Bitcoin là một cái tên được nhắc đến rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Loại tiền tệ được tạo ra từ các thuật toán máy tính đã thu hút được nhiều sự chú ý của thế giới nhờ giá trị đang tăng liên tục, song song đó là những vấn đề pháp lý liên quan. Vậy tại sao Bitcoin lại quan trọng đến như thế và tương lai nào cho loại tiền tệ còn non trẻ này? Bạn Nguyễn Hoàng Huy đã dịch lại một bài viết của tác giả Marc Andreessen đăng trên trang New York Times để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuyện này.Thông tin: Marc Andreessen là người đồng sáng lập ra Andreessen Horowitz, một công ty nổi tiếng chuyên về đầu tư vốn phiêu lưu (venture capital). Được CNET xếp thứ nhất trong danh sách các nhà đầu tư có ảnh hưởng nhất 2011. Họ đã từng đầu tư vào Twitter, Skype, Facebook, Tumblr, Zanga, Airbnb, Lytro, Jawbone, Foursquare, Intagram…
Bitcoin là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển
Một công nghệ bí ẩn mới xuất hiện, dường như là cũng chẳng biết từ đâu, nhưng thật sự nó chính là kết quả của hai thập kỉ nghiên cứu và phát triển miệt mài bởi các nhà nghiên cứu.
Cuối cùng thì các sản phẩm đại trà, các công ty và các ngành công nghiệp cũng đã mọc lên để kinh doanh với nó; ảnh hưởng của nó trở nên sâu sắc; và sau đó, nhiều người tự hỏi tại sao họ không thấy được sự hiển nhiên trong lời hứa hẹn lớn lao của nó ngay từ đầu.
Tôi đang nói về công nghệ gì? Máy vi tính cá nhân năm 1975, mạng lưới Internet năm 1993, và—tôi tin—Bitcoin năm 2014.
Một người có thể đổ lỗi rằng Bitcoin là một chủ đề chưa được nhiều người khai phá, song khoảng cách giữa báo chí và nhiều người bình thường (về chuyện họ nghĩ Bitcoin là gì) vẫn còn quá lớn. Trong bài này, tôi sẽ giải thích tại sao Bitcoin hiện tại đang có rất nhiều lập trình viên và doanh nhân từ Thung Lũng Silicon (nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực công nghệ) chú ý đến nó, và những tiềm năng tương lai của Bitcoin.
Đầu tiên, ở cấp độ nền tảng nhất, Bitcoin là một sự đột phá trong computer science. Nó được xây dựng trên một nền tảng 20 năm nghiên cứu về tiền tệ mật mã (cryptographic currency) nói riêng, và 40 năm nghiên cứu về mật mã học (cryptography) nói chung, bởi hàng ngàn nhà nghiên cứu khắp thế giới.
Bitcion là giải pháp thực tế đầu tiên cho một vấn đề nan giải trong thế giới vi tính, vấn đề đó được gọi là (the) Byzantine Generals Problem. Định nghĩa về vấn đề BGP này được trích ra từ văn bản gốc như sau:Nói tóm lại, the BGP đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra được sự tin cậy giữa đôi bên song phương trong một môi trường (nơi những đối tác thường là không quen biết nhau) như Internet?
Giải pháp thực tế Bitcoin đưa ra cho chúng ta, trước đây chưa từng có, một phương cách giúp cho một người dùng Internet có thể chuyển giao một mảnh tài sản điện tử tới một người dùng khác, sự chuyển giao này được bảo đảm an toàn và bảo mật, mọi người trong mạng lưới sẽ biết rằng giao dịch đó đã diễn ra, và không ai có thể thách thức tính cách hợp lệ của giao dịch. Những hệ quả của sự đột phá này khó lòng có thể được nhấn mạnh quá mức.
Những loại tài sản điện tử nào có thể được chuyển giao thông qua cách này? Hãy nghĩ tới những chữ kí điện tử, chìa khóa điện tử, sở hữu điện tử của những tài sản vật lý chẳng hạn như xe hơi và nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu điện tử… và tiền điện tử.
Tất cả giao dịch này đều được trao đổi thông qua một mạng lưới tín nhiệm được phân bố, nó không yêu cầu hay phải dựa vào một cơ quan trung gian trung tâm chẳng hạn như một ngân hàng hay một đại lý. Tất cả được diễn ra theo một phương cách mà chỉ có chủ nhân của tài sản đó mới có thể gửi đi được, và chỉ đúng người nhận mới nhận được, tài sản chỉ có thể tồn tại ở một nơi tại một thời điểm, và tất cả mọi người đều có thể xác minh tính hợp lệ của các transactions và sự sở hữu của tất cả tài sản bất cứ khi nào họ muốn.
Quyển sổ cái (ledger) Bitcoin là một cơ chế thanh toán mới. Bất kì một người nào trên thế giới cũng có thể trả cho một người khác bất cứ khoản giá trị bitcoin đơn giản chỉ bằng cách chuyển giao sự sở hữu của khoanh tương ứng trong sổ cái. Đặt giá trị vào, chuyển giao nó, người nhận lấy giá trị ra, không cần đến thẩm quyền, và trong nhiều trường hợp, không tốn phí.
Câu cuối cùng cực kì quan trọng. Bitcoin là hệ thống thanh toán toàn cầu đầu tiên, nơi các giao dịch diễn ra hoặc là hoàn toàn không tốn phí, hoặc là tốn rất ít phí (có thể xuống thấp đến phần trăm của một cent). Các cơ chế thanh toán hiện tại thu phí khoảng 2 đến 3 phần trăm – đó là đang nói về các nước phát triển. Tại rất nhiều nơi khác, hoặc là không hề có được những cơ chế thanh toán hiện đại đó hoặc là mức phí cao hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau. Thêm vào đó, không có chargebacks*, điều này làm cho nó trở nên giống như tiền mặt theo nghĩa đen, nếu bạn có tiền, bạn có thể chi tiền, nếu bạn không có, bạn không thể. Điều này chưa bao giờ tồn tại dưới hình thức điện tử trước đây.
*chargeback xảy ra khi một khách hàng (có thể là gian dối) (đã mua hàng, bằng thẻ tín dụng) yêu cầu công ty thẻ tín dụng trả lại tiền cho mình, (có thể là với một lý do giả dối). Vì các công ty tín dụng thông thường muốn bảo vệ người mua hơn người bán nên thường là sẽ tin vào lời khai của người mua và họ sẽ thực hiện yêu cầu của khách hàng đó, kết quả là người bán vừa mất tiền, vừa mất hàng. Vấn đề này xảy ra khá nhiều đối với những doanh nghiệp nào nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Bitcoin là một loại tiền tệ điện tử, giá trị của nó được trực tiếp dựa trên hai điều: sự sử dụng của hệ thống thanh toán ngày hôm nay, và sự đầu cơ/đầu tư vào sự sử dụng trong tương lai của cơ chế thanh toán. Nói tới đây nhiều người sẽ thấy khó hiểu. Không phải đồng tiền tệ Bitcoin có sẵn một giá trị tự ý nào đó rồi người ta mới bắt đầu trao đổi với nó; mà là người ta có thể trao đổi với Bitcoin (bất cứ đâu, không có lừa đảo, không lệ phí, hoặc lệ phí rất thấp) và vì thế, nó có giá trị.
Có lẽ nó đúng ngay tại thời điểm này khi giá trị của đồng tiền tệ Bitcoin được dựa trên sự đầu cơ/đầu tư hơn là khối lượng giao dịch, nhưng cũng hoàn toàn đúng khi sự đầu cơ/đầu tư đang thiết lập ra được một mức giá đủ cao cho dòng tiền tệ khiến thanh toán đã trở nên có thể thực hiện được trong thực tế. Dòng tiền tệ Bitcoin phải đáng giá như thế nào đó trước khi nó có thể gánh vác bất kì khối lượng thanh toán thực tế. Đây cũng chính là một vấn đề kinh điển “gà và trứng” với những công nghệ mới: Công nghệ mới không đáng giá gì nhiều cho tới khi nó rất đáng giá. Và vì thế sự kiện Bitcoin đã tăng giá, một phần là do đầu cơ/đầu tư, đang biến sự hữu dụng của nó thành một thực tế, thực tế này đến nhanh hơn nhiều nếu nó là ngược lại.
Một số nhận xét phản đối Bitcoin
Nhiều nhà bình luận nhận xét rằng hiện tại vẫn có rất ít người tiêu dùng bình thường và doanh nghiệp nào sử dụng bitcoins, những nhận xét kiểu này cũng đã từng được đưa ra để phản đối máy tính cá nhân và Internet trong những năm tháng đầu tiên của chúng. Mỗi ngày, càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp mua, bán, và sử dụng Bitcoin, trên toàn thế giới. Con số tổng quát vẫn còn khá nhỏ, nhưng nó đang phát triển rất nhanh. Và càng ngày những công cụ, công nghệ hỗ trợ Bitcoin càng phát triển khiến nó càng tiện lợi và dễ dàng sử dụng hơn.
Nhận xét cho rằng các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận Bitcoin là bởi vì tình trạng biến động thất thường lên xuống của đồng tiền cũng không chính xác. Bitcoin có thể được dùng hoàn toàn như một hệ thống thanh toán; doanh nghiệp không cần phải giữ bất kì đồng bitcoins nào trong một khoảng thời gian nào. Bất kì một người tiêu dùng và một doanh nghiệp nào cũng có thể đổi Bitcoin ra tiền địa phương hay những đồng tiền khác bất cứ lúc nào họ muốn.
Tại sao một doanh nghiệp – online hay offline – lại muốn nhận thanh toán bằng Bitcoin, mặc dù hiện tại con số người tiêu dùng muốn trả bằng bitcoins là khá nhỏ? Chris Dixon bạn tôi gần đây mới đưa ra một ví dụ:
“Giả sử như bạn buôn bán đồ điện tử online. Tỉ suất lợi nhuận của những công ty này thường dưới 5 phần trăm, có nghĩa là mức phí payment (Visa, Mastercard…) 2.5 phần trăm thông thường đã ngốn hết một nửa. Số tiền đó có thể được tái đầu tư vào doanh nghiệp, trả về cho người tiêu dùng, hay bị đánh thuế. Trong tất cả những sự lựa chọn đó, tốn 2.5 phần trăm cho các ngân hàng chỉ để di chuyển những con số vòng quanh Internet là sự lựa chọn tệ nhất có thể. Một thách thức khác mà các doanh nghiệp gặp phải chính là thu nhận tiền thanh toán từ quốc tế. Nếu bạn đang thắc mắc tại sao những sản phẩm hay dịch vụ bạn yêu thích không thể mua được ở nước bạn, câu trả lời thường liên quan đến thanh toán.”
Thêm vào đó, Bitcoin đặc biệt thu hút các doanh nghiệp bởi vì nó loại bỏ được những rủi ro gian lận thẻ tín dụng. Hình thức gian lận này đã tạo ra động lực khiến rất nhiều tội phạm hoạt động không biết mệt mỏi cố gắng tìm cách ăn cắp thông tin cá nhân của người tiêu dùng và số thẻ tín dụng.
Trong cơ chế hoạt động của Bitcoin, người nhận tiền không biết được thông tin gì từ người gửi, những thông tin có thể được dùng để ăn cắp tiền của họ trong tương lai, bởi chính doanh nghiệp đó hay bởi một tội phạm đã ăn cắp được thông tin người dùng từ doanh nghiệp đó.
Gian lận thẻ tín dụng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, các trung tâm xử lý dữ liệu và các ngân hàng, đến nỗi nhiều cơ chế nhận dạng gian lận đã được đưa vào sử dụng, nó sẽ ngăn chặn ngay bất kì một transaction nào có vẻ khả nghi, dù chỉ là một tí xíu. Như một kết quả, nhiều doanh nghiệp online đã bắt buộc phải chịu mất đi 5 đến 10 phần trăm số lượng hàng order mà đáng lẽ họ đã có thể nhận mà không sợ gì cả nếu khách hàng trả bằng Bitcoin, nơi những gian lận trên là không thể xảy ra, dẫn đến tỉ suất lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể.
Những đặc tính chống gian lận của Bitcoin còn mở rộng sang thế giới ngoài đời. Ví dụ như,Target, một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Mỹ gần đây đã không phải bị hackers cướp mất 70 triệu tài khoản tín dụng của khách hàng. Cách nó xảy ra như sau:
Bạn vào một cửa hàng và bắt đầu chọn hàng xong rồi đẩy xe ra quầy thu ngân giống như bình thường. Nhưng thay vì cà thẻ, bạn lấy chiếc điện thoại iPhone hay Android của mình ra và chụp lại cái QR code được hiển thị trên màn hình. Cái QR code đó chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để bạn có thể gửi bitcoins cho Target, bao gồm luôn số tiền tổng cộng. Bạn bấm vào nút “Xác nhận” trên điện thoại của mình và thủ tục thanh toán hoàn tất (bao gồm luôn việc đổi tiền đô la từ tài khoản ngân hàng của bạn sang bitcoins, nếu bạn chưa có bitcoins).
Target vui vẻ vì nó nhận được tiền dưới dạng bitcoins; nó có thể đổi số bitcoins này sang đô la ngay lập tức nếu nó muốn, và nó cũng không tốn một đồng nào (hoặc tốn rất ít) cho phí giao dịch; bạn vui vẻ vì không có cách nào cho hackers cướp tiền của bạn hay thông tin cá nhân của bạn; chỉ có tội phạm là không vui nhất.
Cuối cùng, tôi muốn nói về nhận xét được một số nhà phê bình đưa ra cho rằng Bitcoin là thiên đường cho bọn tội phạm, khủng bố dùng làm công cụ chuyển tiền một cách ẩn danh. Điều này là hoang đường, được tuyên truyền hầu như bởi thế giới truyền thông đầy cảm tính và một sự thiếu sót trong hiểu biết về công nghệ. Gần như giống với email, dấu vết của nó vẫn có thể được truy tìm, Bitcoin là pseudonymous (có tính chất giả danh), không phải anonymous (có tính chất ẩn danh). Hơn nữa, mỗi transaction trong mạng lưới Bitcoin đều được ghi nhận vĩnh viễn trong blockchain, tất cả đều có thể xem thấy được. Dẫn đến kết quả là Bitcoin thậm chí còn dễ dàng hơn cho các cơ quan hành luật truy tìm dấu vết hơn tiền mặt, vàng hay kim cương.
Tương lai nào cho Bitcoin?
Bitcoin là một ví dụ điển hình của hiệu ứng mạng lưới, một vòng lặp tính cực. Càng có nhiều người sử dụng Bitcoin, Bitcoin càng có giá trị cho tất cả những ai dùng nó, và những người đến sau càng có thêm khích lệ sử dụng công nghệ này. Bitcoin chia sẻ chung một đặc điểm của hiệu ứng mạng lưới với mạng lưới điện thoại, Internet, và những dịch vụ Internet nổi tiếng như eBay và Facebook.
Nói rõ hơn, Bitcoin là một hiệu ứng mạng lưới bốn-chiều:Khắp Thung Lũng Silicon và vòng quanh trái đất, hàng ngàn lập trình viên đang sử dụng Bitcoin như một nền tảng cho một lăng kính vạn hoa của những sản phẩm/dịch vụ mới, những ý tưởng trước đây không thể thực hiện được. Và tại công ty venture captital (công ty chuyên đầu tư vốn phiêu lưu vào những startups) của chúng tôi, Andreessen Horowitz, chúng tôi hiện thấy được con số các doanh nhân xuất sắc đang tăng vọt, đang thành lập ra những công ty dựa trên nền tảng Bitcoin.
- Người tiêu dùng chi trả bằng bitcoins
- Doanh nghiệp nhận thanh toán bằng bitcoins
- Các thợ đào (miners), những người xử lý và xác thực tất cả transactions và vì thế cho phép toàn bộ mạng lưới Bitcoin có thể tồn tại
- Những nhà phát triển và các doanh nhân đang tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới đặt trên nền móng Bitcoin
Một trong những lĩnh vực khổng lồ và hiển nhiên có thể được nhận thấy ngay lập tức cho những sáng kiến có nền tảng Bitcoin chính là dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Mỗi ngày, hàng trăm triệu người có mức thu nhập thấp phải đi làm những công việc nặng nhọc ở nước ngoài để kiếm tiền gửi về cho thân nhân quê nhà – tổng cộng hơn 400 tỉ đô la mỗi năm, căn cứ theo World Bank (Ngân Hàng Thế Giới). Mỗi ngày, các ngân hàng và các công ty chuyển tiền thu được những con số khủng khiếp tiền phí, lên đến 10 phần trăm và thậm chí đôi khi cao hơn, để chuyển đi số tiền này.
Chuyển sang Bitcoin, người gửi sẽ không tốn phí hoặc tốn rất ít, và số tiền được dư ra này sẽ cải tiến đáng kể cuộc sống của những công nhân nhập cư và gia đình của họ. Thật sự, khó có thể nghĩ ra được một điều gì đó có khả năng ảnh hưởng nhanh hơn và tích cực hơn lên rất nhiều người trong những đất nước nghèo nhất thế giới.
Hơn nữa, Bitcoin có thể trở thành một lực lượng lớn giúp rất nhiều người khắp thế giới tiếp cận được một hệ thống kinh tế hiện đại. Hiện nay chỉ có khoảng 20 đất nước khắp thế giới có được cái mà chúng ta xem là một hệ thống thanh toán và hệ thống ngân hàng hiện đại; phần 175 nước còn lại vẫn còn một con đường dài để đi. Kết quả là, nhiều người ở các nước đó bị loại trừ khỏi những sản phẩm/dịch vụ và những người phương Tây chúng tôi xem là bình thường. Thậm chí Netflix, một dịch vụ hoàn toàn trên mạng, chỉ có mặt trên khoảng 40 nước. Bitcoin, một hệ thống thanh toán toàn cầu, ai cũng có thể sử dụng bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào, có thể trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ để nới rộng nhiều lợi ích của một cơ chế kinh tế hiện đại đến hầu như mọi người trên hành tinh.
Và thậm chí là ở Hoa Kỳ này, một vấn đề dai dẳng từ lâu đã được lên tiếng đó là mức phí cực kì cao dành cho những người không có tài khoản ngân hàng phải trả cho những dịch vụ tài chính căn bản. Bitcoin có thể đi thẳng vào vấn đề đó, bằng cách làm cho nó dễ dàng hơn, đưa ra những dịch vụ giá rất rẻ cho những người nằm ngoài hệ thống tài chính truyền thống.
Một trường hợp thứ ba khác cũng không kém phần lý thú đó chính là micropayments (tạm dịch: thanh toán vi mô), những khoản thanh toán cực nhỏ. Thanh toán vi mô trước đây chưa từng làm được, mặc cho 20 năm cố gắng, bởi vì nó không có tính hiệu quả để chạy những khoản thanh toán nhỏ (dưới một đô la, một xu, hay thậm chí nhỏ hơn một xu) thông qua các hệ thống ngân hàng credit/debit hiện tại.
Bỗng nhiên, với Bitcoin, nó trở nên dễ dàng và bình thường. Một bitcoin có thể chia nhỏ thành một trăm triệu đơn vị, hiện tại thì như vậy, nhưng trong tương lai sẽ còn nhiều hơn thế nữa, có thể nói khả năng chia nhỏ của nó là vô hạn. Nên bạn có thể chỉ định một khoản tiền cực nhỏ, chẳng hạn như một phần ngàn của một xu, và gửi nó cho người khác miễn phí (như gửi một email) hoặc gần như miễn phí.
Hãy nghĩ về chuyện hoạch định tài chính cho nội dung, chẳng hạn. Một trong những lý do khiến các công ty truyền thông chẳng hạn như một tờ báo mạng gặp khó khăn để thu tiền cho nội dung của mình là bởi vì họ cần phải thu hoặc là tất cả (trả phí đăng kí xem tất cả nội dung) hoặc là không thu được gì hết (dẫn đến tất cả mấy cái banner quảng cáo khó chịu khắp nơi trên mạng). Bỗng nhiên, với Bitcoin, đã có được một cách hiệu quả để thu phí: những khoản tiền rất nhỏ để đọc mỗi bài viết, hoặc là một chuyên mục, hoặc là theo giờ, hoặc cho mỗi video clip, hoặc mỗi lần vào xem, hoặc mỗi một thông báo….
Một tiềm năng khác của thanh toán vi mô đó là chống spam, thư rác. Những hệ thống email trong tương lai và những mạng xã hội có thể từ chối nhận thư hay tin nhắn trừ khi nó được kèm theo một khoản bitcoins tí hon – tí hon đủ để không làm người gửi bận tâm, nhưng đủ lớn để làm thoái chí bọn spammers, ngày nay chúng có thể gửi đi không biết bao nhiêu tỉ tin rác vô bổ miễn phí mà không ai làm làm gì được.
Cuối cùng, một trường hợp thú vị khác đó là những khoản chi công cộng. Ý tưởng này lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của tôi trong một bài báo vài tháng trước. Một thanh niên ngẫu nhiên đã giơ một tấm bảng đã in sẵn QR code và dòng chữ “Gửi cho tôi Bitcoin!” xuất hiện trong một chương trình truyền hình thể thao. Anh đã nhận được $25,000 (25 ngàn đô la) tiền Bitcoin trong vòng 24 tiếng, tất cả từ những người anh chưa bao giờ gặp. Lần đầu tiên trong lịch sử bạn có thể thấy một người giơ lên một tấm bảng, trực tiếp hay gián tiếp trên TV hay trong một bức ảnh, rồi gửi cho họ tiền chỉ với hai nút bấm trên điện thoại.
Hãy nghĩ về những ứng dụng cho những phong trào biểu tình. Hôm nay những người biểu tình muốn lên TV để mọi người có thể biết về chuyện của họ. Ngày mai họ sẽ muốn lên TV bởi vì đó là cách họ gây quỹ, bằng cách giơ lên những tấm bảng và mọi người khắp thế giới những ai đồng cảm có thể gửi cho họ tiền ngay lập tức. Bitcoin là một giấc mơ công nghệ tài chính đã trở thành sự thật thậm chí là cho những nhà tổ chức chính trị chống tư bản cứng rắn nhất.
Những năm sắp tới đây sẽ là một giai đoạn thú vị và đầy kịch tính xoay quanh công nghệ mới này.
Ví dụ như, một số nhà kinh tế nổi bật hiện nay vẫn còn đang sâu sắc nghi ngờ Bitcoin, thậm chí Ben Bernanke, cố chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve), gần đây đã viết rằng tiền điện tử như Bitcoin “có thể mang lại nhiều hứa hẹn về lâu dài, đặc biệt là nếu những sáng kiến này đưa ra những giải pháp thanh toán nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.” Và vào năm 1999, nhà kinh tế huyền thoại Milton Friedman đã nói:Các nhà kinh tế đang tấn công Bitcoin ngày hôm nay có thể đúng, nhưng tôi thì theo phe của Ben và Milton.
Nhưng tôi hy vọng rằng tôi đã lược sơ qua cho bạn về một sự hứa hẹn lớn lao của Bitcoin. Cách xa khỏi một câu chuyện cổ tích libertarian đơn thuần hay đơn giản chỉ là một hoạt động hô hào từ Thung Lũng Silicon, Bitcoin cung cấp một viễn cảnh cơ hội bao la để tái hình dung về cách mà một hệ thống tài chính có thể và nên hoạt động thế nào trong kỉ nguyên Internet, và là một chất xúc tác để tái định hình hệ thống đó một cách mãnh liệt hơn cho những cá nhân nói riêng và những doanh nghiệp nói chung.Nguồn: The New York Times
Ảnh: PerfectHue
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Tại sao Bitcoin quan trọng? Tương lai nào cho Bitcoin?
Khai thác hiệu quả việc chạy đa nhiệm trên Windows 8.x
Chạy đa nhiệm là một phần tất yếu của việc sử dụng máy tính bởi đôi khi chúng ta cần phải vừa làm việc này vừa làm việc khác song song với nhau, ví dụ như vừa chat với bạn gái vừa xem Tinh tế chẳng hạn. Trong bài này mình xin chia sẻ với anh em một số cách chạy đa nhiệm khá hay dùng cho Windows 8/8.1, hi vọng chúng sẽ giúp việc sử dụng máy tính của anh em được dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu các bạn có những mẹo hay thủ thuật nào liên quan đến đa nhiệm trên Windows thì cũng mời chia sẻ ngay trong topic này luôn nhé.Tóm tắt nội dung bài viết
1. Sử dụng tính năng Snap trong môi trường Modern
Chúng ta hãy bắt đầu với một tính năng có sẵn: Snap. Đây là một trong những điểm mình thích nhất trên Windows 8 vì nó cho phép chạy song song hai app bên cạnh nhau, và áp dụng được cho cả những phần mềm mới theo dạng Modern. Ngoài ra, bạn cũng có thể chạy một app Modern song song với môi trường desktop nữa, nhưng đã nhất vẫn là chạy nhiều app Modern cùng lúc. Trong bối cảnh hiện nay hầu hết các máy tính đều xài màn hình tỉ lệ 16:9, Snap giúp chúng ta tận dụng chiều ngang này một cách cực kì hiệu quả.
Nếu anh em nào đang xài Windows 8.1 thì chúng ta có thể "snap" đến 3 ứng dụng song song với nhau chứ không chỉ dừng lại ở con số 2. Cách thực hiện việc gắn ứng dụng đó là bạn sẽ rê chuột lên cạnh trên màn hình, kéo app xuống khoảng nửa chừng rồi thả vào vị trí mình mong muốn. Mới đầu thì bạn chỉ có thể thả app vào nửa trái hoặc nửa phải màn hình, nhưng khi đã có 2 app rồi thì bạn có thể chạy thêm app thứ ba rồi kéo nó vào vị trí mong muốn. Bạn cũng có thể thực hiện việc kéo thả từ menu đa nhiệm xuất hiện khi rê chuột lên góc trên bên trái màn hình.
Một khi đã gắn các app vào vị trí mong muốn, đừng quên chỉnh lại kích thước của chúng bằng cách nhấn và di chuyển thanh màu đen đang chia cắt các ứng dụng nhé.
2. Cách snap tối đa 4 ứng dụng Modern
Như đã nói ở trên, mặc định chúng ta có thể Snap tối đa 3 ứng dụng với Windows 8.1. Vậy nếu bạn muốn gắn 4 cái thì sao? Việc này đòi hỏi chúng ta phải tinh chỉnh lại một chút. Các bước thực hiện như sau:Giờ đây bạn sẽ thấy nội dung trên màn hình giảm kích thước xuống, các ô Live Tile cũng được hiển thị với số lượng nhiều hơn. Vậy là xong, bạn đã có thể snap 4 ứng dụng cạnh nhau rồi đấy.
- Nhấn phím Windows để quay lại màn hình Start
- Gõ chữ "Display", chọn mục "Display Settings" ở kết quả tìm kiếm hiển thị bên tay phải màn hình
- Ở mục "More Options", nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn "Smaller"
Lưu ý: thủ thuật này chỉ áp dụng cho các màn hình có độ phân giải chiều ngang từ 1500 pixel trở lên và không tinh chỉnh lại DPI (chế độ zoom trong Control Panel). Nếu bạn không thấy tùy chọn "Smaller" có nghĩa là thiết bị của bạn không được hỗ trợ.
3. Sử dụng tính năng Snap trong môi trường desktop
Thực chất tính năng này đã có từ thời Windows 7, nhưng sẵn đang nói về đa nhiệm thì mình liệt kê ra đây luôn để anh em nào chưa biết thì có thể dùng. Ở phần 1 là cách xài Snap cho các phần mềm Modern, còn bây giờ là Snap cho các ứng dụng dạng cửa sổ truyền thống. Chức năng thì vẫn tương tự, đó là bạn có thể sắp xếp hai phần mềm cạnh nhau để dễ dàng làm việc hơn.
Cách kích hoạt Snap cho app desktop rất đơn giản. Trước hết bạn hãy thử chạy Internet Explorer lên, nhấn phím Windows + mũi tên trái. Ngay lập tức ứng dụng sẽ được chỉnh lại kích thước và đẩy qua nửa bên trái màn hình. Tiếp tục chạy Windows Explorer (hoặc một phần mềm bất kì nào đó, mình chỉ đang ví dụ thôi mà), nhấn Windows + mũi tên phải, và bây giờ thì cửa sổ này đã nằm gọn vào nửa còn lại của màn hình rồi đấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kéo thanh tiêu đề của các phần mềm rồi đẩy nó sát về cạnh màn hình bên trái (hoặc phải) để có hiệu quả tương tự. Mình thì hay dùng cách này vì nó nhanh hơn.
4. Chạy ứng dụng Modern dưới dạng cửa sổ
Như các bạn đã biết thì Windows 8 hay 8.1 có hai loại ứng dụng: app trong giao diện cửa sổ theo kiểu truyền thống, và app chạy trong giao diện Modern. Mặc định thì hai loại này chạy độc lập với nhau trong hai môi trường khác nhau, do đó gây khó khăn khi bạn cần thực hiện đa nhiệm. Lỡ như bạn cần tham khảo danh bạ từ app Contact trong khi đang soạn thảo văn bản bằng Word thì sao, hoặc vừa xài app Mail vừa phải soạn thuyết trình? Không lẽ chúng ta phải liên tục nhấn Start để nhảy qua lại, mất thời gian quá. Trong tình huống này, bạn hãy nhờ sự trợ giúp của ModernMix. Sau khi cài phần mềm này rồi thì app Modern cũng có thể tồn tại thành các cửa sổ luôn, và tất nhiên nó hoàn toàn có thể chạy cùng với các app truyền thống.
Ghi chú: khi đang chạy một app Modern và muốn biến nó thành dạng cửa sổ, bạn hãy nhấn phím F10 hoặc click chuột vào biểu tượng các ô vuông nhỏ nhỏ ở góc trên bên phải màn hình.
Tải về phần mềm ModernMix (giá 4,99$, cho phép dùng thử 30 ngày)
5. Duyệt web nhiều cửa sổ trong môi trường Modern (Chrome)
Google mới đây đã ra mắt trình duyệt Chrome 32 chính thức và cải tiến lớn nhất đó là nó cho phép chúng ta chạy chế độ mô phỏng Chrome OS trong môi trường "Modern UI" của Windows 8/8.1. Khi đã được thiết lập làm trình duyệt mặc định, Chrome sẽ có thể khởi động trong môi trường Modern để cung cấp cho chúng ta một thanh tác vụ ở cạnh dưới màn hình. Chúng ta có thể mở nhiều cửa sổ trình duyệt cùng một lúc, thuận tiện khi bạn cần xài một app Modern (chính là Chrome) nhưng vẫn muốn thao tác dưới dạng nhiều cửa sổ như bên môi trường desktop.
Điểm đáng nói ở đây đó là toàn bộ những thứ trên đều chạy dưới dạng một ứng dụng Windows 8 bình thường. Nó chỉ tận dụng một chế độ mà Microsoft đã đưa ra để các trình duyệt khai thác môi trường Modern UI một cách hiệu quả, những tính năng thú vị như Snap hay các thao tác cảm ứng của Windows 8 đều có thể áp dụng tốt trong bản Chrome Modern này.
Cách sử dụng Chrome OS bên trong Windows 8:
- Tải trình duyệt Chrome 32 (hoặc các bản mới hơn, cứ vào link là sẽ có bản mới nhất cho bạn)
- Tải về xong thì tiến hành cài đặt như bình thường
- Khi chạy lên, Chrome sẽ hỏi về việc chọn trình duyệt mặc định. Nhớ chọn Chrome nhé.
- Quay lại màn hình Start, chạy Chrome trong môi trường Modern lên là đã có thể sử dụng
- Bạn cũng có thể chuyển từ Chrome trong desktop sang Chrome Modern bằng cách nhấn nút Menu (biểu tượng ba gạch ở góc trên bên phải cửa sổ) > Relaunch Chrome in Windows 8 mode
6. Một số phím tắt hữu ích khi chạy đa nhiệm
Trên bàn phím truyền thống:Nếu bạn đang xài máy tính có màn hình cảm ứng:
- Windows + D: quay trở về desktop
- Windows: quay trở về màn hình Start của hệ điều hành
- Alt + Tab: duyệt qua những ứng dụng đang chạy
- Windows + Tab: hiển thị thanh đa nhiệm ở cạnh bên trái của màn hình
- Trượt từ cạnh trái màn hình vào bên trong để chuyển đổi giữa các app đang chạy với nhau.
- Trượt từ cạnh trái vào, sau đó trượt ngược ra lại mà không nhấc ngón tay khỏi màn hình để mở thanh liệt kê các ứng dụng mới chạy gần đây.
- Trượt vào từ cạnh trên hoặc cạnh dưới màn hình để tiết lộ App Command.
- Kéo một ứng dụng dạng Modern về phía cạnh dưới màn hình để đóng app đó lại.
ASUS công bố lộ trình cập nhật Android 4.4 KitKat cho dòng máy PadFone
ASUS vừa công bố lộ trình cập nhật Android 4.4 KitKat cho các máy PadFone bao gồm PadFone Infinity (cả đời cũ và mới), PadFone A80 và PadFone 2. Các máy này sẽ được cập nhật lên 4.4 hết trong năm nay và kèm theo đó là giao diện ZenUI mới được ASUS giới thiệu cùng với điện thoại ZenPhone 4/5/6.
Nếu chưa biết Android 4.4 KitKat có gì mới thì bạn có thể xem lại tại đây: Android 4.4 KitKat ra mắt: giao diện mới, trình gọi điện thông minh hơn, Hangouts kết hợp SMS...
Phân vùng các máy được cập nhật:Thời gian cập nhật:
- PadFone Infinity đời đầu: châu Á, Nga.
- PadFone A80: châu Âu.
- PadFone 2: toàn cầu.
- PadFone Infinity mới: toàn cầu.
- PadFone Infinity đời đầu, PadFone 2, PadFone A80: cuối quý 2 năm nay.
- PadFone Infinity mới: quý 3.
Đâu là lợi ích mà mối quan hệ Apple - Tesla mang lại?
Tesla vài ngày trước công bố việc gây quỹ 1,6 tỉ USD nhằm xây dựng siêu nhà máy (Gigafactory) chế tạo pin cho xe điện với diện tích hơn 900 ngàn mét vuông sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Nhà máy này sẽ giúp giảm giá thành sản xuất pin cho xe điện xuống đáng kể, nó cũng là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của xe điện những năm tới. Thế nhưng, nếu xâu chuỗi với thông tin về cuộc gặp gỡ giữa Apple và Tesla thì lợi ích mà nhà máy này mang lại sẽ không chỉ riêng cho Tesla và ngành công nghiệp xe hơi đơn thuần.
Xe điện ở thời điểm hiện tại vẫn được coi là đang trong kỷ nguyên đầu với mức độ phổ biến chưa cao, một phần vì giá thành, một phần vì thói quen của đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài năm nữa khi nhà máy này đi vào hoạt động, giá thành của pin sẽ giảm xuống (theo kỳ vọng của Tesla là giảm 1/2 giá xe điện so với mức 70k USD hiện tại) để mang xe điện tới cho số đông người dùng.
Ban đầu, khi nghe về cuộc gặp gỡ giữa Apple và Tesla - thậm chí tin đồn về khả năng Apple mua lại Tesla - có thể chúng ta không thấy được lợi ích của mối lương duyên này bởi hai công ty kinh doanh ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau (công nghệ di động và xe hơi). Tuy nhiên, cả Apple lẫn Tesla đều dùng công nghệ pin Li-ion cho sản phẩm của mình, từ điện thoại, các thiết bị công nghệ cho tới xe hơi. Một ngày nào đó, khi nhà máy "Gigafactory" của Tesla đi vào hoạt động hết công suất, việc chế tạo pin cho xe điện sẽ chỉ là một phần và thậm chí, nó có thể là nơi cho ra đời những viên pin mà các smartphone hay tablet dùng hiện nay.
CEO Elon Musk của Tesla đã phủ nhận tin đồn Apple mua lại công ty ông sáng lập nên nhưng việc Apple và Tesla có nói chuyện với nhau sẽ có những ý nghĩa nhất định chứ không chỉ đơn thuần thâu tóm lẫn nhau. "Tùy thuộc vào năng suất của nhà máy và những nhà đầu tư vào nó mà Tesla có thể sẽ nghĩ tới việc sản xuất pin cho những thiết bị khác không chỉ là xe hơi", nhà phân tích Thilo Koslowski của Gartner nhận định. "Có thể hiểu rằng Tesla sẽ sản xuất pin cho Apple".
Đồ họa "Gigafactory" của Tesla
Mục tiêu của Tesla ở thời điểm hiện tại là gây quỹ 1,6 tỉ đô Mỹ cho nhà máy trong tương lai của họ, đó là số tiền mà Apple hoàn toàn có thể xoay xở và đầu tư vào. Trên thực tế, công ty lớn nhất thế giới này thậm chí còn có khả năng đầu tư toàn bộ cho nhà máy, tức một khoản tiền tương đương 4 tới 5 tỉ USD theo như tính toán của Tesla. Không giống như hầu hết các ngành công nghiệp linh kiện điện tử, các nhà máy sản xuất pin chủ yếu là tự động hóa, đồng nghĩa lao động không phải là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Nếu đã từng chứng kiến những robot lắp ráp xe của Tesla thì bạn sẽ thấy công ty này làm tự động hóa rất tốt và ít nhiều có những kinh nghiệm. Việc tham gia từ ban đầu vào một dự án lớn như thế sẽ đem lại cho Apple mối quan hệ thân thiết với một nhà cung ứng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Với người tiêu dùng, điều đó đồng nghĩa Apple cố gắng mang tới những viên pin tốt hơn với giá rẻ hơn cho thiết bị di động, tương tự như mong muốn của Tesla cho xe điện.
Nếu như "Gigafactory" này không sản xuất pin cho iPhone thì sự ảnh hưởng của nó tới tương lai của thị trường sản xuất thiết bị lưu trữ năng lượng cũng rất to lớn. Tesla cho biết khi đi vào hoạt động hết công suất, nhà máy sẽ cho ra sản lượng pin Li-ion gấp đôi so với tất cả nhà máy sản xuất pin hiện nay cộng lại. Nhà phân tích về công nghiệp sản xuất pin Sam Jaffe cũng đồng ý với Tesla rằng giá thành pin cho xe điện sẽ giảm xuống đáng kể, nó sẽ giúp mang xe điện Tesla tới nhiều người hơn với dự án Gen III hoặc Model E mà Tesla đang phát triển. Mục tiêu của Tesla không phải sản xuất siêu xe hay xe thể thao, họ muốn mang tới một chiếc xe điện gia đình có thể so sánh được về giá thành với xe dùng động cơ đốt trong hiện nay.
Để làm được như vậy, Tesla kỳ vọng sẽ đủ khả năng cung cấp pin cho 500 ngàn xe điện mỗi năm vào năm 2020 nhờ nhà máy Gigafactory này, tương đương với khoảng 35 ngàn xe Model S được sản xuất. Càng nhiều xe điện hoạt động thì số pin bị hỏng và cần thay thế sẽ càng nhiều bởi tương tự như smartphone, qua quá trình sử dụng thì khả năng tích trữ năng lượng của pin sẽ giảm sút. Sự khác biệt nằm ở việc hao mòn 60-70% dung lượng pin của xe điện sẽ gây bất lợi hơn rất nhiều so với điện thoại, bởi nó còn liên quan tới hành trình dài trên đường của một gia đình. Vì thế Tesla muốn siêu nhà máy của họ còn có thể tái chế pin bên cạnh sản xuất mới để tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh sản xuất pin phục vụ cho xe điện, Tesla còn có ý định sản xuất pin cho các thị trường khác như pin lưu trữ năng lượng cho nhà ở, khu thương mại... Ngoài ra, thiết bị lưu trữ năng lượng cỡ lớn phát triển trong những năm tới sẽ hỗ trợ tốt hơn cho lưới điện và tránh tình trạng cúp (mất) điện xảy ra. Một báo cáo năm 2012 cho thấy thị trường của thiết bị lưu trữ điện cỡ lớn sẽ đạt 30 tỉ đô vào năm 2022.
Đã có thể đặt hàng Yamaha FZ150i
Hồi đầu tuần Yamaha Việt Nam đã chính thức tung ra chiếc naked-bike FZ150i với động cơ 150cc, kiểu dáng khá bắt mắt cùng giá bán 67,5 triệu đồng. Thông tin chi tiết về mẫu côn tay thể thao này chúng ta đã được biết ngay khi nó ra mắt, nhưng một chi tiết mà nhiều người dùng quan tâm đó là tiếng pô của xe thì gần đây mới xuất hiện. Đoạn video có tiêu đề "YAMAHA FZ150i - Test âm thanh và ánh sáng" ghi lại âm thanh khá phấn khích từ động cơ 150cc của FZ150i. Bên cạnh đó là cụm đồng hồ trung tâm, đèn pha, đèn báo rẽ và đèn hậu. Ngoài ra chúng ta còn có một video giới thiệu chính thức của Yamaha Việt Nam, mời các bạn cùng xem.
Một thông tin thêm đó là vào hôm qua, 1/3, phần đặt hàng FZ150i tại microsite http://fz150i.yamaha-motor.com.vn/ cũng đã được kích hoạt để khách hàng có thể đặt online mẫu xe này với giá bán đúng 67,5 triệu đồng như đề xuất. Tuy nhiên, số lượng xe cho đặt chỉ là 500 chiếc mà thôi.
Nguồn: Youtube
Apple TV là sản phẩm tăng trưởng nhanh nhất của Apple, đạt mốc doanh thu 1 tỷ đô la trong năm 2013
Trong cuộc hợp cổ đồng vào hôm thứ 6, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã tiết lộ rằng tổng doanh thu bán lẻ sản phẩm Apple TV đã cán mốc 1 tỷ đô la trong năm 2013. Với giá bán mỗi chiếc Apple TV là 99 đô la, chúng ta có thể dễ dàng suy ra trong năm vừa rồi, số lượng Apple TV được bán ra là hơn 10 triệu sản phẩm.
Dựa trên các dữ liệu thu thập được, nhà phân tích Horace Dediu ước tính rằng doanh số bán Apple TV đã tăng 80% so với năm trước. Điều này biến Apple TV trở thành thiết bị có mức phát triển nhanh nhất trong các dòng sản phẩm của Apple.
Mặc dù chiếc set-top box của Apple không nhận được nhiều bản cập nhật như các sản phẩm khác, nhưng Cook cho biết Apple TV đã không còn là 1 món đồ chơi nữa. Trong nhiều năm qua, cuối cùng thì Apple TV đã định hình được chỗ đứng của mình trong phân khúc các sản phẩm giải trí và đã mang về cho Apple mức lợi nhuận đáng kể, có thể sánh ngang với "các đàn anh" iPhone hay iPad.
Cũng trong hôm thứ 6 vừa rồi, Apple đã công bố chương trình khuyến mãi tặng gift card iTunes trị giá 25 đô la khi mua 1 chiếc Apple TV tại thị trường Mỹ.
Từ năm 2012 đến nay, Apple vẫn chưa ra mắt phiên bản mới nào của dòng sản phẩm set-top box. Với các tín hiệu khả quan về lợi nhuận mang lại, một số dự đoán cho rằng có thể Apple sẽ giới thiệu đến người dùng phiên bản mới của Apple TV trong tương lai không xa.
Gần đây, hãng tin Bloomberg cũng đã có báo cáo rằng Apple đang phát triển và sẽ cho ra mắt phiên bản mới của Apple TV vào tháng 4 năm nay. Theo 1 nguồn tin giấu tên cho biết Apple sẽ giới thiệu Apple TV thế hệ thứ 3 vào cuối mùa thu năm nay. Tuy nhiên, nguồn tin này không tiết lộ thời điểm sản phẩm được bán ra thị trường.
Trong năm 2013, Apple đã liên tục bổ sung thêm các kênh truyền hình và 1 số tính năng mới trên Apple TV cho phép người dùng có thể thưởng thức được các nội dung độ phân giải cao trên TV của họ. Dù vậy, hiện nay vẫn chưa có 1 App Store chính thức dành cho Apple TV. Đây cũng chính là tính năng mà người dùng muốn Apple sẽ bổ sung lên phiên bản tiếp theo của Apple TV trong thời gian tới.
[Infographic] Báo cáo về chỉ số thông tin xã hội 2013
Công nghệ thông tin và truyền thông thường được gọi là ICT, là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho Công nghệ thông tin (IT), là thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của Truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của Công nghệ Thông tin và Công nghệ Truyền thông. ICT mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng về nhiều mảng như giáo dục, sức khỏe và công việc. Ngày nay, ICT là một thước đo mới cho sự phát triển của một quốc gia. Infographic dưới đây sẽ giúp bạn khám phá về ICT ở các quốc gia trên thế giới.Nguồn: graphs.net
Khác Thành Quả Sau 1 tháng Cầm máy.
Xin chào tất cả ae Tinhte.vn. Cõ lẽ Camera.tinhte.vn Là nguồn cảm hứng để mình đến với nhiếp ảnh. Mới đầu mình cũng chỉ áp dụng những kĩ năng chụp ảnh đơn giản để chụp trên điện thoại mà thôi. Rồi càng ngày nhu cầu của bản thân càng lớn, mà cái điện thoại không thể đáp ứng được. Cuối năm 2013 mình đã quết dịnh mua 1 chiếc máy DSLR nikon d3200 Kit 18-55 và 55-200mm. Mới đầu cứ nghĩ DSLR nó to, hầm hố...Thế mà khi trên tay e nikon d3200 thì nó bé Xíu, bắt đầu xoay vặn các kiểu mà ảnh đen thui, sau khoảng 5 phút mày mò thì ảnh đã sáng lên. ĐÃ đến lúc áp dụng những kiến thức mà mình nhặt nhạnh đc trên camera.tinhte.vn. Sau khoảng hơn 1 tháng chụp chọt các kiểu mình cũng đã có những tấm ảnh tâm đắc chia sẻ với các AE, và mong được học hỏi thật nhiều kinh nghiệm chụp hơn.
#1 Tấm Ảnh này là lần đầu tiên mình phơi sáng. Thực hành luôn đêm giao thừa 2014
(kit 18-55)
http://www.flickr.com/photos/98593221@N05/12252940405/
#2
http://www.flickr.com/photos/98593221@N05/12253384224/
#3 Chân Dung với 55-200 mm
( Cháu Gái <3 )
http://www.flickr.com/photos/98593221@N05/12253089493/
#4 Hoa Cải. Lens 55-200
http://flic.kr/p/jJPCHq
#5 Con Bướn Xuân. 55-200mm
http://flic.kr/p/jJYBsu
#6 TRăng khuyết. 55-200 mm
http://flic.kr/p/jQCYim
#7 Hoa xuân. 55-200 mm
http://www.flickr.com/photos/98593221@N05/12499404143/
#8 Chân dung với 55-200 mm
http://www.flickr.com/photos/98593221@N05/12773077324/
MIT phát hiện khả năng lọc vi khuẩn trong nước của gỗ thông
Người dân tại nhiều nơi trên thế giới vẫn đang sử dụng nguồn nước từ ao hồ sông ngòi chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Vì vậy, nguồn nước cần phải được lọc sạch trước khi sử dụng. Trong khi những vật liệu như hạt bạc hay titanium dioxide có thể giải quyết vấn đề nhưng những quốc gia đang phát triển hay khu vực nông thôn vốn đang phải đối mặt với tình trạng đói nghèo vẫn cần một giải pháp rẻ hơn và dễ sản xuất hơn. Hôm nay, viện công nghệ MIT đã giới thiệu một giải pháp: sử dụng gỗ từ cây thông hay cụ thể hơn là lớp gỗ dác (lớp mềm bên ngoài của gỗ) để lọc nước.
Gỗ dác hình thành từ một vật liệu xốp có tên xylem và vai trò của xylem là dẫn truyền nhựa nguyên (gồm khoáng và nước) từ rễ lên các phần còn lại của cây. Cấu trúc bên trong của xylem bao gồm một mạng lưới các vi mạch kết nối với nhau bởi các lỗ hổng trên vách xylem. Các lỗ hổng này được gọi là màng lõm cho phép nhựa nguyên chảy từ vi mạch này đến vi mạch khác dọc theo chiều dài của cây. Các lỗ hổng nhỏ đến mức bóng khí không thể lọt qua được và đây là một đặc tính rất quan trọng của xylem bởi các bóng khí trong dòng nhựa nguyên có thể làm chết cây.
MIT đã phát hiện ra rằng lỗ hổng cũng cho phép nước truyền qua và dĩ nhiên chúng đủ nhỏ để có thể chặn vi khuẩn. Trong phòng thí nghiệm, các miếng gỗ dác được dán vào mặt trong của các ống cao su sau đó các nhà nghiên cứu cho dòng nước chứa vi khuẩn E. coli truyền qua. Sau đó, các miếng gỗ dác được lấy ra kiểm tra và kết quả cho thấy có đến 99% vi khuẩn trong nước đã bị giữ lại xung quanh các màng lõm.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, một tấm lọc bằng gỗ dác rộng 38 mm có thể được dùng để tạo ra 4 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, tấm lọc không được phép để khô khi không sử dụng. Thêm vào đó, mặc dù gỗ có thể bẫy được hầu hết các loại vi khuẩn nhưng có vẻ như nó không thể lọc ra virus. Vì vậy, MIT đang lên kế hoạch mở rộng nghiên cứu với gỗ dác của các loại cây khác bởi màng lõm của chúng có kích thước nhỏ hơn và có thể giữ lại các virus.
Trên thực tế, không chỉ gỗ dác từ cây có thể chặn được vi khuẩn. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cũng đã cho thấy khả năng tương tự từ hạt của cây chùm ngây (Moringa oleifera).
Một báo cáo nghiên cứu của đại học MIT đã vừa được đăng tải trên tạp chí PLoS ONE.
Triển lãm ô tô quốc tế Geneva lần thứ 84 chuẩn bị diễn ra
Sau North American International Auto Show (NAIAS) và Chicago Auto Show (CAS) thì Geneva Motor Show (GMS) là triển lãm ô tô thường niên thứ ba trong năm được tổ chức. Giống như mọi năm, GMS 2014 sẽ diễn ra tại trung tâm hội nghị Geneva Palexpo, thành phố Geneva, Thụy Sỹ bắt đầu từ ngày 4 đến 16 tháng 3, trong đó hai ngày 4 và 5 được dành cho báo chí và từ ngày 6 là dành cho công chúng.
Năm nay là lần thứ 84 GMS được tổ chức và nó có tất cả 7 khu vực trưng bày với tổng diện tích lên đến 110.000 mét vuông. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của 250 nhà triển lãm, 10.000 đơn vị truyền thông, 700.000 ngàn khách tham quan và rất nhiều mẫu xe mới. Như thường lệ, Tinh Tế sẽ gửi đến các bạn những thông tin mới nhất từ triển lãm này.
Một số thông tin liên quan:
- BMW giới thiệu 2 Series Active Tourer trước thềm GMS 2014
- Lexus sẽ ra mắt RC F-Sport tại triển lãm Geneva 2104, thiết kế thể thao, động cơ mạnh mẽ
- McLaren 650S lộ diện ngay trước thềm triển lãm Geneva 2014 với nhiều cải tiến và nâng cấp mới
- McLaren công bố thông số vận hành chi tiết của siêu xe 650S
- Ford Focus 2015 được ra mắt với thiết kế hiện đại, bổ sung thêm động cơ EcoBoost 1.0L 3 xy-lanh
- Mercedes V-Class 2014 mới - dòng xe Van sang trọng dành cho gia đình
Chương trình e.DeOrbit của ESA với ý tưởng dùng vệ tinh quăng lưới tóm rác vũ trụ
Bộ phận giám sát rác vũ trụ Clean Space của cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đang tìm cách phát triển một vệ tinh có thể tiếp cận và thu thập rác vũ trụ bằng một thiết bị giống lưới bắt cá. Đề xuất này là một trong số rất nhiều ý tưởng được thảo luận tại một hội nghị chuyên đề tập trung vào sứ mạng e.DeOrbit của ESA diễn ra vào tháng 5 tới.
Theo ESA, có hơn 17.000 vật thể với kích thước từ lớn hơn cốc café cho đến một tấm thẻ màu đang bay quanh Trái Đất. Nghe có vẻ không nguy hiểm gì mấy nhưng ở vận tốc quỹ đạo, một vật thể chỉ nhỏ bằng một tấm thẻ vẫn có sức công phá như một viên đạn và một con ốc bằng thép có thể gây ra một vụ nổ tương đương một quả lựu đạn khi va chạm.
Kết quả điều tra sau vụ va chạm giữa vệ tinh Iridium 33 và Kosmos 2251 vào năm 2009 cho thấy mảnh vỡ từ 2 tàu đã tạo ra một đám mây phế liệu gây nguy hiểm đến các tàu vũ trụ khác đang hoạt động trên quỹ đạo. Hiểm họa từ mảnh vỡ vũ trụ cũng khiến hoạt động du hành không gian trở nên nguy hiểm và đắt đỏ hơn.
Thêm vào đó, ESA đã chỉ ra rằng bên cạnh các mảnh vỡ của vệ tinh còn có phần thân trên của tên lửa đẩy. Vệ tinh và tên lửa đẩy không chỉ chứa vật liệu kim loại và mạch điện. Chúng còn bao gồm các thùng chứa nhiên liệu đẩy và pin. Vì vậy, các thành phần này có thể dễ dàng phát nổ dưới điều kiện phù hợp.
e.DeOrbit
Sứ mạng e.DeOrbit nhắm đến mục tiêu dọn dẹp rác vũ trụ từ một trong những khu vực được xem là "tuyến đường biển" của quỹ đạo thấp của Trái Đất. Đây là các quỹ đạo thắt nút quanh cực ở độ cao từ 800 đến 1000 km so với mặt nước biển. Vệ tinh e.DeOrbit sẽ có trọng lượng khoảng 1600 kg và được đưa lên quỹ đạo trên các tên lửa đẩy Vega của ESA. Tuy nhiên, thiết kế của tàu vẫn chưa được thống nhất.
e.DeOrbit phải có khả năng tiếp cận với một vật thể đang nằm ở điều kiện không xác định, không hoạt động và có thể đang tự xoay bất định. Sau khi tiếp cận với vật thể ở một khoảng cách an toàn, vệ tinh sẽ phải xác định trạng thái của vật thể. Điều này có nghĩa vệ tinh sẽ cần đến một hệ thống đẩy, các hệ thống dẫn đường, camera và khả năng giữ trạng thái với độ chính xác cực cao.
Khó khăn tiếp theo là khả năng thao tác của vệ tinh với mảnh vỡ hay cụ thể hơn là làm sao để "bẫy" được một vệ tinh chết? Phương pháp khả thi là trang bị cho tàu một cánh tay robot có thể vươn ra và tóm lấy vệ tinh. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa e.DeOrbit sẽ đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát. Một giải pháp khác là tàu sẽ bắn ra một chiếc lao móc và cuộn dây để buộc mục tiêu lại. Thế nhưng khó khăn lại phát sinh khi tàu cần có hệ thống nhắm bắn chuẩn xác, độ giật của hệ thống phóng lao móc và mối nguy hiểm tiềm ẩn khi phát bắn trúng mục tiêu sẽ tạo ra thêm nhiều mảnh vỡ. Các nhà nghiên cứu tại ESA cũng nghĩ đến một giải pháp viễn tưởng hơn là dùng chùm ion gồm các hạt mang điện để đẩy vệ tinh chết đến một vị trí định sẵn nhưng công nghệ này vẫn chưa đủ độ chín.
Theo một báo cáo từ ESA, 2 phương pháp hứa hẹn nhất được đề xuất là sử dụng các "xúc tu" và lưới cơ học. Đầu tiên, e.DeOrbit sẽ tiếp cận mục tiêu và ổn định vị trí trước mục tiêu bằng một cánh tay robot. Sau đó, một hệ thống xúc tu sẽ tỏa ra và ôm lấy mục tiêu trong khi cánh tay robot sẽ giữ cho e.DeOrbit không bị dội ngược ra khỏi mục tiêu. Cuối cùng, e.DeOrbit sẽ bắn ra một chiếc lưới nặng tại đầu một xúc tu. Lưới bao bọc lấy mục tiêu và các giữ chặt mục tiêu trong các xúc tu. Tuy nhiên, công việc vẫn chưa kết thúc. e.DeOrbit sẽ phải dừng hoạt động tự quay của mục tiêu và đây thực sự là một thách thức lớn đối với ESA.
ESA phải đối mặt với những câu hỏi đại loại như liệu có thể sử dụng các tên lửa hóa học, một hệ thống đẩy điện tử hay kết hợp cả 2 trên e.DeOrbit. Chi phí phát triển vệ tinh sẽ là bao nhiêu? Chúng (hệ thống đẩy) ảnh hưởng đến kích thước của tàu như thế nào? Liệu ESA có thể tự kiểm soát hoạt động của vệ tinh hay sẽ phải hợp tác với các cơ quan không gian khác?
Kế đến là một câu hỏi gây tranh cãi đó là phải làm gì với đống mảnh vỡ sau khi thu thập? Một cách giải quyết là đưa mảnh vỡ đến một quỹ đạo cao hơn, trên 2000 km so với Trái Đất. Mối nguy hiểm từ các mảnh vỡ sẽ được giảm thiểu nhưng mảnh vỡ vẫn tồn tại trên quỹ đạo và tệ hơn là từ 1 khối rác ban đầu sẽ trở thành 2 (tính cả phương tiện đưa chúng lên quỹ đạo mới). Giải pháp thay thế là đưa các mảnh vỡ xuống độ cao dưới 600 km để chúng bốc cháy trong khí quyển. Tuy nhiên, các mảnh vỡ sẽ phải được tiêu hủy tại một khu vực không người ở ngoài đại dương để tránh gây nguy hiểm cho dân cư bên dưới.
Giải pháp cuối cùng vẫn chưa được thống nhất và tất cả sẽ được thảo luận tại chuyên đề e.DeOrbit vào ngày 6 tháng 5 ở Hà Lan. Tại đây, ESA cùng các đại diện ngành công nghiệp không gian sẽ trình bày ý kiến của mình.
[Xe độ] BMW M6 Coupe 2014 Laguna Seca Blue đặc biệt với gói trang bị Competition Package
Ông Chris Marino - giám đốc bán hàng của của Century West BMW ở California, Mỹ vừa mới giới thiệu một phiên bản M6 đặc biệt, đó chính là chiếc BMW M6 Coupe Laguna Seca. Đây là chiếc M6 được chế tạo độc quyền trong chương trình BMW Individual của hãng xe Đức. Ngoài mẫu xe M6 Laguna Seca này, Chris Marino còn là cha đẻ của những chiếc BMW đặc biệt khác như BMW 750Li Laguna Seca Blue, 750Li Imola Red, 750Li Frozen White...
Những thông tin cơ bản đầu tiên về BMW M6 Laguna Seca Blue đã được tiết lộ. Theo đó, mẫu xe nàu sẽ được trang bị gói Competition Package với màu xang Laguna Seca đặc biệt và bộ phanh BMW M Performance được làm từ chất liệu carbon-gốm. Đây là chiếc M6 Coupe duy nhất trên thế giới được trang bị những option đặc biệt như thế này.
Với gói Competition Package, chiếc M6 Coupe màu xanh đặc biệt này có công suất tối đa lên đến 575 mã lực và mô-men xoắn cực đại 680Nm. Để chế tạo thành công chiếc xe này, những kỹ sư của BMW đã mất đến 4 tháng để lên kế hoạch, thiết kế và vận chuyển. Tuy nhiên, những gì mà khách hàng nhận được là hoàn toàn xứng đáng với thời gian bỏ ra để chờ đợi.Theo BMWBlog
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)