Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối". Dù vậy, không phải loại nước nào cũng có vị mặn. Tất cả chúng ta đều biết rằng nước biển thì luôn có vị mặn trong khi nước mưa, nước ở ao hồ, sông suối thì không. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Mình cũng đã từng có thắc mắc tương tự? Đó cũng chính là vấn đề mà chuyên mục "Tại sao" tuần này sẽ cùng các bạn đi tìm lời giải đáp cho vấn đề tưởng chừng như đơn giản và dĩ nhiên như vậy: "Tại sao nước biển lại mặn?"
Nước biển mặn đến mức nào?
Hãy dùng một thí nghiệm nho nhỏ để xem nước biển mặn đến mức độ nào. Hãy lấy một cốc nước lọc bình thường, dĩ nhiên là bạn có thể uống cốc nước một cách ngon lành. Giờ hãy cho thêm vào đó một ít muối, bạn bắt đầu cảm thấy vị mặn những có thể vẫn uống được một ít do độ mặn chưa đạt đến ngưỡng chịu đựng của bạn. Giờ hãy tiếp tục cho thêm thật nhiều muối vào và chắc chắn ly nước bây giờ đã không thể nào uống được nữa.
Vị giác của bạn sẽ kịch liệt phản đối với bạn rằng ly nước này quá mặn để uống. Nước biển cũng tương tự như vậy, con người không thể nào uống được. Nước biển hoàn toàn đối lập với nước lọc mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó có chứa rất nhiều loại hợp chất hòa tan bên trong và cơ thể con người không thể nào chấp nhận được.
Vậy nước biển mạn đến mức nào? Một vài nhà hóa học đã ước tính rằng các đại dương trên Trái Đất có chứa hơn 50 triệu tỷ tấn chất hòa tan. Nếu muối trong nước biển có thể được tách ra và mang lên mặt đất, nó sẽ tạo ra một lớp dày tới 152 mét trải đều khắp các lục địa. Chiều cao này tương đương với một tòa nhà 40 tầng hiện nay.
Hãy thử so sánh lượng muối của nước biển so với lượng muối chứa trong nước tại ao hồ. Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1 kg muối. Trong khi đó, nước tại một hồ nước thông thường chỉ chứa khoảng 4,54 gram muối các loại. Do đó, về mặt tính toán thì chúng ta có thể suy ra rằng nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.
Điều trên đã dấy lên một sự tò mò của các nhà khoa học: Tại sao nước ngọt trong sông suối khi chảy ra biển lại có vị mặn? Vậy nguồn gốc của biển và "muối" chứa trong nó từ đâu mà có? Làm cách nào để giải thích nguồn gốc các thành phần hóa học với trữ lượng khổng lồ trong nước biển? Tất cả đều này và các câu hỏi khác có liên quan đều được các nhà khoa học tìm kiếm câu trả lời.
Nguồn gốc của đại dương
Đại dương (hay biển) trên hành tinh của chúng ta bao gồm: Bắc và Nam Thái Bình Dương, Bắc và Nam Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và vùng biển Nam Cực. Dựa vào các hóa thạch sinh vật cổ đại được tìm thấy dưới đáy biển, các nhà khoa học đã dự đoán rằng đại dương có tuổi vào khoảng hơn 500 triệu năm. Cho đến nay vẫn có nhiều giả thuyết lý giải cho nguồn gốc của đại dương. Dù vậy, vẫn chưa có giả thuyết nào có thể lý giải toàn bộ các khía cạnh của vấn đề.
Nhiều nghiên cứu về Trái Đất đồng ý với giả thuyết rằng cả khí quyển và đại dương đều được tích lũy dần dần từ thời điểm kiến tạo địa chất thông qua quá trình "loại khí" của Trái Đất. Theo lý thuyết này, các đại dương được bắt nguồn từ hơi nước và các loại khí khác thoát ra từ mắcma nóng chảy của Trái Đất. Sau đó bay lên cao và được làm lạnh thành mây bao phủ bên trên.
Sau khi bề mặt Trái Đất nguội đi dưới điểm sôi của nước, mưa bắt đầu rơi và rơi liên tục trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Sau khi toàn bộ lượng nước rơi xuống, nó bao phủ hầu như toàn bộ bề mặt Trái Đất và đại dương nguyên sinh đầu tiên ra đời. Đồng thời, lúc bấy giờ nước cũng được trọng lực giữ lại nên không bị rơi ra khỏi Trái Đất.
Nguồn gốc của muối
Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại dương được tích tụ dần dần. Đây là kết quả từ các quá trình làm nguội mắcma trên vỏ Trái Đất bởi phong hóa và xối mòn. Khi núi được hình thành, nước mưa, các dòng suối đã mang các loại khoáng chất từ trên đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành một lượng lớn như ngày nay.
Một số loại muối trong đại dương cũng có nguồn gốc từ trong đá và các trầm tích bên dưới đáy biển. Một nguồn muối khác của đại dương là từ các loại chất rắn và khí thoát ra khỏi vỏ Trái Đất bằng các miệng núi lửa. Núi lửa sẽ mang các loại hợp chất bên trong lòng Trái Đất thoát ra bên ngoài và tích tụ lại trong đại dương.
Nếu nước ngọt chảy ra biển, vậy tại sao nước biển vẫn mặn?
Lượng nước ngọt từ sông Amazon, Mississippi, Mê Kông,... ngày đêm đều tuôn đổ ra Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,... và tất cả nước biển đều mặn. Tại sao nước trong đại dương không bị dòng nước ngọt làm loãng ra? Lý do vị mặn của đại dương là kết quả của nhiều quá trình tự nhiên, lượng muối bên trong đại dương chỉ là 1 trong những yếu tố tạo nên vị mặn này.
Vào lúc ban đầu, biển cổ đại chỉ có chứa một lượng nhỏ muối và chưa đạt được độ mặn như ngày nay. Nhưng sau khi những cơn mưa đầu tiên xối xuống Trái Đất trẻ vào hàng trăm triệu năm trước, dòng nước đã phá vỡ các lớp địa chất và vận chuyển những loại khoáng sản ra biển. Kể từ đó, đại dương bắt đầu dần dần mặn hơn. Người ta ước tính rằng những con sông và suối từ Mỹ chảy ra biển hàng năm đã mang theo 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích để cung cấp cho đại dương.
Trong một tính toán mới đây đã cho thấy rằng khối lượng các chất rắn hòa tan từ đất chiếm khoảng 2,3 tấn trên 1 km vuông đất tại Úc cho tới 46,3 tấn trên 1 km vuông đất tại châu Âu. Theo ước tính, tất cả các con sông trên thế giới đã mang theo 4 tỷ tấn muối khoáng hòa tan ra biển mỗi năm. Lượng muối này sẽ nằm lại dưới đáy đại dương và dần hình thành nên những lớp trầm tích mới. Nói cách khác, lượng muối đi vào và đi ra tất cả cá đại dương trên Trái Đất hiện tại luôn được cân bằng.
Như vậy, lượng muối đi vào đại dương dưới dạng hòa tan và đi ra đại dương dưới dạng trầm tích vẫn chưa giải thích được nguồn gốc vị mặn của nước biển. Chúng ta vẫn biết, muối luôn tập trung ở biển và không thể di chuyển theo hơi nước. Khi mặt trời truyền nhiệt xuống mặt biển, hơi nước gần như tinh khiết bốc lên cao nhưng lượng muối khoáng vẫn nằm lại biển. Quá trình này là 1 phần của vòng tuần hoàn liên tục diễn ra giữa Trái Đất mà khi quyển: Vòng tuần hoàn của nước.
Hơi nước bốc lên từ bề mặt đại dương và được những cơn gió mang tới nơi khác. Khi hơi nước gặp được khối không khí lạnh hơn ở trên cao, nó ngưng tụ lại (chuyển từ thể khí sang thể lỏng) và rơi xuống mặt đất tạo thành mưa. Mưa trên đất liền được quy lại bởi các dòng sông, suối và cuối cùng lại chảy ra biển. Và chu trình cứ thế lại diễn ra liên tục. Chính vì lý do đó, nước tại các con sông trên đất liền không có vị mặn, nhưng khi chảy ra biển lại tiếp tục hòa tan lượng muối vẫn còn dưới biển và tiếp tục có vị mặn. Trên thực tế, kể từ khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống, biển đã dần trở nên mặn hơn.
Nước biển không hề đơn giản
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nước biển trong nhiều thế kỷ nay. Dù vậy, cho đến nay họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết những thành phần hóa học của nó. Một phần nguyên nhân là do thiếu các phương pháp và quy trình đúng đắn để đo lường các thành phần trong nước biển. Nguyên nhân sâu xa cản trở quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học chính là kích thước quá lớn của Đại dương, chiếm tới 70% bề mặt Trái Đất, và hệ thống các hợp chất hóa học hết sức phức tạp vốn có trong môi trường biển, trong số đó lại có những nguyên tố liên tục biến đổi theo chu kỳ thời gian.
Cho đến hiện nay, chỉ mới có 72 nguyên tố hóa học được phát hiện ra trong nước biển. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng hợp chất thực sự tồn tại trong đại dương. Một số nhà khoa học cho rằng tất cả các nguyên tố hóa học tự nhiên của Trái Đất đều tồn tại trong nước biển. Đồng thời, các nguyên tố này cũng kết hợp với nhau bằng nhiều cách khác nhau ở cả 2 dạng hòa tan, hoặc kết tủa thành những chất lắng đọng dưới đáy biển và hình thành nên trầm tích. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được kết tủa, các hợp chất này vẫn có khả năng thay đổi thành phần hóa học do phải luôn chịu sự tác động của các quá trình diễn ra liên tục trong môi trường biển.
Độ mặn của nước biển có sự thay đổi
Các nhà đại dương học đã dùng đơn vị phần nghìn (o/oo) để đo lường về độ mặn (tính chung tất cả các loại muối) và nồng độ của một số thành phần đặc biệt trong nước biển như NaCl, Natri, Magie,... Theo đó, khi nói độ mặn 35 o/oo có nghĩa là 35 pound (15 kg) muối trong 1000 pound nước biển. Tương tự, nồng độ NaCl 10 o/oo có nghĩa là có 10 pound NaCl trong 1000 pound nước biển.
Độ mặn của nước biển cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Nước biển mặn nhất...
Vùng biển có độ mặn nhất (40 o/oo) thuộc về biển Đen và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất. So sánh giữa các đại dương lớn với nhau, Đại Tây Dương có mức độ mặn của nước biển lớn nhất với độ mặn trung bình vào khoảng 37,9 o/oo. Chỉ tính riêng Bắc Đại Tây Dương, biển Sargasso là khu vực có độ mặn lớn nhất với diện tích vào khoảng 5,18 km vuông. Độ mặn khá cao của nước biển tại khu vực này một phần là do nhiệt độ. Vùng biển này có nhiệt độ khá cao (vào khoảng 28oC). Điều này tạo làm cho nước có tỷ lệ bay hơi cao. Thêm vào đó, khu vực biển này cách đất liền khá xa (cách đảo Canary khoảng 2000 km về phía tây) nên cũng không nhận được nguồn nước ngọt từ sông suối.
Biển Đen - Nơi có độ mặn nước biển bậc nhất thế giới
Nơi có độ mặn của nước biển thấp nhất thuộc về khu vực biển Bắc cực và Nam Cực. Nguyên nhân đây là khu vực có nhiệt độ thấp, hơn nữa, nước biển luôn được pha loãng bởi băng tan chảy và mưa liên tục. Những vịnh nhỏ ven biển cũng có độ mặn thấp hơn so với mức trung bình. Điển hình như biển Baltic (độ mặn từ 5 đến 15 o/oo), biển Đen (độ mặn dưới 20 o/oo)... Phần lớn những khu vực biển này đều được bổ sung nguồn nước ngọt mới khối lượng vài tỷ tấn mỗi ngày.
Tương tự, độ mặn của những vùng biển dọc theo miền duyên hải của các quốc gia cũng có độ mặn thay đổi tương ứng với thời gian trong năm và vị trí địa lý của nó. Điển hình như khu vực ven biển tại bang Miami, Hoa Kỳ. Độ mặn của nước biển thay đổi từ 34,8 o/oo vào tháng 10 và đạt mức 36,4 o/oo vào tháng 5, tháng 6. Trong khi đó, với những khoảng thời gian tương tự thì bờ biển Astoria, bang Oregon lại có độ mặn của nước biển là 0,3 o/oo vào tháng 4,5 và đạt mức 2,6 vào tháng 10.
Nguyên nhân cho sự khác nhau là do vùng ven biển Miami ít bị pha loãng bởi nước ngọt hơn so với khu vực biển Astoria. Còn vùng biển Astonia lại được pha loãng do nguồn nước ngọt từ sông Columbia cung cấp.
Nhìn chung, thành phần muối chứa trong nước biển từ các nguồn có sẵn từ trước và từ nhiều nguồn trên đất liền. Điều này làm cho độ mặn của nước biển thường vào khoảng từ 22 o/oo đến dưới 38 o/oo. Trên toàn thế giới, độ mặn trung bình của nước biển là khoảng 35 o/oo. Đây là độ mặn trung bình được nhà khoa học William Dittmar ước tính hồi năm 1884 từ việc phân tích 77 mẫu nước biển tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong cuộc thám hiểm khoa học do Anh thực hiện.
Cuộc thám hiểm khoa học được Chính phủ Anh thực hiện do sự đề xuất của hiệp hội khoa học hoàng gia nhằm nghiên cứu sinh vật biển, kiểm tra các tính chất hóa học và vật lý của biển, khảo sát các chất hóa học dưới đáy đại dương và theo dõi nhiệt độ của nước biển. Cuộc hành trình bắt đầu vào năm 1872 và kết thúc sau 4 năm lênh đênh trên biển với hải trình dài 68.890 hải lý. Cho đến hiện nay, đây là cuộc thám hiểm biển có thời gian trên biển dài nhất.
77 mẫu nước biển do Dittmar từng thu thập lại đã được ông phân tích thành phần hóa học (các thành phần chủ yếu) và được ghi nhận lại. Cho đến nay, đây vẫn là những mẫu nước biển được thu thập lại từ nhiều vùng biển nhất. Trong những nghiên cứu được thực hiện gần đây, các nhà khoa học đã phân tích và thực hiện lấy mẫu lại bằng sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật. Kết quả thu thập được từ những thí nghiệm này cho thấy ghi chú của Dittmar có độ chính xác khá cao. Kết quả thành phần của 77 mẫu nước biển được ghi nhận lại theo bảng bên dưới đây:
Sự khác nhau về thành phần nước sông và nước biển
Từ bảng phân tích trên cho thấy, thành phần của nước biển bao gồm nhiều loại hợp chất khác nhau. Natri và Clo (kết hợp thành NaCl, thường được thấy dưới dạng muối ăn) chiếm 85% thành phần chất hòa tan trong nước biển. Đây chính là nhân tố chủ yếu tạo nên vị mặn của nước biển. Qua so sánh với nước từ sông, ta nhận thấy rằng sông suối đã mang đến nước biển lượng Canxi nhiều hơn Clo. Dù vậy, các đại dương vẫn chứa lượng Clo gấp 46 lần so với Canxi.
Bên cạnh đó, nước sông có chứa một lượng Silicat và hợp chất sắt trong khi nước biển thì không. Hợp chất Canxi Bicacbonat chiếm gần 50% các chất rắn hòa tan chứa trong nước sông nhưng vẫn chứa ít hơn 2% so với nước biển.
Các sinh vật sống dưới biển có ảnh hưởng thế nào đến thành phần nước biển?
Từ việc so sánh sự khác nhau giữa nước sông và nước biển, chúng ta có thể phần nào lý giải được ảnh hưởng của các sinh vật biển đến thành phần của nước biển. Như ta đã biết, nước biển không chỉ đơn thuần là dung dịch muối mà còn chứa nhiều chất khác có nguồn gốc từ sinh vật biển. Các sinh vật biển đồng thời cũng sử dụng các chất trong nước biển trong hoạt động sống của mình. Các loại động vật thân mềm (hàu, trai, ốc,...) có khả năng trích xuất canxi từ nước biển để tạo nên vỏ và xương. Tương tự, nhiều loại sinh vật phù du và giáp xác cũng sử dụng canxi từ biển để tạo nên bộ xương cho mình.
Đồng thời, các loại sinh vật phù du cũng ảnh hưởng đến thành phần nước biển bởi các chất thải mà nó tạo thành. Ngoài ra, một số loài động vật có khả năng liên tục tiết ra các hợp chất do chúng tạo thành nhằm tránh bị kẻ thù phát hiện. Tôm hùm có khả năng kết hợp đồng và cobalt. Vài loại ốc có khả năng tiết ra chì. Bọt biển lại có khả năng chiết xuất nên vanadi đồng thời chúng cũng có tách iodine từ nước biển.
Do đó, các sinh vật sống dưới biển cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thành phần của nước biển. Tuy nhiên, có một vài nguyên tố hóa học từ biển mà không một sinh vật nào có thể phân giải được. Điển hình như cho đến nay, con người chưa tìm thấy loài sinh vật nào có thể loại nguyên tố Natri ra khỏi nước biển.
Tỷ lệ các thành phần chính của nước biển gần như không đổi
Hầu như, tỷ lệ của các thành phần chính trong nước biển tại khắp nơi trên thế giới là không thay đổi. 77 mẫu nước biển của Dittmar cho thấy hầu như không có sự khác biệt rõ rệt về thành phần tương đối và tỷ trọng của chúng trong nước biển tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu phân tích đã được Dittmar thực hiện trong 9 năm liên tục và ông đã đi đến kết luận rằng NaCl, Magie, Sulfat, Canxi và Kali chiếm tới 99% các hợp chất rắn hòa tan trong nước.
Nói cách khác, kết quả trên cho thấy: mặc dù độ mặn và tổng số muối chứa chứa bên trong nước biển có sự khác nhau giữa các nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ của các thành phần chính (như NaCl là một ví dụ) trong tổng số các hợp chất là gần như không đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ các nguyên tố khác không phổ biến như nhôm, đồng, thiếc,... cũng như các chất khí hòa tan như Oxi, CO2, Nito có sự khác biệt giữa các vùng nước biển khác nhau. Dù vậy, do các thành phần chính của nước biển hầu như không có sự khác biệt nên các nhà khoa học có thể dựa vào đây để đánh giá tổng quát tác động của các nhân tố nhiệt độ, áp suất,... đến độ mặn của nước biển.
Kết
Nguyên nhân của độ mặn của nước biển bắt nguồn từ sự tích tụ dần dần các hợp chất bị xối mòn trên vỏ Trái Đất và trôi xuống biển. Các chất rắn và khí thoát ra từ miệng núi lửa trên đất liền cũng được gió đưa xuống với đại dương. Các hợp chất được giải phóng từ những lớp trầm tích dưới đáy đại dương cũng góp phần vào độ mặn của nước biển như hiện nay.
Độ mặn của nước biển có thể được tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào nhiệt độ mặt biển, lượng mưa và vị trí địa lý của vùng biển đó có nhận được lượng nước ngọt dồi dào hay không. Độ mặn trung bình của nước biển là 35 o/oo và nơi có độ mặn cao nhất là Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư với độ mặn kỷ lục là 40 o/oo. Những nơi có độ mặn thấp nhất thường là khu vực biển ở 2 cực, vùng nước ven biển hoặc gần cửa các con sông lớn.
Nước biển không chỉ mặn hơn so với nước sông mà thành phần và tỷ lệ của các loại muối hòa tan bên trong cũng khác nhau. NaCl (muối ăn) chứa 85% các chất rắn hòa tan trong nước biển. Đây chính là nguyên nhân cho độ mặn đặc trưng của nước biển.
Trên đây chính là tóm tắt lại những nguyên nhân lý giải cho vì sao nước biển lại có vị mặn như hiện tại. Thông qua việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, chúng ta đã có dịp điểm lại lịch sử hình thành đại dương trên trái đất cho đến những thành phần hóa học của nước biển cũng như tác động của sinh vật biển đối với môi trường biển như thế nào.
Đến đây thì chúng ta đã phần nào có được lời giải đáp một cách thỏa đáng cho câu hỏi nêu ra ở đầu bài. Mình xin kết thúc bài viết tại đây. Hy vọng các bạn có được những thông tin bổ ích qua bài viết. Cám ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại các bạn vào câu hỏi tiếp theo trong chuyên mục "Tại sao".
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
[Tại sao] Nước biển lại mặn?
Thử nghiệm nhanh Google Camera 2.1: đơn giản và dễ dùng hơn
Google Camera 2.1 vừa được giới thiệu để mang lại trải nghiệm Photo Sphere cùng khả năng làm mờ hậu ảnh đến với tất cả các điện thoại Android 4.4 KitKat thay vì chỉ giới hạn ở các thiết bị được các hãng sản xuất phần cứng trang bị sẵn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là do nó được thiết kế chung cho tất cả các thiết bị nên sẽ không tối ưu cho bất cứ sản phẩm nào, khả năng kết hợp 2 camera của HTC M8 hay lấy nét theo pha của Galaxy S5 hoàn toàn không có tác dụng trên Google Camera. Thử nghiệm cho thấy tốc độ lấy nét của S5 trên Google Camera chậm hơn khoảng 1/3 so với ứng dụng của Samsung.
Tối giản là từ chính xác nhất để nói về giao diện của Google Camera. Ở màn hình mặc định bạn chỉ thấy một nút chụp hình và một nút thiết lập nhanh trên màn hình. Đối với từng máy thì Google sẽ có cách hiển thị khác nhau, trên Xperia Z Ultra, họ đẩy phím chụp hình xuống sâu phía dưới, tách biệt hoàn toàn với phần hình ảnh vì diện tích màn hình lớn trong khi trên Galaxy S5 thì nút chụp ảnh lại là một phần của màn hình ngắm. Trước khi chụp, bạn hoàn toàn có thể tăng giảm EV của máy nhưng phải kích hoạt nó trong Setting > Advance trước.Để chuyển đổi giữa các chế độ trên Google Camera, bạn vuốt từ trái sang phải. Khi này, chúng ta sẽ có thể dùng Photo Sphere hay Blur, 2 tính năng nhấn. Photo Sphere trên Google Camera mới được nâng cấp để hỗ trợ ảnh tối đa là 50MP, ấn tượng và chi tiết hơn rất nhiều.
Blur là tính năng làm mờ hậu cảnh sau khi chụp, làm người dùng có cảm giác xóa phông của các máy DSLR. Thay vì chụp liên tiếp nhiều tấm tại cùng một vị trí rồi xử lý như Samsung và Sony, Google lại yêu cầu người chụp thực hiện 2 tấm, tấm đầu tiên ở tư thế bình thường và tấm thứ 2 hơi cao hơn một chút. Sau khi đã chụp xong, phần mềm sẽ ghép lại cho chúng ta. Hình ảnh thu được từ Google Camera có chất lượng không cao, kể cả khi để High thì độ phân giải cũng chỉ là 1024x768, tức đủ cho chúng ta chia sẻ lên Facebook.Tải về Google camera 2.1 trực tiếp nếu bạn có tài khoản Mỹ hoặc sideload bằng evozi
Google giới thiệu Google Camera mới cho Android 4.4 Kitkat
Sau Nexus 5 Launcher thì vừa qua Google đã chính thức phát hành phần mềm chụp ảnh Google Camera trên Google Play, phần mềm miễn phí này hướng đến người dùng Android 4.4 với nhiều cải tiến. Những điểm đặc biệt mà Google muốn nhấn mạnh đó là thiết kế đơn giản, dễ dùng với phím chụp hình cực lớn để bạn không bị phân tâm trong quá trình chụp, tính năng xoá mờ hậu cảnh (Lens Blur) và chụp Panorama được cải tiến và tối ưu hơn. Ngoài ra tính năng chụp hình 360 độ (Photo Sphere) đặc trưng riêng của Google Camera cũng được cải tiến, độ phân giải hình chụp ra có thể lên đến 50MP.
Việc phát triển các thành phần của hệ điều hành thành những phần mềm độc lập và phát hành chúng miễn phí trên Google Play giúp cho chúng có thể được cập nhật liên tục và nhanh nhất mà không phụ thuộc vào việc nâng cấp chung. Bạn có thể tải Google Camera miễn phí ngay trên Google Play:Hình minh hoạ tính năng xoá mờ hậu cảnh (Lens Blur) bằng Google Camera:
- Link: Google Play
- Có vẻ như VN vẫn chưa tải được, copy link trên và dùng evozi.com để tải file apk nhé: http://apps.evozi.com/apk-downloader/
Ngoài việc cải tiến các tính năng trên thì với Google Camera còn có 1 số điểm mới như:
- Cảnh báo người dùng nếu như họ đang quay video ở chế độ đứng
- Chế độ xoá mờ hậu cảnh còn cho phép bạn lựa chọn điểm nét sau khi chụp tương tự như chụp trước lấy nét sau trên Galaxy S5
- Hình chụp của chế độ chụp toàn cảnh 360 độ có thể được sử dụng làm hình nền động (cái này thì phân tích file apk cho thấy có hỗ trợ, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào thiết bị)
Bên trong thiết bị Project Tango: 5-inch, Snapdragon 800, bộ xử lý hồng ngoại, nhiều cảm biến,...
Project Tango là tên của một dự án, trong đó người ta sẽ phát triển một chiếc điện thoại Android màn hình 5" được trang bị đầy đủ các loại cảm biến để có thể tự động vẽ lại một bản đồ không gian 3D gần như hoàn chỉnh của những nơi mà bạn đi qua. Đó là tất cả những gì chúng ta được biết bởi Google không cung cấp cấu hình cũng như các thông số kỹ thuật. Không phải đợi Google, nhóm iFixit mới đây đã quyết định tiến hành "mổ xẻ" thiết bị này nhằm tìm hiểu rõ hơn bên trong Project Tango có những gì.
Nhìn chung thì thiết bị này là một chiếc máy mẫu, nên việc tháo gỡ là không gặp nhiều khó khăn, cụ thể hơn như thế nào thì mới các bạn xem ở bên dưới.Đây là thiết bị Project Tango mà Google sử dụng, hình dạng máy lúc chưa tháo. Sơ qua một chút về thông số: máy dùng màn hình LCD, kích thước 5-inch, CPU Snapdragon 800, 2,3Ghz. Bên cạnh đó máy cũng hỗ trợ thẻ nhớ microSD, bộ nhớ trong 64GB, RAM 2GB, 9 trục cảm biến gia tốc/con quay hồi chuyển/la bàn, cảm biến độ sâu, máy chiếu hồng ngoại, camera sau RGB/IR 4MP, có trường nhìn thực lên đến 180 độ (fisheye), camera trước (trường nhìn thực 120 độ), pin 3.000mAh. Hỗ trợ mini USB, micro USB, USB 3.0.
Mặt sau của máy với dòng chữ nổi bật chỉ rõ là đây chỉ là máy mẫu, bản prototype
Màu đỏ là cổng mini-USB, màu vàng cam là cổng micro-USB
Màu vàng là USB 3.0, cổng nhỏ nhỏ màu xanh là microphone
Bắt đầu tháo máy ra thôi: iFixit nói rằng bạn chỉ cần móng tay là có thể tháo nắp lưng của thiết bị ra
Lấy phần pin ra
Pin của máy có dung lượng là 3.000mAh
Khá là thú vị khi chỉ cần tháo pin ra là bạn sẽ thấy ngay bo mạch chủ của máy, dòng chữ trong khung đỏ là tên của nhà sản xuất Kuang Fa Plating Co - hãng chịu trách nhiệm sản xuất khung sườn bên trong máy, anten tích hợp. iFixit nói rằng bạn sẽ cần thêm một vài bước nên như muốn tiếp cận khe thẻ SIM và microSD, bởi phần bên trong của máy bao gồm nhiều thành phần khá khó để di chuyển.
Nạy phần khung phía trên ra, tháo vài con ốc là bạn sẽ tiếp cận được với bo mạch chủ của máy
Phần loa ngoài được gắn khá chặt với phần khung sườn
Ngắt kết nối một số điểm, gỡ các điểm được dán chặt vào nhau, thế là chúng ta sẽ lấy được bo mạch chủ ra rồi
...iFixit nói rằng đây là một trong những thiết bị dễ tháo gỡ nhất đối với họ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi mục đích duy nhất của máy chỉ là trình diễn các tính năng của dự án Project Tango, vì vậy không cần thiết để Google tạo ra một chiếc máy quá đẹp, chỉ đơn giản là gộp nhiều thành phần công nghệ cao vào một máy mẫu
Màn hình LCD 5-inch, sử dụng công nghệ cảm ứng của dòng Synaptics S3202 ClearPad 3
Kéo và giật mạnh phần loa ngoài/loa thoại
Đây là hai camera của thiết bị, như đã nói camera trước cho độ trường nhìn thực lên đến 120 độ, trong khi camera sau có cảm biến RGB và cảm biến hồng ngoại
Tháo lens fisheye trên máy (lens này được cung cấp bởi OmniVision CameraChip)
Lens này có trường nhìn thực lên đến 180 độ, lens cũng như cảm biến trên nó sẽ có nhiệm vụ cân bằng độ phân giải và số khung hình mỗi giây để có thể lưu lại các hình ảnh trắng/đen nhằm phục vụ cho việc theo dõi chuyển động
Một tấm đồng khá lớn có nhiệm vụ tản nhiệt và tản điện cho những cảm biến ở phía dưới nó
Tháo lớp đồng ra...
...Và đây chính là phần quan trọng nhất của thiết bị: một máy chiếu hồng ngoại cực nhỏ, dưới lớp kính nhỏ này là một dãy các đèn LED hồng ngoại
Đây là bo mạch chủ: màu đỏ là RAM LPDDR3 2GB, cùng với đó là chip xử lý Qualcomm Snapdragon 800, màu cam là vi xử lý thị giác máy tính Movidius Myriad 1, màu vàng là hai ICs nhớ flash AMIC A25L016 16Mbit, màu xanh lá là nới chứa 9 trục cảm biến gia tốc/con quay hồi chuyển/ la bàn, theo dõi chuyển động, màu xanh dương là ổ nhớ SPI flash Winbond W25Q16CV 16Mbit, màu tím là SoC cảm biến 3D PrimeSense PSX1200 Capri PS1200
đây là là ổ nhớ iNAND flash SanDisk SDIN7DP4-64G dung lượng 64GB
Phần màu đỏ to to là chip xử lý hình ảnh 3D
Đây là toàn bộ máy Project Tango sau khi tháo gỡ ra: iFixit chấm điểm 9/10 - tức là máy siêu dễ tháo dỡ.
Google Q1/2014: doanh thu 15,4 tỉ USD, lợi nhuận 3,45 tỉ USD
Google mới đây cho biết rằng trong quý 1 của năm tài chính 2014, hãng đã ghi nhận doanh thu 15,4 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kì năm trước và giảm 8,5% so với quý cuối của năm 2013. Con số này thấp hơn một chút so với mức 15,52 tỉ USD mà các nhà đầu tư phố đã kì vọng khiến cổ phiếu Google giảm giá 6% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Về mặt lợi nhuận, trong ba tháng qua Google đạt được 3,45 tỉ USD, tăng 3% so với cùng kì một năm trước và tăng 2% so với quý liền trước. Nhận xét về tình hình kinh doanh của công ty, CEO Larry Page nói rằng ông rất hứng thú với tiến độ mà Google đạt được trong những lĩnh vực kinh doanh mới nổi. Hãng cũng đã cải tiến nhiều sản phẩm của mình, đặc biệt là trong mảng di động, nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, doanh thu chủ yếu của Google vẫn đến từ việc bán quảng cáo và một số loại nội dung khác trên mạng. Cụ thể hơn, doanh thu từ các trang do Google sở hữu là 10,47 tỉ USD, tăng 21% so với hồi năm ngoái, còn doanh thu từ các trang đối tác là 3,4 tỉ USD, tăng 4% so với một năm trước. Mỹ đóng góp 57% trong tổng doanh thu 15,4 tỉ USD của Google, phần còn lại thuộc về những quốc gia khác trên thế giới. Tổng số lượt nhấn quảng cáo có trả tiền đã tăng 26%, còn chi phí cho mỗi cú click thì giảm 9% so với cùng kì năm ngoái.
Trong vòng 4 tháng qua Google cũng đã có nhiều nước đi quan trọng. Đầu tiên, hãng đã bán Motorola cho Lenovo nên giúp cắt giảm khoản lỗ mà công ty con này đã liên tục khiến Google thiệt hại trong nhiều quý tài chính trước đây. Ngoài ra, hãng còn mua lại công ty sản xuất cảm biến Nest và giới thiệu hệ điều hành Android Wear dành riêng cho thiết bị đeo được. Song song đó, Google vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới và chi phí cho bộ phận này đã tăng khoảng 500 triệu USD so với năm ngoái, chiếm 14% tổng doanh thu.Nguồn: Google
Toshiba đưa ra ý tưởng sử dụng các module của điện thoại Ara cho thiết bị đeo được
Tại hội nghị lập trình viên do Google tổ chức để nói về điện thoại lắp ghé Ara, Toshiba đã chia sẻ về tầm nhìn của mình đối với dự án đầy tiềm năng này. Shardul Kazi, phó chủ tịch kiêm giám đốc công nghệ của Toshiba, nói rằng không chỉ smartphone mà cả thiết bị đeo được cũng sẽ hưởng lợi từ Ara. Tất nhiên, người dùng hoàn toàn có thể thay đổi thành phần của các sản phẩm wearable tùy nhu cầu. Ông có đưa ra slide thuyết trình cho thấy một module có thể được gỡ khỏi điện thoại Ara để gắn vào bộ khung của chiếc đồng hồ đeo tay. Trong module này đã có sẵn vi xử lí ARM Cortex-M4F, bộ thu nhận sóng Bluetooth LE và cảm biến 9 chiều để theo dõi sức khỏe và hoạt động thể thao. Nói cách khác, module đó vừa có thể bổ sung tính năng cho smartphone Ara, vừa có thể trở thành trung tâm điều khiển cho cả một chiếc smartwatch.
Kazi cũng cẩn thận nói rằng đây chỉ mới là ý tưởng của Toshiba và nó chưa được đưa vào phát triển. Tuy nhiên đây tiềm năng của ý tưởng này lại rất lớn và nếu khách hàng yêu thích smartphone dạng module thì nhiều khả năng họ cũng sẽ để mắt đến thiết bị đeo được có thể dễ dàng lắp ghép linh kiện.Nguồn: Engadget
Google đã phá được hình ảnh CAPTCHA của chính mình nhờ thuật toán dùng trong Street View
Google vừa cho biết rằng họ đã phát triển nên một thuận toán có khả năng phá được CAPTCHA do chính mình xây dựng nên. Nếu bạn chưa biết thì CAPTCHA chính là những kí tự lắt léo mà bạn thấy khi sử dụng một số website, nó thường được lồng vào những hình nền rối rắc hoặc các đường nét kì lạ để tránh không bị đọc bởi các phần mềm máy tính. Mục tiêu chính của công nghệ này là để xác thực người dùng đang xài trang web thật sự là con người, không phải những con bot tự động. Thế nhưng với thuật toán mới thì dịch vụ reCAPTCHA của Google đã bị "qua mặt" và độ chính xác lên đến 99,8%.
Thực chất hệ thống trên được Google làm ra để phân tích những biển hiệu, số nhà khó đọc trong quá trình hãng thu thập dữ liệu Street View (dịch vụ xem hình ảnh thật ba chiều tích hợp vào Google Maps), từ đó xác định địa điểm chính xác của nơi chụp ảnh với dữ liệu bản đồ. Google chia sẻ thêm là khi đem đi phân tích các ảnh chụp đường phố thì độ chính xác giảm xuống chỉ còn 90%, còn nếu chỉ dùng để nhận biết số nhà thì độ chính xác tăng thành 96%.
Quay trở lại với reCAPTCHA, Google nói họ đã tìm được cách để bảo vệ dịch vụ của mình không bị đọc bởi những phần mềm khác thông qua quá trình nghiên cứu thuật toán nói trên. "Cũng nhờ việc này mà chúng ta biết được rằng chỉ dựa vào các văn bản bị biến dạng (để phân biệt người với máy) là chưa đủ", Vinay Shet, quản lý sản phẩm của reCAPTCHA cho biết.
Đây là các chữ mà thuật toán của Google đã giải ra
Còn đây là những biển số nhà mà thuật toán có thể nhận biết đượcNguồn: Google
LG sẽ tự sản xuất chip xử lý, lộ hộp G3 màu vàng, ra mắt vào mùa hè năm nay?
Một nguồn tin bí mật hôm nay đã gởi cho trang The Verge bức ảnh trong đó là chiếc hộp được cho là của chiếc LG G3 phiên bản màu vàng. Hộp đựng máy khá là to, có màu vàng, nhưng máy bên trong như thế nào thì vẫn còn là ẩn số. The Verge cho biết dựa vào hình cũng như một số thông tin họ có được, thì dường như chắc chắn LG sẽ tung ra G3 với ba màu sẵn có là: đen, trắng và vàng. Khá đáng tiếc là ngoài màu sắc thì chúng ta không có bất kỳ tin tức nào về thông số kỹ thuật của máy, chỉ được biết là nhiều khả năng LG sẽ ra mắt G3 tại sự kiện diễn ra vào mùa hè năm nay.
Các tin đồn trước đây đều khẳng định rằng LG G3 sẽ được trang bị màn hình độ phân giải 1440p (2560 x 1440) - và nếu đúng như vậy thì G3 hứa hẹn sẽ là smartphone có màn hình "khủng" nhất trên thị trường hiện nay. Về kiểu dáng, người ta không có nhiều thông tin về thiết kế của G3, tuy nhiên với bức hình rò rỉ mới đây từ @evleaks về Isai FL - smartphone được LG sản xuất cho nhà mạng KDDI ở Nhật, người ta dự đoán G3 sẽ có hình dáng tương tự với màn hình to cùng viền máy siêu mỏng. The Verge thậm chí còn nói rằng mặt trước của G3 sẽ có nét tương đồng với Isai FL.
Cũng một thông tin liên quan đến LG: mới đây tập đoàn điện tử Hàn Quốc đã quyết định bắt tay với TSMC để sản xuất chip xử lý do chính LG phát triển. Từ trước đến này thì LG luôn dùng chip từ Qualcomm cho các thiết bị của mình, tuy nhiên trong thời gian tới, LG sẽ tiếp nối Samsung và Apple tự thiết kế CPU cho các máy di động. Được biết, LG sẽ đảm nhiệm vai trò thiết kế và phát triển, còn TSMC sẽ lo phần sản xuất. Thiết bị đầu tiên dùng chip từ chính LG có thể sẽ là chiếc G3 sắp tới.
[Infographic] Tỉ phú, các con số và sự kiện - Thống kê từ tạp chí Forbes 2014
Mỗi năm tạp chí Forbes lại công bố những thống kê về những người giàu nhất thế giới, với tổng số tài sản lên đến hàng chục tỉ USD. Vừa qua, thế giới đã trải qua một năm đầy khó khăn với nhiều biến động về kinh tế, khiến danh sách top những nhà tỉ phú thế giới cũng có nhiều biến động. Tuy nhiên, vẫn có sự gia tăng tổng tài sản của những nhân vật này.
Infographic dưới đây đưa ra những con số và sự kiện về tỉ phú trên toàn thế giới trong năm 2014.Nguồn::visual.ly
[Hỏi Mod Tinh tế] Windows Phone 8.1 có gì hay?
Microsoft vừa phát hành bản Windows Phone 8.1 Developer Preview. Một số bạn đã có cơ hội trải nghiệm nó nhưng nhiều bạn thì chưa. Tối nay, lúc 20h30, các mod Tinh tế sẽ có buổi trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến Windows Phone 8.1, mời các bạn có thắc mắc tham gia đặt câu hỏi.
- Chủ đề: Windows Phone 8.1
- Thời gian: 20h30 đến 21h30 tối nay (16/04/2014)Tìm hiểu thêm về Windows Phone 8.1:
- Những điểm mới đáng chú ý trên Windows Phone 8.1
- So sánh nhanh giao diện Windows Phone 8.0 và Windows Phone 8.1
- Cortana trên Windows Phone 8.1 có thể làm được gì?
- So sánh nhanh Cortana và Siri
- Chi tiết về Action Center và trung tâm cảnh báo trên Windows Phone 8.1
- Thử nghiệm nhanh Battery Saver, Data Sense và Storage Sense trên WP 8.1
- Thử nghiệm nhanh bàn phím tiếng Việt kiểu VNI & Telex trên Windows Phone 8.1
- Một số điểm mới của Internet Explorer 11 trên Windows Phone 8.1
- Windows Phone 8.1 Developer Preview đã có thể tải về chính thức
- Đằng sau sự ra đời của Cortana - Tính năng nhận diện giọng nói mới trên Windows Phone 8.1
MIT tạo ra hạt micro chứa màu sắc làm công cụ chống hàng giả
Các nhà khoa học tại MIT đã vừa phát triển một loại hạt micro với các dải màu có thể được dùng để kiểm tra tính xác thực của tiền tệ, dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hầu như tất cả những thứ cần được bảo vệ trước nạn làm giả.
Các hạt polymer này dài khoảng 200 micron (gần bằng chiều rộng của một sợi tóc người) và có thể được rải trên nhiều loại vật liệu. Mỗi hạt chứa tối đa 6 dải màu và các dải màu được làm từ tinh thể nano. Mỗi màu sắc được xác định bằng sự kết hợp giữa các tinh thể với các nguyên tố như Ytterbium, Gadolinium, Erbium và Thulium.
Mặc dù kích thước của hạt quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng 1 chiếc smartphone với camera có độ phóng đại quang học 20x vẫn có thể phát hiện. Thêm vào đó, màu sắc của các tinh thể nano không thể được xác định dưới ánh sáng tự nhiên nhưng chúng sẽ phát sáng khi được phơi dưới ánh sáng cận hồng ngoại.
Ý tưởng ở đây là một chuỗi các hạt có thể được dùng để đánh dấu một loại sản phẩm nhất định và mỗi hạt trong chuỗi sẽ chứa các dải màu kết hợp đặc trưng cho sản phẩm. Nếu như có 6 dải màu trên mỗi hạt, bạn có thể tạo ra những dải màu từ 9 màu và tạo ra các tổ hợp màu trên hạt để gán cho sản phẩm. Bằng việc sử dụng nhiều hạt mang các dải màu khác nhau cho một sản phẩm, số lượng tổ hợp sẽ tăng lên nhanh chóng và theo MIT, nếu sử dụng một nhóm 10 hạt, bạn có thể "đánh dấu từng hạt cát trên Trái Đất".
Các cửa hàng hoặc người tiêu dùng sau đó có thể dùng smartphone với kính phóng đại và nguồn sáng cận hồng ngoại để soi các hạt trên sản phẩm, qua đó có thể xác định mã màu trên sản phẩm là đúng hay sai. Mặc dù vậy, giải pháp trên vẫn gây hoài nghi về tính an toàn bởi những tên làm hàng giả có thể tự sao chép các hạt micro để qua mắt người dùng.
Theo MIT, hạt micro khá dễ sản xuất cùng với khả năng chống chịu tốt trước nhiệt độ cực cao, ánh sáng mặt trời và hoạt động mài mòn. Cùng với khả năng được áp dụng lên các bề mặt sản phẩm, hạt micro cũng có thể được tích hợp trực tiếp vào vật phẩm được in 3D hoặc nhúng vào mực in.Theo: MIT
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)