Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Mong chờ gì ở sự kiện Apple ngày 22/10 tới đây?

apple-lots-to-cover copy.

Sau khi ra mắt hai chiếc iPhone mới, Apple nói hãng vẫn còn nhiều thứ để đề cập đến, thế là hãng tổ chức một sự kiện khác vào thứ 3 tuần sau, tức ngày 22/10, tại San Franciso, Mỹ. Vậy Apple sẽ ra mắt những gì tại sự kiện này? iPad 5 và iPad mini mới sẽ có cấu hình và thiết kế như thế nào? MacBook Pro có được cập nhật lên chip Haswell hay chưa? Mac Pro, Apple TV thì sao? Mời các bạn cùng đọc bài viết.

IPAD 5

Tháng 10/2012, iPad 4 ra mắt chỉ sáu tháng sau khi iPad 3 trình làng, và điều đó đã làm thay đổi lịch ra mắt iPad mới của Apple vốn thường diễn ra vào đầu năm. Giờ đây, cũng trong sự kiện tháng 10/2013, người ta tin rằng iPad 5 sẽ được ra mắt để thay thế cho người anh đã một năm tuổi của mình. Hình ảnh rò rỉ trước đây gợi ý rằng iPad 5 sẽ có kiểu dáng tương tự như iPad mini, tức sẽ vuông vắn hơn hiện nay, phần bo từ mặt lưng lên cạnh thiết bị sẽ không còn nhiều như trước nữa. Ngoài ra còn có tin vui cho các bạn đang chê iPad 3/4 nặng, đó là iPad 5 được cho là sẽ có trọng lượng nhẹ hơn khá nhiều so với người tiền nhiệm. Màn hình của thiết bị thì vẫn giữ kích thước 9,7" với độ phân giải 2048 x 1536 (retina).

ipad5sonny.

Chúng ta cũng có thể kì vọng chiếc iPad 5 sẽ sử dụng vi xử lí A7 hoặc A7X với kiến trúc ARMv8 64-bit, tương tự như loại CPU mà hãng đem vào iPhone 5s. A7X được cho là một bản nâng cấp nhẹ của A7 để có thể đảm được màn hình retina với mật độ điểm ảnh dày đặc, đồng thời cung cấp hiệu năng cao hơn. Việc ARMv8 xuất hiện trên tablet có thể sẽ giúp các ứng dụng 64-bit xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là những app nhắm đến đồ họa và công việc. Dung lượng của iPad 5 nhiều khả năng vẫn sẽ có các tùy chọn 16GB, 32GB, 64GB và 128GB như từ trước đến nay. Không loại trừ khả năng Apple sẽ tung ra bản iPad 256GB, nhưng giá khi đó chắc chắn sẽ không rẻ chút nào.

Trên iPhone 5s có một tính năng hữu ích và thu hút được nhiều sự chú ý, đó là cảm biến vân tay Touch ID. Có thể Apple sẽ tiếp tục mang nó lên iPad thế hệ mới loại 9,7", còn iPad mini thì có thể không có Touch ID nhằm giữa mức giá thấp của mình.

IPAD MINI 2

Màn hình 7,9" của iPad mini hiện nay có độ phân giải 1024 x 600, thua xa khá nhiều so với đối thủ của mình như Nexus 7 2013 cũng như các máy Amazon Kindle Fire mới. Chính vì thế mà chúng ta có thể kì vọng iPad mini 2 sẽ được trang bị màn hình retina giống như người anh 9,7" của mình. Việc trang bị màn hình retina cho iPad mini cũng có thể sẽ khiến máy dày và nặng hơn, tương tự như những gì từng diễn ra khi iPad 3 ra đời. Cũng có tin đồn nói là iPad mini ra mắt ngày 22/10 sẽ không có độ phân giải cao, nhưng việc thiếu đi một tính năng như thế sẽ khiến iPad mini tuột rất xa so với các tablet Android mới khiến Apple mất đi một lượng khách hàng đáng kể. Hình dáng và thiết kế của iPad mini có thể vẫn sẽ giữ nguyên như hiện nay.

iPad_mini.

Về những thứ bên trong, chúng ta hi vọng iPad mini sẽ dùng vi xử lí A6 chứ không lên được kiến trúc 64-bit của A7. Không loại trừ việc iPad mini sẽ có thêm màu vàng champagne giống iPhone 5s.

CÁC MÁY IPOD

Thường thì Apple sẽ ra mắt iPod mới chung với iPad hoặc iPhone, và năm nay có thể không là ngoại lệ. Hiện không có nhiều tin đồn về các máy nghe nhạc mới của Apple. Liệu Apple có nâng cấp cấu hình mới xịn hơn cho iPod Touch để nó ngang bằng với iPhone 5s hay iPhone 5c hay không? iPod Nano thì sao, có nâng cấp cấu hình, màn hình hay kiểu dáng nữa không? iPod Class, một thiết bị đã có nhiều năm tuổi, liệu sẽ còn xuất hiện hay bị khai tử? Câu trả lời sẽ có ở ngày 22/10.
iPod_nano_new.

OS X MAVERICKS

Hệ điều hành OS X 10.9 với tên mã Mavericks được Apple công bố lần đầu tiên hồi tháng 6 năm nay và hãng đã nhiều lần phát hành các bản thử nghiệm của Mavericks đến các lập trình viên. Bây giờ là thời điểm để OS X 10.9 chính thức được phân phối. Như những năm trước, bản nâng cấp này sẽ được bán trên Mac App Store, người dùng chỉ cần tải về và cài đặt. Chi phí để cập nhật lên 10.9 có thể vẫn là 19,99$, giống giá của OS X 10.8 năm ngoái. OS X 10.9 hỗ trợ tốt hơn cho anh em đang dùng MacBook Pro Retina, bổ sung ứng dụng Maps và iBooks, tăng cường khả năng làm việc trên nhiều màn hình, cải thiện hệ thống gắn tag cho tập tin và thư mục. Chi tiết thay đổi của 10.9 thì anh em có thể xem ở đây.

OS_X_10_9_Mavericks.

MAC PRO MỚI

Cũng hồi tháng 6 vừa qua, Apple có giới thiệu một chiếc Mac Pro hoàn toàn mới, khác biệt hẵn so với thiết kế thùng máy truyền thống mà Apple đã dùng trong rất nhiều năm qua. Chiếc máy để bàn mạnh nhất của Apple giờ đây có kiểu dáng tròn với các linh kiện được sắp xếp và bố trí cực kì độc đáo, và tất nhiên là nó sẽ sở hữu cấu hình rất mạnh mẽ. Tại sự kiện 22/10, chúng ta có thể kì vọng Apple chính thức công bố giá và thời điểm bán cho Mac Pro thế hệ mới (và cũng như các đời Mac Pro trước, anh em đừng hi vọng máy sẽ rẻ).

k-bigpic.

MACBOOK PRO VÀ MAC MINI ĐƯỢC CẬP NHẬT

Tại sự kiện WWDC 2013 diễn ra vào 4 tháng trước, nhiều người kì vọng Apple sẽ cập nhật hết loạt máy tính xách tay của mình lên vi xử lí Intel Core i thế hệ 4 tên mã Haswell. Thế nhưng cuối cùng chỉ có mỗi chiếc MacBook Air mới được ra mắt với thời lượng pin 14 tiếng, còn MacBook Pro thường và Pro Retina vẫn biệt tích. Có thể Apple để dành đến sự kiện 22/10 mới công bố cấu hình mới cho hai series MacBook Pro của mình. Việc sử dụng chip Haswell hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng cho Pro Retina, nhất là phiên bản 13". Cũng có thể Apple sẽ tăng thời lượng pin 7 tiếng của MacBook Pro hiện nay lên thành 8 hay 10 tiếng vì Haswell có khả năng tiết kiệm điện tốt hơn nhiều so với Ivy Bridge.

MacBook_Pro_Retina.

Nói đến máy để bàn, iMac đã lên Haswell, giờ chỉ còn lại mỗi anh bạn Mac mini là chưa. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi Apple đưa dòng máy tính nhỏ gọn của mình lên vi xử lí thế hệ mới.

APPLE TV MỚI, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TV APPLE, CŨNG KHÓ CÓ IWATCH

Chiếc hộp nhỏ nhỏ đen đen của Apple có thể sẽ được làm mới trong năm nay, mặc dù không nhiều thứ mới sẽ được đưa vào Apple TV của năm 2013. Tim Cook từng nói đây là một sản phẩm mang tính "sở thích" nhưng nó đang được người dùng quan tâm hơn và đã bán ra hàng triệu chiếc mỗi năm. Còn chiếc TV của Apple thì khả năng ra mắt vào ngày 22/10 là rất thấp bởi nhiều tin đồn nói Apple vẫn chưa sẵn sàng về mặt nội dung và cả kinh nghiệm cho nó.

apple_tv-q410-angled-lg.

Tương tự, mẫu đồng hồ iWatch cũng được cho là đến năm sau mới ra mắt, mặc dù thị trường này đang sôi động lên từng ngày. Hiện nay rất nhiều smartwatch đã có mặt, từ Sony, Samsung, Nike, Adidas, và cả những công ty nhỏ, công ty khởi nghiệp như Pebble hay Omate. Có lẽ bạn sẽ phải chờ tới năm sau mới được đeo một chiếc đồng hồ thông minh gắn logo trái táo.

Và để khép lại bài viết này, xin nhắc lại với các bạn rằng Tinh tế sẽ tường thuật trực tiếp sự kiện này vào lúc 0h đêm ngày 23/10 (theo giờ Việt Nam). Anh em hãy tham gia cùng bọn mình để xem Apple sẽ ra mắt những sản phẩm nào nhé.

[Mỗi tuần một phát minh] Lịch sử 300 năm của tàu đệm khí hovercraft

Tau_dem_khi-1.

Trong những bộ phim chiến tranh hay phim hành động Mỹ, bạn thường thấy binh lính đổ bộ từ biển vào đất liền hay di chuyển linh hoạt trong các vùng đầm lầy bằng một loại phương tiện đặc biệt. Nó không phải tàu cũng không phải là xe cơ giới, nó di chuyển trên nước lẫn trên cạn nhưng không chạm vào bề mặt. Phương tiện đặc biệt này được gọi là hovercraft hay tàu đệm khí.

Mẫu tàu đệm khí Hovercraft Model - 1500 của công ty Hover-Shuttle tại Mỹ

Hovercraft - một loại tàu (craft) có khả năng lơ lửng trên không (hover). Tàu đệm khí là một phương tiện di chuyển đặc biệt – tự tạo cho mình một đệm không khí phía dưới và di chuyển trên đệm khí đó. Nó có thể di chuyển trên một bề mặt tương đối bằng phẳng, có thể là một con dốc, mặt nước, bề mặt đóng băng mà không hề chạm vào bề mặt đó.

hovercraft_Emanuel Swedenborg.
Emanuel Swedenborg - Người phát thảo mô hình tàu đệm khí đầu tiên

Mẫu thiết kế đàu tiên của tàu đệm khí được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1716 bởi Emanuel Swedenborg (1688 – 1772), một nhà thiết kế, thần học và triết gia người Thụy Điển. Ông đưa ra một mẫu thiết kế có hình dáng một chiếc thuyền lộn ngược hoạt động bằng sức người, với một vị trí điều khiển ở trung tâm và tay chèo có nhiệm vụ nén không khí ở phía dưới nhằm nhấc chiếc tàu lên. Tuy nhiên, đó chỉ là một bản thiết kế vẫn còn nằm trên giấy, chưa được chế tạo vì rõ ràng, không thể dùng sức người tạo ra một lực nén đủ mạnh để có thể nhấc chiếc tàu lên được.

Vào giữa thập niên 1870, Sir John Isaac Thornycroft, một kỹ sư người Anh thử nghiệm một kỹ thuật dùng không khí để làm giảm lực cản giữa nước và thân tàu dựa trên ý tưởng của ông, ông đã được nhận bằng phát minh cho kỹ thuật này, tuy nhiên thử nghiệm của ông không nhận được sự quan tâm vì chưa thể áp dụng vào thực tế.

Mãi đến năm 1915 – 1916, mẫu tàu đệm khí đầu tiên đã được chế tạo thành công bởi Hải quân hoàng gia đế chế Áo – Hung tại Pola, dựa trên mẫu thiết kế của Dagobert Müller von Thomamühl cho kho vũ khí hải quân. Ngày 2/9/1915, mẫu tàu đêm khí đầu tiên được hạ thủy, thủy thủ đoàn gồm 5 người và đạt tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ, mang tên là “Tàu cánh ngầm với hệ thống Thomamühl”.

hovercraft_Thomamühl_1915_2.
Mẫu tàu của Thomamühl được thử nghiệm năm 1916

Đến năm 1916, mẫu tàu của Thomamühl được thử nghiệm phát triển thành tàu phóng ngư lôi nhanh, được trang bị 2 ngư lôi, một súng máy Schwarzlose và một số “quả bom nước” dùng để làm tàu chống ngầm. Nó có 2 cánh quạt, mỗi cánh quat được vận hành bằng động cơ 6 xilanh giúp đẩy tàu đi tới, một động cơ 4 xylanh khác được sử dụng để thổi luồng khí nóng xuống phía dưới thân tàu, tạo ra một đệm không khí giúp tàu di chuyển trên đệm khí đó. Sau khi đưa ra sử dụng thử trên biển, cuối cùng thử nghiệm bị hủy bỏ vào năm 1917, sau đó hải quân Áo – Hung chính thức ngừng tiến hành những nghiên cứu về loại tàu này.

Năm 1927, Konstantin Tsiolkovsky, một nhà khoa học Liên Xô lần đầu tiên mô tả về Hiệu ứng mặt đất/nước và lý thuyết về phương pháp tính toán khí động lực học cho phương tiện di chuyển bằng đệm khí trong bài nghiên cứu của mình về Lực cản không khí và Xe lửa tốc hành.

Cuối cùng, vào năm 1931, Toivo J. Kaario, một kỹ sư người Phần Lan, cũng là trưởng phân xưởng sản xuất động cơ máy bay Valtion Lentokonetehdas, bắt đầu thiết kế mẫu tàu đệm khí. Ông tiến hành chế tạo và thử nghiệm, ông gọi nó là pintaliitäjä (Tàu lượn trên bề mặt) và ông đã nhận được bằng sáng chế về phát minh này. Kaario được xem là người đầu tiên chế tạo thành công phương tiện vận hành bằng đệm khí một cách hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm bấy giờ, tuy nhiên ông không thể tiếp tục phát triển nó do không thể tìm được nguồn kinh phí.

hovercraft_Kaario_1930_1.
Mẫu tàu của Kaario vào năm 1931

Cùng khoảng thời gian với Kaario, Vladimir Levkov - một giáo sư người Nga làm việc tại khoa Động lục học ứng dụng tại trường Đại học Bách khoa Donskoi, đã nghiên cứu và chế tạo thành công mô hình tàu đệm khí vào năm 1927, ban đầu nó là một mô hình tròn và đối xứng. Đến năm 1932, ông cho ra đời mô hình tàu đệm khí với chiều dài 2.5m, đặc trưng là dạng thuôn dài, trang bị hai động cơ và mẫu thiết kế này đã vận hành thành công.

hovercraft_Levkov_1930_1.
Mẫu L-1 của Levkov năm 1935

Konstantin Tsiolkovsky là người đầu tiên mô tả về Hiệu ứng mặt đất và lý thuyết về phương pháp tính toán khí động lực học cho phương tiện di chuyển bằng đệm khí trong nghiên cứu về “Lực cản của không khí và Tàu lửa tốc hành” của mình vào năm 1927.
Kể từ đó, Vladimir Levkov bắt đầu có ý tưởng phát triển phương tiện di chuyển trên đệm không khí. Khoảng giữa thập niên 1930, Leckov lắp ráp thử nghiệm khoảng 20 tàu đệm khí (chủ yếu nhằm mục đích quân sự). Từ mẫu L1 chỉ là một mẫu thiết kế đơn giản với 2 bè gỗ nhỏ được trang bị ba động cơ, dần cải tiến cho đến mẫu L5 đã được thử nghiệm thành công có thêm một động cơ đặt phía sau thân tàu theo chiều ngang làm nhiệm vụ tạo đệm không khi bên dưới bằng cách thổi luồng khí qua một cái phễu giữa thân tàu, mẫu này được gọi là thuyền tấn công nhanh tốc độ cao L-5.

Mẫu L-5 của Levkov năm 1937

Sau đó, cũng có nhiều nỗ lực để chế tạo một phương tiên di chuyển bằng đệm khí này bao gồm cả mẫu thiết kế của hải quân Nga và Đức trong thế chiến I.

Tại Mỹ vào thế chiến II, Charles J. Fletcher, một lính hải quân dự bị của quân đội Mỹ đã cho ra đời một mẫu thiết kế mang tên “Glidemobile” (Xe lướt), thiêt kế này dựa trên nguyên tắc tạo một luồng khí liên tục nén lên bề mặt phía dưới (có thể là mặt đất hoặc mặt nước) nhấc bổng nó lên cách mặt đất từ 25 cm đến 0,6 m. Một thời gian ngắn sau cuộc thử nghiệm tại hồ Beezer, thành phố Sparta Township, bang New Jersey, thiết kế này ngay lập tức đã bị chiếm dụng bởi Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, và họ phủ nhận hoàn toàn bản quyền sáng tạo này của Fletcher. Mãi cho đến năm 1985, cơ quan bảo vệ bằng sáng chế đã kiện thành công Bộ quốc phòng Mỹ, và bắt bồi thường khoảng tiền 6 triệu dollar vào năm 1990.

hovercraft_Fletcher_1.
Mẫu tàu của Fletcher

Tại Mỹ, tiến sĩ W. Bertelsen cũng nghiên cứu phát triển mẫu tàu đệm hơi. Tiến sĩ Bertelsen xây dựng một nguyên mẫu ban đầu của một chiếc phương tiện này vào năm 1959 (tên gọi là AeroMobile 35-B), và bức ảnh đầu tiên của nó được đăng trên tạp chí Popular Science với hình ảnh cưỡi một chiếc xe trên đất và trên nước vào tháng 4/1959. Các bài viết khác mô tả về phát minh của của ông cũng được đăng trên tạp chí này vào tháng 7/1959.

hovercraft_Bertelson_1959_1.
Hình ảnh của Bertelsen và mẫu thiết kế của mình trên tạp chí Popular Science

Người đầu tiên chế tạo thành công tàu đệm khí một cách hoàn chình cả về mặt kỹ thuật và khả năng thương mại là một nhà phát minh người Anh, Christopher Cockerell vào năm 1955.
Vào năm 1952, Cockerell nghiên cứu về hệ thống bôi trơn bằng không khí, sau đó ông nghiên cứu sâu hơn về ý tưởng tạo ra đệm khí. Ông thực hiện những thí nghiệm đơn giản bằng cách dùng động cơ máy hút bụi và hai hộp hình trụ để tạo ra một động cơ phản lực, chìa khóa để phát minh ra tàu chạy trên đệm khí. Ông đã chứng minh tính khả thi của phương tiện này khi nó có thể tạo ra đệm khí để di chuyển trên nhiều bề mặt hoàn taoàn khác nhau như đầm lầy, mặt đất, mặt nước, mặt băng… trên ý tưởng đó, ông cho ra đời mẫu tàu đệm khí SR-N1 và chính thức vận hành vào ngày 11 tháng 6 năm 1959.

hovercraft_Cockerell _1959_2.
Mẫu tàu đệm khí đầu tiên của Cockerell được hạ thủy

Một thời gian ngắn sau, nó thực hiện chuyến đi từ Pháp sang Anh để dự lễ kỷ niệm 50 năm chuyến bay của Bleriot. Sau đó, ông cùng cộng sự quan trọng của mình là kỹ sư Denys Bliss cùng nhau hoàn thiện nó, để cuối cùng vào năm 1962, chiếc tàu đệm khí bản thương mại hóa chính thực được ra đời. Bằng sáng chế cho phát minh này được đồng trao cho cả Cockerell và Bliss vào tháng 7/1967. Cockerell đã được phong tước hiệp sĩ cho phát minh của mình vào năm 1969. Ông đã đặt tên “tàu đệm khí” (hovercraft) để mô tả cho phát minh này của mình.

hovercraft_fire.
Một tàu đệm khí được sử dụng để chữa cháy tại Anh

Qua lịch sử phát triển hơn 300 năm, từ bảng phác thảo đầu tiên của Swedenborg, đến mẫu tàu đầu tiên của Thomamühl, tiếp theo là pintaliitäjä của Kaario cùng biết bao nhiêu nỗ lực của biết bao nhà phát minh trong suốt hàng trăm năm, để rồi đến sản phẩm thương mại đầu tiên của Cockerell, cho đến ngày nay, tàu đệm khí luôn được hoàn thiện và cải tiến để trở thành một phương tiện di chuyển cực kỳ linh hoạt mà có thể sẽ là phương tiện di chuyển trong tương lai nữa. Nó được ứng dụng cả trong quân sự lẫn dân sự, từ những chiếc tàu đổ bộ nhanh của quân đội, tàu tuần tiễu bờ biển, tàu di chuyển trên đầm lầy, tàu di chuyển trên băng và cho đến những chiếc phà chở khách và còn nhiều ứng dụng khác nữa. Chính vì thế, ngoài máy bay lên thẳng ra, tàu đệm khí xứng đáng trở thành phương tiện cơ động nhất của con người.




[Chia sẻ] Kinh nghiệm rửa xe hơi "tại gia"

car-washing.

Rửa xe là một việc rất cần thiết trong quy trình chăm sóc và bảo dưỡng chiếc xe hơi của bạn. Nó không chỉ giúp cho chiếc xe luôn sạch sẽ, bóng bẩy mà còn góp phần duy trì tuổi thọ của các bộ phận cũng như bản thân chiếc xe. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đem xe ra các cửa hàng dịch vụ rửa xe hay tiệm "Spa" dành cho ô tô. Ví dụ như bạn cần phải đi gặp đối tác gấp nhưng chiếc xe thì lại đang quá dơ, hoặc là khuya nay bạn cần phải đi sớm nhưng buổi tối thì các cửa hàng rửa xe lại đóng cửa hết rồi.v.v... Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm được quy trình "tự rửa xe" cơ bản để tiết kiệm thời gian và đảm bảo "chất lượng" cho mỗi lần chăm sóc "vợ hai". Sau đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ mà các bạn nên biết:

Chuẩn bị dụng cụ

Việc đầu tiên là chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, các dụng cụ dùng để rửa xe gồm bao tay rửa xe, xơ mướp, bọt biển, nếu không có thì chúng ta nên dùng khăn mềm. Ngoài ra còn có khăn lau khô, 02 xô nhựa, bàn chải, vòi nước (phun càng mạnh càng tốt) và dĩ nhiên không thể thiếu chai xà bông rửa xe có chất dưỡng bóng chuyên dụng. Hiện tại trên thị trường có bán những loại dung dịch rửa xe chuyên dụng như Liqui Moly, Sonax.v.v...

Chuẩn bị nơi rửa

Nên rửa xe ở nơi thoáng mát và chờ cho máy nguội hẳn nếu xe vừa đi xa về, không nên rửa xe khi máy còn nóng hay phơi ngoài nắng vì lớp sơn của xe mềm sẽ rất dễ bị xước. Không những vậy, rửa xe dưới trời nắng gắt tuy có thể khiến bề mặt khô nhanh nhưng vết bẩn lại chưa kịp rửa sạch.

Ford-Car-Wash.

Quy trình rửa xe "tại gia" cơ bản

1. "Khởi động": Xịt sơ bộ toàn thân xe để "làm mềm" vết bẩn, chú ý là vòi nước nên để cách xa xe, mục tiêu là xịt cho ướt xe chứ chưa cần xịt "mạnh". Các chất bẩn khi gặp nước sẽ mềm ra, tạo thuận lợi cho việc xịt mạnh về sau. * Lưu ý là phải đóng kín hết các cửa sổ để đảm bảo nước không văng vào bên trong xe khi xịt.

2. Bắt đầu xịt: Chúng ta nên bắt đầu xịt mạnh trước hết là từ la-zăng, vỏ xe, hốc bánh và bệ bước. Nếu bạn xịt sạch thân xe xong mới bắt đầu xịt mâm vỏ thì các chất bẩn vẩy ra lên thân xe, mất toi công sức cho quá trình trước đó. Dùng bàn chải cứng cọ xung quanh lốp, bàn chải mềm và tròn cho la-zăng. Lưu ý nên mở các cửa và lau bệ bước và các ngách ngay cửa, đây là nơi mà người rửa xe hay quên khi làm "nhiệm vụ".

3. Kỹ thuật xịt: Dùng vòi nước có áp lực cao, phun đều nước từ nóc xe xuống để các vết bẩn và bùn đất bám trên thân xe trôi đi. Các nơi bẩn nặng đã được nước làm mềm ở bước 1, khi xịt nước sẽ trôi đi một cách dễ dàng.

car-wash-01.

Hiện tại, ở các điểm rửa xe, việc đầu tiên mà mấy "ảnh" thường làm là xịt nước cao áp ầm ầm vào xe. Lý do là họ muốn xịt cho sạch hết đất cát trước khi phun bọt tuyết. Nhưng vấn đề là trước khi sạch thì số cát đó đã bị một áp lực mạnh ấn xuống và trượt dài trên bề mặt sơn một đoạn trước khi bay đi. Việc này không thấy được bằng mắt thường nhưng thực tế nó có thể sẽ tạo ra các vết xước mà không ai hay biết.

4. Rửa xà bông: Nên dùng 2 xô nước, 1 xô với nước sạch và 1 xô đổ lượng nước đủ dùng để pha với xà bông rửa xe chuyên dụng. Lưu ý: các tiệm rửa xe thường dùng xà bông rửa chén để rửa xe (để tiết kiệm chi phí), cái này cực kỳ độc hại cho sơn của xe vì dung dịch rửa chén có tính kiềm rất mạnh, anh em đi rửa xe bên ngoài nên chú ý. Nếu rửa ở nhà cũng phải chú ý dùng xà bông chuyên dụng hoặc ít nhất là xà bông gội đầu để rửa xe nhé!

Bước đầu tiên, bạn nhúng bọt biển vào xô xà bông và cọ rửa nhẹ nhàng từng phần theo hướng từ trên xuống dưới. Động tác rửa nên theo chiều ngang hoặc chiều dọc, hạn chế rửa theo hình tròn. Khi chấm dứt phần nào, ta nhúng bọt biển vào xô nước sạch, giặt và vắt ráo nước, trước khi nhúng vào xô xà bông. Điều này để hạn chế tối đa việc mang chất bẩn, đất cát từ vùng đang được cọ rửa vào thùng xà bông và quay trở lại chà xát lên mặt sơn -->> đây gọi là cách rửa xe "2 xô" huyền thoại. :D


rua-xe-tai-gia.

Ở cách rửa xe thông thường, bạn để ý sẽ thấy các tiệm phun bọt tuyết lên hết cả thân xe, sau đó anh thợ chỉ dùng một chiếc giẻ và cọ rửa từ nóc xống ca pô, từ trước ra sau, thậm chí cả lườn xe. Như vậy nếu trên xe còn sót lại một ít đất, cát… thì nó đã bị "lôi" từ nơi này sang đến nơi khác, cùng với lực cọ rửa mạnh sẽ làm xước lớp sơn, kết quả là lâu ngày thì lớp sơn xe dù tốt thé nào cũng xước và bệt màu.

Một số lưu ý thêm trong quá trình rửa: nên xả nước theo từng phần đã rửa xong để tránh xà bông bị khô trên bề mặt sơn, dùng thêm một chiếc bàn chải để cọ rửa phần lườn xe, cản trước sau, luôn bảo đảm chà nhẹ tay.

5. Xả nước: Sau khi lau xà bông, ta dùng nước nhẹ phun lên một lượt, lớp màng xà bông sẽ trôi gần hết khỏi mặt sơn, rồi tiếp tục xịt mạnh hơn cho sạch sẽ hoàn toàn.

2010-camaro-ss-car-wash.

6. Lau khô: Dùng 2 chiếc khăn khô mềm, thấm nước tốt, vuốt nhẹ một lượt để hút nước trên bề mặt – để chỉ còn các vệt nước mờ. Tiếp theo bạn sử dụng chiếc khăn khô sạch còn lại để lau tiếp lần nữa, bề mặt sơn sẽ sạch bóng hoàn toàn. Chú ý: bấm cửa kính lên và xuống vài lần để kéo và lau hết các nước còn đọng nơi mặt kính trên cửa xe.

Sau khi rửa xong, các bạn chú ý sẽ thấy sơn xe bóng hơn, sạch hơn và sờ tay lên trơn hơn. Lý do là trong xà bông chuyên dụng có chứa một lượng chất dưỡng bóng, lớp dưỡng bóng này sẽ làm cho sơn khó bám bụi hơn và bóng hơn cách rửa thông thường. Như vậy, với việc xả nước nhẹ kết hợp tay trần, xà bông chuyên dụng cộng với phương pháp "2 xô", cách rửa xe thủ công tại gia này sẽ làm cho chiếc xe trở nên bóng đẹp hơn so với các dịch vụ rửa xe bên ngoài.

Audi-RS7-2014-3.

Trên đây là những kinh nghiệm và mẹo vặt nhỏ trong việc rửa xe tại nhà. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kinh nghiệm này vào việc rửa xe máy hoặc mô tô tại nhà mà không cần phải chạy xe ra tiệm. Việc rửa xe cũng là một cách thể hiện tình yêu và đam mê của chúng ta dành cho chiếc xe yêu dấu của mình. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hoàn toàn tự tin chăm sóc chiếc xe của mình ngay tại nhà và tiết kiệm được một khoản nhỏ để dành đổ xăng cho em nó. :)


[Mỗi ngày một phát minh] Lịch sử 300 năm của tàu đệm khí hovercraft

Tau_dem_khi-1.

Trong những bộ phim chiến tranh hay phim hành động Mỹ, bạn thường thấy binh lính đổ bộ từ biển vào đất liền hay di chuyển linh hoạt trong các vùng đầm lầy bằng một loại phương tiện đặc biệt. Nó không phải tàu cũng không phải là xe cơ giới, nó di chuyển trên nước lẫn trên cạn nhưng không chạm vào bề mặt. Phương tiện đặc biệt này được gọi là hovercraft hay tàu đệm khí.

Mẫu tàu đệm khí Hovercraft Model - 1500 của công ty Hover-Shuttle tại Mỹ

Hovercraft - một loại tàu (craft) có khả năng lơ lửng trên không (hover). Tàu đệm khí là một phương tiện di chuyển đặc biệt – tự tạo cho mình một đệm không khí phía dưới và di chuyển trên đệm khí đó. Nó có thể di chuyển trên một bề mặt tương đối bằng phẳng, có thể là một con dốc, mặt nước, bề mặt đóng băng mà không hề chạm vào bề mặt đó.

hovercraft_Emanuel Swedenborg.
Emanuel Swedenborg - Người phát thảo mô hình tàu đệm khí đầu tiên

Mẫu thiết kế đàu tiên của tàu đệm khí được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1716 bởi Emanuel Swedenborg (1688 – 1772), một nhà thiết kế, thần học và triết gia người Thụy Điển. Ông đưa ra một mẫu thiết kế có hình dáng một chiếc thuyền lộn ngược hoạt động bằng sức người, với một vị trí điều khiển ở trung tâm và tay chèo có nhiệm vụ nén không khí ở phía dưới nhằm nhấc chiếc tàu lên. Tuy nhiên, đó chỉ là một bản thiết kế vẫn còn nằm trên giấy, chưa được chế tạo vì rõ ràng, không thể dùng sức người tạo ra một lực nén đủ mạnh để có thể nhấc chiếc tàu lên được.

Vào giữa thập niên 1870, Sir John Isaac Thornycroft, một kỹ sư người Anh thử nghiệm một kỹ thuật dùng không khí để làm giảm lực cản giữa nước và thân tàu dựa trên ý tưởng của ông, ông đã được nhận bằng phát minh cho kỹ thuật này, tuy nhiên thử nghiệm của ông không nhận được sự quan tâm vì chưa thể áp dụng vào thực tế.

Mãi đến năm 1915 – 1916, mẫu tàu đệm khí đầu tiên đã được chế tạo thành công bởi Hải quân hoàng gia đế chế Áo – Hung tại Pola, dựa trên mẫu thiết kế của Dagobert Müller von Thomamühl cho kho vũ khí hải quân. Ngày 2/9/1915, mẫu tàu đêm khí đầu tiên được hạ thủy, thủy thủ đoàn gồm 5 người và đạt tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ, mang tên là “Tàu cánh ngầm với hệ thống Thomamühl”.

hovercraft_Thomamühl_1915_2.
Mẫu tàu của Thomamühl được thử nghiệm năm 1916

Đến năm 1916, mẫu tàu của Thomamühl được thử nghiệm phát triển thành tàu phóng ngư lôi nhanh, được trang bị 2 ngư lôi, một súng máy Schwarzlose và một số “quả bom nước” dùng để làm tàu chống ngầm. Nó có 2 cánh quạt, mỗi cánh quat được vận hành bằng động cơ 6 xilanh giúp đẩy tàu đi tới, một động cơ 4 xylanh khác được sử dụng để thổi luồng khí nóng xuống phía dưới thân tàu, tạo ra một đệm không khí giúp tàu di chuyển trên đệm khí đó. Sau khi đưa ra sử dụng thử trên biển, cuối cùng thử nghiệm bị hủy bỏ vào năm 1917, sau đó hải quân Áo – Hung chính thức ngừng tiến hành những nghiên cứu về loại tàu này.

Năm 1927, Konstantin Tsiolkovsky, một nhà khoa học Liên Xô lần đầu tiên mô tả về Hiệu ứng mặt đất/nước và lý thuyết về phương pháp tính toán khí động lực học cho phương tiện di chuyển bằng đệm khí trong bài nghiên cứu của mình về Lực cản không khí và Xe lửa tốc hành.

Cuối cùng, vào năm 1931, Toivo J. Kaario, một kỹ sư người Phần Lan, cũng là trưởng phân xưởng sản xuất động cơ máy bay Valtion Lentokonetehdas, bắt đầu thiết kế mẫu tàu đệm khí. Ông tiến hành chế tạo và thử nghiệm, ông gọi nó là pintaliitäjä (Tàu lượn trên bề mặt) và ông đã nhận được bằng sáng chế về phát minh này. Kaario được xem là người đầu tiên chế tạo thành công phương tiện vận hành bằng đệm khí một cách hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm bấy giờ, tuy nhiên ông không thể tiếp tục phát triển nó do không thể tìm được nguồn kinh phí.

hovercraft_Kaario_1930_1.
Mẫu tàu của Kaario vào năm 1931

Cùng khoảng thời gian với Kaario, Vladimir Levkov - một giáo sư người Nga làm việc tại khoa Động lục học ứng dụng tại trường Đại học Bách khoa Donskoi, đã nghiên cứu và chế tạo thành công mô hình tàu đệm khí vào năm 1927, ban đầu nó là một mô hình tròn và đối xứng. Đến năm 1932, ông cho ra đời mô hình tàu đệm khí với chiều dài 2.5m, đặc trưng là dạng thuôn dài, trang bị hai động cơ và mẫu thiết kế này đã vận hành thành công.

hovercraft_Levkov_1930_1.
Mẫu L-1 của Levkov năm 1935

Konstantin Tsiolkovsky là người đầu tiên mô tả về Hiệu ứng mặt đất và lý thuyết về phương pháp tính toán khí động lực học cho phương tiện di chuyển bằng đệm khí trong nghiên cứu về “Lực cản của không khí và Tàu lửa tốc hành” của mình vào năm 1927.
Kể từ đó, Vladimir Levkov bắt đầu có ý tưởng phát triển phương tiện di chuyển trên đệm không khí. Khoảng giữa thập niên 1930, Leckov lắp ráp thử nghiệm khoảng 20 tàu đệm khí (chủ yếu nhằm mục đích quân sự). Từ mẫu L1 chỉ là một mẫu thiết kế đơn giản với 2 bè gỗ nhỏ được trang bị ba động cơ, dần cải tiến cho đến mẫu L5 đã được thử nghiệm thành công có thêm một động cơ đặt phía sau thân tàu theo chiều ngang làm nhiệm vụ tạo đệm không khi bên dưới bằng cách thổi luồng khí qua một cái phễu giữa thân tàu, mẫu này được gọi là thuyền tấn công nhanh tốc độ cao L-5.

Mẫu L-5 của Levkov năm 1937

Sau đó, cũng có nhiều nỗ lực để chế tạo một phương tiên di chuyển bằng đệm khí này bao gồm cả mẫu thiết kế của hải quân Nga và Đức trong thế chiến I.

Tại Mỹ vào thế chiến II, Charles J. Fletcher, một lính hải quân dự bị của quân đội Mỹ đã cho ra đời một mẫu thiết kế mang tên “Glidemobile” (Xe lướt), thiêt kế này dựa trên nguyên tắc tạo một luồng khí liên tục nén lên bề mặt phía dưới (có thể là mặt đất hoặc mặt nước) nhấc bổng nó lên cách mặt đất từ 25 cm đến 0,6 m. Một thời gian ngắn sau cuộc thử nghiệm tại hồ Beezer, thành phố Sparta Township, bang New Jersey, thiết kế này ngay lập tức đã bị chiếm dụng bởi Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, và họ phủ nhận hoàn toàn bản quyền sáng tạo này của Fletcher. Mãi cho đến năm 1985, cơ quan bảo vệ bằng sáng chế đã kiện thành công Bộ quốc phòng Mỹ, và bắt bồi thường khoảng tiền 6 triệu dollar vào năm 1990.

hovercraft_Fletcher_1.
Mẫu tàu của Fletcher

Tại Mỹ, tiến sĩ W. Bertelsen cũng nghiên cứu phát triển mẫu tàu đệm hơi. Tiến sĩ Bertelsen xây dựng một nguyên mẫu ban đầu của một chiếc phương tiện này vào năm 1959 (tên gọi là AeroMobile 35-B), và bức ảnh đầu tiên của nó được đăng trên tạp chí Popular Science với hình ảnh cưỡi một chiếc xe trên đất và trên nước vào tháng 4/1959. Các bài viết khác mô tả về phát minh của của ông cũng được đăng trên tạp chí này vào tháng 7/1959.

hovercraft_Bertelson_1959_1.
Hình ảnh của Bertelsen và mẫu thiết kế của mình trên tạp chí Popular Science

Người đầu tiên chế tạo thành công tàu đệm khí một cách hoàn chình cả về mặt kỹ thuật và khả năng thương mại là một nhà phát minh người Anh, Christopher Cockerell vào năm 1955.
Vào năm 1952, Cockerell nghiên cứu về hệ thống bôi trơn bằng không khí, sau đó ông nghiên cứu sâu hơn về ý tưởng tạo ra đệm khí. Ông thực hiện những thí nghiệm đơn giản bằng cách dùng động cơ máy hút bụi và hai hộp hình trụ để tạo ra một động cơ phản lực, chìa khóa để phát minh ra tàu chạy trên đệm khí. Ông đã chứng minh tính khả thi của phương tiện này khi nó có thể tạo ra đệm khí để di chuyển trên nhiều bề mặt hoàn taoàn khác nhau như đầm lầy, mặt đất, mặt nước, mặt băng… trên ý tưởng đó, ông cho ra đời mẫu tàu đệm khí SR-N1 và chính thức vận hành vào ngày 11 tháng 6 năm 1959.

hovercraft_Cockerell _1959_2.
Mẫu tàu đệm khí đầu tiên của Cockerell được hạ thủy

Một thời gian ngắn sau, nó thực hiện chuyến đi từ Pháp sang Anh để dự lễ kỷ niệm 50 năm chuyến bay của Bleriot. Sau đó, ông cùng cộng sự quan trọng của mình là kỹ sư Denys Bliss cùng nhau hoàn thiện nó, để cuối cùng vào năm 1962, chiếc tàu đệm khí bản thương mại hóa chính thực được ra đời. Bằng sáng chế cho phát minh này được đồng trao cho cả Cockerell và Bliss vào tháng 7/1967. Cockerell đã được phong tước hiệp sĩ cho phát minh của mình vào năm 1969. Ông đã đặt tên “tàu đệm khí” (hovercraft) để mô tả cho phát minh này của mình.

hovercraft_fire.
Một tàu đệm khí được sử dụng để chữa cháy tại Anh

Qua lịch sử phát triển hơn 300 năm, từ bảng phác thảo đầu tiên của Swedenborg, đến mẫu tàu đầu tiên của Thomamühl, tiếp theo là pintaliitäjä của Kaario cùng biết bao nhiêu nỗ lực của biết bao nhà phát minh trong suốt hàng trăm năm, để rồi đến sản phẩm thương mại đầu tiên của Cockerell, cho đến ngày nay, tàu đệm khí luôn được hoàn thiện và cải tiến để trở thành một phương tiện di chuyển cực kỳ linh hoạt mà có thể sẽ là phương tiện di chuyển trong tương lai nữa. Nó được ứng dụng cả trong quân sự lẫn dân sự, từ những chiếc tàu đổ bộ nhanh của quân đội, tàu tuần tiễu bờ biển, tàu di chuyển trên đầm lầy, tàu di chuyển trên băng và cho đến những chiếc phà chở khách và còn nhiều ứng dụng khác nữa. Chính vì thế, ngoài máy bay lên thẳng ra, tàu đệm khí xứng đáng trở thành phương tiện cơ động nhất của con người.




Microsoft xác nhận sẽ có ứng dụng Remote Desktop cho Windows Phone, chưa nói về thời điểm ra mắt

Windows_Phone_Remote_Desktop.
Ảnh minh họa

Cách đây ít hôm Microsoft đã ra mắt ứng dụng Remote Desktop để cho phép người dùng Android và iOS sử dụng smartphone của mình để điều khiển PC từ xa. Hôm nay, theo một người phát ngôn của Microsoft, bản Remote Desktop dành cho Windows Phone hiện đang được công ty phát triển và nó sẽ xuất hiện trong thời gian tới, mặc dù không có thời điểm cụ thể nào được đưa ra. "Việc điều khiển máy tính từ điện thoại là một trường hợp sử dụng không phổ biến. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang làm việc với một phiên bản của app trên Windows Phone và sẽ chia sẻ về khung thời gian trong tương lai". Hi vọng người dùng Windows Phone sẽ không phải đợi quá lâu.

Xem thêm: Dùng thử Remote Desktop chính chủ của Microsoft cho Android và iOS


Rotation Lock - shortcut giúp khóa xoay màn hình cho Windows Phone 8 Update 3 nhanh chóng hơn

Rotation_Lock_khoa_xoay_man_hinh_Windows_Phone_Update_3.

Trên Windows Phone 8 Update 3, Microsoft đã bổ sung cho chúng ta một nút gạt để bật hoặc tắt tính năng xoay màn hình tự động. Tuy nhiên nút này nằm tận trong phần Cài đặt hệ thống, chúng ta phải quẹt ngón tay nhiều lần thì mới đến được nó. Để giải quyết vấn đề này, mời các bạn cài ứng dụng Rotation Lock. Sau khi cài xong, bạn có thể đính phần mềm này thành một tile ngoài màn hình chính của Windows Phone. Kể từ giờ trở đi, chỉ cần bạn chạm vào tile này thì bạn sẽ được dẫn thẳng vào trình cài đặt khóa xoay màn hình, và bạn chỉ cần nhấn thêm một lần nữa vào nút tắt/mở là xong, tiết kiệm được rất nhiều thời gian đấy chứ. Rotation Lock hiện được cung cấp miễn phí trên Windows Phone Store.

Lưu ý: bạn bắt buộc phải có Windows Phone 8 Update 3 để dùng ứng dụng này.

Xem thêm:
qr_rotation_lock.

Microsoft tạm ngừng phát hành bản cập nhật Windows RT 8.1 vì vấn đề chưa được tiết lộ

Microsoft_hoan_Windows_RT_8_1.

Microsoft mới đây đã ngừng phát hành bản cập nhật Windows RT 8.1 chỉ hai ngày sau khi phiên bản hệ điều hành mới này chính thức cho phép tải về. Trong một phát ngôn đăng trên trang hỗ trợ, Microsoft nói họ đang "điều tra một tình huống ảnh hưởng đến một số lượng giới hạn người dùng cập nhật thiết bị Windows RT lên Windows RT 8.1. Do đó, công ty quyết định tạm thời gỡ bỏ bản update Windows RT 8.1 ra khỏi Windows Store. Chúng tôi đang làm việc để khắc phục vấn đề này nhanh nhất có thể". Hãng không nói rõ "tình huống" hay lỗi phát sinh ở đây là gì, nhưng vài báo cáo nói rằng máy sau khi cập nhật thì không thể khởi động lên được nên người dùng phải phục hồi lại thiết bị của mình. Chưa rõ bao giờ thì bản cập nhật sẽ xuất hiện trở lại. Bản Windows 8.1 thì không bị ảnh hưởng gì.


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

[Thi ảnh] Mời tham gia Cuộc thi ảnh Macro chụp bằng Điện thoại

macrodt.

Bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại có camera chụp ảnh? Và, bạn thích hoặc thử chụp ảnh macro côn trùng, hoa lá... bằng điện thoại. Mời bạn tham gia cuộc thi chia sẻ những bức ảnh ấy cho cộng đồng để phong phú hơn thể loại ảnh macro thú vị và cần sự nhẫn nại này với chiếc điện thoại của bạn. Ngày 20/10 này là International Mobile Photography Day - Ngày Quốc Tế Nhiếp Ảnh Điện Thoại, chúc mừng tất cả thành viên Tinh Tế và các bạn tham gia cuộc thi ý nghĩa này.

Đề tài: MACRO / CLOSE-UP

VỀ ẢNH:
  • Ảnh có thể chụp côn trùng, hoa lá, vật thể nhỏ... thể hiện tính chất ảnh macro.
  • Ảnh dự thi được chụp từ ngày 19/10/2013.
  • Ảnh được chụp bằng thiết bị: Camera Phone [Không chấp nhận ảnh chụp bằng máy ảnh và các thiết bị chụp ảnh không phải là Điện thoại]
  • Không giới hạn ảnh chụp về mặt địa lý, Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Không giới hạn màu hay trắng đen, đã xử lý hậu kỳ hay chưa, miễn bạn cảm thấy ảnh đó có giá trị.
  • BTC có thể yêu cầu nộp ảnh gốc khi cần, nên các bạn nhớ lưu giữ ảnh gốc.
CÁCH THỨC THAM GIA:
  • Ảnh có chiều dài ít nhất là 800 pixels
  • Mỗi người được up tối đa 5 ảnh. Có thể xoá ảnh cũ để up ảnh mới nếu muốn.
  • Ghi rõ cuộc thi trong ngoặc vuông sau tên mình. VD: Nguyễn Văn A – [Macro - Camera Phone]
  • Đối tượng tham dự phải là người Việt Nam và có nick trên Tinhte.vn
THỜI HẠN GỬI ẢNH: Từ khi thông báo đến hết ngày 01/11/2013

GIẢI THƯỞNG:
  • 1 giải Cộng Đồng: 4 triệu đồng và 1 bộ ống kính Lens Mobile
  • 1 giải do BGK chấm: 4 triệu đồng và 1 bộ ống kính Lens Mobile
  • 1 giải Bầu Chọn: 4 triệu đồng và 1 bộ ống kính Lens Mobile
CÁCH THỨC CHẤM GIẢI
  • Giải Cộng Đồng: là giải có số lượng "Thích" trên hệ thống bài viết của Tinhte.
  • Giải Bầu Chọn: BGK chọn và công bố 20 ảnh và công bố vào ngày 03/11/2013 và thành viên sẽ bầu chọn [vote] đến hết ngày 05/11/2013.
  • Giải BGK do BGK chấm và chọn.
  • Kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 06/11/2013
  • Một ảnh có thể đạt tất cả các giải nếu đạt yêu cầu cả ba giải.
BAN GIÁM KHẢO:
  • Đặng Văn Tuấn - tuanlionsg
  • Nguyễn Nhật Thanh - Starnt
  • Phan Thanh Bình - Binhpt
  • Trần Văn Long - Hà Nội
  • Khôi Zedarizk Aziz - Hà Nội
  • Nguyễn Văn Lễ - Lenguyen
QUY ĐỊNH BỔ SUNG:
  • Ảnh dự thi được gửi tại đây: BẤM VÀO LINK NÀY
  • BTC không sử dụng hình ảnh dự thi cho bất kỳ hình thức kinh doanh quảng cáo triển lãm nào nếu chưa có sự đồng ý của tác giả.
  • Giải sẽ được trao vào một dịp với thông báo sau khi có kết quả.
  • BTC có quyền thay đổi kết quả của tất cả các giải nếu cảm thấy có sự gian lận về bản quyền ảnh.
  • Các điều khoản của cuộc thi có thể được BTC thay đổi theo hướng tốt hơn mà không cần thông báo đến từng người tham gia đã nộp ảnh.
  • Quyết định của BTC là quyết định cuối cùng.
Chúng ta có buổi Offline chụp Macro Phone tại Hà Nội và Saigon: BẤM VÀO LINK NÀY

[Infographic] Những con đường nguy hiểm và tệ nhất trên Thế giới

header.

Bạn đã từng trong hoàn cảnh kẹt xe khi di chuyển trên đường khoảng 3, 4 tiếng đồng hồ chưa? Thật khó chịu và bực mình phải không. Nhưng đừng vội than thở, vì bạn vẫn còn may mắn hơn so với các tài xế khi điều khiển giao thông ở đường Suschevsky Val ở Nga rất nhiều. Năm 2007, họ đã bị mắc kẹt đến hơn 40 ngày để di chuyển từ Savelovskaya đến Sheremetievskaya, và kẹt khoảng 33 ngày để di chuyển từ đường Sheremetievskaya đến Prospect Mira.

Ngoài ra, trên Thế giới có nhất nhiều con đường nổi tiếng với mức độ nguy hiểm và khắc nghiệt của mình. Chẳng hạn đường Shahdad-Nahbandan ở Iran là cửa ngõ vào sa mạc Dasht-e Lut, thậm chí nhiệt độ nóng trên bề mặt lên đến 70,7 độ C, không 1 loài vi khuẩn nào có thể sống được.

Bạn có muốn biết những con đường tệ nhất và nguy hiểm nhất trên Thế giới không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo infographic dưới đây, và biết được các tài xế đã phải vất vả để vượt qua nó như thế nào nhé.

nhung con duong te nhat the gioi.