Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Sẽ có bản cập nhật Windows Phone 8.1 beta cho lập trình viên trong hôm nay, bạn đã sẵn sàng chưa?

DSC_2263.
Thông tin tại hội nghị Build cho biết Microsoft sẽ cho ra mắt bản thử nghiệm của Windows Phone 8.1 trong hôm nay. Để cập nhật lên bạn cần tài khoản lập trình viên hoặc ít nhất là đang dùng Windows Phone App Studio. Ở lần cập nhật WP 8 Update 3 lần trước thì Tinhte.vn đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng Windows Phone App Studio để thử nghiệm sớm và lần này cũng thực hiện tương tự như vậy. Cần lưu ý là đây mới chỉ là bản thử nghiệm, do vậy hãy thật cẩn trọng với dữ liệu của bạn. Nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy thông báo cập nhật trong vài tiếng nữa.

Tham khảo thêm: Huong Dan Tai Va Cai Dat Windows Phone 8 Update 3

[iOS] Cách khắc phục lỗi Wi-Fi "Unable to join the network..."

tinhte.vn-ios-wifi.

Bạn nào dùng iPhone với iPad chắc cũng đôi lần gặp phải lỗi không kết nối được Wi-Fi, nhất là khi ở quán cafe, khách sạn hoặc dùng Wi-Fi... hàng xóm. Thông báo hay gặp nhất là câu "Unable to join the network [tên Wi-Fi]". Trong diễn đàn Tinh Tế chúng ta cũng có một vài thảo luận về vấn đề này nhưng chưa đi đến đâu cả, bởi vậy nên mình xin tổng hợp lại các ý kiến cũng như cộng thêm trải nghiệm thực tế của mình để giúp các bạn khắc phục nó.

Nguyên nhân lỗi:
  • Sai mật khẩu Wi-Fi.
  • Router Wi-Fi nằm quá xa.
  • Một số lỗi nào đó nằm trong hệ thống.
  • Do có quá nhiều người cùng kết nối vào Wi-Fi.
CÁCH KHẮC PHỤC

Sai mật khẩu
  • Hãy chắc chắn là bạn gõ đúng mật khẩu Wi-Fi, tốt nhất nên tắt bộ gõ tiếng Việt và chuyển sang bàn phím tiếng Anh để không gõ thành dấu, ví dụ gõ "aa" thì sẽ thành "â" chẳng hạn.
  • Để chắc ăn nhất, bạn hãy mở ứng dụng Notes lên rồi thử gõ mật khẩu vào trong đó để coi mình có gõ đúng hay không, vì trong Settings, mật khẩu Wi-Fi được bôi đen thành dấu tròn nên chúng ta không thể biết được mình đang gõ đúng hay sai.
Router Wi-Fi nằm quá xa
  • Cái này là hay gặp nhất. Cách khắc phục đơn giản là bạn hãy ngồi gần router phát hoặc kêu hàng xóm kéo router lại sát nhà cho bạn xài :D
Lỗi hệ thống
Cái này thì không rõ lỗi gì, mình đã đọc khá nhiều bài viết trên forum của Apple nhưng không có cái nào là rõ ràng cả. Cũng may là chúng ta có thể khắc phục bằng một trong các cách sau (hoặc áp dụng tất cả cùng lúc cũng được):
  • Xóa Wi-Fi đó ra khỏi máy rồi nhập lại: vào Settings > Wi-Fi > bấm vào biểu tượng hình chữ "i" cuối dòng tên Wi-Fi, chọn "Forget this Network" để xóa, sau đó chọn Wi-Fi đó để nhập pass lại từ đầu.
  • Xóa toàn bộ cài đặt mạng: Settings > Reset > Reset Network Settings. Cái này sẽ xóa toàn bộ các mạng Wi-Fi có trong điện thoại cùng với mật khẩu của chúng. Sau đó bạn cũng tiến hành kết nối lại với Wi-Fi đó như cách trên.
  • Đôi khi tên Wi-Fi không hiện ra trong Settings > bạn chỉ cần tắt công tắc Wi-Fi (Off) rồi On lại, lúc này máy sẽ Refresh lại danh sách Wi-Fi xung quanh. Hoặc bạn cũng có thể tắt Wi-Fi rồi tắt luôn Settings trong màn hình đa nhiệm (nhấn nút Home 2 lần > xóa Settings), sau đó vào lại Settings và thử kết nối lần nữa.
  • Reset router Wi-Fi (cái này nhiều lúc không khả thi :))
Quá nhiều người sử dụng
  • Mời người ta về bớt cho mình xài :D
Kết luận
Khi thường xuyên gặp lỗi trên thì chúng ta rất khó chịu. Ở đây không có cách khắc phục cụ thể mà bạn phải thử từng cái một và hy vọng nó sẽ giúp chúng ta kết nối thành công với Wi-Fi.

Người đẹp tại triển lãm xe Bangkok Motor Show 2014

Người đẹp đi với xe đẹp, xe có thể không đẹp nhưng người chắc chắn phải đẹp đến mấy phần. Đây là những hình ảnh mình chụp tại triển lãm xe Bangkok Motor Show 2014 ở Thái Lan vừa qua. Mặc dù triển lãm có quy mô rất lớn nhưng chỉ có một vài hãng là chịu mời thêm các cô nàng PG xinh xắn cho gian hàng của họ, ví dụ như BMW, Ducati, Nissan hay Harley-Davidson... còn các hãng khác chỉ trưng xe mà thôi.

Mời các bạn cùng xem và bình luận một cách tinh tế nhé :)

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-01.
Mẫu lung linh của hãng xe hơi Ssangyong (Hàn Quốc)

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-02.
Ssangyong

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-03.
Mẫu dịu dàng bên chiếc xe BMW R nineT

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-04.
Mẫu "trắng đen"

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-05.
Mẫu cầm súng

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-06.
Mẫu ngồi im

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-32.
Mẫu "phượt" bên chiếc xe BMW K 1600 GTL

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-07.
Mẫu ngầu của Harley-Davidson

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-08.
Mẫu...

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-10.
Mẫu thướt tha của Ducati

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-11.
Người đẹp và quỷ dữ Monster 1200 S

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-12.

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-13.

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-14.
Điệu đà bên chiếc Ducati Diavel

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-15.
Mẫu xe đua Honda RC213V

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-16.
Mẫu và Honda MSX125

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-17.

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-18.
Dàn mẫu lý tưởng, đằng sau là chiếc xe hơi ý tưởng Toyota FV2

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-19.
Mẫu đẹp của NISSAN

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-20.

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-21.
Điệu

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-22.
Mẫu hớn hở của ISUZU

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-23.
Mẫu quý phái của Land Rover

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-24.
Mẫu búp bê của hãng nào đó không nhớ tên

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-25.
Mẫu gấu của KENWOOD

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-26.
Mẫu mèo của hãng điện tử Alpine

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-27.
Mẫu cá tính bên cạnh chiếc xe Mini Cooper S

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-28.
Mẫu trái tim của Mitsubishi

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-29.

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-30.
Vẫn là Mitsubishi

tinhte.vn-pg-bangkok-motor-show-31.
Mẫu đen bí ẩn Porsche

Microsoft cho phép người dùng chỉ cần trả tiền một lần cho cả ứng dụng Windows Phone và Windows

universal-windows-apps.
Microsoft vừa đưa ra một chính sách hợp nhất mới cho phép các lập trình viên thiết lập một mức giá chung cho phần mềm/game có cả trên Windows StoreWindows Phone Store, qua đó cho phép người dùng chỉ cần trả một lần tiền duy nhất thay vì phải trả 2 lần khác nhau cho 2 bản Windows 8 và Windows Phone 8. Đây là một ưu điểm rất lớn nếu so với Mac OS hay Chrome OS của Apple và Google vốn sử dụng hai hệ thống kho ứng dụng riêng biệt hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là Microsoft chỉ đưa ra các công cụ còn quyết định có làm một ứng dụng hợp nhất hay không phụ thuộc vào lập trình viên, không phải phần mềm nào cũng có thể áp dụng chính sách đó.

Ngoài ra, Microsoft còn bổ sung các mức giá 0.99$ và 1.29$ cho ứng dụng máy tính trên Windows Store. Đây là 2 mức giá rất hấp dẫn với người dùng, chiếm tới 55% giao dịch trên Windows Phone Store.

Tham khảo: Windows Blog

Một số điểm mới của Internet Explorer 11 trên Windows Phone 8.1

Trên Windows Phone 8.1, Microsoft đã thực hiện một số thay đổi với Internet Explorer nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho chúng ta, đồng thời cũng giúp trình duyệt này cạnh tranh mạnh mẽ hơn với những đối thủ như Chrome hay Safari trên thiết bị di động. Những cải tiến trong Internet Explorer 11 tuy không nhiều nhưng bù lại rất đáng giá, từ việc cho phép chơi các video nhúng ngay trong web cho đến chế độ đặc biệt giúp hiển thị nội dung rõ ràng, mạch lạc hơn.

Đầu tiên là tính năng cho phép chơi các video dạng HTML5 ngay trong trang web (ví dụ như video YouTube nhúng trong các bài viết mà anh em thấy trên Tinh tế). Trước đây, đối với các clip dạng này thì IE trên Windows Phone buộc chúng ta phải mở nó trong một giao diện riêng, rất phiền toái trong trường hợp chúng ta vừa muốn xem video vừa muốn đối chiếu với một nội dung gì đó trên web. Còn bây giờ thì trải nghiệm đã tự nhiên và hợp lý hơn. Tất nhiên nếu muốn thì bạn vẫn có thể phóng to nó ra toàn màn hình để xem, không vấn đề gì cả.

Video_YouTUbe.

Kế tiếp là In-Private Browsing, tính năng lướt web ở chế độ riêng tư. Khi kích hoạt chế độ này, máy sẽ không ghi lại các thông tin đăng nhập, cookie, file tạm cũng như lịch sử duyệt web, tương tự như chế độ bảo mật của IE trên máy tính.

InPrivate.

Trên IE 11 của Windows Phone 8.1 cũng đã xuất hiện Reader Mode, tính năng dành cho anh em thích đọc. Nó sẽ hiển thị nội dung chính của web và loại bỏ hết quảng cáo cũng như các thành phần đồ họa râu ria bên ngoài, giúp chúng ta tập trung hơn vào những thứ quan trọng. Một biểu tượng nhỏ hình cuốn sách sẽ xuất hiện ở thanh địa chỉ khi duyệt qua một số trang web tương thích để giúp chúng ta kích hoạt tính năng này.

IE_11_Reader.

Cuối cùng, IE 11 đã hỗ trợ đồng bộ các tab đang mở với IE trên máy tính Windows 8.1 cũng như IE trên các điện thoại Windows Phone 8.1 khác. Tất cả những gì chúng ta cần làm là đăng nhập cùng một tài khoản Microsoft trên tất cả những thiết bị này. Hãy thử tưởng tượng rằng lúc ở nhà bạn đang đọc một bài nào đó trên Tinh tế thì có việc phải ra ngoài đường. Khi giải quyết xong công việc, bạn chỉ cần rút điện thoại ra và chỉ với một vài thao tác đơn giản thì bài viết đó đã xuất hiện trên màn hình, chúng ta không cần phải mất công tìm kiếm thêm lần nữa.

Sync_tab.

Vài thay đổi khác của Internet Explorer 11 trên Windows Phone 8.1:
  • Hỗ trợ chuyển giữa 2 tab với nhau bằng cách nhấn giữ nút Back
  • Có tùy chọn tải về tập tin bất kì (còn mở được hay không thì tùy vào việc máy có cài app tương thích hay không. Ví dụ: tải file *.xls thì có thể mở bằng Office)
  • Cho phép mở nhiều hơn 6 tab cùng lúc, bạn sẽ không bị yêu cầu đóng bớt như trước

Việc Facebook tách riêng tính năng Messenger có phải là quyết định sáng suốt?

Facebook_Messnger_tach_ring.

Facebook, Twitter và nhiều mạng xã hội khác hiện đang xây dựng trang web dành cho máy tính của mình như một dịch vụ đa năng, nơi người dùng có thể làm mọi thứ từ duyệt qua các dòng trạng thái, chia sẻ tập tin đa phương tiện, chơi game cho đến nhắn tin. Tuy nhiên, khi mang lên thiết bị di động thì dịch vụ đa năng này không còn mang lại trải nghiệm tốt như trên máy tính: người dùng phải mất nhiều thao tác điều hướng, dễ bị rối và trên hết, màn hình nhỏ với không gian hạn hẹp của smartphone, tablet không cho phép bố trí nhiều tính năng một cách trực quan như trên web. Vậy là các công ty bắt đầu nghiên cứu cách tinh giảm app di động của mình cho phù hợp hơn.

Hồi tuần rồi, chúng ta được nghe thông tin rằng Facebook sẽ loại bỏ khả năng nhắn tin ra khỏi app của mình. Nếu người dùng muốn chat với bạn bè trên thiết bị di động, họ buộc phải cài thêm ứng dụng Facebook Messenger. Hiện thay đổi này đã bắt đầu áp dụng cho khu vực Châu Âu và sẽ sớm được công ty mang đến những khu vực khác.

Ở thời gian đầu, việc tháo bỏ tính năng nhắn tin khỏi app Facebook sẽ gặp phải sự chống đối của nhóm người dùng không chịu thay đổi (gọi là change resistant), hãng cũng sẽ bị chỉ trích vì để sử dụng một mạng xã hội mà người dùng buộc phải cài đến hai phần mềm khác nhau trên cùng một máy. Tuy nhiên, đây dường như lại là chọn lựa thông minh và an toàn nhất mà Facebook có thể làm để giúp cho dịch vụ của mình tiếp tục phát triển trên các thiết bị di động.

Bỏ bớt gánh nặng

Ứng dụng Facebook trên thiết bị di động hiện nay là một phần mềm khá lớn, bản cho Android có dung lượng khoảng 31MB tùy thiết bị, còn bản cho iOS là 62MB. So với dung lượng trung bình khoảng 5-10MB của các ứng dụng di động khác thì app Facebook rõ ràng là một "gã khổng lồ". Bằng cách loại bỏ tính năng nhắn tin, công ty sẽ khiến cho ứng dụng của mình nhỏ lại, đẩy nhanh tốc độ tải về khi người dùng cài đặt, chưa kể đến việc tiết kiệm tài nguyên hệ thống hơn bởi app đã bớt cồng kềnh.

Ngoài việc giúp tối ưu hóa mức độ tiêu thụ năng lượng, việc thu gọn kích cỡ còn giúp ứng dụng này chiếm ít không gian lưu trữ hơn, phù hợp để cài lên các thiết bị giá rẻ tại những thị trường mới nổi, nơi mà điện thoại phổ thông và smartphone tầm thấp - trung vẫn đang chiếm đa số. Để tiếp tục tăng trưởng, Facebook buộc phải tìm cách kiếm tiền từ thị trường này và hãng phải làm cho người dùng hài lòng khi cài app của mình thì mới đạt được mục tiêu.

Để đảm bảo người dùng không phải nhảy ra nhảy vào màn hình chính khi cần chuyển giữa hai ứng dụng với nhau, Facebook đã bổ sung thêm khả năng gọi ứng dụng Messenger khi bạn nhấn vào biểu tượng nhắn tin trong app chính, còn lúc đang ở Messenger thì chúng ta cũng có nút để quay ngược về Facebook chỉ với một lần chạm. Hiện mình đã thấy thay đổi này trên iOS, còn bên Android có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa.

Mở rộng tính năng

Bằng cách tách riêng trình nhắn tin ra khỏi app Facebook, công ty giờ đây có thêm chỗ để tích hợp những tính năng mới không chỉ vào Facebook mà còn vào Messenger nữa. Bản thân ứng dụng Messenger trên cả iOS và Android hiện đã cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn hơn so với app Facebook gốc khi nói đến việc chat chit, ví dụ như giao diện hiện đại hơn, tốc độ hoạt động nhanh, hỗ trợ sticker tốt, xem trạng thái online một cách linh hoạt, tích hợp với số điện thoại người dùng và còn nhiều thứ nữa. Nói cách khác, Messenger phải là một nơi lý tưởng để nhắn tin trực tiếp giữa những người dùng với nhau.

Facebook_Mess.

Trong khi đó, Facebook có thể biến ứng dụng chính của mình thành một nơi để liên lạc với cả thế giới bạn bè, không chỉ giữa một số người với nhau. Chúng ta có thể thoải mái đăng tin lên News Feed, lên Timeline của bạn bè. Hơn thế nữa, Facebook sẽ có điều kiện để cải thiện những trải nghiệm này thay vì biến app trở thành một "trạm chung chuyển" có thể làm nhiều thứ nhưng lại không có thứ nào thật sự tốt khi được sử dụng trên thiết bị di động.

Đi xa hơn nữa

Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng không chỉ là cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn để Messenger thật sự trở thành một nền tảng nhắn tin thực thụ. Hãng muốn người dùng nghĩ về Messenger như một dịch vụ nhắn tin hoàn chỉnh, không phải là một phần của Facebook. Đó cũng là lý do mà giao diện của ứng dụng Messenger hiện nay rất khác biệt so với ứng dụng Facebook chính, ngay cả tông màu xanh dương cũng có độ đậm khác nhau, cách điều hướng giửa các tính năng trong app cũng chẳng giống nhau.

Đi xa hơn, chúng ta có thể nghĩ đến việc Facebook sẽ tích hợp tính năng của WhatsApp vào Messenger. Lúc kí kết thương vụ trị giá 19 tỉ USD này Facebook đã cam kết sẽ để cho WhatsApp tiếp tục hoạt động độc lập với mô hình hiện tại của công ty, nhưng điều đó không có nghĩa là Messenger sẽ không được phép tích hợp các công nghệ đã làm nên danh tiếng của WhatsApp. Những tính năng hay của WhatsApp như nhắn tin video, trao đổi số liên lạc, chia sẻ địa điểm hoàn toàn có thể trở thành một phần của Messenger.

Ngoài ra, nếu như Facebook có dự định gộp chung WhatsApp với Messenger trong dài hơn thì việc tách riêng Messenger cũng là một nước đi cực kì đúng đắn. Nó sẽ đảm bảo rằng người dùng không phải đối mặt với quá nhiều thay đổi cùng một lúc, về phía Facebook thì việc thiết kế, lập trình, quản trị chất lượng phần mềm/dịch vụ cũng trở nên dễ dàng hơn so với khi Messenger còn là một bộ phận của app Facebook chính.

Nói tóm lại, bằng cách đẩy riêng Messenger ra ngoài, Facebook đang thực hiện một nước cờ thông minh để đảm bảo cho tương lai của mình trên thị trường di động, đồng thời đặt ra một nền tảng vững chắc để tiếp tục cải tiến (và kết hợp) dịch vụ của mình. Thứ mà người dùng mất đi đó là sự tiện lợi khi thao tác trong chỉ một app duy nhất nhưng bù lại chúng ta có được trải nghiệm tốt hơn, chưa kể đến việc xuất hiện nhiều hơn những tính năng mới trong tương lai.

Nguồn: GigaOM

Việc Facebook tách riêng tính năng Messenger có phải là quyết định sáng suốt?

Facebook_Messnger_tach_ring.

Facebook, Twitter và nhiều mạng xã hội khác hiện đang xây dựng trang web dành cho máy tính của mình như một dịch vụ đa năng, nơi người dùng có thể làm mọi thứ từ duyệt qua các dòng trạng thái, chia sẻ tập tin đa phương tiện, chơi game cho đến nhắn tin. Tuy nhiên, khi mang lên thiết bị di động thì dịch vụ đa năng này không còn mang lại trải nghiệm tốt như trên máy tính: người dùng phải mất nhiều thao tác điều hướng, dễ bị rối và trên hết, màn hình nhỏ với không gian hạn hẹp của smartphone, tablet không cho phép bố trí nhiều tính năng một cách trực quan như trên web. Vậy là các công ty bắt đầu nghiên cứu cách tinh giảm app di động của mình cho phù hợp hơn.

Hồi tuần rồi, chúng ta được nghe thông tin rằng Facebook sẽ loại bỏ khả năng nhắn tin ra khỏi app của mình. Nếu người dùng muốn chat với bạn bè trên thiết bị di động, họ buộc phải cài thêm ứng dụng Facebook Messenger. Hiện thay đổi này đã bắt đầu áp dụng cho khu vực Châu Âu và sẽ sớm được công ty mang đến những khu vực khác.

Ở thời gian đầu, việc tháo bỏ tính năng nhắn tin khỏi app Facebook sẽ gặp phải sự chống đối của nhóm người dùng không chịu thay đổi (gọi là change resistant), hãng cũng sẽ bị chỉ trích vì để sử dụng một mạng xã hội mà người dùng buộc phải cài đến hai phần mềm khác nhau trên cùng một máy. Tuy nhiên, đây dường như lại là chọn lựa thông minh và an toàn nhất mà Facebook có thể làm để giúp cho dịch vụ của mình tiếp tục phát triển trên các thiết bị di động.

Bỏ bớt gánh nặng

Ứng dụng Facebook trên thiết bị di động hiện nay là một phần mềm khá lớn, bản cho Android có dung lượng khoảng 31MB tùy thiết bị, còn bản cho iOS là 62MB. So với dung lượng trung bình khoảng 5-10MB của các ứng dụng di động khác thì app Facebook rõ ràng là một "gã khổng lồ". Bằng cách loại bỏ tính năng nhắn tin, công ty sẽ khiến cho ứng dụng của mình nhỏ lại, đẩy nhanh tốc độ tải về khi người dùng cài đặt, chưa kể đến việc tiết kiệm tài nguyên hệ thống hơn bởi app đã bớt cồng kềnh.

Ngoài việc giúp tối ưu hóa mức độ tiêu thụ năng lượng, việc thu gọn kích cỡ còn giúp ứng dụng này chiếm ít không gian lưu trữ hơn, phù hợp để cài lên các thiết bị giá rẻ tại những thị trường mới nổi, nơi mà điện thoại phổ thông và smartphone tầm thấp - trung vẫn đang chiếm đa số. Để tiếp tục tăng trưởng, Facebook buộc phải tìm cách kiếm tiền từ thị trường này và hãng phải làm cho người dùng hài lòng khi cài app của mình thì mới đạt được mục tiêu.

Để đảm bảo người dùng không phải nhảy ra nhảy vào màn hình chính khi cần chuyển giữa hai ứng dụng với nhau, Facebook đã bổ sung thêm khả năng gọi ứng dụng Messenger khi bạn nhấn vào biểu tượng nhắn tin trong app chính, còn lúc đang ở Messenger thì chúng ta cũng có nút để quay ngược về Facebook chỉ với một lần chạm. Hiện mình đã thấy thay đổi này trên iOS, còn bên Android có lẽ phải đợi thêm một thời gian nữa.

Mở rộng tính năng

Bằng cách tách riêng trình nhắn tin ra khỏi app Facebook, công ty giờ đây có thêm chỗ để tích hợp những tính năng mới không chỉ vào Facebook mà còn vào Messenger nữa. Bản thân ứng dụng Messenger trên cả iOS và Android hiện đã cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn hơn so với app Facebook gốc khi nói đến việc chat chit, ví dụ như giao diện hiện đại hơn, tốc độ hoạt động nhanh, hỗ trợ sticker tốt, xem trạng thái online một cách linh hoạt, tích hợp với số điện thoại người dùng và còn nhiều thứ nữa. Nói cách khác, Messenger phải là một nơi lý tưởng để nhắn tin trực tiếp giữa những người dùng với nhau.

Facebook_Mess.

Trong khi đó, Facebook có thể biến ứng dụng chính của mình thành một nơi để liên lạc với cả thế giới bạn bè, không chỉ giữa một số người với nhau. Chúng ta có thể thoải mái đăng tin lên News Feed, lên Timeline của bạn bè. Hơn thế nữa, Facebook sẽ có điều kiện để cải thiện những trải nghiệm này thay vì biến app trở thành một "trạm chung chuyển" có thể làm nhiều thứ nhưng lại không có thứ nào thật sự tốt khi được sử dụng trên thiết bị di động.

Đi xa hơn nữa

Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng không chỉ là cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn để Messenger thật sự trở thành một nền tảng nhắn tin thực thụ. Hãng muốn người dùng nghĩ về Messenger như một dịch vụ nhắn tin hoàn chỉnh, không phải là một phần của Facebook. Đó cũng là lý do mà giao diện của ứng dụng Messenger hiện nay rất khác biệt so với ứng dụng Facebook chính, ngay cả tông màu xanh dương cũng có độ đậm khác nhau, cách điều hướng giửa các tính năng trong app cũng chẳng giống nhau.

Đi xa hơn, chúng ta có thể nghĩ đến việc Facebook sẽ tích hợp tính năng của WhatsApp vào Messenger. Lúc kí kết thương vụ trị giá 19 tỉ USD này Facebook đã cam kết sẽ để cho WhatsApp tiếp tục hoạt động độc lập với mô hình hiện tại của công ty, nhưng điều đó không có nghĩa là Messenger sẽ không được phép tích hợp các công nghệ đã làm nên danh tiếng của WhatsApp. Những tính năng hay của WhatsApp như nhắn tin video, trao đổi số liên lạc, chia sẻ địa điểm hoàn toàn có thể trở thành một phần của Messenger.

Ngoài ra, nếu như Facebook có dự định gộp chung WhatsApp với Messenger trong dài hơn thì việc tách riêng Messenger cũng là một nước đi cực kì đúng đắn. Nó sẽ đảm bảo rằng người dùng không phải đối mặt với quá nhiều thay đổi cùng một lúc, về phía Facebook thì việc thiết kế, lập trình, quản trị chất lượng phần mềm/dịch vụ cũng trở nên dễ dàng hơn so với khi Messenger còn là một bộ phận của app Facebook chính.

Nói tóm lại, bằng cách đẩy riêng Messenger ra ngoài, Facebook đang thực hiện một nước cờ thông minh để đảm bảo cho tương lai của mình trên thị trường di động, đồng thời đặt ra một nền tảng vững chắc để tiếp tục cải tiến (và kết hợp) dịch vụ của mình. Thứ mà người dùng mất đi đó là sự tiện lợi khi thao tác trong chỉ một app duy nhất nhưng bù lại chúng ta có được trải nghiệm tốt hơn, chưa kể đến việc xuất hiện nhiều hơn những tính năng mới trong tương lai.

Nguồn: GigaOM