng loạt các chấu để lấy dữ liệu đầu vào cũng như chấu điện để nối với các thiết bị đầu ra, bạn có thể xem hai ảnh bên trên. Nó hữu dụng khi bạn cần nối những thiết bị nào đó nằm gần với bộ điều khiển, nhờ đó chúng ta có thể không cần đến bộ rờ le không dây.
Bộ đóng ngắt điện thực chất chính là rờ le, nó có một hoặc một số lỗ cắm để chúng ta ghim điện các thiết bị gia dụng vào. VSYS dự tính sẽ làm ra những bộ có 1, 4, 6 lỗ cắm hoặc nhiều hơn nếu có nhu cầu. Như đã nói ở trên, trung tâm điều khiển sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến, xử lí chúng, và ra lệnh tắt bật rờ le (tức đóng hoặc ngắt điện) của những lỗ cắm này. Quá trình giao tiếp giữa trung tâm với bộ rờ le sẽ được thực hiện thông qua sóng RF. Chúng ta cũng có thể đóng ngắt điện thủ công nhờ các nút tròn màu đỏ.
Cũng cần phải nói thêm rằng các thiết bị điện gia dụng gắn vào những lỗ này chỉ là đồ tiêu chuẩn, không có công nghệ thông minh gì trong đó. Chúng là những bóng đèn, còi, bộ nguồn… bình thường mà chúng ta vẫn đang dùng trong nhà.
Còn muốn dùng thiết bị di động để điều khiển cục trung tâm thông qua mạng nội bộ thì chúng ta cần đến một bộ điều khiển qua LAN nối vào router mạng trong nhà. Thiết bị LAN cũng sẽ giao tiếp với cục trung tâm nhờ kết nối RF. Vậy tại sao hệ thống này lại cần đến Internet và vì sao cần đến mạng LAN? Mình sẽ giải thích sau.
Quay sang phần mềm, nó là một app có giao diện thuần Việt và trực quan, khá dễ sử dụng. Với app này chúng ta có thể thiết lập mã PIN bảo mật cho cục trung tâm (để ngăn việc điều khiển hay thiết lập trái phép), thêm các số điện thoại được phép nhắn tin ra lệnh cho control center, yêu cầu cục trung tâm học sóng RF của các cảm biến, khai báo các cảm biến đầu vào, thiết bị đầu ra, và phần quan trọng nhất: viết kịch bản.
Tạo kịch bản theo ý muốn
Những phần quản lý thì mình tạm bỏ qua, mình sẽ nói về việc viết kịch bản bằng app dành cho thiết bị di động. Trước khi viết, bạn cần cho control center học sóng RF của các cảm biến, bởi mỗi loại cảm biến sẽ có một kiểu dữ liệu khác nhau. Sau đó, bạn sẽ nhập tên của các loại cảm biến, ví dụ "cảm biến cửa chính", "cảm biến phòng ngủ", "cảm biến chống trộm". Kế tiếp, mỗi lỗ cắm trên bộ rờ le cũng sẽ có một con số, bạn cần nhập số nào đang gắm thiết bị gì, ví dụ số 1 là "đèn ngủ", số 2 là "đèn phòng khách", số 3 là "máy bơm nước", số 4 là "loa".
Vậy là chúng ta đã có input, output đầy đủ rồi, bắt tay vào làm việc thôi. Giả sử ý muốn của mình là như thế này:Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu viết kịch bản. Sử dụng giao diện cực kì thân thiện và có tiếng Việt của hệ thống VSYS, mình thiết lập các bước cho kịch bản như sau:
- Nhận tín hiệu từ "cảm biến cửa"
- Bật "đèn ngủ"
- Bật loa
- Chờ 5 giây
- Tắt "đèn ngủ" đi
- Tắt "loa đi"
- Gửi SMS đến số điện thoại 0901234567 với nội dung "có trộm"
Tất cả những gì chúng ta cần làm để viết ra 7 bước trên chỉ là những thao tác chạm và nhập liệu tuần tự, y hệt như khi khi bạn dùng bất kì app di động nào. Chúng ta không cần phải quan tâm đến những dòng mã lệnh phức tạp nào cả. Đây cũng chính là thứ nổi bật nhất trong toàn bộ giải pháp của VSYS bởi nó cho phép con người tương tác với các hệ thống một cách thuận tiện và có thể chỉnh sửa kịch bản bất kì khi nào chúng ta muốn. Ngoài hành động chờ, tắt, bật, hệ thống của VSYS còn hỗ trợ hành động gửi tin nhắn (đã hoạt động) và nhá máy (chưa chạy được). Chúng ta cũng có thể đặt lịch với ngày giờ cụ thể để chạy các kịch bản.
Ngoài ra, sử dụng cách thức tương tự, bạn có thể viết nên kịch bản không cần input. Ví dụ như bật số 1, chờ 1 phút, bật số 2, tắt số 1, tắt số 2. Chúng ta chỉ đơn giản là bỏ qua việc lấy input. Khi đó, việc kích hoạt kịch bản sẽ do chúng ta thực hiện thông qua tin nhắn SMS hoặc bộ LAN nói trên (thông qua hai nút bên trong app).
Sau khi đã thiết lập kịch bản hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nhấn nút Lưu. Lúc này, kịch bản sẽ được tải lên server của VSYS rồi đẩy ngược về lại bộ điều khiển trung tâm. Lợi ích của việc này đó là kịch bản của bạn đã được lưu lên mây, trong trường hợp bộ điều khiển bị hỏng thì bạn chỉ cần mua bộ mới về rồi tải lại kịch bản là xong. Còn nếu bạn cho lưu thẳng từ app vào thì lúc thiết bị hỏng, chúng ta sẽ mất sạch, rất tốn thời gian va công sức để người viết kịch bản lại. Đây cũng là lúc mà bộ điều khiển trung tâm cần kết nối Internet. Một khi đã nắm kịch bản, bộ điều khiển có thể giao tiếp để bật tắt rờ le qua sóng RF với phạm vi 50m, chúng ta có thể tạm chia tay Internet.
VSYS cũng có tích hợp tính năng kích hoạt bằng giọng nói thay vì thao tác chạm bình thường, và bộ nguồn nhận biết giọng nói là của Google Voice nên cũng khá chính xác. Quy tình xử lí bằng giọng nói như sau:
- Thiết bị di động ghi nhận giọng nói của bạn, chuyển cho server Google xử lí
- Thiết bị di động nhận dữ liệu đã chuyển từ giọng nói thành văn bản từ Google
- Thiết bị di động so sánh dòng văn bản này với tên của các kịch bản trong máy
- Khi đã kiếm ra kịch bản tương ứng, thiết bị di động ra lệnh cho bộ điều khiển LAN
- Bộ điều khiển LAN gửi thông báo để bộ điều khiển trung tâm chạy kịch bản đó
Thực chất thì giải pháp của VSYS chưa được thương mại hóa, nó chỉ dừng ở mức ý tưởng và thử nghiệm mà thôi. App của họ thì mới có phiên bản cho Android, dự tính là khi đã hoàn chỉnh hết các tính năng thì mới đưa lên iOS và các nền tảng hệ điều khác. Chính vì thế nên tính năng học sóng RF của cảm biến vẫn đang còn xây dựng, trong bài này mình sử dụng các thông số đã được các anh bên VSYS cho "học" sẵn.
Đại diện của VSYS cho biết công ty vẫn còn đang nghiên cứu thêm nhiều tính năng mới để tích hợp vào hệ thống của mình. Họ chưa chọn tên gọi và cũng chưa ấn định giá bán cho sản phẩm, tuy nhiên theo ước tính thì một cục điều khiển trung tâm có giá tầm 10 triệu (sẽ giảm nhiều nếu đi vào sản xuất hàng loạt), cục rờ le là vài trăm nghìn cho đến 1-2 triệu tùy số lượng ổ cắm trên đó. Những cảm biến, thiết bị gia dụng để làm input, output thì toàn dùng đồ tiêu chuẩn nên bạn có thể mua bên ngoài với giá rẻ, ví dụ như cảm biến chống trộm có thể ra tiệm điện gia dụng mua với giá 90 nghìn đồng, bóng đèn thì dễ quá rồi.
Bên cạnh việc sử dụng ở hộ gia đình, chúng ta cũng có thể áp dụng giải pháp của VSYS vào các nhà máy, ứng dụng trong kinh doanh. Bên VSYS nói với mình là họ có thử nghiệm ở một trang trại thanh long, thì tự tay bác nông dân có thể thiết lập khi nào thì đèn bật lên, khi độ ẩm môi trường là bao nhiêu (ghi nhận thông qua cảm biến độ ẩm) thì sẽ bật máy bơm nước tưới, tưới bao lâu thì tắt, và mấy giờ thì tắt đèn.
Kết luận
Nhìn chung, đây là một giải pháp rất phù hợp cho những ai muốn tự tay mình thiết lập hệ thống tự động hóa trong nhà, cơ quan. Ngoài ba thiết bị của VSYS, chúng ta có thể mua thêm những thiết bị điện khác một cách dễ dàng với giá rẻ và tùy biến hệ thống một cách chính xác theo ý thích. Điểm nhấn của giải pháp này nằm ở phần mềm trên thiết bị di động cho phép chúng ta biến hóa, viết các kịch bản một cách nhanh chóng, không phải quá quan tâm đến các cú pháp và câu lệnh lập trình. Hi vọng chúng ta sẽ sớm thấy giải pháp này được bán rộng rãi trong thời gian tới.
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
Giải pháp tự động hóa thiết bị điện với công cụ lập trình đơn giản của Việt Nam
BlackBerry 9720 chính thức: màn hình 2,8", RAM 512MB, bàn phím kiểu Curve, OS 7.1
BlackBerry vừa mới đây đã cho ra mắt BB 9720 - một chiếc smartphone chạy OS 7.1 với bàn phím Qwerty dạng Curve truyền thống. Theo đó, tương tự như chiếc 9720 mà Tinh Tế từng trên tay trước đây, 9720 bản chính thức có mặt trước khá giống với Q5, bao gồm một màn hình cảm ứng kích thước 2,8", độ phân giải 480 x 360, bàn phím Qwerty vật lý ở phía dưới với các phím tách biệt - gợi cho chúng ta nhớ lại phím bấm trên dòng BlackBerry Curve. Các thông số khác của máy như bộ nhớ trong 512MB, camera chính 5MP, pin dung lượng 1450mAh. Trong đoạn video giới thiệu, có thể thấy BlackBerry không nói nhiều đến đặc điểm phần cứng của 9720 mà chỉ tập trung vào một số tính năng nổi bật của nó như Multicast - cho phép chia sẻ trạng thái lên nhiều mạng xã hội một cách tiện lợi và nhanh chóng, app Camera có thêm nút share hình trực tiếp lên Facebook/Twitter, BBM, Email, tin nhắn, hay phím BBM nằm ở cạnh bên giúp người dùng truy cập nhanh vào app BlackBerry Messenger.
Được biết BlackBerry sẽ bắt đầu bán 9720 trong một vài tuần tới tại nhiều thị trường như Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Giá bán vẫn chưa được tiết lộ. BlackBerry 9720 sẽ có 5 màu: đen, xanh dương, hồng đỏ, tím và trắng.
Cấu hình cơ bản của BlackBerry 9720
- Màn hình cảm ứng 2,8", độ phân giải 480 x 360, mật độ điểm ảnh: 214 ppi;
- CPU Tavor MG1, xung nhịp 806MHz;
- RAM 512MB;
- Camera chính 5MP;
- Pin dung lượng 1450mAh;
- Hệ điều hành: BlackBerry OS 7.1;
- Tính năng đặc biệt: Multicast, Share hình trực tiếp qua Camera, có phím bấm BBM;
- Kết nối: WiFi 802.11 b/g/n, Bluetooth 2.1, GPS;
- Bộ nhớ trong: 512MB, có hỗ trợ mở rộng thẻ nhớ microSD 32GB;
- Trọng lượng: 120g.
Xuất hiện hình ảnh của Samsung Hennessy: smartphone nắp gập hai màn hình, khá giống Galaxy Folder
Trang SamMobile và Sammy Hub vừa qua đã đăng tải một vài hình ảnh mà theo họ đó là chiếc Samsung Hennessy - một chiếc smartphone nắp gập hai màn hình với thiết kế cổ điển. Theo đó, mặc dù là một chiếc smartphone với hình thù của một feature phone (điện thoại phổ thông), nhưng nó được cho là có cấu hình khá cao: như CPU lõi tứ xung nhịp 1,2GHz, hai màn hình cùng độ phân giải 320 x 480, kích thước 3,27", camera 5MP, RAM 1GB, bộ nhớ trong 8GB. Bên cạnh đó, Hennessy được dự đoán sẽ chạy Android 4.1.2 Jely Bean, và có khả năng hỗ trợ 2 SIM.
Chắc hẳn khi nhìn thiết kế của Hennessy, các bạn sẽ có một chút nhầm lẫn với chiếc Galaxy Folder trước đây. Thực chất cả hai có kiểu dáng khá tương đồng nhau, cùng là nắp gập và với hai màn hình - một ở nắp ngoài và một ở bên trong. Ngoài ra, cả hai đều dùng bàn phím T9 truyền thống. Tuy nhiên, Folder và Hennessy là hai chiếc máy khác nhau không chỉ về cấu hình mà cả thiết kế, nhiều trang tin cho biết Hennessy mạnh hơn Folder về CPU (Folder lõi kép), cụm phím vuông của ở giữa của Hennessy cũng có đôi chút khác biệt.
Hiện vẫn chưa có thông tin nào về ngày ra mắt của Hennessy lẫn Folder.
HTC sẽ ra mắt "một biến thể của One" và "2 đến 3 chiếc Desire tầm trung" trong Q3 và Q4 năm nay
Ảnh mô phỏng không chính thức của HTC One Max
Đó là thông tin do Ben Ho, giám đốc marketing của HTC, tiết lộ với trang Focus Taiwan trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Cụ thể hơn, thời gian ra mắt những chiếc HTC Desire mới là trong quý 3 và quý 4, còn "biến thể" của One là vào quý 4. Nói riêng về vế sau, vì One Mini đã chính thức trình làng nên nhiều khả năng sản phẩm mà Ho nói đến chính là One Max, phiên bản màn hình to (có thể là 5,9") của HTC One. Ông cho biết thêm rằng HTC "đã ra mắt quá nhiều sản phẩm trong quá khứ, do đó công ty sẽ thận trọng hơn trong năm nay" và không công bố ồ ạt smartphone mới ra thị trường.
Ho cũng chia sẻ rằng HTC sẽ chi 70-75% ngân sách marketing cho các hoạt động quảng bá những thiết bị thuộc dòng One trong năm nay, còn những smartphone tầm trung thì sẽ được tiếp thị bởi các đối tác bán hàng và nhà mạng. Mới đây HTC cũng đã kí hợp đồng quảng cáo trị giá 1 tỉ USD với Robert Downey Jr., diễn viên thủ vai "Iron Man" trong loạt phim cùng tên.Nguồn: Focus Taiwan
Logitech giới thiệu TK820, bàn phím không dây tích hợp touchpad đa điểm diện tích lớn
Trước đây Logitech từng làm một số sản phẩm bàn phím tích hợp bàn rê chuột, tuy nhiên các bàn rê đó đều có kích thước nhỏ. Với chiếc TK820 mới ra mắt, Logitech đã thay đổi điều đó, hãng đem đến một bề mặt cảm ứng rất rộng cho chiếc bàn phím không dây của mình. Chúng ta có thể xem TK820 như một sản phẩm kết hợp giữa bàn phím K400 với touchpad đa điểm T650 cũng do chính Logitech sản xuất. Hãng cho biết rằng các phím của TK820 được thiết kế lõm nhẹ xuống đi kèm công nghệ PerfectStroke giúp phân phối lực nhấn ra cả bề mặt của phím, hứa hẹn mang lại trải nghiệm gõ êm ái và nhẹ nhàng. Touchpad của thiết bị này thì có thể được cấu hình thông qua phần mềm SetPoint để hỗ trợ tối đa 13 cử chỉ khác nhau trong môi trường Windows 8. TK820 sẽ bán ra ngay trong tháng này với giá 100$.Nguồn: Logitech
1 giây trên Internet có những gì?
Bạn có thể vào trang onesecond.designly.com để biết trong 1 giây, có bao nhiêu dữ liệu được sinh ra trên Internet. Chúng ta đều biết trong 1 giây đó có rất nhiều thứ mới xuất hiện trên mạng nhưng không phải ai cũng mường tượng được nó nhiều như thế nào. Trang web không chỉ dùng chữ số mà còn dùng các biểu tượng nhỏ để miêu ta từng loại dữ liệu và bạn sẽ phải cuộn rất nhiều để xem qua hết những thứ đó.
Một số thông tin bên lề:
- Cách đây 10 năm chưa hề có những thứ như Skype, Facebook, YouTube, Twitter, Tumblr, Dropbox, Instagram...
- Cách đây 20 năm toàn thế giới 130 website, Google lúc này cũng chưa xuất hiện.
- Cách đây 30 năm cũng chưa có Internet.
Tay cầm của Xbox One sẽ hoạt động với các tựa game PC vào năm sau
Tay cầm chơi game của Xbox 360 có thể hoạt động với máy tính nếu người dùng mua thêm một bộ thu tín hiệu không dây với giá 25$, vậy còn tay cầm của Xbox One thì sao? Trang Penny Arcade mới đây đã hỏi Microsoft về vấn đề đó, và hãng nói rằng đến năm 2014 thì người dùng có thể sử dụng controller thế hệ mới để chơi game PC. Microsoft cho biết rằng tay cầm của Xbox One không giống với Xbox 360 mặc dù chúng trông tương tự như nhau bởi giao thức kết nối không dây đã được thay đổi. Ngoài ra, chế độ hoạt động có dây, hai bộ mô-tơ rung mới (Impulse Trigger) nằm dưới hai cần analog trong chiếc controller này buộc Microsoft phải viết lại phần mềm để thiết bị có thể hoạt động trên máy tính.
Microsoft chia sẻ thêm rằng họ cũng cần phải "làm một số việc để đảm bảo rằng các tựa game PC hiện nay có hỗ trợ tay cầm Xbox 360 cũng sẽ chạy tốt với tay cầm của Xbox One". Hãng nói những công việc này nghe có vẻ bình thường nhưng thực chất nó cần phải được đầu tư và thực hiện kĩ càng nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Cũng trong dịp này, Microsoft đã đưa ra một đoạn video giới thiệu về những điểm mới trong tay cầm của Xbox One, mới các bạn xem qua.
Nguồn: Penny Arcade
Elon Musk tiết lộ kế hoạch cho dự án tàu siêu tốc "Hyperloop"
Elon Musk, một người đầy tham vọng, vừa mới tiết lộ kế hoạch cho phiên bản alpha của dự án đang rất được chờ đợi, đó là hệ thống vận chuyển siêu tốc Hyperloop. Theo tuyên bố của Elon Musk thì hệ thống vận chuyển tiên tiến này sẽ có thể đưa hành khách đi từ Los Angeles đến San Francisco trong vòng dưới 30 phút. Theo kế hoạch, Hyperloop sẽ vận chuyển hành khách trong một đường ống nhôm với vận tốc lên đến 1.280km/h, đặt dọc theo đường cao tốc liên bang I-5 đi qua California. Chi phí dự kiến cho phiên bản chỉ chở người là khoảng 6 tỉ USD, trong khi phiên bản chở được cả ô tô là 10 tỉ USD.
Qua một cuộc điện thoại trả lời phỏng vấn, Musk cho biết anh hy vọng một phiên bản mẫu sẽ chỉ mất khoảng từ 3 đến 4 năm để hoàn tất và giao cho một người đứng đầu dự án thích hợp. Musk cũng tuyên bố: "Nếu nó là ưu tiên hàng đầu của tôi, tôi có thể hoàn thành nó trong một đến hai năm."
Vấn đề lớn nhất trong hệ thống vận chuyển của Musk là làm sao để có thể đảm bảo tốc độ cao mà không bị mất nhiều năng lượng vào lực ma sát. Theo một bài viết trên Businessweek, giải pháp cho vấn đề này là giữ áp suất của phần nội thất bên trong Hyperloop ở mức thấp, để nó tạo ra ít ma sát thay vì mạo hiểm tạo ra đường ống chân không. Ngoài ra hệ thống này còn giảm lực ma sát bằng cách gắn một chiếc quạt nén khí ở hai đầu đường ống, và nó sẽ linh hoạt thổi không khí từ phía trước sang phía sau con tàu.
Để có thể xây dựng dọc theo các xa lộ hiện tại, phần chân đế của Hyperloop phải được thu nhỏ tối đa và nó sẽ được nâng cao lên không trung bằng các cột đỡ cao từ 45 đến 90m. Phần nhiều đường tàu có thể được xây dựng ở giữa đường cao tốc I-5 của California, nhưng ở những nơi Hyperloop đi trệch ra thì hệ thống cột sẽ phải được cho phép xây dựng trên các vùng đất tư nhân với ảnh hưởng rất nhỏ tới cảnh quang xung quanh.
Tàu siêu tốc của hệ thống Hyperloop sẽ chạy trên một đệm khí, mà Elon Musk mô tả là "nó tương tự như nguyên tắc cơ bản của các bàn chơi air-hockey, và sẽ cho phép tàu chạy với vận tốc siêu âm ở độ ma sát thấp." Để tăng tốc, Hyperloop sẽ sử dụng một bộ tăng tốc tuyến tính - con tàu sẽ chạy trên một hệ thống xung nhịp điện từ di chuyển. Khi còn tàu đến gần điểm đích, quá trình này sẽ diễn ra ngược lại, từ từ giảm tốc cho con tàu qua cùng hệ thống nam châm điện và hấp thụ động năng trở lại hệ thống.
Không phải ngẫu nhiên mà Elon Musk chọn Los Angeles và San Francisco làm đường thử nghiệm, vì Hyperloop sẽ phù hợp cho các thành phố nằm cách nhau khoảng 1.400 - 1.500km. Nếu khoảng cách ngắn hơn thì tàu sẽ không có đủ thời gian tăng tốc, còn nếu xa hơn thì sử dụng máy bay siêu thanh sẽ nhanh hơn và chi phí rẻ hơn.
Khi được tạo ra Hyperloop sẽ là hệ thống tàu siêu tốc không thể bị đụng nhau hoặc trật đường ray, và không gian bên trong Hyperloop sẽ "miễn dịch" đối với điều kiện thời tiết bên ngoài như là sương mù hay tuyết rơi. Vì thế, vấn đề an toàn duy nhất cần quan tâm đó là làm sao đảm bảo cho Hyperloop luôn trong tình trạng toàn vẹn. Đường ống bảo vệ bên ngoài sẽ có độ dày đủ để đảm bảo nó không bị vỡ. Tuy nhiên, Musk cũng cảnh báo rằng, thiết kế này không phải hoàn toàn không bao giờ bị phá vỡ, đặc biệt là ở một vùng đất có khả năng bị động đất như Nam California. "Nếu cả thành phố Los Angeles bị phá huỷ (do động đất), thì tôi đoán rằng Hyperloop cũng sẽ rơi vào cảnh tương tự."
Trước đây, Elon Musk nói rằng anh chưa có ý định xây dựng hệ thống Hyperloop ngay, vì các công việc liên quan đến Tesla và SpaceX. Tuy nhiên trong cuộc trả lời phóng vấn hôm nay, anh cho biết là đang xem xét phát triển một phiên bản mẫu. Hiện tại Musk đang kêu gọi những ai quan tâm đến dự án này đóng góp ý kiến về thiết kế, gửi các ý tưởng và cải tiến về cho ông qua 2 địa chỉ email hyperloop@teslamotors.com hoặc hyperloop@spacex.com. Bản kế hoạch chi tiết cho dự án tàu siêu tốc Hyperloop của Elon Musk có thể xem ở đây.
Lytro sẽ có sản phẩm đột phá trong năm 2014
Lytro là cái tên được biết tới nhiều với sản phẩm máy ảnh chụp trước lấy nét sau khá nổi tiếng nhưng chiếc máy đó đã ra mắt cách đây hai năm và tới thời điểm hiện tại, chưa thấy những hành động cụ thể của hãng cho thấy sẽ có những sản phẩm hấp dẫn trong tương lai. Mới đây đích thân CEO của công ty Lytro là Jason Rosenthal đã chia sẻ rằng ông có nhiều sản phẩm mang tính đột phá dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2014 tới. Ông này cũng so sánh Lytro và các sản phẩm mình tạo ra với hãng xe điện Tesla nổi tiếng của Elon Musk và chiếc xe Model S. Jason Rosenthal cho biết Lytro sẽ tạo ra các sản phẩm hấp dẫn và ấn tượng như Model S của Tesla.
Nói về chiếc máy ảnh Lytro, nó được hãng giới thiệu từ lâu và bán ra nhưng không tạo được đột phá, ngoài tính năng chụp trước lấy nét sau. Cái giá 400 USD mà Lytro áp dụng cho sản phẩm của mình cũng là một rào cản với những ai muốn tiếp cận máy ảnh Lytro. Được biết, công ty này tiết lộ các sản phẩm trong tương lai sẽ có mức giá hấp dẫn hơn, cho cả người dùng phổ thông cũng như người dùng chuyên nghiệp. Các sản phẩm mà Lytro sẽ tập trung phát triển trong tương lai là máy ảnh, máy quay, thiết bị ảnh công nghiệp, smartphone và toàn bộ hệ sinh thái hình ảnh.Nguồn: Slash Gear
Skype cho iOS cập nhật: gọi video HD cho máy Retina, đã hoạt động với iOS 7
Skype hôm nay vừa tung ra bản cập nhật cho ứng dụng chat, gọi video trên các thiết bị chạy iOS với những nâng cấp, cải thiện tập trung vào tính năng gọi video. Theo đó, trên bản Skype mới nhất cho iOS, người dùng đã có thể gọi video ở độ phân giải HD trên những máy có màn hình Retina như iPad 4 hay iPhone 5, điều mà trước đây họ chưa làm được. Ngoài ra, bản cập nhật còn vá một số lỗi, cải thiện hiệu năng, độ ổn định khi gọi video hoặc gọi thông thường cho người dùng iOS. Quan trọng hơn cả là giờ đây Skype đã có thể sử dụng tốt trên những máy chạy iOS 7 bản beta. Trước đây khi cài iOS 7 và sử dụng Skype, người dùng hay gặp phải lỗi văng ra ngoài nhưng bây giờ lỗi đó đã được khắc phục hoàn toàn. Skype cho biết ứng dụng của họ sẽ hoàn toàn tương thích với iOS 7 khi phiên bản hệ điều hành này sẵn sàng vào tháng 9 tới.Nguồn: Skype Blog
Mercedes tung hình phác họa của GLA trước thềm triển lãm Frankfurt 2013
GLA là chiếc crossover cỡ nhỏ cạnh tranh trực tiếp với BMW X1 hay Audi Q3 của Mercedes và nó đang là chủ đề được bàn tán nhiều khi thời gian ra mắt chính thức của nó đang tới gần. Như để hâm nóng cho sự kiện ra mắt GLA bản thương mại tại triển lãm xe hơi Frankfurt diễn ra vào tháng 9 tới, Mercedes vừa tung ra những hình ảnh phác họa về thiết kế của mẫu crossover cỡ nhỏ này trên trang Facebook chính thức của hãng. Hai tấm hình mà Mercedes chia sẻ đều là hình phác họa của GLA, thiết kế rất khác với một sản phẩm sẽ lăn bánh trên đường nhưng nó cho chúng ta thấy một vài chi tiết, bộ phận của GLA bản thương mại sẽ như thế nào. Trước khi hình ảnh phác họa này được tung ra, chúng ta đã biết về GLA qua hình ảnh dạng xe ý tưởng và hình chụp trên đường chạy thử với ngoại thất được ngụy trang kỹ lưỡng. Theo lộ trình, GLA bản thương mại sẽ được Mercedes giới thiệu tại triển lãm Frankfurt 2013 và thời điểm bán ra của xe sẽ là đầu năm 2014 tới. Nguồn: Autoblog, Facebook Mercedes
Apple mở rộng phạm vi đổi sạc "lô" lấy sạc chính hãng, vẫn chưa có Việt Nam
Chính sách đổi sạc "lô" lấy sạc chính hãng dành cho iPhone/iPad/iPod của Apple vừa mới được hãng này bổ sung thêm một vài quốc gia mới thay vì chỉ áp dụng ở Trung Quốc từ ngày 09/08 vừa qua. Theo đó, bắt đầu từ ngày 16/08, sẽ có thêm các nước sau được đổi sạc bao gồm Mỹ (phí đổi: 10 USD), Úc (14 AUD), Canada (11 CAD), Pháp (10 €), Đức (10 €), Nhật (1.000 Yên) và Anh (10 €). Đáng tiếc là Việt Nam chưa hỗ trợ chính sách này mặc dù cũng là một trong những nước được quyền phân phối hàng Apple chính hãng.
Tuần trước, một phụ nữ ở Trung Quốc trong lúc gọi điện bằng iPhone đang cắm sạc đã bị thương nghiêm trọng ở mắt sau khi chiếc iPhone trở nên quá nóng và phát nổ. Gọi điện là một thao tác tiêu tốn rất nhiều năng lượng của điện thoại, việc vừa cắm sạc vừa gọi điện sẽ làm cho máy nóng lên rất nhanh và có thể gây nguy hiểm cho chúng ta.Theo 9to5mac, Apple Support
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)