Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

[Đánh giá] ASUSPRO BU400A - một lựa chọn mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Asus_Pro-19.

ASUS là một nhà sản xuất máy tính có danh mục sản phẩm trải dài trên nhiều phân khúc, đối tượng khách hàng và giá cả. Các sản phẩm của ASUS tại Việt Nam phổ biến như dòng K/X với trẻ trung giá hợp lý, N Series giải trí đa phương tiện, UX Series Ultrabook bao cấp hay dòng chơi game G Series Republic of Gamer. Mặc dù các sản phẩm vừa nêu chủ yếu đánh vào người dùng thông thường nhưng ASUS cũng sở hữu một dòng sản phẩm riêng dành cho đối tượng doanh nghiệp và doanh nhân, cụ thể là thương hiệu ASUSPRO với các dòng B/BU và P/PU. Thương hiệu ASUSPRO chỉ mới xuất hiện trong vòng 1 năm trở lại đây và tương tự như các đối thủ lâu đời như HP Elitebook, Dell Latitude, Lenovo ThinkPad, các sản phẩm thuộc ASUSPRO vẫn mang các đặc điểm thiết kế đáp ứng độ bền và nhu cầu làm việc cường độ cao. Trong số các model thuộc dòng ASUSPRO, các model BU và PU là Ultrabook trong khi B và P có thiết kế truyền thống. Hôm nay, mình đã mượn được chiếc BU400A và chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có gì đặc sắc trên sản phẩm dành cho doanh nghiệp của ASUS.

Thiết kế:

BU400A là một chiếc Ultrabook 14" có thiết kế rất chắc chắn. Đây cũng là cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm máy trên tay. Khác với các dòng máy phổ thông của ASUS với thiết kế trau chuốt nhiều đường cong và màu sắc, BU400A có phần vuông vắn và toàn bộ máy từ vỏ ngoài đến mặt trong và mặt dưới đều 1 màu đen. Điểm nhấn duy nhất của BU400A là logo ASUS mạ chrome sáng trên nắp máy.

Là một chiếc máy cho doanh nhân nên ASUSPRO BU400A cũng được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD 810G.

Asus_Pro-10.

Asus_Pro-17. Asus_Pro-2. Asus_Pro-9. Asus_Pro-6. Asus_Pro-8. Asus_Pro-25. Asus_Pro-26. Asus_Pro-27. Asus_Pro-15.

Nắp máy được thiết kế nguyên khối bằng chất liệu nhôm phay xước, các góc máy được gia cố kim loại để tăng độ bền trong trường hợp rơi rớt. Thêm vào đó, màn hình sử dụng cấu trúc carbon chịu được áp lực nhiều hơn 20% so với máy tính thường đồng thời giữ trọng lượng máy nhẹ, chỉ 1,64 kg.

Để duy trì độ mỏng cần thiết cho một chiếc Ultrabook thì bản lề của máy được làm chìm, cho góc mở tối đa 145 độ thay vì thiết kế bản lề lồi, cho góc mở 180 độ. Mặc dù vậy, việc đóng mở màn hình lại rất nhẹ nhàng và bạn có thể thực hiện chỉ bằng 1 tay.

Asus_Pro-28.

Asus_Pro-3. Asus_Pro-24. Asus_Pro-4. Asus_Pro-22. Asus_Pro-23.

Bên trong, máy vẫn có thiết kế liền khối với khu vực vỉ phím và chiếu nghỉ tay được làm bằng một miếng kim loại duy nhất, vẫn màu đen nhưng sáng hơn. BU400A sở hữu bàn phím chống tràn dạng chiclet nhưng đáng tiếc là không có đèn backlit. Đây là một yếu điểm nếu đem so sánh với các sản phẩm cùng phân khúc như HP EliteBook Folio 9470m và Lenovo ThinkPad T430u bởi nếu sử dụng máy trong bóng tối (mình hay tắt đèn phòng khi làm việc vào ban đêm) thì thân máy đen + bàn phím đen sẽ gây khó khăn khi định vị vị trí các phím. Mặc dù vậy, mình vẫn đánh giá cao trải nghiệm gõ phím trên BU400A nhờ layout phím hợp lý, các nút điều hướng to, khoảng cách phím rộng, độ nảy tốt.

Asus_Pro-16.

Bên dưới bàn phím là bàn rê đa điểm kích thước lớn (10,5 x 6 cm) có độ nhạy cao và 2 nút chuột mềm, dễ bấm. Tuy nhiên, ASUS lại không trang bị TrackPoint (núm điều khiển) như thiết kế của ThinkPad hay EliteBook. Chiếc máy mình dùng được cài sẵn Windows 8, vì vậy bàn rê cũng hỗ trợ tốt các thao tác cử chỉ (Gesture) như vuốt 2 rìa bàn rê để mở App Bar, Charm Bar. Thế nhưng, thao tác cuộn lại khá chậm và có cảm giác không nhạy. Mình đã thử tìm cách tăng độ nhạy khi cuộn nhưng đáng tiếc là loại bàn rê mà ASUS trang bị cho máy là Elan SmartPad, không phải Synaptics quen thuộc và phần mềm đi kèm bàn rê này thiếu sót khá nhiều tính năng cần thiết.

Asus_Pro-5.

2 bên bàn rê là khu vực chiếu nghỉ tay rộng rãi và chất liệu kim loại mang lại cảm giác rất mượt mà khi đặt tay ở đây. Rìa phải bàn rê có một cảm biến vân tay, đây cũng là trang bị tiêu chuẩn trên các dòng máy cho doanh nhân và doanh nghiệp.

Asus_Pro-12.

Asus_Pro-7. Asus_Pro-31. Asus_Pro-32.

Mặc dù có độ mỏng 21 mm nhưng BU400A được trang bị khá đầy đủ các cổng kết nối như 3 cổng USB 3.0, HDMI, VGA, LAN, jack tai nghe/mic 2-in-1 combo và khe đọc thẻ SD. Tuy nhiên, máy lại không có cổng Dock Station.

Asus_Pro-29.

Asus_Pro-30.

Mặt dưới của BU400A được vát chéo vào trong dạng hình thang. Chúng ta có thể dễ dàng tháo mặt dưới bằng cách vặn các con ốc ở các góc và nhấc nắp khay lên. Mình đã thử mở ra xem "nội thất" bên trong và phát hiện ra ASUS còn để trống một khe mSATA và một khe RAM. Máy đã có sẵn RAM 4 GB và thanh RAM này do Epida sản xuất được bắn chết trên board. Với việc để trống các khe này thì người dùng có thể mở rộng thêm RAM (tối đa 12 GB) và ổ cứng cho máy. Đây là một đặc điểm mà hầu hết Ultrabook đều bị hạn chế.

Màn hình và âm thanh:

Asus_Pro-19.

Asus_Pro-21. Asus_Pro-20.

ASUSPRO BU400A được trang bị màn hình 14" độ phân giải 1366 x 768 px. Ngoài ra, ASUS cũng cung cấp tùy chọn màn hình HD+ phân giải 1600 x 900 px. Màn hình của BU400A là loại matte chống chói, tấm nền TN (Twisted Nematic) đèn nền LED. Khả năng tái tạo màu sắc của màn hình khá kém, độ sáng không cao, màu sắc không đạt được độ bão hòa tốt nhất, hơi ngã xanh và khá nhợt nhạt. Bên cạnh độ phân giải thấp, đặc điểm của màn hình dùng tấm nền TN là góc quan sát hẹp. Thật vậy, khi mình quan sát từ 2 bên thì hình ảnh trên màn hình bị mờ đi (hiện tượng bóng ma). Nếu như ASUS dùng tấm nền IPS thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác.

Về âm thanh, mình đã thử mở mặt dưới của máy và phát hiện BU400A có 2 loa khá to nằm, công nghệ Sonic Master tách biệt tại 2 góc máy phía trước, dưới chiếu nghỉ tay. Bù cho màn hình, chất lượng âm thanh của BU400A khá tốt. Màn loa lớn và đàn hồi mang lại âm bass/treble rõ ràng. Khi đặt tay tại khu vực chiếu nghỉ và mở nhạc, bạn có thể cảm nhận được sự rung động do âm thanh tạo ra. Chỉnh tối đa âm lượng, chất âm không có dấu hiệu nhiễu, méo. Vì vậy, có thể nói việc trang bị một hệ thống loa chất lượng sẽ khiến BU400A phù hợp hơn với môi trường doanh nghiệp, chẳng hạn như khi cần thực hiện một cuộc họp từ xa.

Hiệu năng:

Speccy.PNG
  • HĐH: Windows 8 64-bit;
  • CPU: Intel Core i5-3317U, xung nhịp 1,8 GHz;
  • GPU: Intel HD Graphics 4000;
  • RAM: 4 GB DDR3;
  • HDD: Hitachi 500 GB 5400 rpm.
Chiếc máy mình dùng sử dụng CPU Core i5-3317U. Về dòng CPU này thì chúng ta cũng không còn xa lạ bởi nó được trang bị trên khá nhiều sản phẩm nổi tiếng như Microsoft Surface Pro hay Dell XPS 12. Ngoài Core i5-3317U, ASUS cũng cung cấp các tùy chọn CPU khác như Core i5-3427U/3337U và Core i3-3217U nhưng không có tùy chọn Core i7. Đặc điểm chung của các CPU vừa liệt kê là tiết kiệm pin với chỉ 17 W TDP, xung nhịp CPU từ 1,7 GHz đến 1,8 GHz, riêng dòng Core i5 thì hỗ trợ Turbo Boost đến 2,8 GHz, cache L3 3 MB và tích hợp GPU Intel HD Graphics 4000. Khi mở máy xem nội thất thì mình cũng để ý thấy một khu vực trống trên thanh tản nhiệt đồng, gần vi xử lý trung tâm. Đây là socket dành cho GPU đồ họa rời Nvidia nhưng phiên bản BU400A không có tùy chọn này.

CPUBoss.PNG

Hiệu năng xử lý giữa các tùy chọn CPU Core i5 của BU400A không chênh nhau nhiều. Chỉ riêng giữa Core i5 và Core i3 thì mức chênh lệch mới thật sự đáng kể. Thử so sánh hiệu năng giữa Core i5-3317U và Core i3-3217U, chúng ta có thể thấy hiệu năng tổng thể, hiệu năng xử lý đơn lõi và tính năng của Core i5 đều hơn Core i3 từ 0,5 đến 1 điểm. Vì vậy, nếu có ý định mua chiếc máy này thì bạn nên chọn Core i5 nếu giá cả không quá chênh lệch. Thêm vào đó, nếu ai quan tâm đến tính năng bảo mật hay các doanh nghiệp muốn trang bị ASUS BU400A cho nhân viên và quản lý từ xa thì nên chọn Core i5-3427U bởi con CPU này hỗ trợ công nghệ Intel vPro. Intel vPro là một bộ bảo mật và quản lý tích hợp trong vi xử lý nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết đối với lĩnh vực bảo mật IT. Cụ thể, Intel vPro cho phép quản lý các mối đe dọa bảo mật, bao gồm rootkit, virus, malware. Bảo vệ máy tính khi truy cập các trang web có gắn mã độc. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và dữ liệu doanh nghiệp. Cuối cùng là cho phép quản lý, theo dõi, sửa lỗi máy tính từ xa.

WEI.PNG

Từ cấu hình trên, Windows Experience Index cho BU400A 4,7 điểm dưa trên thang điêm thấp nhất là hiệu năng đồ họa desktop. Các mức điểm còn lại như điểm xử lý CPU, điểm bộ nhớ RAM, hiệu năng đồ họa 3D và điểm ổ cứng đều khá cao.

3DMark 11 2013:

3DMark 11 2013.PNG

Thử kiểm tra khả năng đồ họa của máy bằng 3DMark 11 phiên bản 2013, BU400A đạt 30266 điểm trong bài test Ice Storm, 3104 điểm với bài test Cloud Gate và 410 điểm Fire Strike. Nếu so với một chiếc máy có cấu hình tương tự là Toshiba Satellite U840W thì kết quả của BU400A chỉ thua kém đôi chút do Satellite U840W có 6 GB RAM và dùng ổ cứng lai.

3DMark 11 v1.0.5:

3DMark 11 So sánh.PNG

3DMark 11.PNG

Đánh giá hiệu năng độ họa với 3DMark 11 phiên bản cũ, chế độ Performance (P) với nội dung test trung bình cho các máy tính không dùng GPU rời, ASUS BU400A đạt 561 điểm. Bảng so sánh trên cho thấy mức điểm của BU400A khá ngang bằng với những chiếc máy tính dùng GPU tích hợp khác với cùng CPU Core i5. Trên bảng này, chúng ta có thể thấy ASUS BU400A nhỉnh hơn Acer Aspire P3 bởi chiếc máy tính bảng này dùng CPU Core i5-3339Y siêu tiết kiệm điện và RAM 2 GB như mình đã đánh giá trước đây. Đồng thời, điểm số của BU400A cũng ngang ngửa chiếc máy tính lai ASUS VivoBook S400CA với cùng CPU Core i5-3317U, RAM 4GB và ổ cứng thường. Tuy nhiên, nếu so với những Dell XPS 12 (Core i5-3317U, 4 GB RAM, ổ SSD), HP EliteBook Folio 9470m (Core i5-3427U, 4 GB RAM, ổ SSD), Lenovo Yoga 13 (Core i5-3317U, 4 GB RAM, ổ SSD) và Toshiba Satellite U840W (Core i5-3317U, 6 GB RAM, ổ lai) thì BU400A lại tỏ ra thua kém.

PCMark 7:

PCMark 7 So sánh.PNG

PCMark 7.PNG CrystalDiskMark.PNG

Đánh giá hiệu năng tổng thể của BU400A với PCMark 7, máy đạt 2454 điểm với chế độ test Productivity. Qua bảng so sánh trên, một lần nữa những chiếc máy tính dùng ổ SSD cho thấy sự vượt trội về hiệu năng. Qua 2 bài test trên, theo mình nghĩ thì chính việc sử dụng ổ cứng thường với tốc độ vòng quay chỉ 5400 rpm đã khiến BU400A thua kém so với các đối thủ. Thêm vào đó, ASUS cũng không cung cấp tùy chọn ổ SSD cho BU400A. Trải nghiệm làm việc thực tế trên chiếc máy này cũng chứng minh điều đó bởi tốc độ phản hồi và truy xuất hệ thống không nhanh.

Pin và nhiệt:

ASUS BU400A được trang bị pin 4 cell 3585 mAh (53 Wh) và được tích hợp vào máy thay vì cho phép tháo lắp. Để kiểm tra thời lượng pin, mình thử nghiệm với các tác vụ như sau:
  • Bắt đầu từ 11:50 (99% pin), độ sáng màn hình 60%, Wi-Fi bật, chế độ pin Balanced, mở 10 tab Chrome để duyệt web, sau đó xem 1 bộ phim HD trực tuyến thì đến 13:00, pin còn 69%.
Trong vòng 1 giờ 10 phút với các tác vụ như trên, máy tiêu tốn 30% pin. Vì vậy, có thể suy ra với cường độ làm việc thông thường thì pin của BU400A có thể trụ được hơn 3 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, mình cũng đã thử chơi game trên chiếc máy này và thời lượng pin chỉ còn hơn 2 tiếng.

Về độ ồn và nhiệt, ASUS BU400A hoạt động khá im ắng khi tải vừa mặc dù được trang bị tới 2 quạt tản nhiệt. Nhờ thiết kế 2 quạt, luồng khí nóng được giải phóng qua khe tản nhiệt nằm tại cạnh sau máy, qua đó máy vẫn mát mẻ khi làm việc liên tục. Nhiệt độ CPU luôn duy trì ở mức 39 - 45 độ C và nhiệt độ board mạch chính cũng chỉ dao động từ 42 đế n 51 độ C.

Tổng kết:

Qua trải nghiệm thực tế, có thể nói BU400A là một chiếc Ultrabook đẹp dành cho doanh nhân và doanh nghiệp. Với sự kết hợp giữa độ bền theo tiêu chuẩn quân sự và thiết kế cải tiến, ASUS dường như đang muốn xóa bỏ suy nghĩ thiết kế "công nghiệp", cục mịch thường thấy trên những dòng máy tính cùng phân khúc của Dell, HP hay Lenovo. Tuy nhiên, sự thay đổi của ASUS có vẻ hơi nửa vời theo suy nghĩ của mình. Mình chắc chắn không ít anh em đọc bài viết này cũng đang dùng những chiếc máy dòng "trâu bò" như ThinkPad, EliteBook, Tecra hay Latitude. Những đặc điểm đã làm nên "biểu tượng" của những dòng máy vừa nêu có thể kể đến là chiếc núm điều khiển TrackPoint được nhiều người ưa thích vì sự tiện dụng và cổng Dock Station để kết nối với dock, tạo thành trạm làm việc. Tuy nhiên, ASUS BU400A lại không có những đặc điểm này. Có thể lấy lý do là Ultrabook cần phải mỏng nhưng HP EliteBook Folio 9470m và Dell Latitude 6430u cũng đều là Ultrabook mà vẫn có những đặc điểm trên, thậm chí bàn phím còn có đèn backlit. Vì vậy, ASUS BU400A vẫn chưa thật sự hấp dẫn nếu so với những đối thủ cùng phân khúc. Bên cạnh đó, cấu hình tùy chọn cho BU400A khá nghèo nàn, đây cũng là một khuyết điểm khi đem ra so sánh.

Thêm vào nữa, điều mà ASUS chưa làm được để nâng tầm BU400A là hệ thống phần mềm bảo mật đi kèm. Mặc dù có cảm biến vân tay, có công nghệ chống sốc ổ cứng 3 chiều và cả công nghệ mã hóa dữ liệu TPM nhưng trên máy, mình không tìm được thiết lập bảo mật toàn diện và nâng cao như HP ProtectTools hay Dell ControlPoint Security Manager. Mọi thiết lập trên BU400A đều khá rời rạc và thiết nghĩ ASUS còn phải học hỏi HP, Dell và Lenovo nhiều nếu muốn cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc khách hàng này. Mình tham khảo mức giá của chiếc BU400A cấu hình tương tự trên Amazon vào khoảng 1200 USD, chưa rõ mức giá mà ASUS sẽ bán tại thị trường Việt Nam.

Ưu điểm:
  • Thiết kế đẹp, chắc chắn;
  • Trải nghiệm gõ phím tốt;
  • Chất lượng loa khá;
  • Vận hành mát mẻ.
Khuyết điểm:
  • Chất lượng màn hình kém;
  • Tùy chọn cấu hình không đa dạng nếu so với các dòng máy cùng phân khúc;
  • Thiếu các kết nối cao cấp chuyên dùng cho doanh nghiệp;
  • Thời lượng pin trung bình.

Đã có Android 4.3 bản chạy ổn định cho HTC One dùng ROM MoDaCo.SWITCH

HTC_One_SWITCH_Android_4.3.

MoDaCo.SWITCH là phần mềm đặc biệt cho phép HTC One chuyển đổi giữa giao diện Sense 5 với giao diện Android gốc mà không phải flash lại máy. Trước đây SWITCH sử dụng Android 4.2.2 cho cả hai phiên bản hệ điều hành, và đến hôm nay thì phần Android gốc đã được cập nhật lên Android 4.3. Thực chất đây chính là bản update Android 4.3 dành cho chiếc One Google Edition mà Google đã ra mắt hồi đầu tháng này, có điều nó đã được tối ưu hóa để sử dụng chung với phần ROM mang giao diện tùy biến của HTC. Để tiến hành nâng cấp, trước hết bạn cần chuyển sang chạy ROM Sense 5, duyệt tìm ứng dụng tên SwitchUp (biểu tượng công tắc có hai mũi tên màu vàng), nhấn vào nút "Check for new update" ở cuối màn hình. Thông báo về bản beta 10 chứa Android 4.3 sẽ xuất hiện, nhấn chọn Download. Khi tập tin đã được tải về, chọn tiếp Install và chờ quá trình cài đặt chấm dứt là bạn đã có thể sử dụng máy.

Về cảm nhận sơ lược về Android 4.3 Google Play Edition trên HTC One, mình thấy Google đã sửa lỗi biểu tượng ứng dụng bị thu nhỏ ngoài màn hình chính. Ngoài ra, máy chạy ít nóng và ít hao pin hơn trước đây. Vẫn đang tiếp tục thử nghiệm, có gì mới và hay sẽ báo anh em.

Xem thêm: Đã có bản public beta của MoDaCo.SWITCH và hướng dẫn flash lên HTC One

Facebook ra mắt tính năng cho phép nhiều người cùng tải ảnh lên một album

Facebook_Album_chia_se_500px.

Từ trước đến nay người dùng Facebook chỉ có thể tải ảnh lên album do chính mình tạo ra, thế nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi nhờ vào tính năng "Shared Photo Albums" vừa được giới thiệu. Tính năng này cho phép tối đa 50 người cùng upload ảnh lên một album, và mỗi người sẽ được tải lên tối đa 200 ảnh. Như vậy, tổng cộng một album có thể chứa đến 10.000 tấm, gấp mười lần so với con số 1000 tấm đang áp dụng hiện nay. Bạn có thể tưởng tượng rằng sau mỗi chuyến đi chơi với cơ quan hay với lớp học, ảnh của mọi thành viên sẽ nằm chung một chỗ, bạn (và cả đồng nghiệp, bạn bè) sẽ không cần phải duyệt hết album của người này đến người khác để xem hình chụp về chuyến đi nữa.

Facebook cho biết thêm rằng người sở hữu album có thể thiết lập ba chế độ khác nhau: cho phép tất cả mọi người upload ảnh; chỉ cho phép những người được chỉ định (contributor) và bạn bè của họ chia sẻ; hoặc chỉ cấp quyền upload cho những người được bạn chỉ định mà thôi. Chủ sở hữu cũng có thể xóa hoặc chỉnh sửa, thêm thông tin vào các ảnh nằm trong album của mình, còn những người chia sẻ thì chỉ có quyền chỉnh sửa đúng những gì họ đã upload mà thôi.

Người phát ngôn của Facebook xác nhận Shared Photo Albums hiện chỉ áp dụng cho tài khoản cá nhân chứ chưa dùng cho các trang và hội nhóm (Pages). Được biết tính năng này ra đời dựa vào phản hồi và góp ý từ phía người dùng cũng như từ nhân viên của Facebook.

Nhóm phát triển Shared Photo Albums cho biết tính năng này hiện đã được cập nhật cho một nhóm nhỏ người dùng Facebook tiếng Anh, sau đó sẽ dần dần áp dụng cho mọi tài khoản trên toàn cầu. Trong thời gian tới, Facebook dự tính sẽ phát triển thêm nhiều khía cảnh khác của Shared Photo Albums, chẳng hạn như nới rộng giới hạn 200 tấm ảnh của mỗi người, cho phép tạo album chia sẻ ngay trên thiết bị di động.

Shared-Album-Screen.


Boeing ra mắt mẫu 787-9 Dreamliner, to hơn, chở được nhiều người hơn

Boeing787-9_Dreamliner.

Sau một năm nhiều thất vọng với những trục trặc liên quan đến mẫu máy bay Boeing 787 Dreamliner, hãng Boeing đã mang tới một tin tốt lành mới, với việc ra mắt mẫu máy bay thương mại 787-9 Dreamliner với nhiều cải tiến so với phiên bản cũ. Nhà sản xuất máy bay có trụ sở ở Chicago cho biết họ đã hoàn thành chiếc 787-9 Dreamliner đầu tiên.

So với mẫu 787-8, Boeing 787-9 Dreamliner dài hơn khoảng 6m, tức tổng chiều dài của nó là 62,7m và nó có thể chở nhiều hơn 40 hành khách. Tầm bay của 787-9 Dreamliner cũng được mở rộng hơn, khoảng từ 14.800 - 15.700km, so với tầm bay của 787-8 là khoảng 14.100 - 15.100km. Tương tự như 787-8, Boeing 787-9 Dreamliner có mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn 20% so với các máy bay có cùng kích thước.

Boeing 787-9 Dreamliner được giới thiệu chính thức tại nhà máy của hãng ở Everett, Washington và hiện đang chờ đội bay Boeing cho bay chuyến đầu tiên. Khách hàng đầu tiên sẽ được nhận 787-9 Dreamliner là hãng hàng không Air New Zealand vào khoảng giữa năm 2014.

787-9paint.787-9paint2.


LG tung ra đoạn video đầu tiên nói về LG G Pad 8.3: màn hình Full HD, kích thước hợp lý

Screen Shot 2013-08-27 at 1.52.22 AM.
Hình mô phỏng LG G Pad 8.3 (phải)

Cuối cùng thì LG cũng đã chịu thừa nhận sự tồn tại của LG G Pad 8.3, khi mới đây hãng đã tung ra đoạn video đầu tiên nói đến những điểm mạnh trên chiếc tablet bí ẩn này. Đầu tiên, LG chỉ ra sự tiện lợi và "phù hợp với mọi người" của G Pad 8.3, nó giúp người dùng không cảm thấy khó chịu khi phải mang một chiếc tablet quá to, hay quá cồng kềnh. Bên cạnh đó, đoạn video cũng gợi ý G Pad 8.3 sẽ là tablet nhỏ gọn, không quá dày, thậm chí có thể bỏ vừa vào túi quần, nhưng nó vẫn phải "đủ to" để xem phim, xem ảnh lớn.

Tiếp theo, hãng muốn nhấn mạnh đến các tính năng và đặc điểm phần cứng của G Pad 8.3. Theo đó, đây sẽ là chiếc tablet có màn hình kích thước 8,3", độ phân giải Full HD, máy sẽ cho tốc độ nhanh - một số trang tin hôm nay cho biết G Pad 8.3 sẽ dùng CPU Snapdragon 600 - đáp ứng các thao tác, tác vụ của người dùng. Ngoài ra, G Pad 8.3 có thể kết nối, đồng bộ một cách dễ dàng với một số thiết bị thông minh khác như Smart TV hay smartphone LG.

Mặc dù không chỉ rõ hình dáng của G Pad 8.3 như thế nào, nhưng với những lời gợi ý trên, trang MovePlayer hôm nay đã dựng lên mô hình mô phỏng G Pad 8.3, trông nó rất giống với chiếc LG G2 khi phóng to lên.

Dự kiến LG sẽ chính thức giới thiệu G Pad 8.3 trước thềm sự kiện IFA 2013 diễn ra vào đầu tháng 9 tới.



Tablet của Nokia sẽ có tên Sirius: thiết kế giống Lumia, màn hình 10,1", Full HD, Snapdragon 800?

[IMG]
Hình ảnh rò rỉ lần trước của chiếc tablet được cho là Nokia Sirius

Một số nguồn tin thân cận với Nokia mới đây đã tiết lộ với trang The Verge một số thông tin chi tiết hơn về chiếc tablet Nokia. Theo đó, chiếc máy tính bảng của Nokia được cho là sẽ mang tên mã Sirius, và trang tin dự đoán nó sẽ sớm xuất hiện trên thị trường trong thời gian ngắn tới. Về thiết kế, đúng như tin đồn trước đây, The Verge cho rằng Sirius sẽ được làm từ chất liệu polycarbonate nguyên khối - tương tự những dòng smartphone Lumia - như vậy nhiều khả năng chúng cũng sẽ có nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, trang tin cũng nhấn mạnh Sirius sẽ mỏng hơn, và có trọng lượng nhẹ hơ so với dòng iPad của Apple (tầm hơn 450g).

Đề cập đến cấu hình phần cứng, Sirius có thể sẽ dùng màn hình kích thước 10,1", độ phân giải 1920 x 1080, CPU Snapdragon 800 mới nhất từ Qualcomm, RAM 2GB. Bên cạnh đó, máy được khẳng định sẽ có camera chính 6MP, camera phụ 2MP, pin cho phép sử dụng 10 giờ liên tục trong điều kiện làm việc bình thường, có kết nối LTE. Các cổng kết nối trên Nokia Sirius bao gồm: một cổng microSD cho phép mở rộng bộ nhớ lên 32GB, một cổng microHDMI và một cổng microUSB.

Được biết, Nokia dự kiến cũng sẽ phát hành phụ kiện gồm bàn phím kiêm pin gắn ngoài cho chiếc Sirius khi nó chính thức được bán ra. Giá bán của máy được cho là sẽ rất cạnh tranh với giá của Apple iPad. Nokia được chờ đợi sẽ tung ra Sirius tại sự kiện diễn ra vào ngày 26/9, đây cũng là lúc người ta mong đợi hãng sẽ tiết lộ thêm về một chiếc smartphone đầy hứa hẹn khác, có tên là Bandit.


Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Có bao nhiêu loại công nghệ máy in 3D và có từ lúc nào?

charles-hull.

In 3D là một công nghệ đang được phát triển với tốc độ khá nhanh và ứng dụng của công nghệ này trải dài trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công nghệ in 3D đã được khai sinh từ những năm 80 của thế kỷ trước và qua thời gian, in 3D đã được cải tiến với nhiều biến thể nhằm đáp ứng với nhiều nhu cầu in ân tạo hình khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các công nghệ in 3D và những mốc thời gian đáng nhớ.

Năm 1984 - Thời khắc khai sinh ra công nghệ máy in 3D

lich-su-cong-nghe-in-3d.

Lịch sử phát triển công nghệ in 3D

Charles Hull là người đầu tiên phát minh ra Stereolithography - một phương pháp đột phá tạo ra một đối tượng 3D hữu tình từ những dữ liệu kỹ thuật số . Công nghệ này được sử dụng để chế tạo ra các vật phẩm 3D chỉ từ những hình ảnh trên máy tính và công nghệ này cho phép người dùng kiểm tra các mẫu thiết kế một cách nhanh chóng, chính xác trước khi quyết định đầu tư sản xuất hàng loạt.

Năm 1986, Charles Hull đăng ký bản quyền phát minh Stereolithography. Sau đó, ông thành lập công ty 3D System và phát triển máy in 3D thương mại đầu tiên được gọi là Stereolithography Apparatus (SLA).

SLA là công nghệ sử dụng tia sáng (tia laser, tia UV hoặc tia sáng bình thường) làm đông cứng lớp photopolymer lỏng (polymer quang hóa - polymer đóng rắn khi có ánh sáng chiếu vào) được chứa trong bồn, từng lớp từng lớp để hình thành nên vật thể 3D. Đây là công nghệ đầu tiên và cũng là công nghệ đem lại độ dày layer nhỏ nhất hiện nay (độ chi tiết tốt nhất).


Cùng năm này các phát minh về LOM, SLS, DTM, EOS cũng được đăng ký bản quyền.

Năm 1987, 3D System phát triển dòng sản phẩm SLA-250, đây là phiên bản máy in 3D đầu tiên được giới thiệu ra công chúng.

Năm 1987, một công ty khác có tên Object đã giới thiệu công nghệ Jetted Photopolymer (J-P)

Về công nghệ J-P, thật ra công nghệ này cũng giống như công nghệ SLA nhưng thay vì nguyên liệu được chứa trong bồn thì nguyên liệu được phun giống như máy in phun, đi kèm với đầu phun là đèn chiếu UV làm đông cứng lớp photopolymer vừa phun ra. Vì vậy, công nghệ cho phép in nhiều loại vật liệu trên cùng một vật thể in, mỗi bình mực in là 1 loại vật liệu.


Năm 1988 – Scott Crump phát minh ra công nghệ Fused Deposition Modeling (FDM).

Công nghệ FDM sử dụng nguyên liệu đầu vào là sợi nhựa, sau đó được nung nóng chảy ra và đầu phun kéo các sợi nhựa chảy này theo biên dạng của mặt cắt từng layer, và đắp từng lớp layer chồng lên nhau để tạo ra sản phẩm 3D. Đây là công nghệ phổ biến nhất hiện nay vì nó đơn giản và dễ chế tạo. Những máy in DIY giá rẻ hiện nay đều sử dụng công nghệ này, giá thành chỉ khoảng vài trăm đến vài nghìn đô la. Tuy nhiên, do những nhược điểm cố hữu của công nghệ nên máy in DIY chỉ có thể đáp ứng được những yêu cầu trung bình.


Năm 1989 – Scott Crump thành lập công ty Stratasys.

Năm 1989 – DTM bắt đầu bán ra dòng máy in Selective Laser Sintering (SLS).

Công nghệ SLS sử dụng nguyên liệu dạng bột được chứa trong các bồn, các layer được xếp chồng lên nhau bằng các bánh lăn (roller), vừa cuộn vừa kéo san phẳng vật liệu ra thành lớp mỏng. Biên dạng layer được hình thành bằng cách dùng tia laser chiếu cho nóng chảy bột để bột lớp layer trên liên kết với layer dưới.


Cũng trong năm 1989 – Viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT) đăng ký phát minh “3 Dimensional Printing techniques (3DP)”.

Công nghệ này sử dụng nguyên lý tạo lớp layer giống như công nghệ SLS ở trên, còn phần liên kết các layer với nhau thì giống với công nghệ máy in phun 2D bình thường. Mực in lúc này vừa là màu sắc, vừa là keo liên kết các hạt bột với nhau. Công nghệ này có thể in được màu sắc cho vật thể giống như máy in phun màu . Chữ 3dp chính là 3D Printing hay in 3D hiện nay chúng ta đang dùng.


Năm 1995 – Công ty Z Corporation đã mua lại giấy phép độc quyền từ MIT để sử dụng công nghệ 3DP và bắt đầu sản xuất các máy in 3D.

Năm 1991 – Helisys bán chiếc máy đầu tiên dùng công nghệ Laminated Object Manufacturing (LOM).

Công nghệ LOM sử dụng nguyên liệu đầu vào là các vật liệu có thể dát mỏng như giấy, gỗ … dạng cuộn hay tờ, mỗi layer chính là mỗi tờ giấy hay lát gỗ, biên dạng layer được cắt ra bằng laser hay dụng cụ cắt rồi dán chồng lên nhau tạo nên vật thể 3D. Đối với công nghệ này có thể tạo ra vật thể có màu sắc theo đúng thiết kế.


Năm 1992 – Stratasys bán chiếc máy FDM đầu tiên: “3D Modeler”.

Năm 1996 – Stratasys giới thiệu dòng máy in 3D ”Genisys”. Cùng năm này Z Corporation cũng giới thiệu dòng “Z402″ trong khi 3D Systems cũng giới thiệu dòng máy “Actua 2100″. Từ đây, cụm từ “Máy in 3D ” được sử dụng lần đầu tiên để chỉ những chiếc máy tạo mẫu nhanh.

Năm 2006 – Dự án máy in 3D mã nguồn mở được khởi động có tên Reprap. Dự án sử dụng công nghệ FDM nhằm mục đích tạo ra những máy in 3D có thể sao chép chính bản thân nó. Bạn có thể điều chỉnh hay sửa đổi nó tùy ý nhưng phải tuân theo điều luật GNU General Public Licence.

Năm 2008 – Phiên bản đầu tiên của Reprap được phát hành. Nó có thể sản xuất được 50% các bộ phậncủa chính mình.

may-in-reprap.
Máy in 3d RepRap

Năm 2008 - Objet Geometries Ltd. đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành tạo mẫu nhanh khi giới thiệu Connex500™. Đây là chiếc máy đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra sản phẩm 3D với nhiều loại vật liệu khác nhau trong cùng 1 thời điểm.

Connex500™.
Máy in 3d nhiều vật liệu cùng lúc Connex500™

Tháng 12, năm 2010 - Organovo Inc. một công ty y học tái tạo nghiên cứu trong lĩnh vực in 3D sinh học đã công bố việc chế tạo ra hoàn chỉnh mạch máu đầu tiên hoàn toàn bằng công nghệ in 3D.

mach-mau-in-3d.
Mạch máu in bằng công nghệ máy in 3D

Tháng 1, năm 2011 - Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Cornell đã xây dựng chiếc máy in thức ăn đầu tiên bằng công nghệ in 3D.

Tháng 7, năm 2011 - Các nhà nghiên cứu của ĐH Exeter, ĐH Brunel cùng với các nhà lập trình Delcam đã phát triển máy in 3d có thể in ra các sản phẩm từ chocolate.

in-chocolate.
In chocolate bằng công nghệ máy in 3D

Tháng 10, năm 2011 - Công ty i.materialise trở thành dịch vụ in 3D đầu tiên trên toàn thế giới áp dụng vật liệu in là vàng 14K và bạc, mở ra một khả năng mới, thêm lựa chọn để chế tác ít tốn kém hơn cho các nhà thiết kế đồ trang sức.

trang-suc-vang.
Trang sức vàng 14K và bạc được in bằng công nghệ in 3D

Qua sự hình thành và ra đời của các công nghệ in 3D ta thấy có 4 công nghệ in 3D chính đó là SLA, SLS, LOM, FDM . Ngoài ra có nhiều công nghệ khác nhưng chủ yếu vẫn dựa cơ bản trên 4 loại công nghệ trên. (J-P phát triển từ SLA, 3DP phát triển từ SLS, những máy in 3D kim loại, gốm, … sử dụng chủ yếu dựa trên công nghệ SLS)

Từ đây ta cũng thấy rằng “in 3D” hay “3D Printing” là cụm từ để chỉ một loại công nghệ trong ngành tạo mẫu nhanh thôi. Nhưng hiện nay cụm từ này đã trở nên phổ biến đến mức nó thay thế luôn cả cụm từ “tạo mẫu nhanh” ở phương diện những máy tạo mẫu nhanh cá nhân giá rẻ. Và các bạn cần phải phân biệt rằng các máy in 3D giá rẻ hiện nay trên thị trường tuy được gọi là máy in 3D (3D Printer) nhưng công nghệ được áp dụng lên nó là công nghệ FDM chứ không phải công nghệ 3DP (3D Printing).

Bài viết này mình chỉ giới thiệu sơ lược về các loại công nghệ in 3D, đối với chi tiết từng công nghệ in 3D thì mình sẽ viết riêng ra từng bài để mọi người có thể hiểu được nguyên lý hay cách thức hoạt động của nó một cách chi tiết hơn.

Các bài viết trước
(Viết bởi mr.thanduc)